Một Số Chỉ Số Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Của Ngân Hàng:


Bước 6: Thu nợ- Tính lãi- Thu lãi.

Nhân viên giao dịch tính lãi phát sinh, lập phiếu tính và thu lãi cho khách hàng. Trước khi đến hạn thu nợ, nhân viên tín dụng cần làm việc với khách hàng, nhắc nhở trả nợ đúng hạn, xem xét tìm hiểu khách hàng có khả năng trả hết nợ vay nữa hay không, để có thể tìm ra giải pháp kịp thời thu hồi nợ vay hoặc gia hạn nợ vay.

Bước 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng, lưu trữ hồ sơ tín dụng.

Sau khi thanh lý hợp đồng tín dụng (khách hàng trả hết vốn vay và lãi phát sinh), nhân viên tín dụng kiểm tra lại số nợ còn thiếu trước khi thanh lý, tránh có sai sót. Nhân viên tín dụng trình lãnh đạo ký thanh lý hợp đồng tín dụng, đồng thời thực hiện thủ tục giả chấp tài sản cho khách hàng theo đúng quy định của ngân hàng (nếu có).

1.3. Một số chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân Hàng:

1.3.1. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn:

1.3.1.1. Doanh số cho vay:

Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho khách hàng vay trong một khoảng thời gian nhất định (bao gồm vốn đã thu hồi và chưa thu hồi).

1.3.1.2. Doanh số thu nợ:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản nợ mà ngân hàng đã thu về trong năm tài chính, kể ra các khoản khách hàng thanh toán cho toàn bộ hợp đồng hay một phần hợp đồng.

1.3.1.3. Dư Nợ:

Phân tích hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - PGD ETown - 4

Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó, ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là một khoản mà ngân hàng cần phải thu về.

Dư nợ cuối năm được tính bằng dư nợ đầu năm cộng cho doanh số cho vay trừ đi doanh số thu nợ trong năm.

1.3.1.4. Nợ xấu:

Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng và không có lý do chính đáng. Khi đó Ngân hàng sẽ chuyển các khoản dư nợ sang nợ xấu.


1.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn:

Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động của Ngân hàng, giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động được. Chỉ số này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, bởi vì nếu chỉ nó quá lớn cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại nếu chỉ số này quá nhỏ cho thấy Ngân hàng sử dụng vốn huy động không có hiệu quả.

Dư nợ cho vay

Dư nợ cho vay / Tổng vốn huy động = X 100% Tổng vốn huy động

1.3.3. Hệ số thu nợ:

Doanh số thu nợ

Hệ số thu nợ = X 100% Doanh số cho vay

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng. Nó phản ánh trong 1 thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn, tỷ lệ này càng cao càng tốt.

1.3.4. Tỷ lệ nợ xấu:

Chỉ tiêu này thường nói lên chất lượng tín dụng Ngân hàng. Chỉ số này dưới mức 5% thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng bình thường. Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó tỷ lệ nợ xấu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ thì chất lượng tín dụng tại ngân hàng kém, rủi ro tín dụng cao và ngược lại.



Tỷ lệ nợ quá hạn =

Nợ xấu


Tổng dư nợ

1.3.5. Vòng quay vốn tín dụng:

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn.

Doanh số thu nợ

Vòng quay vốn tín dụng =


Trong đó:


Dư nợ bình quân


Dư nợ bình quân =

(Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ) 2


Kết luận chương 1‌

Qua chương 1 chúng ta đã hiểu hơn về những vấn đề liên quan đến tín dụng như khái niệm tín dụng, các phương thức cho vay, điều kiện cho vay, những nhân tố ảnh hưởng đến việc cho vay đối với các DNV&N của ngân hàng. Bên cạnh việc tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tín dụng thì chúng ta cũng nắm được thế nào là DNV&N, các thế mạnh cũng như hạn chế của DNV&N và vai trò của DNV&N trong nền kinh tế. Để hiểu rõ hơn tình hình hoạt động của DNV&N và hoạt động cho vay của ngân hàng đối với DNV&N thì chúng ta sẽ đi vào chương 2 thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

– PGD ETown.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - PGD ETOWN

2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín:

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển:

2.1.1.1. Giới thiệu chung:

- Tên tiếng việt: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín

- Tên tiếng anh: Sai Gon Thuong Tin commercial Joint stock Bank

- Tên viết tắt: Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

- Tên giao dịch: Sacombank

- Hội sở giao dịch: 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam.

- Điện Thoại: (+84)839320420

- Telex: 813603 SGDTTVT

- Fax: (+84)839320424

- Email: scbank@hcm.vnn.vn

- Website: www.sacombank.com

2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Sacombank:

- Ngân hàng Thương Mại cổ Phần Sài Gòn Thương Tín – Sacombank được chính thức đi vào hoạt động ngày 21/12/1992, từ việc sáp nhập Ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp và 03 Hợp tác xã tín dụng: Tân Bình - Thành Công - Lữ Gia. Vốn điều lệ ban đầu chỉ có 3 tỷ đồng, là mô hình Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Tp HCM. Trải qua hành trình hơn 22 năm phát triển, Sacombank đã đi qua những cột mốc quan trọng từ không đến có và hiện là hạt nhân của tập đoàn Sacombank - Sacombank Group. Sacombank luôn bám sát chiến lược của một Ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại hàng đầu Việt Nam và vươn tầm khu vực. Sacombank đã triển khai đồng bộ các giải pháp gồm: gia tăng năng lực tài chính; củng cố, phát triển và phát huy hiệu quả hệ thống mạng lưới chi nhánh, ngân hàng con và các công ty trực thuộc; điều chỉnh, hoàn thiện bộ máy tổ chức để phù hợp với chiến lược phát triển và những thay đổi của môi trường kinh doanh; chú trọng


công tác tuyển dụng, đào tạo và hoàn thiện chính sách nhân sự nhằm xây dựng đội ngũ nhân sự ngày càng vững mạnh; áp dụng các phương pháp quản trị tiên tiến và hoàn thiện hệ thống quy định nội bộ; tiếp tục đầu tư hiện đại hóa công nghệ ngân hàng; triển khai nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, hiện đại, nhiều tiện ích, đáp ứng kịp thời nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng; tăng cường công tác quản trị rủi ro và xử lý nợ xấu.

Tính đến thời điểm hiện nay, Sacombank đã có vốn điều lệ lên đến hơn

12.425 tỷ đồng, tổng tài sản trên 160.000 tỷ đồng, phục vụ nhu cầu tài chính cho hơn 2,6 triệu khách hàng, phát triển mạng lưới phủ khắp Việt Nam và 02 nước Lào, Campuchia với 424 điểm giao dịch. Đội ngũ CBNV của Sacombank dày dặn kinh nghiệm, trẻ trung và năng động là minh chứng cho sự phát triển không ngừng của Sacombank luôn nỗ lực vươn lên để hướng đến mục tiêu trở thành Tập Đoàn vững mạnh của việt nam và khu vực trong thời gian tới.

2.1.1.3. Những thành tựu đạt được:

Năm 1991: 21/12/1991 Sacombank chính thức khai trương hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng.

Năm 1993: Mở chi nhánh tại Hà Nội, tạo bước tiến đột phá trên thị trường miền Bắc.

Năm 1996: Là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng với mệnh giá 200.000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 71 tỷ đồng với gần 9.000 cổ đông tham gia góp vốn.

Năm 1997: Tiên phong thành lập tổ tín dụng ngoài địa bàn (nơi chưa có Sacombank trú đóng).

Năm 2001: Là NH đầu tiên tiếp nhận vốn góp từ cổ đông nước ngoài. Mở đầu là Tập đoàn Tài chính Dragon Financial Holdings ( Anh Quốc ) tham gia góp 10% vốn điều lệ của Sacombank, mở đường cho việc tham gia góp vốn cổ phần của công ty Tài Chính Quốc Tế ( International Finance Corporation – IFC, trực thuộc World Bank) vào năm 2002 và NH ANZ vào năm 2005.

Năm 2002: Thành lập Công ty trực thuộc đầu tiên - Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Sacombank-SBA.

Năm 2003: Là doanh nghiệp đầu tiên được phép thành lập Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VietFund Management -


VFM), là liên doanh giữa Sacombank (nắm giữ 51% vốn điều lệ) và Dragon Capital (nắm giữ 49% vốn điều lệ).

Năm 2004: Ký kết hợp đồng triển khai hệ thống Corebanking T-24 với công ty Temenos (Thụy Sĩ).

Năm 2005: Thành lập Chi nhánh 8 Tháng 3, là mô hình ngân hàng dành riêng cho phụ nữ đầu tiên tại Việt Nam.

Năm 2006: Là ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam tiên phong niêm yết cổ phiếu tại HOSE với tổng số vốn niêm yết là 1.900 tỷ đồng.

Năm 2007: Thành lập Chi nhánh Hoa Việt, là mô hình ngân hàng đặc thù phục vụ cho cộng đồng Hoa ngữ.

Năm 2008: Khai trương hoạt động chi nhánh Lào, bước đầu chinh phục thị trường Đông Dương. Trên nền tảng thành công của Chi nhánh lào, Sacombank tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động sang Campuchia, đánh dấu hoàn tất chiến lược tại thị trường Đông Dương.

Năm 2009: Hoàn tất nâng cấp hệ thống NH từ Smartbank lên T24, phiên bản RB trên toàn hệ thống cùng với việc khánh thành và đưa Trung Tâm Dữ Liệu (Data Center) hiện đại đạt chuẩn quốc tế đầu tiên trong hệ thống các NH TMCP Việt Nam vào hoạt động từ năm 2008.

Năm 2010: Kết thúc thắng lợi các mục tiêu phát triển giai đoạn 2001 - 2010 với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 64%/năm; đồng thời thực hiện thành công chương trình tái cấu trúc song song với việc xây dựng nền tảng vận hành vững chắc, chuẩn bị đủ các nguồn lực để thực hiện tốt đẹp các mục tiêu phát triển giai đoạn 2011 - 2020.

Năm 2011: Sacombank thành lập NH 100% vốn nước ngoài tại Campuchia.

Năm 2012: Thay đổi cơ cấu cổ đông và hội đồng quản trị, chuyển qua một số giai đoạn phát triển mới trên cơ sở kế thừa chiến lược phát triển trước đây và bổ sung các nhân tố mới phù hợp.


2.2. Tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - PGD ETown:

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển:

Với sự phát triển nền kinh tế hiện nay của đất nước đã làm tăng nhu cầu vay vốn từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, cũng như việc thu hút vốn nhàn rỗi. Trong bối cảnh đó Sacombank đã mở rộng mạng lưới phân phối để đáp ứng cho nhu cầu vốn ngày càng tăng của doanh nghiệp và cá nhân. Sacombank chi nhánh Tân Bình được hình thành trong bối cảnh theo quyết định số 279/QĐ – HĐQT – TTCB của Chủ Tịch Hội Đồng Quản trị Sacombank.

Hiện nay chi nhánh Tân Bình đặt tại địa chỉ 224 Lê Văn Sĩ, phường 1, quận Tân Bình, Tp HCM, với nhiệm vụ là kinh doanh và chịu trách nhiệm quản lí chi nhánh cấp 2 và các PGD trực thuộc góp phần tạo nên sự hoạt động nhịp nhàng trong hệ thống Sacombank. Đến nay ngoài chi nhánh chính, Sacombank – chi nhánh Tân Bình đã mở thêm 06 PGD (Etown, Bà Quẹo, Lữ Gia, Ông Tạ, Bàu Cát, Cộng Hòa, Lăng Cha Cả, Thanh Bình, Lạc Hồng) trực thuộc. Trong đó, PGD ETown có thời gian hoạt động thâm niên. Từ tháng 8/2013 đến thời điểm hiện nay, PGD ETown đang hoạt động tại địa chỉ 367 Phường 13, Quận Tân Bình TP HCM, trước đó thì PGD hoạt động trong tòa nhà ETown. Tuy có thay đổi địa điểm hoạt

Gòn Thương Tín chi nhánh Tân Bình sẽ có nhiều điều kiện thuận

Xác định lợi thế và tiềm năng của

kinh tế trọng điểm, PGD ETown của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín chi nhánh Tân Bình sẽ thực hiện huy động vốn, đáp ứng nhu cầu về

ệp, hộ kinh doanh và nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của người dân. Ngoài ra còn có các dịch vụ kiều hối, dịch vụ thẻ, thu chi tiền mặt tại nhà… với những phương thức linh hoạt. Hiện đại và cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, công nhân viên PGD ETown đã có những bước tiến đáng kể trong hoạt động kinh doanh, đưa PGD ETown từ một PGD thông thường trở thành PGD tiềm năng, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, uy tín và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Qua đó làm phong phú thêm hoạt động tài chính, tiền tệ phục vụ nhu cầu của mọi thành phần kinh tế trên địa bàn.


2.2.2. Hệ thống tổ chức và Nhiệm vụ,chức năng của các phòng ban - PGD ETown:

Cơ cấu tổ chức:



Trưởng phòng giao dịch

Phó phòng giao dịch

P.Tín Dụng

Bộ phận tư vấn

Bộ phận giao dịch và ngân qũy

Giao dịch viên

Ngân qũy

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Sacombank - PGD ETown Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban:

- Nhiệm vụ của Trưởng phòng

Trưởng phòng chịu trách nhiệm ký duyệt tờ trình, hồ sơ, báo cáo trước khi trình lên Ban giám đốc.

Kiểm tra, kiểm soát các báo cáo kế toán tài chính và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, kịp thời, trung thực của báo cáo đó.

Trực tiếp kiểm tra, kiểm soát quy trình làm việc của nhân viên, đồng thời chịu trách nhiệm giải quyết những vướng mắc trong thẩm quyền được giao.

- Nhiệm vụ của Phó phòng kiêm kiểm soát:

Kiểm tra, phê duyệt tính hợp pháp, hợp lệ của dữ liệu trên hệ thống thông tin kế toán của chứng từ kế toán sau khi giao dịch viên hạch toán.

Nếu phát hiện sai sót, Phó phòng kiêm kiểm soát viên không trực tiếp sửa dữ liệu thông tin trên hệ thống mà trả lại chứng từ cho giao dịch viên hủy và nhập lại.

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 11/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí