Phân tích hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hai Bà Trưng - 2


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN


Với vai trò là tiền đề để ngân hàng có thể triển khai mở rộng các hoạt động kinh doanh, nguồn vốn huy động từ khách hàng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của NHTM. Vốn của NHTM được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, tuy nhiên vốn huy động từ tiền gửi là nguồn vốn thường xuyên, ổn định, ít rủi ro hơn cả. Bởi vậy, đẩy mạnh huy động vốn tiền gửi là mục tiêu mà các NHTM đều hướng đến. Nguồn vốn huy động của ngân hàng cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sử dụng vốn, giúp NHTM có được sự phát triển bền vững, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng.

Đề tài: "Phân tích hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hai Bà Trưng" đã được học viên phân tích một cách hệ thống trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn huy động vốn tiền gửi tại BIDV- Chi nhánh Hai Bà Trưng từ đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển hoạt động huy động vốn tiền gửi tại BIDV - Chi nhánh Hai Bà Trưng, cụ thể như sau:

Về lý thuyết, học viên đã khái quát vai trò, vị trí và tầm quan trọng của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế; Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại, trong đó công tác huy động vốn tiền gửi được xác định là hoạt động cốt lõi của các ngân hàng và là một cấu phần quan trọng đóng góp vào thu nhập thuần của các ngân hàng bên cạnh thu nhập từ tín dụng và thu từ dịch vụ; Là kênh dẫn vốn cho nền kinh tế; Công cụ của Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Về thực tiễn đánh giá thực trạng công tác huy động vốn tại BIDV - Chi nhánh Hai Bà Trưng trong 5 năm 2016-2020 trên các khía cạnh: đánh giá số lượng, chất lượng, hiệu quả khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân, khách hàng định chế tài chính; đánh giá công tác huy động vốn tiền gửi theo loại tiền và kỳ hạn, từ đó đưa ra những ưu điểm, nhược điểm của từng đối tượng khách hàng và đưa ra các giải pháp để khắc phục tồn tại, phát huy ưu điểm, lợi


thế nhằm mục tiêu tăng trưởng về quy mô và thị phần của công tác huy động vốn tiền gửi. Học viên đã phỏng vấn trực tiếp Phó giám đốc phụ trách bán buôn và bán lẻ, phỏng vấn các trưởng phòng giao dịch, trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp là những đơn vị đang hàng ngày, hàng giờ trực tiếp làm công tác huy động vốn tiền gửi, trực tiếp làm việc với khách hàng để đưa ra những nhận xét, kết luận, đề xuất giải pháp nhằm phát triển hoạt động huy động vốn tiền gửi tại BIDV - Chi nhánh Hai Bà Trưng.

Từ việc nghiên cứu lý thuyết, tổng kết, đánh giá thực tế hoạt động huy động vốn tiền gửi tại BIDV - Chi nhánh Hai Bà Trưng, học viên đề xuất một số kiến nghị với Hội sở chính BIDV, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Chính phủ nhằm hỗ trợ thực hiện các giải pháp đã đưa ra.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


PHẦN MỞ ĐẦU

Phân tích hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hai Bà Trưng - 2


1. Tính cấp thiết của đề tài

Là một nền kinh tế mới nổi, chính phủ Việt Nam đặc biệt chú trọng đến nâng cao chất lượng tăng trưởng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng sang kết hợp hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu trên cơ sở khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến để tăng năng suất lao động và nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế nói chung và hiệu quả của vốn đầu tư nói riêng. Vì vậy, huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả là những vấn đề cấp thiết đặt ra để thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

Trước yêu cầu của đó, hệ thống ngân hàng thương mại luôn được coi là trụ cột chính của hệ thống tài chính quốc gia, là trung gian cung ứng các hoạt động huy động và cấp vốn chủ đạo phục vụ cho nền kinh tế. Qua đó, các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế được hỗ trợ và tăng cường năng lực tài chính để tăng trưởng và phát triển.

Thực tế cho thấy trong nền kinh tế nguồn tiền nhàn rỗi tương đối dồi dào. Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn còn gặp nhiều thách thức khi ngày càng có nhiều các ngân hàng thương mại cũng như các tổ chức tài chính khác được thành lập và cạnh tranh phương thức nhằm thu hút nguồn vốn để mở rộng hoạt động và quy mô. Điều này đã làm cho hoạt động huy động tiền gửi của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung cũng như của BIDV - Chi nhánh Hai Bà Trưng gặp những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, với bề dày kinh nghiệm, mặc dù phải đối mặt với những trở ngại và thách thức nhưng BIDV - Chi nhánh Hai Bà Trưng luôn xác định huy động tiền gửi là một trong những việc làm quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh và từng bước đã đạt được những kết quả nhất định. Với mục tiêu đề ra là đáp ứng


được nhu cầu vay vốn ngày càng cao của khách hàng cũng như duy trì tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, BIDV - CN Hai Bà Trưng luôn quan tâm đến chiến lược huy động vốn, đặc biệt từ nguồn tiền gửi. Do đó, việc đưa ra những nhận định khách quan và tương đối chính xác về thực trạng tình hình huy động vốn tiền gửi tại Chi nhánh nhằm đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tiền gửi là vấn đề cấp thiết được đặt ra.

Từ quá trình làm việc thực tế tại BIDV Chi nhánh Hai Bà Trưng, em đã lựa chọn đề tài: “Phân tích hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hai Bà Trưng” để làm luận văn thạc sĩ của mình.

2. Tổng quan nghiên cứu các vấn đề liên quan tới đề tài

Huy động tiền gửi của ngân hàng thương mại là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Một số công trình nghiên cứu cụ thể:

Trương Ngọc Chân - Phạm Đức Tài (2017) đã đánh giá sơ lược tình hình huy động vốn của một số ngân hàng thương mại và đưa ra các biện pháp chung để tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại nói chung.

Trịnh Thế Cường (2015) đã nêu ra thực trạng của hoạt động huy động tiền gửi tại Agribank đồng thời nêu ra các giải pháp để nâng cao chất lượng vốn thông qua cơ chế điều hành, cơ cấu nguồn vốn, sản phẩm huy động tiền gửi, quy trình giao dịch, kênh phân phối, công nghệ tại ngân hàng. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra hướng khuyến khích trong nội bộ ngân hàng như cơ chế thưởng, cơ chế phí và lãi suất riêng với các đơn vị huy động thừa vốn tiền gửi.

Tuy nhiên, các số liệu của bài viết là số liệu tổng thể của cả hệ thống Agribank, không chi tiết về số liệu của từng chi nhánh, đơn vị kinh doanh để thấy được sự khác biệt. Ngoài ra, giải pháp của bài viết đưa ra còn khá chung chung, chưa đưa ra được hướng thực hiện cụ thể, đặc biệt với các đơn vị có địa bàn khó khăn như ở vùng núi, vùng xa trung tâm.


Trương Ngọc Chân - Phạm Đức Tài (2017) đã đưa ra các nội dung về sự cần thiết của huy động tiền gửi đối với các Ngân hàng thương mại trên hệ thống, đánh giá tiềm lực về vốn trong nền kinh tế là rất lớn, có thể tiếp tục khai thác. Bên cạnh đó, tác giả đánh giá về thực trạng huy động tiền gửi của các NHTM trong giai đoạn 2016-2017 với những con số cụ thể về tổng nguồn vốn và vốn huy động từ tiền gửi, lãi suất tiền gửi của từng ngân hàng. Cuối cùng, tác giả đưa ra các biện pháp tăng cường huy động tiền gửi gồm 3 nhóm biện pháp chính là: Biện pháp kinh tế, biện pháp kỹ thuật và biện pháp tâm lý.

Cũng giống như các bài viết đánh giá tình hình của tất cả các NHTM trong hệ thống, các giải pháp tác giả đưa ra không dành riêng cho một NHTM nào do đó các giải pháp đều mang tính định hướng mà chưa đi sâu vào từng trường hợp cụ thể.

Phạm Đình Dương, Huy động tiền gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn để phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2010. Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về huy động tiền gửi tại ngân hàng thương mại; phân tích và đánh giá thực trạng huy động vốn tại ngân hàng Agribank để phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Tiên Phước, Quảng Nam. Trên cơ sở đó, đã đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động huy động tiền gửi. Tuy nhiên, khi đề cập giải pháp tác giả lại không đề cập đến nâng cao trình độ công nghệ ngân hàng, vì trong thời đại ngày nay, công nghệ ngân hàng có vai trò rất lớn trong hoạt động huy động tiền gửi của ngân hàng thương mại

Lê Thị Trà My, Nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội, luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh năm 2017. Luận văn đã chỉ ra một số hạn chế trong công tác huy động tiền gửi của BIDV Tây Hà Nội nói riêng và toàn hệ thống NHTM nói chung. Bài học xuyên suốt trong hoạt động


huy động tiền gửi đó là phải luôn thực hiện đúng phương hướng, nhiệm vụ của ngành ngân hàng đã được cụ thể hóa bằng các biện pháp về công tác huy động và điều hành tiền gửi của ngân hàng BIDV Việt Nam, kết hợp với sự linh hoạt trong vận dụng vào thực tiễn kinh doanh từng thời kỳ của Chi nhánh. Tuân thủ nghiêm túc các quy định chế độ, thể lệ, cơ chế trong huy động và điều hành tiền gửi, kịp thời phát hiện những bất hợp lý hoặc bất cập để đề xuất chỉnh sửa cho phù hợp. Như vậy mới đạt được yêu cầu vừa đảm bảo được quy định an toàn trong hoạt động kinh doanh, vừa phục vụ tốt hơn và giữ được khách hàng.

Lê Như Mai, Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội, luận văn Thạc sĩ, Đại học Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2015. Luận văn đã đưa ra các khái niệm về tiền gửi và hiệu quả huy động vốn tiền gửi NHTM, vai trò của vốn tiền gửi với hoạt động kinh doanh nói chung tại NHTM và thực trạng hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại chi nhánh giai đoạn 2009 - 2015. Qua nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số giải pháp như sau: (1) Thực hiện tốt công tác phân tích thị trường huy động vốn tiền gửi, (2) Xây dựng chính sách tiếp cận và chăm sóc khách hàng hiệu quả, (3) Quản lý nguồn vốn tiền gửi theo đúng phương pháp và mục tiêu, (4) Đào tạo và nâng cao trình độ và nghiệp vụ của cán bộ.

Nguyễn Thị Lệ Huyền, Phát triển huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Sơn Tây, luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh năm 2018. Luận văn phân tích thực trạng huy động vốn tiền gửi tiết kiệm cá nhân trên cơ sở sự hài lòng của khách hàng, cung cấp cơ sở thực nghiệm giúp cho các cán bộ quản lý đánh giá huy động vốn tiền gửi tiết kiệm cá nhân của BIDV Sơn Tây. Sau cùng tác giả cũng chỉ ra những giải pháp quản lý nhằm huy động vốn tiền gửi tiết kiệm cá nhân.


Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã khái quát những lý luận cơ bản về huy động tiền gửi và hiệu quả huy động tiền gửi, các nhân tố ảnh hưởng đến huy động tiền gửi và các tiêu chí đo lường hiệu quả huy động tiền gửi của ngân hàng thương mại, qua đó phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả huy động tiền gửi và đưa ra những giải pháp tăng cường, nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi tại một ngân hàng cụ thể.

Tuy nhiên, mỗi ngân hàng khác nhau sẽ có cách thức huy động tiền gửi, chiến lược huy động tiền gửi, đặc điểm tình hình hoạt động kinh doanh khác nhau, và các ngân hàng sẽ có những giải pháp khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, chưa có công trình nghiên cứu nào về Phân tích hoạt động huy động tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hai Bà Trưng. Xuất phát từ những yếu tố đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phân tích hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hai Bà Trưng”.

3. Mục đích nghiên cứu

* Mục tiêu chung: Là đề xuất các giải pháp và kiến nghị tăng cường hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hai Bà Trưng

* Nhiệm vụ nghiên cứu:


- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hoạt động huy động tiền gửi của NHTM.

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển – Chi nhánh Hai Bà Trưng. Từ đó rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hai Bà Trưng.


- Đề xuất định hướng và những giải pháp khả thi nhằm gia tăng nguồn huy động tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển - Chi nhánh Hai Bà Trưng trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động huy động tiền gửi tại BIDV- Chi nhánh Hai Bà Trưng.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạt động huy động tiền gửi tại BIDV - Chi nhánh Hai Bà Trưng

- Về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu và phân tích thực trạng huy động tiền gửi của BIDV - Chi nhánh Hai Bà Trưng giai đoạn 2016- 2020

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp sử dụng trong luận văn được thu thập từ: Báo cáo thường niên theo các năm từ 2016-2020 của BIDV, tài liệu Đại hội cổ đông các năm từ 2016-2020 của BIDV, tài liệu Hội nghị tổng kết hàng năm của BIDV - Chi nhánh Hai Bà Trưng và các tài liệu khác trên internet, trang thông tin điện tử của BIDV, NHNN Việt nam, Chính phủ, Thành phố Hà nội và các báo cáo thống kê của tổng cục thống kê, NHNN thành phố Hà Nội.

5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

Qua việc thu thập các dữ liệu thứ cấp, học viên đã thực hiện: Lập bảng, hình vẽ các dữ liệu về quy mô huy động vốn tiền gửi, cơ cấu huy động vốn tiền gửi theo đối tượng khách hàng, theo loại tiền, theo kỳ hạn, thu nhập từ huy động vốn tiền gửi trong phạm vi và thời gian nghiên cứu để đánh giá thực trạng huy động vốn tiền gửi của BIDV - Chi nhánh Hai Bà Trưng qua các năm từ 2016-2020, đồng thời kết hợp với kinh nghiệm của một số NHTM cổ phần, từ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/06/2023