Hoạt Động Quảng Bá Xúc Tiến Của Du Lịch Việt Nam Vào Thị Trường Pháp


Website là kênh thông tin rất thuận tiện nhằm xúc tiến, quảng bá du lịch một cách hiệu quả, góp phần đưa du lịch Việt Nam đến các thị trường khách trên toàn thế giới. Du lịch Việt Nam đã xây dựng và nâng cấp 4 trang thông tin chính thức như http://www.vietnamtourism.com bằng 5 ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp, Trung và Nhật; http://vietnamtourism.gov.vn, http://www.vietnamtourism-info.com và http://www.dulich.org.vn: trong đó trang http://www.vietnamtourism.com đã thu hút được lượng người truy cập khoảng 20 nghìn lượt/ngày. Năm 2001, trang web của du lịch Việt Nam đã được bình chọn là trang web tiêu biểu của tháng với thông tin đầy đủ và hiệu quả nhất. Trang web: http://www.myhotelvietnam.com(hệ thống đặt phòng trực tuyến) thực sự hữu ích cho du khách khi tìm hiểu và đi du lịch Việt Nam.

Các doanh nghiệp du lịch xây dựng những trang thông tin riêng, trang web của nhiều công ty đạt chất lượng tốt đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo khách du lịch quốc tế như http://vn-tourism.com của công ty Du lịch Việt Nam-Hà Nội, trang http://www.viettravel.com.vn của công ty Tiêp thị giao thông vận tải Việt Nam, trang http://www.saigon-tourist.com của Tổng công ty du lịch Sài Gòn, trang http://www.benthanhtourist.com của Công ty Du lịch dịch vụ Bến Thành...

Tại một số thị trường du lịch trọng điểm như Pháp, Nhật Bản, Nga, Mỹ, Anh..., thời gian qua, Du lịch Việt Nam đã tổ chức những sự kiện, chương trình phát động thị trường, tổ chức tham gia nhiều hội chợ du lịch quốc tế, chương trình roadshow. Những chương trình phát động thị trường, giới thiệu điểm đến thường được tổ chức kết hợp với hoạt động của một số ngành khác tạo thành những sự kiện mang tính tổng thể như tuần lễ văn hóa - du lịch, tuần lễ văn hóa và ẩm thực Việt Nam, Ngày Việt Nam. Ngoài ra, đã phối hợp tham gia nhiều hoạt động xúc tiến chung do các bộ, ngành khác (Kế hoạch-Đầu tư,


Ngoại giao, Thương mại, Văn hóa-Thông tin, Hàng không,...) và các địa phương tổ chức.

Nhìn chung những sự kiện, chương trình nêu trên đã đạt được những thành công nhất định, tạo dựng được ấn tượng tốt về du lịch Việt Nam. Tuy nhiên còn một số khó khăn, hạn chế như thiếu sự nghiên cứu thị trường một cách khoa học, ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến du lịch còn hạn hẹp, tổ chức sự kiện chưa chuyên nghiệp, quan hệ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ở trong nước còn chồng chéo.

Thời gian qua, Du lịch Việt Nam đã đón nhiều đoàn phóng viên báo chí, truyền hình của nhiều nước vào để khảo sát, đưa tin, hình ảnh du lịch Việt Nam ra thị trường quốc tế, viết bài đăng trên TTG của Thái Lan, Travel của Hoa Kỳ, Humanité, Echo Tourisme và Voyages Ebdo của Pháp, Paradise của Australia, đặc biệt là đoàn làm phim CNN vào Việt Nam quay để phát trên kênh truyền hình CNN cuối năm 2007.

Du lịch Việt Nam cũng đã tổ chức đón các hãng lữ hành lớn trên thế giới như Đoàn Giám đốc sản phẩm các công ty lữ hành của Đức, đoàn JATA của Nhật Bản, đoàn của các Công ty Mỹ, đoàn NHK Nhật Bản, lữ hành-báo chí Hoa Kỳ, Pháp, Thuỵ Sỹ, Đức, Hàn Quốc,... vào Việt Nam. Qua đó học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong quản lý, kinh doanh du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch, tạo cơ hội hợp tác, kinh doanh giữa các doanh nghiệp du lịch Việt Nam với các tập đoàn, đẩy mạnh khai thác tại các thị trường trọng điểm và mở rộng đến các thị trường du lịch khác trên thế giới. Ngoài ra đã phối hợp với một số hàng Hàng không như Vietnam Airlines, Air France... tổ chức nhiều đoàn vào để giới thiệu sản phẩm của Du lịch Việt Nam

Vật phẩm xúc tiến du lịch mang đậm nét truyền thống dân tộc được sử dụng trong các hội chợ, triển lãm du lịch quốc tế, chương trình phát động thị

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.


trường, qua Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài... giúp khách du lịch có hình ảnh rõ hơn, đẹp hơn về du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, kinh phí dành cho sản xuất ấn phẩm, vật phẩm còn hạn chế, nội dung các ấn phẩm còn đơn điệu, chất lượng chưa cao.

- Biểu tượng và tiêu đề du lịch (logo và slogan) giai đoạn 2000 – 2001, với tiêu đề “Việt Nam điểm đến của thiên niên kỷ mới" và biểu tượng là hình ảnh cô gái Việt Nam cười với chiếc nón lá của Chương trình hành động quốc gia về du lịch đã góp phần quảng bá du lịch thời kỳ đó, tăng cường thu hút khách quốc tế.


Logo của chương trình hành động quốc gia về Du lịch 2000 2001 Để phù hợp với 1


Logo của chương trình hành động quốc gia về Du lịch 2000-2001


Để phù hợp với giai đoạn hội nhập và phù hợp với đặc điểm của thời kỳ phát triển mới, ngành Du lịch Việt Nam đã tổ chức thi và lựa chọn biểu tượng và tiêu đề mới của Du lịch Việt Nam, giai đoạn 2005 – 2010 là “Việt Nam – vẻ đẹp tiềm ẩn” (Vietnam – the hidden charm) với sức hấp dẫn mạnh mẽ hơn, đánh dấu bước khởi đầu của một thời kỳ mang tính chuyên nghiệp hoá hơn trong các hoạt động quảng bá xúc tiến.


Biểu tượng và tiêu đề của Chương trình hành động quốc gia về Du lịch giai 2

Biểu tượng và tiêu đề của Chương trình hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2005-2010‌

2.2. Hoạt động quảng bá xúc tiến của Du lịch Việt Nam vào thị trường Pháp

2.2.1. Vai trò của hoạt động quảng bá vào thị trường Pháp


Từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, đổi mới, hội nhập quốc tế, du lịch Việt Nam có những bước phát triển nhảy vọt. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam du lịch ngày một tăng nhanh, trong đó phải kể đến lượng khách Pháp. Mặc dù lượng khách Pháp đến Việt Nam du lịch có những biến thiên, song Pháp luôn là một trong những thị trường gửi khách hàng đầu của Việt Nam, là thị trường được đánh giá là truyền thống và có tiềm năng cao.

Việc quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam vào thị trường đầy tiềm năng này có một ý nghĩa hết sức quan trọng, chiến lược. Nếu chúng ta thành công ở thị trường này, có nghĩa là du lịch Việt Nam sẽ thành công không chỉ đơn thuần là nước Pháp mà còn là sự thành công ở ngôi nhà chung châu Âu. Hơn nữa theo đánh giá thì số người Pháp đi du lịch Việt Nam chưa nhiều so với thực tế người Pháp đi du lịch hàng năm, con số mới dừng ở mức hết sức khiêm tốn so với dân số Pháp và người Pháp đi du lịch nước ngoài. Rõ ràng đây là một thị trường hết sức tiềm năng cần quan tâm khai thác.


Quảng bá xúc tiến hình ảnh Việt Nam tại Pháp cũng chính là quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam ra thế giới, vì hàng năm Pháp đón khoảng trên 70 triệu lượt khách du lịch quốc tế. Hiện ở thủ đô Paris có Hiệp hội các Văn phòng đại diện du lịch thế giới (khoảng 60 nước). Hầu hết các nước có du lịch phát triển, kể cả những nước châu Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia.. đều có văn phòng du lịch làm công tác xúc tiến quảng bá tại Pháp. Do vậy đây chính là cửa ngõ, là đầu mối để du lịch Việt Nam đưa hình ảnh của mình ra thế giới thông qua thị trường này.

Đồng thời, Pháp có một lượng lớn Việt kiều đang làm ăn, sinh sống (khoảng 400 ngàn người). Đây cũng là một lực lượng đáng kể trong việc góp phần quảng bá hình ảnh đất nước ra bên ngoài, thu hút đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực du lịch [4].

Với những ý nghĩa kể trên, hoạt động xúc tiến của Du lịch Việt Nam đã và đang hướng tới những mục tiêu cụ thể sau: Tăng cường hợp tác một cách toàn diện về du lịch giữa hai quốc gia; tuyên truyền quảng bá về đất nước, văn hoá và con người Việt Nam đến thị trường Pháp; duy trì và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng lượng khách du lịch Pháp đến Việt Nam một cách bền vững; Thông qua các hoạt động xúc tiến tại thị trường Pháp nâng cao sức hấp dẫn của du lịch Việt Nam đối với thị trường khách du lịch châu Âu; Tăng cường và phát triển mối quan hệ kinh tế, văn hoá, chính trị giữa Việt Nam và Pháp.

2.2.2. Tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá của Du lịch Việt Nam vào thị trường Pháp

2.2.2.1. Tổ chức các sự kiện tại Pháp


a. Hội chợ Salon Mondial Du Tourisme 1996 và 2007:


Năm 1996, lần đầu tiên Du lịch Việt Nam tham gia Hội chợ Salon Mondial du Tourisme tại Paris, lần thứ 2 vào năm 2007. Cả 2 lần đó đều do Tổng cục Du lịch chủ trì, có sự tham gia của một số doanh nghiệp du lịch Việt Nam. Đây là Hội chợ thường niên, được tổ chức tại Trung tâm Hôị chợ quốc tế của Pháp tại Thủ đô Paris. Sự kiện này thu hút hàng trăm ngàn lượt du khách đến tham quan, hàng trăm nước đăng ký tham gia gian hàng.

Năm 1996, do lần đầu tiên tham dự, Việt Nam đăng ký gian hàng khá khiêm tốn (18m2) với 4 doanh nghiệp tham gia. Năm 2007, ta tham gia với diện tích rộng hơn (60m2) với 4 doanh nghiệp và đại diện của Tổng cục Du lịch. Với cách bài trí đơn giản, mang đậm chất dân tộc, thể hiện tiềm năng du lịch Việt Nam, gian hàng Việt Nam được rất nhiều khách quốc ttế quan tâm và đến hỏi thông tin đi du lịch.

Do đặc thù của sự kiện này là đfược tổ chức ngay tại trung tâm Thủ đô Paris, mở cửa rộng rãi cho công chúng nên đây là cơ hội tốt để cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các doanh nghiệp du lịch Việt Nam quảng bá hình ảnh đất, nước, tiềm năng du lịch cũng như các sản phẩm du lịch của mình tới công chúng Pháp và các nước có tham gia Hội chợ. Việc tham gia Hội chợ này không những tạo hình ảnh tới công chúng Pháp, tới các nhà làm du lịch chuyên nghiệp Pháp mà còn là cơ hội để quảng bá hình ảnh Việt Nam ra các nước khách thông qua các hãng du lịch, văn phòng du lịch và cơ quan quản lý du lịch nước ngoài có mặt tại hội chợ [10].

b. Hội chợ Bressuire 2001:


Triển khai Chương trình hành động quốc gia về Du lịch, Tổng cục Du lịch đã chủ trì tổ chức tham gia Hội chợ Bressuire’2001 tại Pháp, diễn ra từ 30/3 đến 03/4/2001. Đoàn Việt Nam gồm 47 người, do một Lãnh đạo Tổng cục Du lịch dẫn đầu. Trong đó, có đại diện Bộ Ngoại giao, 14 doanh nghiệp


(lữ hành và thương mại), đoàn nghệ thuật và nghệ nhân thủ công truyền thống. Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Pháp, Đại sứ Việt Nam bên cạnh UNESCO, Trưởng Phân xã TTXVN và Báo Nhân dân tại Paris đã dự lễ đón tiếp chính thức đoàn Việt Nam do Tòa Thị chính Bressuire tổ chức, dự lễ khai mạc, tham gia hội thảo và thăm khu gian hàng Việt Nam Hội chợ.

Hội chợ Bressuire là sự kiện lớn về Du lịch-Thương mại và Văn hóa, được tổ chức định kỳ hàng năm. Tại Hội chợ lần thứ 53 này, Việt Nam là khách mời danh dự. Hội chợ gồm 5 khu, tổng diện tích mặt bằng 10.000m2. Khu dành cho Việt Nam rộng 1.100m2, được thiết kế mô phỏng hình ảnh Việt Nam với các đặc trưng văn hóa - cảnh quan tiêu biểu: Cầu Thê Húc-Hoàn Kiếm (Hà Nội), điện Thái Hòa và chùa Thiên Mụ (Huế), cảnh đồng bằng sông Cửu Long, Vịnh Hạ Long, phác thảo kiến trúc phố cổ Hội An và đình chùa Việt Nam. Sân khấu biểu diễn của đoàn nghệ thuật dân tộc, các gian hàng du lịch - thương mại, địa điểm thực hành mẫu của các nghệ nhân thủ công và khu ẩm thực được bố trí xen kẽ hài hòa trong tổng thể không gian kiến trúc hoành tráng. Khách tham quan đánh giá cao thiết kế, trang trí gian hàng Việt Nam tại Hội chợ.

Hội chợ-Triển lãm Bressuire’2001 đã thu hút sự chú ý và tạo ấn tượng mạnh đối với công chúng Pháp, đặc biệt cư dân vùng Tây Nam nước Pháp, về hình ảnh Việt Nam, một điểm đến hấp dẫn du khách. Du lịch Việt Nam đã phối hợp với Ban Tổ chức Hội chợ triển khai kế hoạch xúc tiến sâu, rộng. Từ cách thành phố Bressuire khoảng 20km và trên tất cả đại lộ dẫn tới Hội chợ đều có panô tấm lớn, áp phích giới thiệu, quảng cáo về “Việt Nam, một bài thơ về bầu trời, đất nước và con người”. Đèn lồng - hoa đăng, cờ hội và áp phích cô gái Việt Nam có trên khắp phố và cửa hiệu, nhà hàng Bressuire. Nhạc dân tộc Việt Nam chọn lọc (Bộ Văn hóa - Thông tin cung cấp) được phát trong suốt “Tuần Việt Nam”.


Công tác tuyên truyền trên báo chí Pháp, trên internet của Ban Tổ chức từ nhiều tháng trước và các hoạt động phụ trợ chủ đề Việt Nam trước, trong và sau Hội chợ đã góp phần vào thành công chung (Triển lãm Nghệ thuật điêu khắc đương đại Việt Nam của Họa sĩ Dương Tấn, Triển lãm ảnh Passeport Vietnam, Phụ nữ Việt Nam của Eric RAZ, Triển lãm Đông Dương trong văn học Pháp...). Hai buổi tiệc dạ nhạc cùng tiết mục văn nghệ và ẩm thực dân tộc đặc sắc, tô đậm ấn tượng về Việt Nam, thu hút lượng lớn khách dự. Lễ khai mạc Hội chợ được tổ chức trọng thể sáng, đi đầu đoàn diễu hành từ quảng trường Đức Bà (Nôtre Dame) là 200 thiếu nhi tay cầm đèn lồng-hoa đăng, tiếp đến đội múa lân và múa dân tộc trong trang phục truyền thống Việt Nam.

Lượng khách đến tham quan vượt xa mức dự kiến, đạt trên 70.000 lượt khách, trong đó, có đại diện chính giới, quan chức, báo chí sở tại và trung ương Pháp. Các phương tiện thông tin đại chúng Pháp liên tục đưa tin về hoạt động của đoàn Việt Nam trong suốt thời gian Hội chợ. Với tiêu đề “Việt Nam chói sáng Hội chợ Bressuire” trên trang nhất, tờ Courier de l’Ouest đã dành trọn 2 trang ca ngợi và tuyên truyền cho Việt Nam, minh chứng “Việt Nam- Thực sự là một điểm đến của Thiên niên kỷ mới”.

Hoạt động của đoàn nghệ thuật dân tộc Việt Nam cùng thao tác mẫu của các nghệ nhân thủ công (gốm sứ, thêu ren, diều, đan lát,...) thu hút sự chú ý đặc biệt của khách tham quan, tạo hiệu ứng tích cực và đồng bộ đưa khách tham quan đến với các gian hàng du lịch, thương mại và ẩm thực. Hàng nghìn ấn phẩm quảng bá về du lịch Việt Nam được phân phát. Hàng lưu niệm tiêu thụ mạnh và đặc biệt, đã “tôn vinh trí tuệ, sự tinh tế, cần cù và khéo léo của người Việt Nam kết tinh trong các sản phẩm đó” (Nouvelle Répuplique, 31/3).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2023