Nguyên Nhân Phát Sinh Rủi Ro Tín Dụng:


1.1.4. Những qui định chung về tín dụng:

1.1.4.1. Điều kiện cho vay :

Khách hàng vay vốn Ngân hàng phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

- Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có phương án kinh doanh/dự án đầu tư khả thi, có hiệu quả.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn cam kết trong hợp đồng.

- Thực hiện những quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHTMCP Ngoại Thương.

1.1.4.2. Đối tượng cho vay :

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

- Ngân hàng cho vay các đối tượng sau:

+ Giá trị vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện sản xuất, kinh doanh, đầu tư …

Phân tích hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - PGD ETown - 3

+ Khoản tiền phải trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưa bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung và dài hạn.

- Ngân hàng không cho vay các đối tượng sau:

+ Số tiền nộp thuế.

+ Số tiền để trả nợ gốc và lãi vay cho các tổ chức tín dụng khác.

+ Số tiền vay trả cho chính TCTD cho vay vốn.

1.1.4.3. Mức cho vay:

- Chi nhánh xác định mức cho vay trên cơ sở nhu cầu vay vốn của khách hàng, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng vay, và khả năng nguồn vốn của ngân hàng.

- Trường hợp cho vay có tài sản đảm bảo thì Chi nhánh cho vay trong giới hạn giá trị tài sản đảm bảo.

- Căn cứ tình hình tài chính, mức độ tín nhiệm của khách hàng, tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, tài sản đảm bảo (nếu có). Chi nhánh quyết định khách hàng vay vốn không có hoặc phải có vốn tự có tham gia vào phương án/dự án.

- Chi nhánh phải tuân thủ các quy định về giới hạn tín dụng đối với khách hàng, nhóm khách hàng theo quy định của Luật các TCTD.


1.1.4.4. Các phương thức cho vay :

Theo quy chế cho vay của NHNN, các TCTD được phép thỏa thuận với khách hàng vay việc áp dụng các phương thức cho vay:

- Cho vay từng lần.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng

- Cho vay theo dự án đầu tư

- Cho vay hợp vốn

- Cho vay theo hạn mức thấu chi

- Cho vay trả góp

- Cho vay để mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu

- Cho vay có đảm bảo bằng giấy tờ có giá do NHTMCP Ngoại Thương, ngân hàng khác phát hành.

- Cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.

1.1.4.5. Thời hạn tín dụng:

Thời hạn tín dụng được ngân hàng và khách hàng thỏa thuận dựa vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của ngân hàng.

1.1.4.6. Lãi suất tín dụng :

Lãi suất cho vay là tỉ lệ phần trăm giữa lợi tức thu được trong kì so với số vốn cho vay trong một thời kì nhất định. Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận áp dụng lãi suất cho vay phù hợp với quy định hiện hành của NHNN Việt Nam và NHTMCP Ngoại Thương.

Lãi suất cho vay phải đảm bảo trang trãi đủ chi phí sử dụng vốn, trích lập dự phòng, chi phí hoạt động và có một phần lợi nhuận. Phương thức áp dụng lãi suất:

- Lãi suất cho vay cố định trong suốt thời hạn vay

- Lãi suất cho vay có điều chỉnh

- Lãi suất nợ quá hạn tối đa bằng 150% lãi suất cho vay.

- Lãi suất nợ lãi quá hạn tối đa bằng 5% toàn bộ nợ lãi quá hạn.


1.1.4.7. Đảm bảo tín dụng:

Trước khi quyết định cho khách hàng vay, ngân hàng phân tích khách hàng rất cẩn thận. Tuy nhiên, đánh giá khách hàng chỉ mang tính tương đối, nên trong cho vay ngân hàng cần có thêm đảm bảo tín dụng. Đây được xem là tuyến phòng thủ thứ hai để ngân hàng thu hồi nợ khi khách hàng không có khả năng trả nợ.

1.1.5. Phân loại nợ tín dụng:

Theo quyết định 493 về phân loại nợ và trích lập dự phòng thì các khoản nợ được chia thành năm nhóm, bao gồm:

Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ trong hạn, nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn.

Nhóm 2: nợ cần chú ý, bao gồm nợ quá hạn từ 10 ngày và đến 90 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ dưới 10 ngày.

Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày.

Nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày.

Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ quá hạn từ 361 ngày trở lên, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.

1.1.6. Rủi ro tín dụng:

1.1.6.1. Khái niệm rủi ro tín dụng:

Rủi ro tín dụng là sự xuất hiện những biến cố không bình thường trong quan hệ tín dụng, tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng và có thể làm cho ngân hàng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán cho khách hàng.

1.1.6.2. Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng:

- Nguyên nhân từ khách hàng vay vốn

+ Hoạt động kinh doanh bị thua lỗ, khả năng tài chính bị suy giảm

+ Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích

+ Khách hàng không có thiện chí trả nợ

- Nguyên nhân từ ngân hàng

Công tác phân tích thẩm định khách hàng của cán bộ khách hàng của ngân hàng chưa thật hiệu quả cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ không thu hồi được nợ.

- Nguyên nhân khách quan


+ Bão, lụt, hạn hán, dịch bệnh.

+ Nền kinh tế bị suy thoái, khủng hoảng, lạm phát kéo dài, người gửi tiền có tâm lý lo sợ nên rút tiền ra khỏi ngân hàng, còn người đi vay thì gia tăng nhu cầu xin vay và muốn kéo dài thời gian vay vốn làm ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng.

1.2. Tín dụng Doanh Nghiệp vừa và nhỏ:

1.2.1. Khái niệm DN vừa và nhỏ:

Ngày 23/11/2001 Chính phủ đã ban hành nghị định số 90/NĐ – CP định nghĩa DNV&N như sau: Doanh nghiệp vừa và nhỏ là những cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp lệnh hiện hành có số vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên (không có tiêu chí xác định cụ thể đâu là doanh nghiệp siêu nhỏ, đâu là nhỏ, và đâu là vừa ).

Theo định nghĩa này thì DNV&N bao gồm những doanh nghiệp sau:

- Các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

- Các doanh nghiệp nhà nước có quy mô vừa và nhỏ thành lập và hoạt động theo luật Doanh nghiệp Nhà Nước.

- Các hợp tác xã có quy mô vừa và nhỏ thành lập và hoạt động theo Luật Hợp Tác xã.

- Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.

1.2.2. Thế mạnh và hạn chế của loại hình DNV&N:

1.2.2.1. Thế mạnh:

- Vì DNV&N có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động. Điều này giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng mở rộng quy mô hoạt động giúp doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội nhanh chóng để gia tăng lợi nhuận khi thị trường chuyển biến tích cực. Ngược lại, khi thị trường chuyển biến tích cực thì DNV&N có thể dễ dàng thu hẹp quy mô hoạt động, giúp nhanh chóng cắt giảm chi phí, giảm bớt rủi ro thua lỗ. Hơn nữa, trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng hiện nay thì với vốn đầu tư ban đầu không cao nên DNV&N có thể


nhanh chóng tiếp cận với khoa học kỹ thuật hơn là các doanh nghiệp cồng kềnh, hoạt động lâu năm. Điều này giúp DNV&N có được sự linh hoạt, khả năng phản ứng nhanh nhạy với thị trường hơn là các doanh nghiệp lớn.

- Đối với các doanh nghiệp nhỏ, cách tốt nhất để tồn tại và phát triển là nên tìm một chỗ đứng thích hợp cho mình vì doanh nghiệp chỉ có một nguồn lực nhất định để thoả mãn ngách thị trường nhỏ bé đó. Đây thường là lỗ hỗng thị trường của các doanh nghiệp lớn, vì là doanh nghiệp lớn nên họ chỉ tập trung vào phân khúc thị trường với số đông người tiêu dùng. Hơn nữa, tập trung tất cả những gì mình có vào những gì mình có khả năng nhất và trở thành chuyên gia về lĩnh vực đó, sự tập trung vào một ngách thị trường hẹp giúp bạn có thể tránh được sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ lớn. Thực tế trên thế giới đã chứng minh, không ít các doanh nghiệp nhỏ mới thành lập nhưng đã biết tập trung phát triển những sản phẩm riêng biệt mang tính cá nhân thì vẫn tồn tại và phát triển rất thành công.

1.2.2.2. Hạn chế:

- Phần lớn các DNV&N ở Nước ta có quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, vốn ít, trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất lạc hậu. Trình độ quản lý, quản trị doanh nghiệp còn yếu. Việc phân tích, đưa ra các chiến lược sản xuất kinh doanh còn mang tính thời vụ, bóc ngắn cắn dài, thiếu một chiến lược "dài hơi".

- Trình độ tay nghề người lao động thấp dẫn đến năng suất, chất lượng sản phẩm còn hạn chế. Trong quản lý, điều hành doanh nghiệp, hầu hết các DNV&N chưa thực sự chú trọng đến việc nắm bắt cơ hội, khai thác thông tin về thị trường vốn, lao động thị trường nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường xuất khẩu.

- Mặt khác có thể nói sự thiếu nhanh nhạy, yếu kém về tiếp cận thị trường, cải tiến mẫu mã sản phẩm... đang bộc lộ ở hầu hết các DNV&N ở nước ta. Do đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa quan tâm nhiều đến việc phát triển sản xuất những gì thị trường cần mà chủ yếu sản xuất, kinh doanh và bán những gì mình có. Đặc biệt, mặc dù DNV&N có sự phát triến nhanh về số lượng nhưng việc liên kết, hợp tác kinh doanh của các doanh nghiệp còn rất hạn chế nên các DNV&N Việt Nam phần lớn không có khả năng tham gia sản xuất, kinh doanh ở những ngành nghề, lĩnh vực đòi hỏi có nguồn vốn lớn và công nghệ cao.

10

- Một hạn chế nữa đang là điểm yếu đối với các DNV&N nước ta là trình độ hiểu biết, ý thức tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp chưa cao... Điều này rất nguy hiểm khi nước ta đang đẩy mạnh quá trình hội nhập, hàng loạt công ước quốc tế được ký kết, nếu không nắm vững luật pháp nước ta nói riêng và luật pháp quốc tế nói chung, thì các doanh nghiệp rất dễ bị thua thiệt.

1.2.3. Vai trò của ngân hàng đối với DNV&N:

- Tín dụng ngân hàng là một công cụ tích tụ và tập trung vốn để bổ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng sản xuất theo chiều rộng và chiều sâu.

- Với tư cách là một trung tâm tín dụng, các NHTM có vai trò quan trọng trong việc tích tụ, tập trung nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội và phân phối đến những nơi thiếu vốn. Hoạt động này đã góp phần nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế trong đó có DNV&N.

- Tín dụng ngân hàng là công cụ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô nhằm ổn định thị trường tiền tệ, giá cả tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp

- Tín dụng ngân hàng còn là một công cụ hữu hiệu được sử dụng để ổn định thị trường tiền tệ, giá cả. Các NHTM chính là chủ thể tạo ra tiền của nền kinh tế. Các ngân hàng này huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội, sau đó cấp vốn cho những khách hàng thiếu vốn. Bằng cách này, ngân hàng đã tạo thêm vốn cho nền kinh tế mà không làm tăng khối tiền tệ trong lưu thông. Thông qua đó mà Chính phủ điều hòa lưu thông tiền tệ, tạo sự cân đối trong mối quan hệ tiền tệ - hàng hóa để đạt mục tiêu ổn định thị trường tiền tệ, giá cả tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp.

- Tín dụng ngân hàng hỗ trợ cho các DNV&N trong việc di chuyển giữa các ngành.

- Nền kinh tế ngày càng phát triển đa dạng để đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa của xã hội. Số lượng các doanh nghiệp ngày càng nhiều, đặc biệt là các DNV&N nhằm thỏa mãn các nhu cầu ngày càng chuyên biệt. Nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động trong một lĩnh vực, ngành nghề làm cho cạnh tranh nội bộ ngành ngày càng khốc liệt hơn. Các doanh nghiệp muốn giành thắng lợi trong môi trường này phải không ngừng nghiên cứu tạo ra những sản phẩm mới, chuyên biệt, chất lượng cao


phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Muốn thực hiện được điều này thì nhu cầu vốn là rất lớn để áp dụng công nghệ sản xuất mới vào trong sản xuất thì mới giành được lợi thế so với đối thủ cùng ngành, và doanh nghiệp có khi phải chuyển đổi cả ngành kinh doanh của mình.

1.2.4. Điều kiện cấp tín cho DNV&N:

- Khách hàng vay vốn ngân hàng phải đảm bảo các điều kiện sau:

Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

Đối với pháp nhân Việt Nam, phải có năng lực pháp luật dân sự:

- Có quyết định thành lập (nếu có), giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy phép đầu tư (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)

- Giấy phép hành nghề của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đối với ngành cần giấy phép còn hiệu lực pháp lý trong thời hạn cho vay.

- Điều lệ tổ chức, quyết định bổ nhiệm người điều hành cao nhất.

- Người đại diện vay vốn phải phù hợp với quy định của pháp luật, điều lệ của tổ chức.

Đối với Doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp phải có:

- Năng lực pháp luật dân sự theo Bộ luật dân sự

- Năng lực hành vi dân sự: đủ 18 tuổi trở lên, không bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

Đối với pháp nhân nước ngoài: Chi nhánh chỉ cho vay đối với:

- Các pháp nhân có giấy phép hoạt động tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp.

- Pháp nhân thực hiện các phương án, dự án đầu tư BT, BOT,…

- Ngoài ra các pháp nhân trên phải có năng lực pháp luật dân sự tại nước mà pháp nhân đó có quốc tịch.

Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

Có phương án kinh doanh/dự án đầu tư khả thi, có hiệu quả.

Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ đúng thời hạn cam kết.

Thực hiện những quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương.


1.2.5. Qui trình cấp tín dụng :

1.2.5.1. Khái niệm:

Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng.

1.2.5.2. Các bước cơ bản trong quy trình tín dụng:

Bước 1: Tiếp xúc, tìm hiểu và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn. Khách hàng sẽ cung cấp những thông tin cần thiết dùng thuyết minh cho việc vay vốn. Nhân viên tín dụng sẽ trực tiếp hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.

Bước 2: Thẩm định tín dụng.

Sau khi tiếp nhận những hồ sơ do khách hàng cung cấp, nhân viên tín dụng sẽ tiến hành phân tích, thẩm định những thông tin đó. Ngoài ra, nhân viên tín dụng cập nhật thêm thông tin thực tế, thông tin thị trường bên ngoài của ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh để nhằm phục vụ cho công tác phẩm định thêm chính xác.

Bước 3: Xét duyệt cho vay.

Nhân viên tín dụng trình báo cáo thẩm định và hồ sơ vay cho trường phòng tín dụng xem xét, kiểm tra, đánh giá lại, sau đó tiến hành thủ tục trình Hội Đồng Tín Dụng xem xét và ra quyết định có cho vay hay không.

Bước 4: Sau khi hợp đồng tín dụng có quyết định cho vay, nhân viên tín dụng thực hiện các công việc:

- Lập hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, tiến hành thủ tục công chứng về việc thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh đảm bảo nợ vay theo đúng quy định của ngân hàng(nếu có).

- Lập hợp đồng tín dụng, hướng dẫn khách hàng ký tên vào các giấy tờ có liên quan trong hợp đồng.

Bước 5: Giải ngân và kiểm tra hồ sơ vay vốn.

Sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký, phòng ngân quỹ căn cứ vào đó để tiến hành thủ tục giải ngân cho khách hàng.

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 11/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí