lời hiện nay. Đây là hai phong tục có tính nhân văn sâu sắc, có ý nghĩa nhắc nhở cư dân làm nghề đánh bắt, cần có những thời điểm thiêng thể hiện lòng nhân văn, nhân ái, sự biết ơn đối với những sinh vật đã đem đến nguồn sống cho mình, mà trừ ra không thực hiện đánh bắt. Dưới góc độ thực tiễn, cư dân đã đánh bắt cả năm, cũng cần có thời gian nghỉ, để cá và các loài sinh vật dưới biển có điều kiện sinh sôi nảy nở, đem lại nguồn tài nguyên dồi dào cho ngư dân ở những vụ đánh bắt tiếp theo, tránh khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên, cắt đi nguồn sống tương lai, do đó ở khu kinh tế du lịch, cư dân rất coi trọng các phong tục này. Các phong tục có số phiếu cao tiếp theo ở khu kinh tế này là kiêng không bước qua mũi thuyền và lễ cúng thuyền mới lần lượt 41,1% và 21% cho trả lời hiện nay. Các nghi lễ, phong tục còn lại dưới 10%.
Ở khu kinh tế công nghiệp, các nghi lễ phong tục liên quan đến đánh bắt có xu hướng biến đổi mạnh, với tỷ lệ phiếu rất thấp thừa nhận có thực hành các phong tục nghi lễ này hiện nay. Sự biến đổi này đã nói lên một thực tế đang hiện hữu ở khu kinh tế này, đó là số người làm nghề biển còn lại rất ít, chủ yếu ngư dân đã chuyển sang làm các nghề dịch vụ và làm việc trong khu công nghiệp. Kể từ khi khu kinh tế Vũng Áng được hình thành, ngư trường đánh bắt của ngư dân ven biển Kỳ Anh không chỉ bị thu hẹp mà còn trở nên khan hiếm về tài nguyên sinh vật, làm cho nghề biển vốn đã rất vất vả từ xưa, nay lại càng trở nên khó khăn hơn, hầu hết ngư dân chuyển sang làm nghề mới, do đó các phong tục liên quan đến đánh bắt cũng như các nghi lễ trong đánh bắt cũng vì thế không còn được cư dân thực hành nhiều ở khu kinh tế này, do cư dân làm nghề biển còn lại rất ít. Trong số các nghi lễ, phong tục hiện nay, có lễ cúng thuyền mới có 25.1%, kiêng bước qua mũi thuyền 19.2%, còn lại các phong tục và nghi lễ khác đều có tỷ lệ dưới 10%.
Như vậy, kết quả phiếu điều tra xã hội học [PL4.9, tr.206], cho thấy ở khu kinh tế đánh bắt còn bảo lưu được nhiều phong tục tập quán về nghề đánh bắt truyền thống, hai khu kinh tế còn lại do thay đổi nghề nghiệp nên các phong tục này có dấu hiệu biến đổi mạnh. Riêng tục chọn ngày đi biển, vốn rất phổ biến với ngư dân ở một số tỉnh hiện nay, nhưng lại không tồn tại ở vùng ven biển Hà Tĩnh, khi phỏng vấn ngư dân ven biển Hà Tĩnh về vấn đề này, anh Lưu Đạt, 45 tuổi ở thôn Long Hải, xã Thạch
Kim cho biết: “Chúng tôi không chọn ngày, mà cứ ngày nào biển yên là ngư dân chúng tôi đi biển”. Như vậy, có thể khẳng định, tục chọn ngày đi biển chưa có ở vùng ven biển Hà Tĩnh cho đến hiện nay.
Biểu đồ 2.9: Thực hành các phong tục mưu sinh của vư dân hiện nay
Cúng thuyền mới Cúng lưới mới
Có thể bạn quan tâm!
- Sinh Hoạt Tín Ngưỡng Thờ Cá Ông Xưa Và Nay Ở Ba Khu Kinh Tế
- Thực Trạng Sinh Hoạt Lễ Hội Của Cư Dân
- Thực Hành Phong Tục Sinh Đẻ Của Cư Dân Hiện Nay
- Phương Tiện Tiêu Dùng Văn Hóa Tại Địa Điểm Công Cộng
- Qua Các Phương Tiện Tiêu Dùng Văn Hóa Tại Gia Đình
- Qua Các Phương Tiện Tiêu Dùng Văn Hóa Tại Gia Đình
Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.
6.7
7.5
4.6
35.4
21
79
Cúng thuyền ra khơi Tục phóng sinh cá kiêng không đếm lưới
7. 13
5
7.17
11.2
7.6
7.1
4.9
22.2
47.3
66.8
Kiêng đi đánh cá gặp phụ nữ
Kiêng không bước qua mũi thuyền
Kiêng phụ nữ lạ leo lên tàu đánh cá
Kiêng đánh cá vào ngày cá
8.8 18.4
7.4
9.2
14.3
6.7
29.5 41.4
30.6
58.1
Series3 Series2 Series1
vượt vũ môn
0
Chọn ngày đi biển 0
0
25.9
0 50 100
Ngoài các phong tục, nghi lễ liên quan đến nghề đánh bắt, hiện nay ở vùng ven biển Hà Tĩnh xuất hiện một số nghi lễ, tục lễ mới, phản ánh những phương thức ngành nghề mưu sinh mới của cư dân nơi đây, như; lễ khởi công, khánh thành, khai trương các công ty, công trình, nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, các dịch vụ, khu du lịch, các cửa hàng, quán ăn, nhà nghỉ, khách sạn,... Tại các lễ này, các đơn vị (tổ chức, cá nhân) là chủ nhân sắm cỗ xôi (gà), trái cây, bánh kẹo để cúng long thần, thổ địa ở địa điểm xây dựng (đặt) cơ sở kinh doanh, nhà máy, xí nghiệp, công ty,... Cùng với lễ cúng thần linh, các chủ nhân còn thực hành một nghi lễ hết sức quan trọng dành cho người sống, đó là nghi lễ khánh tiết. Lễ khánh tiết thường được tổ chức hoành tráng, có các thành phần khách mời (gồm đại diện chính quyền các cấp, các ban ngành, đoàn thể chính trị - xã hội, đài báo, các đơn vị đồng ngành, đơn vị là đối tác,…), nội dung của lễ khánh tiết chứa đựng đầy đủ nghi thức
của một buổi lễ long trọng, như: giới thiệu đại biểu, đọc diễn văn, phát biểu ý kiến của đại diện chính quyền, của cấp trên, cắt băng (nếu là lễ khai trương hoặc khánh thành) hoặc động thổ (nếu là lễ khởi công)… Phần cuối cùng là tổ chức liên hoan. Nếu chủ nhân là cá nhân làm ăn, kinh doanh nhỏ như mở nhà hàng, quán ăn, các cơ sở kinh doanh nhỏ,… thì sau lễ cúng long thần, thổ địa, chỉ mời một số bạn bè, hàng xóm, người thân đến uống chén rượu hoặc ăn liên hoan (mang tính chất thông báo và tranh thủ sự ủng hộ trong quá trình làm ăn kinh doanh). Những nghi lễ trong làm ăn kinh doanh mới xuất hiện ngày càng nhiều ở vùng ven biển Hà Tĩnh, trong đó phát triển mạnh và nhiều nhất là ở khu kinh tế công nghiệp, tiếp đến là khu kinh tế du lịch, sau cùng là khu kinh tế đánh bắt.
Tiểu kết
Khảo sát thực trạng đời sống tín ngưỡng của cư dân ven biển Hà Tĩnh, trong đó có diện mạo các thần linh được phụng thờ, cùng các sinh hoạt nghi lễ, nhận thấy: trước hết về hệ thống các thần linh được phụng thờ ở vùng ven biển Hà Tĩnh ngày nay có khác so với xưa. Ngoài các vị thần có trong xã hội truyền thống gắn với vùng biển, nghề biển như thờ Cá Ông, thờ Tứ vị Thánh Nương,… xuất hiện một số tín ngưỡng và hiện tượng thờ cúng mới trong các gia đình cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh, như: thờ thần tài, thờ các thiên thần, thờ Bác Hồ, thờ Phật,… Cùng với sự xuất hiện những thờ cúng mới, các sinh hoạt tín ngưỡng và thực hành nghi lễ trong cư dân cũng gia tăng, không chỉ diễn ra vào các dịp lễ hội, lễ tết, lễ giỗ, mà còn được cư dân thực hành đều đặn vào các ngày sóc vọng trong gia đình cũng như tại các cơ sở thờ cúng công cộng. Ngoài ra, vào những ngày gia đình có việc hệ trọng cư dân cũng thực hành các nghi lễ thờ cúng. Lễ vật thờ cúng ngày nay cũng được cư dân chú trọng, mua sắm đầy đủ, phong phú và đa dạng hơn so với xưa.
Gắn liền với hệ thống tín ngưỡng là lễ hội. Lễ hội ở vùng ven biển Hà Tĩnh hiện nay có nhiều biến đổi so với truyền thống: trong lễ hội ngày nay đã sử dụng các thiết bị hiện đại, có phần khánh tiết và nghi lễ dâng hương của cấp chính quyền quản lý và các đoàn thể chính trị; lễ vật trong lễ hội ngày càng phong phú, đa dạng; thành phần cư dân tham dự lễ hội mở rộng cả về phạm vi không gian và nghề
nghiệp. Ngoài nhóm cư dân bản địa, lực lượng du khách từ các vùng, miền trong cả nước và người nước ngoài sinh sống và làm việc tại vùng ven biển Hà Tĩnh cũng tham dự lễ hội với số lượng khá đông, đặc biệt là các lễ hội có màu sắc mới như lễ khai trương bãi tắm ở các khu du lịch Xuân Thành, Thiên Cầm,… chiếm số lượng lớn nhất vẫn là du khách. Có thể nói lễ hội hiện nay ở vùng ven biển Hà Tĩnh vừa mang nét văn hoá truyền thống vừa mang nét văn hoá hiện đại.
Về phong tục của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH biểu hiện trong chu kỳ vòng đời người và trong mưu sinh, nhận thấy đây là những phong tục khá đặc thù như: tục treo cây chứa trước cổng khi gia đình có người mới sinh, tục chôn người chết đầu hướng ra biển; và những kiêng kỵ liên quan đến nghề đánh bắt, như: kiêng gặp phụ nữ mới sinh, kiêng nói các từ “lật”, “úp”, “chó”, “mèo”, kiêng đếm lưới,... Tuy nhiên, trên thực tế, bước sang thời kỳ CNH, HĐH một số phong tục tập quán truyền thống của cư dân ven biển Hà Tĩnh mất đi, một số phong tục tập quán tiếp tục tồn tại nhưng mang thêm hơi thở, màu sắc mới của thời đại, như: lễ chẵn tháng, chẵn năm, tục cưới xin, ma chay,…Đồng thời một số phong tục của thời kỳ CNH, HĐH cũng hình thành và phát triển.
Chương 3
THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ
CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN HÀ TĨNH QUA TIÊU DÙNG VĂN HOÁ
Ở chương này, luận án nghiên cứu thực trạng tiêu dùng văn hóa của cư dân qua việc trang bị các phương tiện tiêu dùng văn hóa và nhu cầu, mức độ, nội dung tiêu dùng văn hóa.
3.1. Các phương tiện tiêu dùng văn hóa
Phương tiện tiêu dùng văn hoá là một yếu tố phản ánh nhu cầu và khả năng đáp ứng hoạt động tiêu dùng văn hoá (TDVH) của chủ thể. Khi nhu cầu tiêu dùng văn hoá phát triển, điều kiện kinh tế cho phép, năng lực tiếp nhận, tiêu dùng văn hoá được nâng cao, chủ thể tiêu dùng văn hoá sẽ lựa chọn những phương tiện tương ứng để thoả mãn tốt nhất nhu cầu của mình. Hiện nay, người dân vùng ven biển Hà Tĩnh đã sử dụng đa dạng, phong phú các phương tiện TDVH trong cuộc sống hàng ngày. Có thể phân loại các phương tiện TDVH của cư dân ở đây thành các phương tiện TDVH tại gia đình và các phương tiện TDVH tại địa điểm công cộng.
3.1.1. Phương tiện tiêu dùng văn hóa tại gia đình
Tiêu dùng văn hoá qua phương tiện truyền thông tại gia đình là hình thức khá phổ biến trong đời sống của cộng đồng cư dân Hà Tĩnh nói chung, cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh nói riêng. Đây là phương thức tiêu dùng chiếm ưu thế trên nhiều mặt, vừa tiện lợi về thời gian, không gian, lại vừa có ý nghĩa gắn kết quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Trong khoảnh khắc thời gian rỗi để các thành viên gia đình có điều kiện quây quần bên nhau sau khi lao động vất vả, tất bật với lo toan của cuộc sống hàng ngày. Để tìm hiểu thực trạng các phương tiện TDVH tại gia đình của cư dân ven biển Hà Tĩnh hiện nay, chúng ta cần xem xét việc trang bị các phương tiện truyền thông tại gia đình của cư dân.
3.1.1.1. Ti vi (truyền hình vô tuyến): Ti vi là một trong những phương tiện truyền thông quan trọng nhất, đáp ứng tốt mọi nhu cầu TDVH, như: cập nhật thông tin, hưởng thụ, thưởng thức các giá trị văn hoá, các chương trình giải trí,… Trong số các phương tiện truyền thông mà người dân trang bị để thưởng thức, TDVH tại gia đình chiếm số lượng lớn nhất hiện nay vẫn là ti vi [PL4.10, tr.208]. Hiện nay, ở
vùng ven biển Hà Tĩnh, có nhiều gia đình trang bị từ 02 đến 03 ti vi trong nhà [PL4.10, tr.208], nhằm phục vụ cho nhu cầu thưởng thức, TDVH ngày càng phong phú, đa dạng của các thành viên trong gia đình. Với số lượng ti vi được trang bị nhiều trong các gia đình cũng đã phần nào nói lên đời sống kinh tế của cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh trong thời kỳ CNH, HĐH đang ngày một phát triển, mặt khác cũng cho thấy cư dân đang rất quan tâm đến đời sống tinh thần, quan tâm đến việc đáp ứng, làm thoả mãn nhu TDVH của mỗi cá nhân trong gia đình, hướng tới thị hiếu TDVH mang tính cá nhân. Chị Nguyễn Thị Trang, 38 tuổi, trưởng Ban Văn hoá & Xã hội thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên cho biết: “Do đời sống kinh tế phát triển, nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hoá tinh thần được nâng cao, thông tin phải cập nhật hàng ngày. Nên, hiện nay đối với các hộ gia đình trên địa bàn thị trấn chúng tôi đều có ti vi để xem, có khoảng 2/3 số hộ có số lượng ti vi từ 2 đến 3 chiếc, đặc biệt là số lượng ti vi tích hợp công nghệ cao khá nhiều”.
Thực tế ngày nay, các chương trình văn hoá, văn nghệ, thể thao, vui chơi, giải trí… được phát trên sóng truyền hình rất phong phú. Cùng một thời gian phát sóng có rất nhiều chương trình khác nhau được phát trên các kênh của truyền hình, mỗi thành viên trong gia đình lại có nhu cầu, thị hiếu thưởng thức, TDVH khác nhau. Vì vậy, các gia đình đã lựa chọn giải pháp trang bị nhiều ti vi trong nhà để đáp ứng, làm thoả mãn nhu cầu văn hoá tinh thần cho từng thành viên. Với cách mua sắm trang bị vô tuyến truyền hình (ti vi) trên đây của người dân, cho phép đưa ra nhận định: nhu cầu tiêu dùng văn hoá qua vô tuyến truyền hình (ti vi) của người dân hiện nay rất cao và trở nên phổ biến. Ông Nguyễn Đình Hà, 62 tuổi, sinh sống cạnh khu công nghiệp Vũng Áng (Thôn Thắng Lợi, xã Kỳ Phương, thi xã Kỳ Anh) cho biết:
Trong nhà tôi hiện nay có 03 chiếc ti vi: 01 ti vi 32 inch mới mua để ở phòng khách; 02 ti vi còn lại đặt ở các phòng của con cháu theo nhu cầu xem của từng thành viên. Tôi nhớ lại cách đây 10 năm về trước, ti vi ở quê tôi rất hiếm, kinh tế lúc đó rất khó khăn, gia đình tôi thuộc diện khá giả trong làng, tiết kiệm lắm mới mua được chiếc ti vi Samsung 21 inch phục vụ cho cả làng xem. Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển, đời sống kinh tế được nâng cao, nên gia đình tôi cũng như các gia đình khác
trong làng mua sắm nhiều thiết bị gia đình rất hiện đại, những gia đình có 02 - 03 ti vi trong nhà giống như gia đình tôi chiếm số lượng khá lớn, chiếm khoảng 2/3 số hộ gia đình trong làng.
Kết quả phiếu điều tra xã hội học [PL4.10, tr.208], cho thấy: ở khu kinh tế đánh bắt có 84,9% số người trả lời trong nhà có trang bị ti vi, số gia đình có một ti vi chiếm 82%, gia đình có hai ti vi chiếm 2,5%, gia đình có ba ti vi chiếm 0,4%. Trong khi đó ở khu kinh tế du lịch có tới 98,7% số người trả lời có trang bị ti vi trong nhà và số gia đình có một ti vi chiếm 16,3%, gia đình có hai ti vi chiếm 70,5%, gia đình có ba ti vi chiếm 11,7%. Ở khu kinh tế công nghiệp có 97,7% số người trả lời có trang bị ti vi trong gia đình, số gia đình có một ti vi chiếm 76,6%, gia đình có hai ti vi chiếm 16,1%, gia đình có ba ti vi chiếm 2,24%.
Như vậy, ở khu kinh tế du lịch, số gia đình có từ 2 đến 3 ti vi trong gia đình chiếm số lượng lớn, trên 80% số phiếu, trong khi đó số gia đình có 1 ti vi chỉ chiếm số lượng nhỏ, trên 16% số phiếu. Điều này phản ánh đặc điểm nổi bật của khu kinh tế du lịch, nơi có dịch vụ vui chơi giải trí phát triển mạnh, cư dân có điều kiện về kinh tế, thời gian, cũng như môi trường để phát triển nhu cầu văn hoá. Vì vậy nhu cầu, thị hiếu TDVH cá nhân ở khu kinh tế này được đề cao, xu hướng trang bị nhiều ti vi trong nhà rất được quan tâm. Đứng vị trí thứ hai về số lượng gia đình có từ 2 đến 3 ti vi trong nhà là ở khu kinh tế công nghiệp, đây cũng là khu vực có kinh tế tăng trưởng nhanh những năm gần đây, kéo theo đời sống vật chất của cư dân được nâng cao, do đó việc đáp ứng nhu cầu, thị hiếu TDVH của các thành viên trong gia đình cũng được quan tâm, cư dân có xu hướng sắm thêm ti vi để hướng tới thoả mãn nhu cầu TDVH của từng thành viên trong gia đình. Thấp nhất trong ba khu kinh tế về số gia đình có trang bị 2 đến 3 ti vi trong nhà, là khu kinh tế đánh bắt, với cư dân làm nghề biển, mỗi chuyến ra khơi thường phải trải qua hàng tuần, có khi hàng tháng trên biển, nên mặc dù nhu cầu tinh thần rất quan trọng đối với cư dân, song do điều kiện thời gian lênh đênh trên biển nhiều hơn ở nhà, nên mục tiêu sắm nhiều ti vi trong nhà ở khu kinh tế này không phải là tối ưu.
3.1.1.2. Truyền hình cáp và các dịch vụ truyền hình khác: Việc lắp đặt vô
tuyến truyền hình của cư dân ven biển Hà Tĩnh hiện nay không dừng lại ở vô tuyến truyền hình thông thường, mà lắp đặt thêm truyền hình cáp và các dịch vụ truyền hình trả tiền khác như MyTV, truyền hình số,…để tăng số kênh, làm phong phú các chương trình theo nhu cầu TDVH. Việc lắp đặt truyền hình cáp và các dịch vụ truyền hình trả tiền ở vùng ven biển Hà Tĩnh là bước khẳng định rò nét về sự phát triển nhu cầu TDVH của cư dân ven biển Hà Tĩnh ngày nay, cư dân sẵn sàng trả chi phí để được xem các chương trình mà mình yêu thích, phù hợp với điều kiện thời gian của bản thân. Đây cũng là minh chứng cho những thành tựu phát triển rực rỡ của khoa học công nghệ và quá trình hội nhập mạnh mẽ ở vùng ven biển Hà Tĩnh hiện nay. Người dân không chỉ xem các chương trình truyền hình trong nước mà còn xem các kênh và các chương trình truyền hình của nhiều nước [PL4.12- 4.13, tr.210]. Kết quả điều tra cho thấy: ở khu kinh tế đánh bắt có 61% số người được hỏi trả lời đã “mắc” truyền hình cáp, ở khu kinh tế du lịch số này có 69,7%, ở khu kinh tế công nghiệp có 71,7%. Chị Lê Thị Hà, 46 tuổi, ở tổ dân phố Trần Phú, thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, cho biết:
Gia đình tôi có 02 ti vi và mắc truyền hình cáp được gần 1 năm. Sử dụng dịch vụ truyền hình cáp quả thật rất tiện ích, có nhiều kênh, có nhiều chương trình hay mà trên truyền hình thông thường không có. Tuy phải bỏ tiền ra trả chi phí cho dịch vụ nhưng gia đình vẫn rất thích vì nó đáp ứng được nhu cầu của cả gia đình. Ở tổ dân phố chúng tôi, nhiều hộ gia đình đã sử dụng truyền hình cáp của tỉnh và sử dụng dịch vụ Internet vì mục đích tiêu dùng văn hoá, học tập, kinh doanh….
Với tỷ lệ cao về mắc truyền hình cáp, có thể khẳng định nhu cầu tinh thần và việc đáp ứng nhu cầu này ngày nay trở nên rất quan trọng, được cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh đặc biệt quan tâm. Tỷ lệ này còn góp phần khẳng định thành tựu của quá trình CNH, HĐH ở Hà Tĩnh và vùng ven biển Hà Tĩnh đã xoá dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, xoá dần sự chênh lệch giữa nghề đánh bắt với các nghề khác trong vùng. Ông Phạm Danh Cường, 48 tuổi - Trưởng đài phát thanh truyền hình huyện Cẩm Xuyên cho biết:
“Cho đến thời điểm hiện nay, 100% các hộ gia đình trên địa bàn huyện