Bộ máy quản lý nhà nước về Du lịch Pháp nằm trong Bộ Thiết bị, Giao thông, Qui hoạch lãnh thổ, Du lịch và Biển. Mảng Du lịch do Bộ trưởng đặc trách du lịch phụ trách. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Bộ Đặc trách Du lịch Pháp gồm các phòng ban chức năng sau: Văn Phòng Quốc Vụ khanh, Cơ quan Du lịch Quốc gia, Cục xúc tiến du lịch, Viện qui hoạch du lịch, Thanh tra Du lịch, Quỹ hỗ trợ phát triển Du lịch.
Cơ quan Du lịch Quốc gia là cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của Pháp trên phạm vi toàn quốc, chịu trách nhiệm hoạch định chính sách, định hướng phát triển du lịch theo chỉ đạo của Bộ trưởng. Bộ máy tổ chức của Cơ quan du lịch Quốc gia gồm các phòng: Chiến lược và dự báo, Quan hệ quốc tế, Hoạch định Chính sách, Pháp chế, Đào tạo, Tài chính và Doanh nghiệp. Cục xúc tiến Du lịch được thành lập năm 1987 có nhiệm vụ xúc tiến hình ảnh điểm đến Pháp. Cục xúc tiến Du lịch Pháp có 31 văn phòng tại 26 quốc gia và có các hoạt động tại 39 nước [31].
Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, Pháp đã ký hiệp định hợp tác du lịch song phương với 30 quốc gia trên thế giới. Với khu vực châu Á, Pháp đã ký với các nước Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia, Mông Cổ và Thái Lan.
1.2.3.2. Tình hình phát triển du lịch của Pháp
Pháp là một trong những quốc gia có ngành du lịch phát triển hàng đầu thế giới, là một trong những thị trường nhận và gửi khách lớn trên thế giới. Khách du lịch Pháp đi du lịch trong nước rất nhiều và số lượng khách du lịch ra nước ngoài cũng chiếm một tỷ lệ cao. Hiện Pháp có dân số trên 60 triệu người trong đó có khoảng trên 20 triệu người thường xuyên đi du lịch nước ngoài hàng năm. Tuy nhiên trong số du khách Pháp đi du lịch ra ngoài nước Pháp thì lượng khách Pháp đi du lịch ở các nước trong nội khối Châu Âu chiếm tỷ lệ nhiều nhất.
Chính phủ Pháp đặc biệt quan tâm đến phúc lợi xã hội và Pháp là nước có tỷ lệ chi ngân sách cho vấn đề an sinh cao (18.2% GDP, theo GECD Historical Statistics). Người lao động Pháp có 16 ngày nghỉ lễ, 40 ngày nghỉ phép được trả lương chưa kể 104 ngày nghỉ cuối tuần (trong đó có cả nửa ngày nghỉ thứ 6) và những ngày nghỉ hè, nghỉ đông... Đây là một trong những điều kiện thuận lợi, quan trọng để cho người dân Pháp có thể đi du lịch trong và ngoài nước.
Theo số liệu của Tổ chức Du lịch Thế giới, Pháp là thị trường nhận khách quốc tế hàng đầu và đứng thứ 3 về thu nhập nhập du lịch trên thế giới. Hàng năm Pháp đón trên 70 triệu lượt khách quốc tế, thu nhập từ du lịch đạt khoảng 40 tỷ USD, chiếm khoảng 7% tổng thu nhập quốc tế về du lịch [35].
Pháp cũng là một trong những thị trường gửi khách quan trọng trên thế giới. Hàng năm trung bình có khoảng trên 20 triệu lượt khách Pháp đi du lịch nước ngoài. Trung bình một khách Pháp chi 1.143euro/chuyến/khách. Khách Pháp chủ yếu đi du lịch tới các nước châu Âu (70%), tiếp đến là châu Mỹ và châu Phi (khoảng 25%), còn châu Á chỉ chiếm khoảng 4%. Tuy nhiên do đi du lịch ở châu Âu đã trở nên nhàm chán, môi trường sống, cảnh quan, khá giống nhau nên thời gian gần đây khách Pháp đi du lịch tới các nước châu Á (Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam...) ngày một nhiều.
1.3. Đặc điểm thị trường du lịch Pháp
1.3.1. Cách thức đi du lịch của người Pháp
Mục đích của các chuyến du lịch của người Pháp chủ yếu là nghỉ ngơi và thăm thân. Ba hình thức nghỉ chính của du khách Pháp là tham quan, tắm nắng và nghỉ ở thành phố. Khách Pháp đặc biệt quan tâm tới lĩnh vực văn hoá, thích đi tham quan bảo tàng, triển lãm, tham quan thành phố. Khách Pháp khi
đi du lịch chủ yếu nghỉ tại khách sạn. Có tới 60% các chuyến đi được đặt qua các công ty du lịch và đại lý lữ hành.
Người Pháp nổi tiếng lịch sự, có niềm tự hào dân tộc, ham đọc sách báo, thích nhạc giao hưởng, opera.. Mỗi năm có trên 1 triệu lượt người Pháp đến các nhà hát, rạp chiếu bóng và mỗi người dành ra khoảng 20 giờ/ tuần để xem các kênh truyền hình ưa thích của mình.
Theo nghiên cứu của Bộ Du lịch Pháp, tỷ lệ người đi du lịch nước ngoài nhiều nhất là số cán bộ, nhân viên, thương gia có thu nhập ổn định hoặc thu nhập cao, có thời gian nghỉ ngơi. Tiếp sau là nhân viên, nội trợ là nhóm có thu nhập thấp hơn. Kế đến là nhóm công nhân, sinh viên có thu nhập và thời gian dành cho nghỉ ít hơn các nhóm kia.
Những điểm đến ưa thích của khách Pháp có thể được phân ra theo thứ tự như sau: đa số thích đi nghỉ ở vùng quê hoặc đến các thành phố và trung tâm đô thị, tiếp đó là thích đi nghỉ biển, sau đó là đến các vùng núi, Có thể thấy, nhu cầu và sở thích của du khách Pháp khi đi du lịch là các miền quê và các thành phố lớn, khu đô thị, đồng thời nghỉ biển ở các khu biển ngập nắng.
Về mặt thời gian đi du lịch, người Pháp thích đi du lịch dài ngày hơn là ngắn ngày. Có đến 90% khách Pháp đến khu vực Châu Á là các chuyến đi dài ngày vì để đến được châu A, du khách Pháp phải đi máy bay qua một chặng đường khá dài, chi phí khá tốn kém, do vậy họ phải tranh thủ thời gian và tiền bạc để nghỉ dài ngày. Trong khi khách Pháp đi du lịch ở Châu Âu thường là ngắn ngày và đi nhiều lần do vị trí địa lý thuận tiện, gần gũi, hệ thống đường giao thông trên bộ, đường không rất thuận lợi.
Bảng 1.1. Cơ cấu điểm đến của khách du lịch Pháp [26]
Vùng quê | Thành phố | Biển | Núi | Hồ | Khác |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại thị trường Pháp - 1
- Phân tích hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại thị trường Pháp - 2
- Quan Hệ Hợp Tác Việt Nam - Pháp Trong Lĩnh Vực Ngoại Giao, Kinh Tế, Văn Hoá Và Khoa Học Kỹ Thuật
- Quan Hệ Hợp Tác Về Du Lịch Giữa Việt Nam Và Pháp
- Hoạt Động Quảng Bá Xúc Tiến Của Du Lịch Việt Nam Vào Thị Trường Pháp
- Phân tích hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại thị trường Pháp - 7
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Nghỉ ngắn ngày | 36,7% | 34,7% | 15,6% | 7,8% | 2,8% | 2,5% |
Nghỉ dài ngày | 24,4% | 22,1% | 30,9% | 16,4% | 4,1% | 2,3% |
Khách Pháp thường đi du lịch vào các kỳ nghỉ hè và nghỉ đông. Thông thường khách Pháp sang Việt Nam du lịch vào thời kỳ từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau, lúc đó ở châu Âu đang rét trong khi ở Việt Nam khu vực miền Trung và miền Nam ngập tràn ánh nắng. Mùa hè thì họ chủ yếu đi du lịch ở châu Âu vì mùa hè ở châu Âu rất đẹp, thuận tiện đi lại.
1.3.2. Đặc điểm và xu hướng chung trong tiêu dùng du lịch của khách du lịch Pháp
Khách du lịch Pháp có một số đặc điểm chính là rất tin tưởng vào các hãng lữ hành, đại lý du lịch chuyên nghiệp; đòi hỏi sự phục vụ với tính chuyên nghiệp cao; tin tưởng vào các dịch vụ của các khách sạn thuộc các tập đoàn lớn của Pháp; chú ý nhiều tới các giá trị văn hoá của điểm đến; dành thời gian khoảng 1-3 tháng để chuẩn bị cho chuyến đi; thường đọc kỹ catalogue, brochure để đi du lịch. Xu hướng sử dụng website cũng khá lớn, du khách Pháp sử dụng nhiều nhất các trang web của thế giới về du lịch (25%), trong khi người Mỹ và Đức sử dụng nhiều các trang web du lịch Việt Nam (tỷ lệ 22,5% và 19,5%) [26].
Khách du lịch Pháp hiện nay vẫn vừa mang những tính cách của người Pháp xưa và vừa mang cả những đặc tính của người Pháp hiện đại, tính tình vui vẻ, sôi nổi, tinh tế, không ồn ào, thích rượu vang và ăn thức ăn ngon, thích tranh luận và ưa hùng biện, thích khám phá.
Một điều rất nổi tiếng là đàn ông Pháp lịch sự, hào hoa phong nhã, yêu quí trẻ em và phụ nữ. Người Pháp rất tự hào về truyền thống văn hóa, lịch sử của họ, tự hào về dân tộc văn minh, có ngôn ngữ phát triển được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới.
Người Pháp rất sành ăn. Trong 3 bữa ăn là điểm tâm buổi sáng, bữa trưa và bữa tối thì bữa trưa là bữa ăn nhẹ để tiết kiệm thời gian. Các bữa ăn diễn ra chậm rãi, không vội vàng, tranh thủ để trò chuyện và trao đổi công việc. Thông thường bữa ăn tối khoảng 2 tiếng, có khi lâu hơn. Trong các bữa ăn thường không thể thiếu rượu vang. Pháp nổi tiếng thế giới với các loại rượu vang, nhất là vang Bordeaux. Kết thúc bữa ăn là một chút rượu mạnh để kích thích tiêu hóa. Pháp có dòng rượu mạnh Cognac rất nổi tiếng thế giới. Cũng như vang, Pháp nổi tiếng với hàng trăm loại phomát, được chế từ dê, cừu, bò. Người Pháp rất thích và uống khá nhiều café, hầu như dân Pháp đều uống café hàng ngày, thích ngồi ngoài hè, dười nắng nhâm nhi cốc café và tán gẫu.
Trong quá trình đi du lịch, người Pháp đòi hỏi nghiêm ngặt về vệ sinh trong khách sạn, ưa sạch sẽ, lịch sự. Hướng dẫn viên du lịch thông minh nhanh nhẹn, quan tâm đến khách, hài hước luôn được khách Pháp đánh giá cao. Người Pháp có thói quen lấy thông tin từ những người thân, bạn bè đã đi du lịch ở một điểm nào đó để cân nhắc, quyết định có nên đi đến đó không vì họ cho rằng đấy là những thông tin xác thực, có độ chính xác cao.
Sau bộ phim Đông Dương (Indochine) và phim Người tình (L’Amant) được trình chiếu tại Pháp, đi du lịch Việt Nam bắt đầu trở thành mốt đối với du khách Pháp. Số lượng khách Pháp di Việt Nam du lịch trong những năm 90 và sau đó chiếm một tỷ lệ cao trong tổng số khách quốc tế đến Việt Nam, là một trong những nước gửi khách hàng đầu đến Việt Nam. Một số hãng du
lịch lớn của Pháp đưa khách đến Việt Nam là: Wagonlit, Asia, Maison de l’Indochine, Akiou, Nouvelle Frontiere...
Người Pháp tìm đến Việt Nam, ngoài sự bị cuốn hút bởi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và phong phú, còn bị cuốn hút bởi truyền thống văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, người dân mến khách... Số du khách này khi di du lịch Việt Nam rất quan tâm tới các di tích văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc... của Việt Nam.. Đặc biệt là không ít người trong số đó còn mang đạm dấu ấn về những kỷ niệm Việt Nam.
Người Pháp có truyền thống đi du lịch và Pháp cũng là một trong những nước đứng hàng đầu thế giới về ngành công nghiệp không khói phát triển. Từ hơn mười năm nay, người Pháp đi du lịch Việt Nam ngày một nhiều và Việt Nam đang dần trở thành điểm đến du lịch quen thuộc, hấp dẫn du khách Pháp với những nét đặc trưng như sự mến khách của người Việt Nam, truyền thống lịch sử Việt Nam, phong cảnh thiên nhiên kỳ thú, ẩm thực Việt Nam đa dạng, bổ dưỡng mà không béo...
Qua tìm hiểu về nhu cầu, mong muốn về dịch vụ, sản phẩm du lịch Việt Nam, có thể thấy thị trường khách Pháp có yêu cầu cao về sự an toàn của điểm đến, thái độ niềm nở, hiếu khách của người dân, tiếp đến là các mong muốn về sự hấp dẫn của điểm đến, dịch vụ lưu trú, vệ sinh, vận chuyển...
Trong những năm qua, đặc biệt từ khi có chính sách mở cửa, đổi mới, trong bối cảnh Việt Nam là thành viên các nước ASEAN, hội nhập quốc tế, du lịch Việt Nam đang từng bước phát triển với những kết quả đáng mừng. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam du lịch ngày một tăng nhanh, trong đó khách Pháp giữ vai trò quan trọng, là một trong những thị trường gửi khách hàng đầu của Việt Nam. Tuy nhiên số người Pháp đi du lịch Việt Nm hiện nay vẫn còn ở con số hết sức khiêm tốn so với dân số Pháp và người Pháp đi
du lịch nước ngoài. Đây còn là một thị trường hết sức tiềm năng cần quan tâm khai thác.
1.3.3. Một số đặc điểm của khách Pháp đi Việt Nam du lịch
Thời gian đầu những năm 90 của thế kỷ XX, lượng khách Pháp đi du lịch thuần túy chỉ chiếm khoảng gần 60%, đi theo mục đích thương mại chiếm hơn 20%. Nhưng những năm sau đó, lượng khách thương mại, sang tìm kiếm cơ hội làm ăn, đầu tư giảm mạnh. Đại đa số hiện nay là khách du lịch thuần túy, đi nghỉ ngơi, tham quan Việt Nam. Đây là một thuận lợi để du lịch Việt Nam quan tâm, tìm cách quảng bá để khai thác một cách tốt nhất lượng khách đầy tiềm năng này, góp phần thu hút khách vào Việt Nam du lịch.
Khách Pháp đi du lịch Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau. Họ ít đi vào mùa hè vì ở châu Âu khi đó đẹp, họ tranh thủ đi trong nội khối châu Âu, hơn nữa điều kiện thuận tiện, ít tốn kém; trong khi đó mùa hè ở Việt Nam thường hay có mưa bão, lụt lội. Độ dài lưu trú của khách Pháp ở Việt Nam khoảng từ 10 đến 15 ngày[26].
Cơ cấu chi tiêu của khách Pháp ở Việt Nam xếp khá cao, trong đó chi tiêu cho lưu trú là khoảng trên 30%, chi cho mua sắm là hơn 20%, tỷ lệ chi cho vui chơi giả trí rất ít. So với một số thị trường khác, du khách Pháp vẫn được xếp vào tập khách có mức chi trả cao [26].
Về độ tuổi, nhìn chung khách Pháp đến Việt Nam du lịch ở độ tuổi từ 40 đến 60. Đây là độ tuổi của những người có công ăn việc làm ổn định, có mức thu nhập tương đối. Họ thường đi theo đoàn, ít khi đi lẻ hoặc cá nhân.
Những điểm du lịch được người Pháp ưa chuộng ở Việt Nam là Hà Nội, Hạ Long, Ninh Bình, Hòa Bình, vùng Tây Bắc và Điện Biên Phủ, SaPa... (Bắc bộ); Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa... Vùng Trung bộ); Thành
phố Hồ Chí Minh, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Ninh, Củ Chi, Đà Lạt, Buôn Mê Thuật, Pleiku... (Vùng Nam bộ và Tây Nguyên).
Cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, phong phú và đặc sắc, nền văn hóa nhiều bản sắc, nét đặc trưng của các dân tộc anh em, bề dày lịch sử, khí hậu đa dạng và phong phú, những nét tương đồng với người Pháp, ẩm thực Việt Nam với các món ăn phong phú của 3 miền... là những yếu tố thu hút khách Pháp ở Việt Nam.
Thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam khá đa dạng, từ nhiều nguồn khác nhau: châu Á, châu Âu, Châu Mỹ, châu Úc... Trong đó thị trường các nước châu Âu chiếm khoảng 12% tổng lượng khách quốc tế, trong đó nhiều nhất là Pháp.
Dựa trên những tiêu chí khoa học, Tổng cục Du lịch đã xác định và xếp thị trường quan trọng nhất hiện tại của Việt Nam là Mỹ, Pháp, Nhật, tiếp đến là các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc, Anh, các nước ASEAN...
Cũng theo đánh giá về thị trường của Tổng cục Du lịch, trong giai đoạn hiện nay, các thị trường trọng điểm của Việt Nam gồm Mỹ, Pháp, Nhật Bản; Trung Quốc, ASEAN, Hàn Quốc, Đức; Anh, Úc...[26]
Đơn vị: Lượt khách
132,304
126,402
111,548
99,700
104,025
83,371
86,026
86,492
86,791
2
6
140,000
120,000
100,000
80,000
60,000
40,000
20,000
0
1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006