Phục Dựng Lại Các Lễ Hội Truyền Thống Gắn Với Các Tua, Tuyến Du Lịch Trọng Điểm, Xây Dựng Thành Phố Việt Trì - "thành Phố Lễ Hội"

tự nhiên, đảm bảo sự phong phú hài hoà bổ trợ cho nhau. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cần quy hoạch 10 điểm du lịch lễ hội sau:

Một: Lễ hội Đền Hùng là Quốc lễ có giá trị đặc biệt ở phạm vi quốc gia gắn với khu di tích lịch sử Đền Hùng và rừng Quốc gia Đền Hùng. Việc quy hoạch khu di tich lịch sử Đền Hùng được thực hiện theo Quyết định số 48 của Chính phủ và Đề án tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương. Theo đó, quy hoạch khu di tích lịch sử Đền Hùng là khu du lịch sinh thái có diện tích 1605 ha chia làm 3 khu vực chính. Khu vực 1 gồm 32 ha, gồm hệ thống: Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, Đền Giếng, Tháp, Lăng Vua Hùng và rừng nguyên sinh; khu vực hai gồm các công trình phục vụ lễ hội như quảng trường trung tâm, trục hành lễ, các tượng đài, bảo tàng Hùng Vương, Tháp Hùng Vương, đền thờ Lạc Long Quân, khu vực trồng cây lưu niệm, ngoài ra theo quy hoạch, các xã vùng ven xung quanh khu vực Đền Hùng sẽ được đầu tư xây dựng thành xã kiểu mẫu.

Hai: Quy hoạch phát triển bảo tồn lễ hội đền mẫu Âu Cơ trên cơ sở nội dung lễ hội truyền thống vào ngày 7 tháng giêng hàng năm gắn với việc xây dựng các công trình hạ tầng xung quanh di tích đền Mẫu Âu cơ huyện Hạ Hoà, kết hợp với việc quy hoạch khu du lịch sinh thái Hồ Ao Châu, khu du lịch thiên nhiên Ao giờ - Suối tiên huyện Hạ Hoà để du khách có thể vừa du lịch lễ hội Đền Mẫu vừa kéo dài thời gian tham quan nghỉ dưỡng thăm phong cảnh thiên nhiên của du lịch Ao Châu và Ao giời - Suối Tiên huyện Hạ Hoà.

Ba: Quy hoạch bảo tồn phát triển lễ hội hát Xoan (xã Kim Đức, Thành phố Việt Trì). Khôi phục 4 phường Xoan gốc để phục vụ du khách địa phương đồng thời nghiên cứu để thành lập câu lạc bộ hát Xoan để phục vụ khách du lịch tại các điểm du lịch trong Thành phố Việt Trì. Hát Xoan Phú Thọ là di sản văn hoá phi vật thể độc đáo và đặc sắc của vùng quê Đất tổ. Đây là loại hình dân ca nghi lễ, phong tục phục vụ tín ngưỡng của cộng động, được hát ở các đình, trong lễ hội mùa xuân vì vậy được gọi là “khúc môn đình”. Như vậy hát xoan là một trong các tập quán không thể thiếu của nhân dân địa phương được bảo tồn hàng năm và có khả năng thu hút khách du lịch rất cao. Tuy nhiên để bảo tồn và phát triển loại hình nghệ thuật đắc sắc này cần phải xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.

Bên cạnh đó cần quy hoạch bảo tồn di tích đình An Thái, Đình Thét gắn với lễ hội, đồng thời phục dựng các trò chơi dân gian như tái hiện truyền thuyết Vua Hùng đi săn…

Bốn: Quy hoạch bảo tồn lễ hội bơi Chải - Bạch Hạc (Thành phố Việt Trì) đây là vùng gần ngã ba sông. Trung tâm của điểm du lịch là khu vực Đền Tam Giang và Chùa Đại Bi. Lễ hội Bơi Chải và cụm di tích đền chùa Tam Giang là tài nguyên du lịch hấp dẫn. Do vậy cần mở rộng quy mô lễ hội Bơi Chải Bạch Hạc, kéo dài thời gian lễ, tăng số lượng địa phương tham gia bơi chải. Đây là vùng có địa thế đẹp, là nơi hợp lưu 3 con sông: Sông Hồng, Sông Đà, Sông Lô tạo thành vùng đất "Sơn chầu, thuỷ tụ” dồi dào khí thiêng sông núi, lại là nơi có nhiều truyền thuyết thời Vua Hùng, thuận lợi cho phát triển du lịch nhân văn kết hợp với sinh thái. Về đầu tư xây dựng có thể nghiên cứu xây dựng biểu tượng cây “Chiên đàn” gắn với truyền thuyết vùng Bạch Hạc. Tu bổ các di tích văn hoá xung quanh Đền Tam Giang như Đền Lang Đài, Đình Bạch Hạc…

Năm: Quy hoạch bảo tồn Lễ Hội Đền Lăng Sương (xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thuỷ). Đây là lễ hội thờ Tản Viên Sơn Thánh, là lễ hội tiêu biểu gắn với Đền Lăng Sương nơi đức thánh Tản sinh ra. Du khách có thể tham quan lễ hội, tham quan “Bệ đá quỳ”, giếng thiên thanh, lăng thánh mẫu và dự các trò diễn dân gian. Đồng thời đây là vùng gắn với suối nước khoáng nóng Thanh Thuỷ có tác dụng tốt cho chữa bệnh và phục hồi sức khoẻ. Do vậy cần quy hoạch xây dựng khu nghỉ dưỡng tắm khoáng nóng Thanh Thuỷ, khu chữa bệnh, khu tổ chức hội nghị, khu thể thao bơi lội, vui chơi giải trí… du khách có thể kết hợp giữa du lịch lễ hội Đền Lăng Sương kết hợp với nghỉ dưỡng, chữa bệnh…

Sáu: Quy hoạch lễ hội Rước Chúa Gái (Thị trấn Hùng Sơn huyện Lâm Thao).

Lễ hội Rước Chúa Gái - thị trấn Hùng Sơn là lễ hội đặc sắc (diễn tả sự tích tản viên đón vợ là công chúa Ngọc Hoa từ Đền Hùng về núi Tản). Về lễ hội cần phục hồi chi tiết các nghi lễ “Lấy tiếng hú”, Trò “Bách nghệ khôi hài”, “Múa tùng dí” trong lễ rước Chúa Gái. Về trò diễn cần khôi phục trò "Cướp cờ chạy địch”, "Săn lợn ông”. Về di tích cần quy hoạch đầu tư nâng cấp tu bổ đình Làng Vi và đình Làng Trẹo nơi diễn ra lễ hội để đảm bảo quy mô. Về hạ tầng giao thông cần cải tạo hệ thống giao thông và quy hoạch sân trung tâm lễ hội trước cửa đình Trẹo.

Bảy: Quy hoạch bảo tồn lễ hội Trò Trám (xã Tứ Xã huyện Lâm Thao).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Đầu tư bảo tồn lễ hội Trò Trám thành một sản phẩm du lịch đặc sắc với quy mô lớn trên cơ sở bảo tồn nguyên gốc các nghi lễ. Nghiên cứu phục dựng hoàn chỉnh “Lễ Mật” (Lễ linh tinh tình phộc) lễ rước lúa thần” và trò “tứ dân chi nghiệp” đầy đủ các vai diễn, các lớp trò mang tính nguyên gốc, bản địa.

Nghiên cứu để có thể xây dựng tượng "Nõ Nường” tại điếm Trám để phục vụ tham quan du lịch, tu bổ nâng cấp miếu Trò và điếm Trám, mở rộng sân điếm Trám nơi tổ chức lễ hội đủ rộng để phục vụ khách với số lượng lớn. Quy hoạch hồ sinh thái trước cửa điếm Trám để tạo cảnh quan thiên nhiên, quy hoạch bãi để xe và hệ thống giao thông ra vào khu lễ hội thuận tiện. Nghiên cứu khôi phục lại nhà Tổng Cóc, các hiện vật của gia đình Tổng Cóc và các bút tích của Hồ Xuân Hương và di vật của bà phục vụ khách tham quan.

Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở Phú Thọ hiện nay - 12

Quy hoạch xây dựng bảo tàng ngoài trời tại khu di chỉ khảo cổ gò Mun, khu di chỉ khảo cổ Sơn Vy, Phùng Nguyên để phục vụ du khách tham dự lễ hội kết hợp với tham quan khu di tích khảo cổ học.

Khôi phục các làng nghề truyền thống và phát triển nghề nuôi rắn tạo sản vật tại địa phương và nhu cầu ẩm thực từ đặc sản rắn Tứ Xã.

Tám: Quy hoạch bảo tồn lễ hội người Dao, bản Dù (xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn) gắn với du lịch vườn Quốc gia Xuân Sơn.

Bản Dù xã Xuân Sơn huyện Tân Sơn là nơi người Dao sinh sống vẫn còn giữ lại được nét văn hoá truyền thống trong sinh hoạt các nghi lễ lễ hội và các hình thức văn hoá dân gian của người Dao. Nơi đây có vườn Quốc gia Xuân Sơn với phong cảnh tuyệt đẹp hấp dẫn du khách với hệ thống hang động phong phú, thác nước và thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ…

Hướng quy hoạch bảo tồn cần phục dựng các ngôi nhà người Dao theo phong cách truyền thống, khôi phục phong tục truyền thống người Dao, khôi phục lại lễ hội Tết nhảy của người Dao, phát triển và khai thác các món ăn truyền thống đặc sản núi rừng phục vụ khách du lịch như lợn rừng do đồng bào Dao nuôi, gà nhiều cựa…

Chín: Quy hoạch lễ hội chọi trâu xã Phù Ninh huyện Phù Ninh.

Lễ hội chọi trâu xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh là một lễ hội đặc sắc mang đậm nét văn hoá của dân nông nghiệp trồng lúa nước với tín ngưỡng hiến tế thần linh cầu cho mưa thuận gió hoà.

Phục dựng lại lễ hội chọi trâu Phù Ninh bắt đầu từ năm 2009 sau 60 năm mai một, gắn lễ hội chọi trâu Phù Ninh với du lịch sinh thái tại khu du lịch núi Trang huyện Phù Ninh. Quy hoạch khu núi Trang thành công viên vui chơi giải trí tổng hợp với loại hình cảm giác mạnh phục vụ du khách thập phương trong mùa lễ hội. Thiết kế quy hoạch sân chọi trâu tại xã Phù Ninh đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật phục vụ lễ hội.

Mười: Quy hoạch hội Phết (xã Hiền Quan huyện Tam Nông), xây dựng điểm du lịch là lễ hội Phết và cụm di tích đình, chùa, đền Hiền Quan; khôi phục lại các trò chơi dân gian phục vụ lễ hội như ném lao, bắn nỏ…khai thác các giá trị văn hoá phi vật thể như hát ghẹo, kể chuyện cười Văn Lang, hát chèo, hát tuồng…phục vụ tại điểm du lịch.

Quá trình thực hiện việc quy hoạch trên phải được tiến hành đồng bộ, khoa học phù hợp với thực tiễn và có sự đan xen gắn kết giữa các yếu tố thiên nhiên, môi trường cảnh quan, di tích... nhưng phải lấy lễ hội truyền thống làm hạt nhân trung tâm, làm tài nguyên du lịch cốt yếu, các yếu tố khác có giá trị bổ trợ. Tuy nhiên để thực hiện quy hoạch bảo tồn các giá trị văn hoá phi vật thể, nhất là lễ hội là một việc khó , cần phải có sự đánh giá chính xác khách quan các lễ hội truyền thống và xác định giá trị của từng lễ hội để quy hoạch bảo tồn. “Nhiều lễ hội cổ truyền được tổ chức theo một kịch bản lễ hội, thành ra lễ hội cổ truyền khi được khôi phục lại trở thành xa lạ với bản chất của nó. Vì thế, bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể cho đúng đặc trưng của nó là một vấn đề cần được quán triệt kỹ, nếu không chúng ta sẽ chỉ đổ tiền vào mà sẽ không thu được hiệu quả" [7].

Khác với di sản văn hoá vật thể, di sản văn hoá phi vật thể nhất là lễ hội được lưu truyền bằng trí nhớ và lưu truyền bằng truyền miệng, nó bị mai một dần theo năm tháng nhưng chúng ta không nhìn thấy, cho nên khi lễ hội truyền thống bị biến dạng, thậm chí mất hẳn mà không được cảnh báo. Hơn nữa từng giá trị của lễ hội truyền thống có sự khác nhau, có những lễ hội có sự ảnh hưởng và có sức lan toả cả một vùng, thậm chí một quốc gia như lễ hội Đền Hùng; nhưng cũng có những lễ hội chỉ có sự ảnh hưởng ở địa phương, tỉnh, huyện, xã. Do vậy cần phải có sự phân loại hoặc quy định thống nhất của Nhà nước tiến hành xếp hạng lễ hội để thực hiện việc bảo tồn. Quá trình xếp hạng ấy phải được cấp bằng như việc xếp hạng di sản vật thể. Phải quy định lễ hội ở cấp nào thì cấp đó phải cân đối ngân sách hàng năm cho việc bảo tồn, phải đưa việc bảo tồn di sản lễ hội truyền thống vào chương trình mục tiêu, chống xuống cấp, thất truyền di dản lễ hội. Lễ

hội ở cấp nào cấp đó phải có ban quản lý lễ hội do chính quyền thành lập để đảm bảo việc duy trì bảo tồn tổ chức lễ hội đúng với bản chất và giá trị đặc trưng vốn có của nó.

3.2.2. Phục dựng lại các lễ hội truyền thống gắn với các tua, tuyến du lịch trọng điểm, xây dựng thành phố Việt Trì - "Thành phố lễ hội"

Việc nghiên cứu phục dựng các lễ hội truyền thống ngoài việc xác định tính đắc sắc và khả năng thu hút khách của hệ thống tài nguyên nhân văn cần phải nghiên cứu cả các yếu tố của hệ thống tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái vùng lân cận, hai hệ thống này sẽ bổ sung hỗ trợ cho nhau trong hoạt động du lịch, từ đó xác định điểm du lịch, tuyến du lịch

* Trước hết là việc xác định điểm du lịch: Điểm du lịch phải là điểm có tài nguyên du lịch nhân văn đặc sắc (lễ hội truyền thống độc đáo) và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi có khả năng thu hút khách du lịch. Trên cơ sở rà soát đánh giá tài nguyên du lịch tỉnh Phú Thọ có thể chia các điểm du lịch của tỉnh Phú Thọ làm 2 nhóm:

- Nhóm điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia, vùng, khu vực: Là nhóm có giá trị độc đáo về tài nguyên du lịch cả du lịch lễ hội và du lịch sinh thái có khả năng thu hút khách cao, có hạ tầng giao thông thuận lợi, có các dịch vụ phục vụ du khách, đồng thời các điểm du lịch này có khả năng chi phối các điểm du lịch khác. Nhóm này gồm các điểm sau:

+ Đền Hùng: Đây là một điểm du lịch rất độc đáo, là điểm du lịch văn hoá lễ hội hướng về cội nguồn có ý nghĩa quốc gia, lễ hội này được tổ chức hàng năm vào dịp 10/3 thu hút hàng triệu khách thập phương. Quanh Đền Hùng có nhiều lễ hội đặc sắc thời Hùng Vương dựng nước như lễ hội Rước Chúa gái Lâm Thao, lễ hội Tịch Điền- Minh Nông - Việt Trì. Về cảnh quan thiên nhiên đây là đất kinh đô Văn Lang, là nơi các Vua Hùng chọn làm nơi tế trời đất và tổ tiên. Hệ thống di tích và phong cảnh thiên nhiên đẹp giúp du khách có thể vọng cảnh. Đền Hùng là khu du lịch văn hoá lễ hội và sinh thái quốc gia, là điểm du lịch về nguồn của cả nước.

+ Vườn Quốc gia Xuân Sơn, thuộc huyện Tân Sơn: Là nơi có nhiều hang động kỳ thú, thảm thực vật đa dạng phong phú, các dân tộc Mường, Mán mang bản sắc độc đáo. Đây là điểm du lịch sinh thái kết hợp với văn hoá dân tộc. Về tài nguyên nhân văn có lễ hội rất đặc sắc là lễ hội người Dao bản Dù.

+ Đền mẫu Âu Cơ và Đầm Ao châu Hạ Hoà:

Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ là tài nguyên du lịch độc đáo thu hút khách du lịch rất đông, lễ hội được tổ chức vào mùng 7 tháng giêng hàng năm. Đền mẫu là nơi thờ quốc mẫu Âu Cơ, tương truyền là nơi quốc mẫu âu cơ hoá về trời. Tài nguyên thiên nhiên là Đầm Ao Châu, đây là nơi cảnh quan đẹp, khí hậu mát mẻ, là nơi du lịch văn hoá lễ hội kết hợp với du lịch sinh thái nghỉ dưỡng.

- Nhóm điểm du lịch có ý nghĩa địa phương: Là nơi có tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên thiên nhiên tương đối hấp dẫn, có ảnh hưởng và thu hút khách trong phạm vi địa phương, tỉnh. Nhóm điểm này có hệ thống hạ tầng giao thông và các dịch vụ khác chưa thật sự phát triển mạnh:

+ Khu du lịch núi Trang và lễ hội chọi Trâu huyện Phù Ninh.

+ Khu di lịch thiên nhiên Ao Giời- Suối Tiên huyện Hạ Hoà.

+ Khu du lịch Bến Gót - Thành phố Việt Trì và lễ hội Bơi chải Bạch Hạc.

+ Khu nước khoáng nóng Thanh Thuỷ và lễ hội Đền Lăng Sương, huyện Thanh

Thuỷ


* Xác định tuyến du lịch.

“Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch

vụ du lịch gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không” [61].


Trên cơ sở các điểm du lịch và hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn, lễ hội truyền thống và các di tích đã xác định, tuyến du lịch có thể xác định tuyến Quốc tế, tuyến liên tỉnh và tuyến nội tỉnh.

- Về tuyến quốc tế có thể xác định quy hoạch tuyến Vân Nam- Lào Cai - Phú Thọ - Hà Nội - Quảng Ninh theo trục giao thông và hành lang kinh tế.

- Tuyến liên tỉnh xác định Đền Hùng là trung tâm du lịch lễ hội trọng điểm quốc gia từ đó hình thành các tuyến:

+ Hà Nội - Vĩnh Phúc (Tam Đảo - Hồ Đại Lải - Đầm Vạc) - Việt Trì (Đền Hùng và các di tích lễ hội khu vực Đền Hùng thành phố Việt Trì)

+ Hà Nội - Việt Trì (Đền Hùng - Thanh Sơn) - Sơn La- Điện Biên - Lào Cai (Sapa), đây là tuyến Tây Bắc, vừa kết hợp du lịch lễ hội với các di tích lịch sử và tham quan ngắm cảnh thiên nhiên.

+ Hà Nội - Việt Trì (Đền Hùng) Yên Bái (Hồ Thác Bà) - Lào Cai (Sa Pa)

+ Hà Nội - Việt Trì (Đền Hùng) - Tuyên Quang (Khu di tích Tân Trào, Đình Tân Trào, Cây đa Tân Trào, Đình Hồng Thái, Lán Nà Lừa) - Hà Giang (Cổng trời - Đồng Văn, chợ tình Khâu Vai).

- Tuyến nội tỉnh: Lấy Việt Trì và khu di tích Đền Hùng làm trung tâm để hình

thành.

+ Tuyến Việt Trì - Phù Ninh - Đoan Hùng. Theo dọc quốc lộ 2 các điểm du lịch

như Đền Hùng và các khu di tích lễ hội truyền thống tiêu biểu- khu di tích núi Trang và lễ hội chọi trâu Phù Ninh - Tượng đại chiến thắng Sông Lô Đoan Hùng, đặc sản ẩm thực gồm cá Lăng, cá Anh Vũ Việt Trì, bưởi Đoan Hùng...

+ Tuyến Việt Trì - Lâm Thao - Tam Nông - Hạ Hoà.

Các điểm du lịch Việt Trì (Đền Hùng) qua Lâm Thao với lễ hội Trò Trám -Tứ Xã, khu di chỉ khảo cổ gò Mun, Sơn Vi, Phùng Nguyên- Hội Phết Hiền Quan Tam Nông, Làng cười Văn Lang – Lễ Hội đền mẫu Âu Cơ, Đầm Ao Châu, Ao Giời - Suối Tiên, chiến khu Hiền Lương Hạ Hoà. Đặc sản ẩm thực tiêu biểu: Thịt Rắn Tứ Xã Lâm Thao, cá Đầm Ao Châu.

+ Tuyến Việt Trì - Lâm Thao- Thanh Sơn - Tân Sơn. Các điểm du lịch Việt Trì (Đền Hùng) qua các điểm lễ Hội truyền thống và di tích khảo cổ Lâm Thao, các di tích lịch sử Tam Nông - khu bảo tồn thiên nhiên và rừng Quốc gia Xuân Sơn, lễ hội người Dao - Bản Dù xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn. Đặc sản ẩm thực tiêu biểu: Thịt Dê Thanh Sơn, thịt lợn rừng do đồng bào nuôi, gà nhiều cựa...

+ Tuyến Việt Trì - Lâm Thao - Tam Nông - Thanh Thuỷ

Các điểm du lịch: Việt Trì (Đền Hùng), các di tích lịch sử lễ hội truyền thống tại Lâm Thao - Tam Nông lễ hội Đền Lăng Sương, huyện Thanh Thuỷ và khu du lịch nghỉ dưỡng tắm nước khoáng nóng Thanh Thuỷ.

- Ngoài ra còn các tuyến du lịch theo đường sông, đường sắt: Tuyến du lịch Đường Sông:

+ Tuyến Việt Trì từ ngã ba sông Bạch Hạc dọc theo Sông Đà qua Thanh Thuỷ sang Hoà Bình.

+ Tuyến Việt Trì từ ngã ba sông Bạch Hạc dọc theo tuyến Sông Lô qua Phù Ninh đi Tuyên Quang.

+ Tuyến Việt Trì từ ngã ba Sông Bạch Hạc dọc theo tuyến Sông Hồng qua Lâm Thao- Hạ Hoà (Đền mẫu Âu Cơ - Hồ Ao Châu).

Tuyến du lịch đường sắt: Việt Trì - Hạ Hoà - Lào Cai (Sa Pa).

Việc xây dựng các tua, tuyến nói trên dựa trên các yếu tố tài nguyên du lịch nhân văn, các lễ hội truyền thống, các di tích lịch sử văn hoá, tài nguyên du lịch thiên nhiên và hệ thống cảnh quan môi trường, hệ thống giao thông trên cơ sở xác định khu di tích lịch sử Đền Hùng là trung tâm để phát triển các tuyến du lịch nhằm khai thác lợi thế tài nguyên du lịch nhân văn, du lịch về nguồn của tỉnh.

Căn cứ vào các di tích lịch sử và lễ hội truyền thống tại Phú Thọ, các lễ hội đặc sắc tập trung chủ yếu ở khu di tích Đền Hùng và vùng ven Đền Hùng gồm: Việt Trì, Phù Ninh, Lâm Thao là những nơi đậm đặc các di tích lịch sử thời Hùng Vương dựng nước và các lễ hội truyền thống điển hình của người Việt thời kỳ các Vua Hùng. Do vậy quy hoạch Việt Trì là Thành phố lễ hội về nguồn trên cơ sở lấy lễ hội Đền Hùng làm tâm điểm và phục dựng bảo tồn khai thác các giá trị của lễ hội truyền thống vùng ven gồm huyện Lâm Thao, Phù Ninh kết hợp với các di tích lịch sử, di tích khảo cổ làng Cả, gò De (Việt Trì) gò Mun, Sơn Vi, Phùng Nguyên( Lâm Thao ). Tại các di tích này xây dựng bảo tàng ngoài trời tại chỗ để du khách tham quan trực tiếp được cảm nhận lịch sử cội nguồn dân tộc Việt Nam và thời đại các Vua Hùng qua đó khẳng định, minh chứng và tô đậm thêm giá trị lịch sử cội nguồn của dân tộc. Bên cạnh đó để có điểm tham quan vui chơi cho du khách am hiểu sâu hơn về thời đại các Vua Hùng qua hệ thống truyền thuyết, về thời đại Vua Hùng. Cần đầu tư xây dựng khu du lịch Văn Lang tại thành phố Việt Trì khoảng trên 100 ha gồm toàn bộ hồ nước, cây xanh, đảo và các công trình kiến trúc khác. Đồng thời nghiên cứu đầu tư, tái dựng lại các truyền thuyết thời Hùng Vương như: Sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ và bọc trăm trứng, Sơn Tinh Thủy Tinh, Chử Đồng Tử, Mai An Tiêm, Vua Hùng dựng lầu kén rể, Lang Liêu, Vua Hùng dạy dân cấy lúa, sự tích trầu cau… Đây là khu du lịch mang yếu tố đặc sắc của nền văn hóa lịch sử thời kỳ Hùng

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 17/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí