Phân tích hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại thị trường Pháp - 7


Phía bạn tổ chức nghi lễ đón tiếp trọng thể đối với đoàn Việt Nam và bố trí chương trình làm việc thiết thực. Sau lễ đón tại sân bay Charles De Gaulle, Thị trưởng Bressuire đưa Trưởng đoàn Việt Nam đến làm việc với Thượng viện Pháp (Đại sứ Việt Nam tại Pháp cùng dự. Hai bên đã thông báo tình hình chung và thảo luận mở rộng hợp tác du lịch.

Lễ đón chính thức đoàn Việt Nam được tổ chức tại trụ sở Tòa Thị chính Bressuire với lễ tân trang trọng nhất. Đội nhạc Thành phố cử quốc thiều 2 nước và kéo cờ Việt Nam, Pháp. Trưởng đoàn Việt Nam và Thị trưởng Bressuire đồng chủ trì hội đàm. Tham dự hội đàm, về phía Việt Nam, có Đại sứ Nguyễn Mạnh Dũng, Đại sứ bên cạnh UNESCO Phạm Sanh Châu, Trưởng Phân xã TTXVN, Trưởng đại diện Báo Nhân dân tại Paris và đại diện các doanh nghiệp lữ hành, thương mại dự Hội chợ. Về phía Bạn, có đại diện quan chức trung ương và sở tại, đại diện giới chủ doanh nghiệp, Phòng Thương mại-Công nghiệp và Hiệp hội Lữ hành Vùng Poitou-Charentes. Hai bên trao đổi tình hình chung, bàn thúc đẩy hợp tác và tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai bên ký kết hợp đồng.

Hội chợ Bressuire là sự kiện lớn, thành phần tham gia đông, đòi hỏi chuẩn bị công phu và phối hợp tốt. Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã tích cực phối hợp và hỗ trợ Đoàn trong tổ chức sự kiện. Đoàn nghệ thuật dân tộc đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tinh thần trách nhiệm tốt. Mô hình tổ chức sự kiện được các đối tác Pháp đánh giá cao và nhiều địa phương trong Vùng Poitou-Charentes đã cử đại diện đến tìm hiểu kinh nghiệm.

Tổ chức hội chợ - xúc tiến kết hợp với các đối tác nước ngoài có chọn lọc như Foire-Expo de Bressuire’2001 đem lại hiệu quả cao, cùng có lợi. Đại sứ Việt Nam và Trưởng Đại diện Vietnam Airlines tại Pháp cho biết, nhờ hoạt


động xúc tiến thời gian qua, khách Pháp đi du lịch Việt Nam Quý I năm 2001 tăng mạnh so cùng kỳ năm trước [14]

c. Ngày Việt Nam tại Pháp tổ chức ở Lyon và Nice 2002:


Xác định Pháp là thị trường trọng điểm và phấn đấu tăng khách Pháp vào Việt Nam, Tổng cục Du lịch đã phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, Tổng công ty Hàng không Việt Nam tổ chức chương trình giới thiệu điểm đến Việt Nam (Road show) và thực hiện chiến dịch phát động thị trường tại 2 thành phồ lớn của Pháp là Lyon và Nice, từ ngày 21 đến 30/9/2002. Đoàn Việt Nam do lãnh đạo Tổng cục Du lịch dẫn đầu cùng 14 doanh nghiệp lữ hành, khách sạn và đoàn nghệ thuật, thời trang dân tộc. Đây là chiến dịch xúc tiến quy mô lớn, đối tượng tập trung, chủ yếu là các hãng gửi khách, các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch của Pháp và một số quốc gia châu Âu lân cận (Italie, Tây Ban Nha, Bỉ, Anh).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Nội dung Road show xoay quanh chủ đề “Việt Nam - Điểm đến an toàn và thân thiện” và gồm 4 hoạt động chính gồm tiếp xúc, trao đổi giữa Đoàn Việt Nam với các đối tác; giới thiệu điểm đến Việt Nam (Du lịch và Hàng không); biểu diễn nghệ thuật, thời trang dân tộc; tiệc chiêu đãi.

Tại mỗi địa điểm, trên 300 khách mời, đại diện các hãng lữ hành, nhà đầu tư và quan chức, báo chí sở tại đã đến dự. Ngoài việc tìm hiểu thông tin về chính sách, biện pháp phát triển du lịch, khuyến khích đầu tư, thu hút du khách của Việt Nam, các đối tác dành phần lớn thời gian tiếp xúc với đại diện giới kinh doanh du lịch của ta để trao đổi, bàn hợp tác làm ăn.

Phân tích hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại thị trường Pháp - 7

Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tham gia road show đã chủ động giới thiệu sản phẩm du lịch, khả năng tổ chức tiếp nhận khách và hợp tác đầu tư của mình.


Nội dung giới thiệu về du lịch Việt Nam được khách đánh giá cao. Các chương trình biểu diễn nghệ thuật, thời trang đã giới thiệu những nét văn hóa tiêu biểu Việt Nam, có sức hấp dẫn lớn. Nhiều khách mời, sau tiệc chiêu đãi, vẫn ở lại tận hưởng dư âm dạ hội và xin chụp ảnh kỷ niệm với Đoàn.

Trong nỗ lực chung nhằm tái khởi động thị trường du lịch Pháp sau sự kiện 11/9 ở Mỹ, báo chí chuyên ngành sở tại đã kịp thời phản ánh về hoạt động của Đoàn và quảng cáo điểm đến Việt Nam an toàn và thân thiện [16].

Việc tổ chức sự kiện xúc tiến ở nước ngoài với sự phối hợp giữa ba cơ quan Tổng cục Du lịch - Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại - Việt Nam Airlines là một mô hình hợp lý, phát huy được lợi thế hệ thống cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài đồng thời huy động thế mạnh của Hàng không (tài chính, nhân lực tại chỗ, vé, cước máy bay). Mô hình đã chứng tỏ được tính hiệu quả và đã được áp dụng trong nhiều chương trình xúc tiến sau này của Tổng cục Du lịch Việt Nam ở nước ngoài.

d. Việt Nam - Hoài niệm 2002:


Triển khai Chương trình hành động quốc gia về Du lịch, Tổng cục Du lịch đã tổ chức đợt xúc tiến du lịch Việt Nam tại Pháp với tiêu đề Việt Nam- Hoài niệm, từ ngày 11-13 tháng Giêng năm 2002. Đây là sự kiện xúc tiến du lịch quy mô lớn, với sự phối hợp tham gia của Bộ Du lịch Pháp, Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, Phái đoàn thường trực của Việt Nam bên cạnh UNESCO và Hội người Việt Nam tại Pháp. Đoàn Việt Nam, do một lãnh đạo Tổng cục Du lịch dẫn đầu và đại diện một số bộ, ngành trung ương, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, đại diện 17 doanh nghiệp lữ hành, khách sạn và thương mại cùng đoàn nghệ thuật truyền thống của Bộ Văn hóa-Thông tin đã tiến


hành nhiều hoạt động nhằm quảng bá hình ảnh của đất nước, con người và đặc biệt là tiềm năng du lịch của Việt Nam tới người dân Pháp.

Với chủ đề Việt Nam-Điểm đến an toàn và thân thiện, công tác tuyên truyền quảng bá về Du lịch Việt Nam được tiến hành sâu, rộng ngay từ trước khi diễn ra sự kiện. Hàng chục ngàn lượt người đã khai thác website echangesVietnam.com được mở từ tháng 11 năm 2001 để giới thiệu nội dung, chương trình của Việt Nam-Hoài niệm (kèm thông tin chung về du lịch Việt Nam). Các áp phích quảng cáo Việt Nam-Hoài niệm, băng rôn, cờ đuôi nheo và áp phích Chương trình Hành động quốc gia về du lịch đã tạo được sự chú ý và thu hút đông đảo công chúng Pháp. Với sự phối hợp, hỗ trợ của Bộ Du lịch Pháp và một số đối tác Pháp liên quan trong tổ chức sự kiện việc thông tin, tuyên truyền về Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng sở tại đã được tiến hành một cách sâu rộng, góp phần tạo hiệu ứng tích cực về hình ảnh Việt Nam-Điểm đến của Thiên niên kỷ mới đối với công chúng Pháp.

Tại tiệc chiêu đãi đại diện quan chức Pháp (Bộ Ngoại giao, Bộ Du lịch,...) và giới chuyên môn (lữ hành, khách sạn, nhà đầu tư, hàng không), Quốc vụ khanh Du lịch Pháp đã phát biểu cảm tưởng và trả lời phỏng vấn Truyền hình Việt Nam và một số báo Pháp, đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong phát triển du lịch và khẳng định, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn du khách. Trong suốt thời gian diễn ra sự kiện, báo chí trung ương Pháp và Paris đã đưa tin, viết bài về du lịch Việt Nam; đặc biệt TV5, kênh truyền hình quốc tế bằng tiếng Pháp, với trên 500 triệu khán giả francophones, đã phát các phóng sự chuyên đề về điểm đến Việt Nam, về Festival Huế '2002 và 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Các tiết mục biểu diễn nghệ thuật truyền thống, xen kẽ hoạt động chung của sự kiện, đã tạo ấn tượng mạnh đối với khách tham dự về đất nước


Việt Nam giàu bản sắc và hiếu khách. Một khối lượng lớn ấn phẩm giới thiệu chung về Việt Nam và tài liệu quảng cáo chương trình du lịch của các doanh nghiệp (in tiêu đề Việt Nam-Hoài niệm và biểu tượng Chương trình HĐQG về Du lịch bằng tiếng Pháp) đã tiêu thụ hết. Những ấn tượng và ấn phẩm đó sẽ lan tỏa, định hình nhu cầu và thôi thúc các đối tượng khách Pháp tiềm năng đến với Việt Nam để tìm hiểu tại chỗ.

Trong buổi tiếp tân tại lễ khai mạc Việt Nam-Hoài niệm, Quốc vụ khanh Du lịch Pháp (Đảng viên Cộng sản Pháp, Chủ tịch Hội hữu nghị Pháp- Việt của Quốc hội Pháp, mới nhậm chức) đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong phát triển du lịch, bày tỏ mong muốn thúc đẩy hơn nữa hợp tác du lịch Việt-Pháp [17].

Có thể nói chương trình Việt Nam – Hoài niệm là một dấu ấn ghi nhận những nỗ lực đầu tiên mang tính chuyên nghiệp của du lịch Việt Nam trong việc xúc tiến, quảng bá hình ảnh đối với thị trường Pháp nói riêng và thị trường châu Âu nói chung.

e. Hội chợ Top Resa từ 2002 đến 2007:


Top Resa là hội chợ quốc tế chuyên ngành hàng đầu về Du lịch, tổ chức hàng năm tại Deauville (cách Paris 300 km về phía Bắc). Thành phần Top Resa gồm NTOs (19%), các nhà làm tours, hãng nhận và gửi khách (33%), chủ khách sạn (20%), hãng vận chuyển (15%), dịch vụ (8%), công nghệ mới ứng dụng trong du lịch (5%), báo chí chuyên ngành. Ngoài ra, còn có hơn

10.000 lượt khách đến tham quan, giao dịch trong 2 ngày cuối của hội chợ.


Tại hội chợ thường niên này của giới du lịch quốc tế, có trên 1.000 gian hàng chính (trong đó, thường gồm một số đơn vị đồng tham gia), với trên

20.000 đại diện giới chuyên môn và 400 - 500 nhà báo. Đáng chú ý, cùng với


xu thế dịch chuyển dòng khách quốc tế tới châu Á-Thái Bình Dương trong những năm gần đây, đại diện của khu vực này tại hội chợ cũng ngày một tăng.

Từ năm 2002 đến nay, ngành Du lịch Việt Nam thường xuyên tham gia sự kiện quan trọng này. Tuỳ từng năm, gian hàng Việt Nam có vị trí khác nhau, diện tích khác nhau. Có năm do Tổng cục Du lịch Việt Nam chủ trì, thuê mặt bằng cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tham gia, có năm giao Hiệp Hội Du lịch Việt Nam chủ trì cùng các doanh nghiệp du lịch thanm gia.

Gian du lịch Việt Nam thông thường có các quầy dành cho doanh nghiệp, có khu tiếp khách của Tổng cục. Có năm Hàng không Việt Nam cùng phối hợp tổ chức, bố trí bên cạnh gian Du lịch để tạo điểm nhấn chung cho Việt Nam, thiết kế, tạo thành “Ngôi nhà Việt Nam”. Toàn bộ vách ngăn được trang trí ảnh Di sản Thế giới tại Việt Nam, đất nước con người Việt Nam, tiềm năng du lịch Việt Nam và đặc biệt là dây treo nón lá rất được du khách quốc tế chú ý. Nhìn chung, gian Việt Nam thường được Ban Tổ chức và khách đánh giá có thiết kế, bài trí hợp lý, trang nhã, đậm nét văn hoá dân tộc Việt Nam.

Ngoài việc tham gia Hội chợ, Đoàn Việt Nam thường tham dự một số hoạt động khác như hội thảo chuyên đề, gặp gỡ dành cho các nhà làm tour chuyên nghiệp hay gặp gỡ giới thiệu quảng bá hình ảnh chung Việt Nam [18]

Top Resa không mở cửa đại chúng và đối với visitors (đại lý, hãng nhỏ), cũng chỉ được phép vào hội chợ trong 2 ngày cuối. Cơ hội xúc tiến, cải thiện kinh doanh của các đơn vị tham gia sát hiện thực. Việc duy trì tổ chức tham gia hội chợ này thường xuyên, với quy mô tương xứng là rất cần thiết [21].

g. Hội báo Nhân đạo 2003:


Từ năm 1904, Hội báo Nhân đạo (Fête de l'Humanité) được tổ chức vào trung tuần tháng 9 thường niên tại Paris. Đây là sự kiện lớn của Đảng Cộng sản Pháp nhằm tập hợp và biểu dương lực lượng. Tham gia Hội Báo, ngoài các cơ sở Đảng tại Pháp và lãnh thổ hải ngoại của Pháp, là đại diện các Đảng Cộng sản, Công nhân, Lao động, Đảng Cách mạng tiến bộ....trên toàn thế giới.

Hội báo Nhân đạo năm 2003 được tổ chức trên một không gian rộng, gồm toàn bộ Công viên quốc gia La Courneuve (ngoại ô Paris), chia thành nhiều khu khác nhau, tương ứng với các hoạt động đa dạng của Hội. Trong đó, quan trọng nhất là khu Quốc tế, với các gian trưng bày của cơ quan ngôn luận Đảng Cộng sản các quốc gia và lãnh thổ. Báo Nhân Dân của Đảng Cộng sản Việt Nam nằm trong khu này. Điều đặc biệt là năm 2003, nhằm đáp ứng nhu cầu khách tham dự Hội Báo, lần đầu tiên có khu Du lịch. Hội Báo Nhân đạo mở cửa cho đại chúng tham quan từ 12-14/9, 09h00 đến 23h00 hàng ngày, khoảng 1 triệu lượt người tham dự.

Nhận thức được quy mô và ý nghĩa việc tham gia sự kiện, đoàn du lịch Việt Nam gồm các cán bộ Tổng cục Du lịch và 10 nghệ sĩ văn hóa dân tộc của Bộ Văn hóa-Thông tin đã tập trung từ khâu chuẩn bị nội dung, ấn phẩm, vận chuyển,... đến tổ chức hoạt động, để có thể tranh thủ quảng bá về đất nước và con người Việt Nam. Gian du lịch Việt Nam có diện tích rộng, vị trí thuận lợi, bài trí đơn giản nhưng trang nhã, tiện lợi trong giao tiếp và phục vụ khách đại chúng. Sàn diễn nghệ thuật (chung với Cu Ba và Provence Côte d'Azur) nằm ngay phía trước gian hàng. Bà Phó Tổng Biên tập l'Humanité đã đến khai mạc Hội Báo (ngay tại phía trước gian du lịch Việt Nam) và trong diễn văn khai mạc đã cảm ơn Tổng cục Du lịch Việt Nam tham gia Hội Báo.


Hàng ngày, đoàn du lịch Việt Nam tiếp khách đến thăm gian hàng, chủ yếu là giới thiệu tổng quan về Việt Nam, giải đáp thông tin trực tiếp, phát ấn phẩm quảng bá và đồ lưu niệm của du lịch Việt Nam. Xen kẽ thời gian đó là các tiết mục múa và hòa tấu nhạc dân tộc độc đáo của đoàn nghệ thuật. Chính các hoạt động nghệ thuật truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam đã góp phần thu hút một lượng lớn khách đến tham quan, tìm hiểu thông tin, xin tài liệu, đồ lưu niệm về du lịch Việt Nam.

Trong số đó, có đại diện giới chức Vùng il de France, tỉnh ủy, thị ủy địa phương; một số Vùng có quan hệ hợp tác phi tập trung với Việt Nam, hiệp hội ngành, nghề của Pháp và đại diện Đảng Cộng sản một số nước (Algérie, Uzbékistan,...). Đặc biệt, gian hàng du lịch Việt Nam đã tiếp đồng chí Henri Martin, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Pháp, đã từng nằm trên đường ray cản xe lửa Pháp chở lính đánh thuê và phương tiện chiến tranh đến Việt Nam.

Đoàn Việt Nam cũng tranh thủ tìm hiểu, tham quan một số gian hàng và hoạt động khác tại Hội Báo. Qua đó, thấy tự hào khi hình ảnh Việt Nam được thể hiện rõ nét, trang trọng tại Hội Báo. Quốc kỳ và Đảng kỳ Việt Nam có mặt tại nhiều gian hàng quốc gia khác (Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Palestine,...) và một số tổ chức, hiệp hội ngoài Việt Nam.

Hội báo Nhân đạo thu hút rất đông khách tham dự (khoảng một triệu lượt người/năm), với thành phần đa dạng, từ Pháp và từ khắp các châu lục trên thế giới. Đối tượng tham dự hầu hết là những người yêu chuộng hòa bình, chính nghĩa và coi Việt Nam là tấm gương tiêu biểu trong đấu tranh và xây dựng đất nước. Họ rất yêu quý và ao ước được đến Việt Nam, cho nên đây là cơ hội tốt để tuyên truyền, quảng bá về Du lịch có hiệu quả cao.

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 09/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí