Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà - 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ


STT

Tên bảng biểu, sơ đồ

1

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà

2

Bảng 2.1. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải

Hà giai đoạn 2017 - 2020

3

Bảng 2.2. Số lượng, chất lượng nhân viên của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải

Hà giai đoạn 2018 – 2020

4

Bảng 2.3. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của Công ty Cổ phần Bánh

Kẹo Hải Hà giai đoạn 2017 – 2020

5

Bảng 2.4. Hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà giai

đoạn 2017 – 2020.

6

Bảng 2.5. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty Cổ phần Bánh Kẹo

Hải Hà giai đoạn 2017 – 2020

7

Bảng 2.6. Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà giai

đoạn 2017 – 2020

8

Bảng 2.7. Hiệu quả sử dụng chi phí của Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà

giai đoạn 2017 – 2020

9

Bảng 2.8. Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Bánh Kẹo Hải Hà giai đoạn

2017 – 2020.

10

Bảng 2.9. Một số chỉ tiêu tài chính khác của Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải

11

Bảng 2.10. Mục tiêu hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải

Hà giai đoạn 2021 – 2023

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà - 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong những năm qua, Việt Nam ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới thông qua việc tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA, CPTPP, EVFTA...), điều này đã mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, việc mở rộng thị trường cũng đem lại không ít thách thức do phải đối mặt với nhiều doanh nghiệp nước ngoài tạo ra nhiều sức ép cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước. Do vậy, để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh hiện nay, các doanh nghiệp phải áp dụng các phương pháp như nâng cao chất lượng về lao động, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn... nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi nếu sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển được, mới có thể thu hút được các nhà đầu tư từ các cá nhân cũng như các tổ chức, từ đó tạo điều kiện nâng cao đời sống của các bộ nhân viên và giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển.

Hiện nay, thị trường bánh kẹo ở Việt Nam ngày càng cạnh tranh cao bởi sự gia nhập của các công ty bánh kẹo nước ngoài như Orion (Hàn Quốc), Kraft Foods, Mondelez (Mỹ), Euro Cake (Thái Lan)...Các sản phẩm của các công ty bánh kẹo ngoại nhập đều được đầu tư công phu, tỉ mỉ từ màu sắc, mẫu mã, chủng loại... Sự gia nhập của các công ty bánh kẹo nước ngoài đặt ra nhiều thách thức cho các công ty bánh kẹo trong nước vì vốn thị trường bánh kẹo đã cạnh tranh, nay lại càng cạnh tranh gay gắt hơn. Tuy nhiên, bối cảnh này cũng chính là động lực để các doanh nghiệp bánh kẹo trong nước nỗ lực đầu tư, chuyển mình để thích nghi với môi trường cạnh tranh này.

Được thành lập từ những năm 1960, Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà (HAIHACO) là một trong những doanh nghiệp bánh kẹo lâu đời nhất Việt Nam và luôn nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng. Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển không ngừng, thương hiệu Hải Hà ngày càng được củng cố và có vị trí, uy tín cao trên thị trường. Sản phẩm bánh kẹo của công ty nhiều năm liền được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, Công ty HAIHACO cũng gặp không ít thách thức khi vừa phải cạnh tranh với các đối thủ trong nước như Kinh Đô, Bibica, Hữu Nghị Food... và vừa phải đối mặt với các công ty bánh kẹo ngoại từ các nước gia nhập vào thị trường bánh kẹo Việt Nam khiến thị phần của công ty trong ngành giảm so với những năm trước.

Thị trường bánh kẹo đặt ra yêu cầu là các doanh nghiệp phải liên tục thay đổi các mẫu mã sản phẩm cũng như chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu

dùng và sự đa dạng hóa trên thị trường. Do vậy, Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà nói riêng và các doanh nghiệp trong ngành bánh kẹo nói chung luôn liên tục cải tiến công nghệ, để nâng cao chất lượng sản phẩm và sản xuất ra các sản phẩm mới. Những doanh nghiệp nào không thực hiện được những yêu cầu trên sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ và biến mất trên thị trường. Đứng trước bối cảnh đó thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Bánh kẹo Hải Hà là điều cấp thiết hơn bao giờ hết .

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp, em quyết định chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hàlàm đề tài khóa luận.

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

- Đồng Tuấn Anh (2019), “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần đồ hộp Hạ Long”, Luận văn Thạc sĩ, Đại Học Thương Mại. Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần đồ hộp Hạ Long, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.

- Lê Thị Vân Anh (2020), “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ Thái Anh”, Luận văn Thạc sĩ, Đại Học Thương Mại. Tác giả đã hệ thống cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty mà tác giả nghiên cứu dựa trên các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh. Từ những phân tích, tác giả đưa ra đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ Thái Anh và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

- Hoàng Thị Mai (2020), “Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần xây dựng Aline”, Luận văn Thạc sĩ, Đại Học Thương Mại. Luận văn đã đưa ra hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, dựa trên cơ sở lý luận và thu thập số liệu thực tế tác giả đã vận dụng để phân tích làm rõ thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần xây dựng Aline, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của của Công ty trong thời gian tới.

- Nguyễn Văn Phúc (2016), “Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp xây dựng thuộc Tổng công ty Sông Đà”, Luận văn tiến sĩ, Học viện tài chính. Luận án đã nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh như: khái niệm hiệu quả kinh doanh, nhân tố ảnh hưởng, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh. Tác giả đã đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của các

doanh nghiệp xây dựng thuộc Tổng công ty Sông Đà, phân tích rõ các nhân tố ảnh hưởng, ưu hạn chế về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp này. Trên cơ sở phân tích rõ thực trạng hiệu quả kinh doanh, luận án đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp mà tác giả nghiên cứu một cách bền vững.

- Lê Quỳnh Trang (2017), “Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần DIC số 4”, Luận văn thạc sĩ, Đại Học Thương Mại. Tác giả đã hệ thống một số lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở lý luận tác giả phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần DIC số 4, tác giả chỉ ra những thành công và hạn chế của doanh nghiệp mà tác giả nghiên cứu. Từ đó, tác giả đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà tác giả nghiên cứu.

- Ngô Thu Thảo (2014), “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Sơn Nam”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại Học Thăng Long. Tác giả đã hệ thống các cơ sở lý luận liên quan đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tác giả nghiên cứu, chỉ ra được những thành công, hạn chế; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà tác giả nghiên cứu.

- Hoàng Thanh Thủy (2020), “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Thương mại và Đầu tư phát triển Thăng Long”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại Học Thương Mại. Tác giả đã hệ thống các cơ sở lý luận liên quan đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp và bộ phận, chỉ ra được những thành công, hạn chế của công ty. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Thương mại và Đầu tư phát triển Thăng Long.

Nhìn chung, những nghiên cứu trên đã tạo nền tảng về cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh và phương pháp nghiên cứu cho đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà”. Tuy nhiên, mỗi đề tài hướng đến một mục tiêu và đối tượng nghiên cứu khác nhau, vì vậy không thể áp dụng các giải pháp của những đề tài trên áp dụng vào Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà. Thêm vào đó, chưa có công trình nghiên cứu nào liên quan đến hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà trong giai đoạn 2017 - 2020. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà là khả thi, thể hiện tính mới và không trùng với các công trình đã công bố trước đó.

3. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.

3.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

a) Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu lý luận: Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về nâng cao hiệu quả doanh nghiệp.

- Mục tiêu thực tiễn

+ Phân tích được thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.

+ Từ những phân tích, đánh giá được những thành công và hạn chế trong hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.

+ Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.

b) Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài khóa luận gồm: - Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Thu thập dữ liệu, phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà giai đoạn 2017 – 2020 để tìm ra những vấn đề còn hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.

- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà trong thời gian tới.

4. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh nói chung và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Bánh kẹo Hải Hà giai đoạn 2017 – 2020. Từ đó, đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Bánh kẹo Hải Hà.

- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.

- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà từ năm 2017 đến năm 2020 và đề xuất giải pháp trong những năm tiếp theo.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập dữ liệu: Tiến hành khảo sát thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà giai đoạn 2017 – 2020. Dữ liệu của đề tài này là dữ liệu thứ cấp. Những số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được xuất bản, các tài liệu trên website của công ty, các số liệu đã được thống kê từ phòng ban trong Công ty, các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của Công ty qua các năm 2017, 2018, 2019, 2020; các văn bản pháp luật và chính sách có liên quan.

- Phương pháp xử lý dữ liệu: Khóa luận đã sử dụng các phần mềm như Excel,... để xử lý các số liệu, thông tin đã thu được trong giai đoạn 2017 – 2020 nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà.

- Phương pháp tổng hợp, phân tích: Tổng hợp các số liệu liên quan từ Công ty, chọn lọc các dữ liệu để tiến hành phân tích. Dựa trên hệ thống chỉ tiêu đánh giá, khóa luận sử dụng phương pháp phân tích từng chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh dựa trên các tài liệu của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà để từ đó thấy được thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty.

- Phương pháp thống kê: Trên cơ sở từ các dữ liệu thu thập được, sử dụng các phương pháp thống kê như số tương đối và tuyệt đối để từ đó thấy được hiệu quả kinh doanh của Công ty qua các năm.

- Phương pháp so sánh: Thông qua số liệu được thu thập từ các phòng ban, các báo cáo và các số liệu thứ cấp, tiến hành so sánh hiệu quả kinh doanh của công ty năm nay so với năm trước trong giai đoạn 2017 - 2020, từ đó có cơ sở đánh giá được thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty, tìm ra được những thành công và hạn chế của Công ty, để đề xuất các giải pháp khắc phục.

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng, biểu, hình vẽ, sơ đồ, các chữ viết tắt, các tài liệu tham khảo, khóa luận tốt nghiệp được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Một số cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.

Chương 3: Các đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp

Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm doanh nghiệp, mỗi nhà nghiên cứu dựa vào các cách tiếp cận khác nhau lại đưa ra một quan điểm khác nhau về khái niệm này.

Theo giáo trình “Kinh tế Doanh nghiệp thương mại”, PGS.TS Phạm Công Đoàn (2012) đưa ra quan điểm: “Doanh nghiệp là một cộng đồng người liên kết với nhau để sản xuất ra của cải hoặc dịch vụ và cùng nhau thừa hưởng thành quả do việc sản xuất đó đem lại”.

Căn cứ Khoản 10, Điều 4, Luật Doanh nghiệp (2020) quy định: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.

Đứng trên mỗi góc độ, chúng ta có những cái nhìn khác nhau về doanh nghiệp, tuy nhiên có một đặc điểm chung đó là chức năng của doanh nghiệp là tiến hành kinh doanh và tạo ra lợi nhuận. Tóm lại, chúng ta có thể hiểu: “Doanh nghiệp là một cộng đồng người liên kết với nhau để sản xuất ra của cải hoặc dịch vụ và cùng nhau thừa hưởng thành quả do việc sản xuất đó đem lại”.

1.1.2. Khái niệm kinh doanh

Căn cứ theo Khoản 21, Điều 4, Luật Doanh nghiệp (2020), Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

Theo giáo trình “Kinh tế Doanh nghiệp thương mại” của PGS.TS Phạm Công Đoàn (2012) thì “Kinh doanh là sự trao đổi hàng hóa giữa các chủ thể kinh tế mà mỗi cá nhân tham gia vào quá trình này đều hướng tới đạt được lợi ích của mình”.

1.1.3. Khái niệm hiệu quả

Theo từ điển kinh tế học của Nguyễn Văn Ngọc (2006) cho rằng: “Hiệu quả là mối quan hệ giữa các đầu vào nhân tố khan hiếm với sản lượng hàng hóa và dịch vụ. Mối quan hệ này có thể được tính bằng hiện vật (gọi là hiệu quả kỹ thuật) hoặc giá trị (hiệu quả kinh tế)”.

Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền (2013), “Hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân, tài, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định”. Trình độ lợi dụng nguồn lực chỉ có thể được đánh giá trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét xem với mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có thể tạo ra kết quả ở mức độ nào. Vì vậy, có thể mô tả hiệu quả bằng công thức định nghĩa sau:

H = K/C

Trong đó: H là hiệu quả của hiện tượng (quá trình) nào đó K là kết quả đạt được của hiện tượng (quá trình) nào đó

C là hao phí nguồn nhân lực cần thiết gắn với kết quả đó

Hiệu quả phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động, trình độ lợi dụng các nguồn lực trong sự vận động không ngừng của các quá trình, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động của từng nhân tố.

Như thế, nếu kết quả phản ánh mức độ đạt được mục tiêu thì hiệu quả phản ánh trình độ lợi dụng nguồn lực để đạt được mục tiêu đó.

1.1.4. Khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Hiện nay, còn nhiều quan điểm về khái niệm “hiệu quả kinh doanh”, mỗi nhà nghiên cứu dựa vào góc độ nhìn nhận và cách tiếp cận khác nhau lại đưa ra một quan điểm khác nhau về khái niệm này.

Dựa vào cách tiếp cận của mình, Adam Smith (1776) cho rằng: “Hiệu quả - Kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa”. Theo ông, việc xác định hiệu quả kinh doanh chỉ đơn thuần dựa vào khả năng tiêu thụ sản phẩm và ông bỏ qua yếu tố chi phí trong việc tính toán hiệu quả kinh doanh, do vậy, chưa phân biệt được rõ ràng giữa hiệu quả kinh doanh và kết quả kinh doanh.

Theo PGS.TS Phạm Công Đoàn (2012) thì: “Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế khách quan phản ánh các lợi ích kinh tế - xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội trong đó hiệu quả kinh tế có vai trò, ý nghĩa quyết định”.

Theo tác giả Nguyễn Văn Phúc (2016): “Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là phạm trù phản ánh mối quan hệ giữa kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp thu được với chi phí hoặc nguồn lực bỏ ra để đạt được kết quả đó, được thể hiện thông qua các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của doanh nghiệp”.

Xem tất cả 81 trang.

Ngày đăng: 23/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí