Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty TNHH Jadeluck - 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TT................................................................................................................. Tổ trưởng

VLĐ........................................................................................................ Vốn lưu động

TSLĐ ..................................................................................................Tài sản lưu động

GTGT ................................................................................................... Giá trị gia tăng

TS ..................................................................................................................... Tài sản

TSDH ................................................................................................... Tài sản dài hạn

TNHH..........................................................................................Trách nhiệm hữu hạn


DANH MỤC CÁC BẢNG

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Bảng 2.1. Tình hình kinh doanh của công ty. 32

Bảng 2.2. Bảng tổng hợp tình hình kinh doanh. 32

Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty TNHH Jadeluck - 2

Bảng 2.3. Cơ cấu tài sản lưu động 38

Bảng 2.4. Biến động tài sản lưu động 39

Bảng 2.5. Phân tích vốn lưu động ròng 46

Bảng 2.6. Phân tích vốn lưu động ròng và ngân quỹ ròng 48

Bảng 2.7. Cơ cấu vốn bằng tiền. 50

Bảng 2.8. Biến động vốn bằng tiền. 51

Bảng 2.9: Cơ cấu các khoản mục của các khoản phải thu ngắn hạn. 56

Bảng 2.10: Biến động các khoản mục của các khoản phải thu ngắn hạn. 57

Bảng 2.11: Cơ cấu các khoản mục hàng tồn kho. 63

Bảng 2.12: Biến động các khoản mục hàng tồn kho. 64

Bảng 2.13: Cơ cấu các khoản mục TSLĐ khác. 67

Bảng 2.14: Biến động các khoản mục TSLĐ khác. 68

Bảng 2.15. Tình hình luân chuyển VLĐ. 72

Bảng 2.16: Khả năng sinh lời VLĐ 76

Bảng 2.17: Hiệu quả quản lý khoản phải thu. 79

Bảng 2.18: Hiệu quả sử dụng hàng tồn kho 82

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ


Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty. 24

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy kế toán công ty. 26

Sơ đồ 2.3. Sơ đồ hình thức nhật ký chung 28

Biểu đồ 2.1. Tình hình phân bổ trình độ nhân sự 31

Biểu đồ 2.2. Tình hình thu- chi của công ty. 34

Sơ đồ 2.4. Sơ đồ quy trình sản xuất của công ty. 35

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu TSLĐ và TSDH. 40

Biểu đồ 2.4. Biến động TSLĐ, TSDH và Tổng TS 41

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu các khoản mục của TSLĐ. 42

Biểu đồ 2.6: Biến động các khoản mục của TSLĐ 42

Biểu đồ 2.7. Cơ cấu các khoản mục vốn bằng tiền. 52

Biểu đồ 2.8. Biến động các khoản mục vốn bằng tiền. 53

Biểu đồ 2.9. Cơ cấu các khoản mục của các khoản phải thu ngắn hạn. 58

Biểu đồ 2.10: Biến động các khoản mục của các khoản phải thu ngắn hạn. 59

Biểu đồ 2.11: Cơ cấu các khoản mục hàng tồn kho. 65

Biểu đồ 2.12: Biến động các khoản mục hàng tồn kho. 66

Biểu đồ 2.13: Cơ cấu các khoản mục TSLĐ khác. 69

Biểu đồ 2.14: Biến động các khoản mục TSLĐ khác. 70

Biểu đồ 2.15: Biến động doanh thu thuần và TSLĐ bình quân. 73

Biểu đồ 2.16: Số vòng quay VLĐ bình quân 73

Biểu đồ 2.17: Sức sinh lời VLĐ. 77

Biểu đồ 2.18: Biến động doanh thu thuần và giá trị khoản phải thu bình quân. 80

Biểu đồ 2.19: Số vòng quay khoản phải thu bình quân. 80

Biểu đồ 2.20: Số ngày một vòng quay khoản phải thu. 80

Biểu đồ 2.21: Biến động giá vốn hàng bán và hàng tồn kho bình quân. 83

Biểu đồ 2.22: Số vòng quay hàng tồn kho bình quân( vòng). 84

Biểu đồ 2.23: Số ngày bình quân một vòng quay hàng tồn kho( ngày). 84



1. Lý do chon đề tài.

LỜI MỞ ĐẦU


Ngày nay với sự hội nhập toàn cầu, Việt Nam đang dần khẳng định vị trí của mình trên các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, đến văn hóa xã hội. Khi tham gia váo các tổ chức ASEAN, APEC, WTO, đặc biệt là hội nhập AFTA thì các hoạt động của Việt Nam trên các lĩnh vực ngày càng thiết thực, nhất là lĩnh vực kinh tế. Sự phát triển và tồn tại của các doanh nghiệp cũng góp một phần vào xây dựng và khẳng định vị thế của Việt Nam.

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, VLĐ thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản doanh nghiệp. Kết quả sản xuất kinh doanh ra sao là do công tác quản lý và sử dụng vốn quyết định. Việc phận tích hiệu quả quản lý vốn lưu động sẽ giúp cho doanh nghiệp kịp thời phát hiện và sửa chữa thiếu sót trong kế hoạch đưa ra. Trong nền kinh tế thị trường, sự vận động của tài sản lưu động diễn ra ngày càng nhanh và phức tạp, tình trạng mất cân đối về cung cầu vật tư, hàng hóa trên thị trường có thể ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế việc phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động là cần thiết đối với các doanh nghiệp, là cơ sở đưa ra quyết định và cung cấp thông tin hữu ích cho nhà đầu tư.

Công ty TNHH Jadeluck là công ty chuyên sản xuất và gia công hàng may mặc, nên việc quản lý vốn lưu động sao cho hiệu quả là rất cần thiết. Trong quá trình thực tập tại công ty, em thấy tình hình tài chính của công ty đang rơi vào tình trạng xấu thông qua việc tìm hiểu quá trình quản lý cũng như sử dụng vốn lưu động. Lượng tiền tồn quỹ quá lớn, chưa tạo tính an toàn cho việc nắm giữ, nợ của khách hàng ở mức cao và chưa được chú trọng, dự trữ hàng tồn kho tăng cao tạo ra chi phí không đáng có là tình trạng hiện tại của công ty.

Xuất phát từ sự quan trọng của việc quản lý vốn lưu động, kiến thức trang bị ở trường và nhất là tình trạng quản lý vốn lưu động hiện tại của công ty TNHH Jadeluck chưa tốt. Em đã chọn đề tài: “ Phân tích hiệu quả sử quản lý lưu động tại công ty TNHH Jadeluck”, để làm đề tài nghiên cứu.


2. Mục đích nghiên cứu.


Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết cơ bản về quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp.

Nghiên cứu và phân tích hiệu quả quản lý VLĐ tại công ty TNHH Jadeluck trong giai đoạn 2011-2013.

Đánh giá tình trạng quản lý VLĐ của công ty để từ đó chỉ ra điểm mạnh cũng như bất ổn trong quá trình lưu chuyển và sử dụng VLĐ.

Ngoài ra, phân tích hiệu quả quản lý VLĐ cho thấy được biến động tài chính hiện tại của công ty, từ đó đưa ra đánh giá và các hướng giải quyết thích hợp để cải thiện tình hình tài chính cũng như đưa ra các quyết định đầu tư vốn.

Bao gồm những nội dung sau:


Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động.

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

3. Phương pháp nghiên cứu.

Thu thập thông tin thứ cấp từ các báo cáo, tài liệu có sẵn.

Xử lý, phân tích thông tin bằng các phương pháp sau:

Phương pháp thống kê.

Phương pháp tỷ trọng.

Phương pháp so sánh.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

4.1. Đối tượng nghiên cứu.


Xuất phát từ mục đích của đề tài, đối tượng nghiên cứu của đề tài là phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động trong công ty, trong đó đi sâu nghiên cứu về tình hình sử dụng và hiệu quả quản trị vốn bằng tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu và tài sản ngắn hạn khác.


4.2. Phạm vi nghiên cứu.


Tập trung nghiên cứu tình hình thực tế công tác sử dụng vốn lưu động và tình hình tài chính của công ty TNHH Jadeluck trong giai đoạn 2011-2013, đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn lưu động, cải thiện tình hình tài chính công ty.

5. Cấu trúc đề tài.


Nội dung của luận văn gồm ba chương:


Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp.

Chương 2: Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty TNHH Jadeluck.

Chương 3: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty TNHH Jadeluck.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP.

1.1. Khái quát chung.

1.1.1. Khái niệm vốn lưu động.


Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của chúng vào lưu thông và từ trong lưu thông toàn bộ giá trị của chúng được hoàn lại một lần sau một chu kỳ kinh doanh.

Vốn lưu động là một thước đo tài chính đại diện cho thanh khoản vận hành có sẵn cho một doanh nghiệp. Cùng với các tài sản cố định như nhà máy và thiết bị, VLĐ được coi là một phần của vốn hoạt động.

1.1.2. Kết cấu vốn lưu động.


Dựa theo tiêu thức khác nhau có thể chia vốn lưu động thành các loại khác nhau.

Thông thường có các phân loại sau:


Dựa theo hình thái biểu hiện của vốn ta chia vốn lưu động thành:

Vốn bằng tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn. Vốn bằng tiền bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển.

Các khoản phải thu, bao gồm: khoản phải thu khách hàng, khoản trả trước cho người bán, khoản phải thu nội bộ, các khoản phải thu khác và dự phòng phải thu khó đòi.

Vốn vật tư hàng hóa. Bao gồm 3 loại gọi chung là hàng tồn kho: Nguyên liệu, vật liệu, công cụ và dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm.

Vốn lưu động khác hình thành từ các tài sản ngắn hạn khác bao gồm: Chi phí trả trước ngắn hạn, thuế GTGT được khấu trừ, thuế và các khoản phải thu nhà nước và các tài sản ngắn hạn khác.


Dựa theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh ta chia vốn lưu động thành các loại sau:

Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất, gồm các khoản:

Vốn nguyên liệu, vật liệu chính cộng vốn phụ tùng thay thế.

Vốn công cụ, dụng cụ cộng vốn nhiên liệu.

Vốn vật liệu phụ.

Vốn lưu động trong khâu sản xuất:

Vốn sản phẩm dở dang.

Vốn về chi phí trả trước.

Vốn lưu động trong khâu lưu thông:

Vốn thành phẩm.

Vốn bằng tiền.

Vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán và các loại khác.

Vốn trong thanh toán: gồm khoản phải thu và tạm ứng.


Theo nguồn hình thành:

Nguồn vốn pháp định.

Nguồn vốn tự bổ xung.

Nguồn vốn liên doanh, liên kết.

Nguồn vốn huy động thông qua phát hành cổ phiếu.

Nguồn vốn đi vay.


Mỗi cách phân loại khác nhau đều cho thấy cái nhìn khác nhau về tình trạng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Tuy nhiên để xem xét và đánh giá khả năng tài chính cũng như khả năng quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp, VLĐ sẽ được phân loại dựa vào hình thái biểu hiện của vốn. Chúng ta sẽ tìm hiểu rò hơn các thành phần của vốn lưu động theo cách phân loại này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/06/2022