Đối Tượng Bán Xoài Cát Của Vựa Phân Phối Ngoài Tỉnh

thương lái mua Xoài tại vườn của nhà vườn chiếm 93% số lượng thu mua, và 7% mua từ thương lái khác chở đến. Qua kết quả khảo sát cho thấy, có trên 70% thương lái không vay vốn để kinh doanh. Hoạt động kinh doanh với quy mô vừa phải, nên sử dụng nguồn vốn nhà là chủ yếu. Chỉ có 20,1% là vay vốn làm vốn kinh doanh nên mức vay khi khảo sát trung bình 32,5 triệu đồng và cao nhất 50 triệu đồng. Với lãi suất trung bình 1,27%/năm. Thời hạn trả từ 6 tháng đến 12 tháng.

Thuế là mức chi phí mà thương lái phải đóng là thuế hàng tháng và thuế khoán và thuế năm. Tuy nhiên qua kết quả khảo sát, hầu hết 100% không đóng thuế.

Qua kết quả khảo sát, hầu hết trên 80% các thương lái đều thanh toán tiền mặt cho người bán Xoài và 1 phần trên 10% thương lái chia ra làm 2 lần thanh toán cho người bán Xoài. Thường hoạt động mua bán diễn ra giữa hộ trồng Xoài và thương lái không có hợp đồng chủ yếu là nói miệng với nhau và chỉ có trên 15% là có hợp đồng thông qua giấy tờ, được thảo ra 2 bên cùng ký tên không có chữ ký chính quyền địa phương. Khi hoạt động mua bán diễn ra, đa phần kết quả khảo sát thấy việc thỏa thuận giá chiếm ưu thế vấn đề này cũng đồng nghĩa với việc giá cả được đưa ra trao đổi rò ràng giữa 2 bên (chiếm trên 76,9%). Tuy nhiên thì cũng còn khoảng trên 20% giá cả không được đưa ra thương lượng.


Hình 4 4 Đối tượng mua Xoài của thương lái‌ Nguồn số liệu điều tra thực 1

Hình 4.4 Đối tượng mua Xoài của thương lái‌

(Nguồn, số liệu điều tra thực tế tỉnh Đồng Tháp, 2013)

Tiêu chuẩn chất lượng khi mua Xoài cát: da sạch, suông đẹp, đúng

kích cỡ (chiếm 69,2%); hàng đúng chuẩn (7,7%); da xù xì và hàng cóc bỏ ra (23,1%). Đa số nhà vườn đều đáp ứng được các tiêu chuẩn trên. Những tiêu chuẩn đặt ra chủ yếu do thương lái đã có kinh nghiệm thu mua.

Hot động bán: Phần lớn thương lái bán Xoài cho chủ vựa trong tỉnh (chiếm 82,1%), vựa ngoài tỉnh (17,9%). Riêng Xoài cát Chu Cao Lãnh thì thương lái bán cho vựa đóng gói trong tỉnh chiếm khoảng 78,9%. Chỉ 21,1% lượng Xoài cát Chu Cao Lãnh cho vựa phân phối ngoài tỉnh.

Hình thức thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt một lần (chiếm 62,5%), tiền mặt 2 lần cách khoảng 5 ­10 ngày (12,5%), bên cạnh đó còn có hình thức gối đầu (chiếm 12,5%) và thanh toán thành nhiều đợt chiếm 12,5%. Thông thường việc mua bán diễn ra giữa người mua và người bán không có ký kết hợp đồng (93,8%), chỉ có 6,3% là có ký hợp đồng nhưng cũng chỉ qua điện thoại.

Bảng 4.22 Đối tượng bán từng loại Xoài của thương lái ‌

Xoài cát Chu Cao Lãnh


Số lượng


Tỷ lệ (%)

Vựa đóng gói trong tỉnh


883

78,9

Vựa phân phối ngoài tỉnh


236

21,1

Tổng


1.119

100,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.

Đối tượng bán Xoài


(Nguồn, số liệu điều tra thực tế tỉnh Đồng Tháp, 2013)

Qua kết quả khảo sát thương lái cho thấy rằng, có trên 61.5% thương lái không phân biệt được giá giữa Xoài trồng theo tiêu chuẩn GAP và Xoài trồng bình thường theo mô hình truyền thống. Họ chỉ căn cứ vào hình thức

và chất lượng thực tế mà định giá, ngoài ra người tiêu dùng không phân

biệt. Tuy nhiên cũng có trên 38,5% thương lái phân biệt được Xoài GAP và Xoài sản xuất bình thường. Nên giá giữa hai loại hình canh tác này có sự chênh lệch từ 2000 đồng/kg Xoài chiếm 80%, và 4000 đồng/kg chiếm 20% thương lái trả lời câu hỏi.

Tuy nhiên, thương lái phân biệt được giữa Xoài bao trái và Xoài không có bao trái (chiếm trên 84%). Vì Xoài có bao trái, làm cho trái Xoài đẹp hơn, có chất lượng hơn, Xoài đạt loại 1 nhiều hơn (350gr – 400gr) nên giá bán được cao hơn và đạt hiệu quả hơn. Giá chênh lệch thấp nhất 2.000 đồng/kg chiếm trên 45%, cao nhất 10.000 đồng/kg. Tuy nhiên, còn khoảng 16%

thương lái không phân biệt được giữa Xoài bao trái và Xoài không bao trái vì lý do sử dụng bao trái trên Xoài được phổ biến rộng rãi nên không phân biệt được. Và hơn thế nữa thương lái chỉ chú trọng đến hình thức cụ thể bên ngoài của Xoài mà định giá.

Tóm lại, Thương lái ở Đồng Tháp với quy mô nhỏ, giản đơn chủ yếu sử dụng lao động nhà. Họ thu mua Xoài tại các nhà vườn trên 90%. Mua xong họ không tồn trữ lại nếu có thì cũng chỉ 1 ngày sau họ bán lại cho vựa trong tỉnh khoảng 80% chỉ 1 phần nhỏ bán ra vựa ngoài. Đa số, các thương lái khi mua Xoài không phân biệt được Xoài trồng theo tiêu chuẩn GAP hay không hay Xoài có bao trái hay không nên giá cả không có sự chênh lệch nhiều. Đây là vấn đề khó khăn cho nhà vườn khi phải đầu tư nhiều hơn gặp nhiều rắc rối hơn khi tham gia vào GAP, hay dùng bao trái để bao Xoài mà giá cũng ngang nhau so với Xoài sản xuất bình thường. Đây là nguyên nhân các nhà vườn không muốn tham gia vào sản xuất GAP.

4.2.4.2 Vựa đóng gói trong tỉnh

Qua kết quả khảo sát tại 13 vựa ở tỉnh Đồng Tháp cho thấy, tuổi trung bình của chủ vựa là 41,05 tuổi (cao nhất 57 tuổi, nhỏ nhất là 28 tuổi), chủ

vựa chủ

yếu là nam chiếm trên 53% trong tổng số

người trả

lời, kinh

nghiệm trong lĩnh vực mua bán Xoài trung bình 10 năm (cao nhất là 20 năm, thấp nhất là 2 năm), trung bình trình độ học vấn của chủ vựa lớp 9 (trình độ cao nhất là 12 năm, trình độ thấp nhất là 3 năm).

Bảng 4.23 Thông tin chung của chủ Vựa đóng gói trong tỉnh

Chi tiêu Đặc điểm Giá trị Tỷ lệ (%)

Trung bình 41,5

Tuổi (năm)

Nhỏ nhất 28

Cao nhất 57

Trung bình 9

Trình độ học vấn (lớp)

Nhỏ nhất 3

Cao nhất 12

Giới tính

Nam 8 53,3

Nữ 7 46,7

Kinh nghiệm (năm)

Trung bình 10

Tổng lao động gia đình

Cao nhất 4

(người)

Tổng lao động thuê (người)

Trung bình 3

Trung bình 9

Cao nhất 36

(Nguồn, số liệu điều tra thực tế tỉnh Đồng Tháp, 2013)

Lao động gia đình trung bình mỗi vựa có khoảng 3 người (thấp nhất là 1 người, cao nhất là 4 người). Trung bình có 2 lao động gia đình là nữ (thấp nhất là 1, cao nhất là 3). Ngoài ra vì kinh doanh với quy mô khá lớn nên họ thuê thêm lao động, trong đó lao động nam trung bình là 6 người (thấp nhất là1 người, cao nhất là 26 người), tiền công trung bình mà họ kiếm được đối với lao động nam trung bình 4,79 triệu/tháng (cao nhất 6 triệu/tháng, thấp nhất 3 triệu/tháng), một năm vựa thuê lao động làm việc trung bình 7 tháng/năm (thấp nhất là 4 tháng, cao nhất là 10 tháng); Lao động nữ trung bình 1 vựa thuê 3 người (cao nhất là 10 người). Tiền công trung bình họ có được 3,5 triệu/tháng (thấp nhất 2 triệu/tháng, cao nhất là 5 triệu/tháng), thời gian làm việc trung bình 9 tháng/năm (cao nhất 10 tháng/năm, thấp nhất 7 tháng/năm)

Qua khảo sát cho thấy, tháng có Xoài nhiều nhất trong năm tháng 7, 11, 12 chiếm trên 42,5% số câu trả lời. Tháng 4, 8, 9, và 10 chiếm 36,4%, các

tháng còn lại 1, 2, 3, 5, và 6 chiếm 21,1%. Tháng tiêu thụ Xoài nhiều nhất

vào tháng 1, 9, và 12 chiếm 50% trong đó tháng 12 chiếm đến 21,4%. Tháng giao mùa, tháng tết nên nhu cầu tiêu thụ Xoài cao. Tháng 8, 11 chiếm 21,4% cho rằng Xoài dễ tiêu thụ vào tháng này. Các tháng còn lại chiếm trên 25%. Tuy nhiên, tháng 5 và tháng 6 thị trường tiêu thụ Xoài rất thấp và hầu như được các vựa đánh giá là không có.

Hình 4 5 Thức trạng Xoài qua đánh giá của vựa trong tỉnh‌ Nguồn số liệu 2

Hình 4.5 Thức trạng Xoài qua đánh giá của vựa trong tỉnh‌

(Nguồn, số liệu điều tra thực tế tỉnh Đồng Tháp, 2013)

Qua kết quả khảo sát cho thấy, những tháng nhu cầu thị trường cần tiêu thụ Xoài thì nhà vườn đa phần không đáp ứng được chẳng hạn như tháng 2, 8.. đây là tháng nhu cầu Xoài lên đỉnh điểm nhưng nhà vườn chỉ đáp ứng được rất thấp. Những tháng Xoài nhiều rơi vào tháng 7, 11, 12 rãi đều ra 3 tháng này. Những tháng Xoài nhiều nhất và những tháng nhu cầu và tiêu thụ trên thị trường nhiều nhất lại không ăn khớp với nhau. Đây là 1 vấn đề các nhà khoa học cần phải suy nghĩ.

Hot động thu mua: Theo kết quả khảo sát cho thấy, đối tượng thu mua Xoài của vựa chủ yếu từ nhà vườn chiếm trên 78%, và 22% mua từ thương lái.

Qua kết quả khảo sát cho thấy, trong hoạt động thu mua Xoài của vựa không quan tâm đến hợp đồng thu mua (trên 80%). Đây cũng là thoái quen trong việc trao đổi mua bán giữa người mua và người bán nên rất dễ bị bẻ kèo khi giá Xoài lên xuống thất thường. Trong quá trình trao đổi mua bán, có trên 73% giá cả được đưa ra thương lượng giữa người bán và người mua. Chỉ có 26,7% là giá do người mua quyết định. Hình thức thanh toán có 2 dạng: thanh toán tiền mặt 1 lần chiếm 50% và thanh toán tiền mặt 2 lần 50% phiếu trả lời. Tiêu chuẩn chọn mua Xoài của vựa: Có trên 66% ý kiến cho rằng Xoài phải đẹp, suông, đúng kích cở, không có vết bệnh, sâu, già. Và 20% đòi hỏi Xoài phải đúng kích cỡ, và loại bỏ những hàng Xoài nhỏ, cóc, vỏ xù xì,…chiếm 13,3%.

Phân biệt Xoài sản xuất theo tiêu chuẩn GAP và Xoài sản xuất theo truyền thống, thì có đến 60% vựa không phân biệt được với lý do cho rằng

người tiêu dùng không phân biệt được (60%), 20% cho rằng ở vùng này nhà vườn chưa áp dụng và sản xuất theo tiêu chuẩn GAP và 20% cho rằng không quan tâm chỉ quan tâm đến chất lượng nhìn thấy thực tế mà định giá. Phân biệt được Xoài sản xuất theo tiêu chuẩn GAP và truyền thống (40%) và mức giá chênh lệch trung bình 1.500 đồng/kg (cao nhất 2000 đồng/kg và thấp nhất 1000 đồng/kg).

Phân biệt Xoài bao trái và không bao trái, thì qua khảo sát có đến 66,7% vựa phân biệt được Xoài có bao trái và không bao trái. Nên giá cũng có sự chênh lệch trung bình 2.300 đồng/kg (thấp nhất 500 đồng/kg, cao nhất

4.000 đồng/kg). Và có 33,3% vựa không phân biệt được với lý do: 50% cho rằng ở vùng này chưa áp dụng bao trái (Thành phố Cao Lãnh – Xoài cát Chu Cao Lãnh), và 50% cho rằng chỉ để ý đến chất lượng thực tế quyết định giá.

Khác với thương lái, qua khảo sát 13 vựa Xoài của tỉnh Đồng Tháp thì có 46,7% vựa có đóng thuế với hình thức là thuế hàng năm và thuế tháng. Trung bình vựa đóng 275 ngàn đồng/tháng (cao nhất 350 ngàn đồng/tháng, thấp nhất 200 ngàn đồng/tháng) và 1,61 triệu/năm (cao nhất 3 triệu/năm và thấp nhất 1 triệu/năm)

Hoạt động bán: Qua kết quả khảo sát, tổng lượng Xoài cát Chu Cao Lãnh mà vựa trong tỉnh bán là 13.368 tấn/năm. Trong đó, Xoài cát Chu Cao Lãnh chủ yếu bán cho vựa phân phối ngoài tỉnh chiếm trên 67% tổng lượng Xoài bán ra của vựa.


Đối tượng mua xoài của vựa


22%


Nông dân Thương l ái

78%

Hình 4.6 Nguồn Xoài thu mua của Vựa‌

(Nguồn, số liệu điều tra thực tế tỉnh Đồng Tháp, 2013)

Trong quá trình diễn ra mua bán giữa các bên thì trên 46% giá Xoài được đưa ra thỏa thuận, và có khoảng 40% là giá do người mua quyết định. Còn trên 13% do người bán quyết định.

Bảng 4.24 Đối tượng bán Xoài của vựa trong tỉnh‌

Xoài cát Chu

Đối tượng

Cao Lãnh

Sản lượng (tấn) Tỷ lệ (%)


Vựa phân phối ngoài tỉnh

9.018

67,5

Bán lẻ

435

3,3

Xuất khẩu

3.915

29,3

Tổng

13.368


(Nguồn, số liệu điều tra thực tế tỉnh Đồng Tháp, 2013)

Qua kết quả khảo sát cho thấy, đa phần nguồn vốn để kinh doanh của vựa ở tỉnh Đồng Tháp chủ yếu là vốn tự có, chỉ có 22,2% trong tổng số vựa điều tra là vay vốn từ ngân hàng. Trong một năm thì thì vựa hoạt động kinh doanh Xoài từ 6 đến 9 tháng chiếm 33,3% số phiếu trả lời, còn lại trên 60% là kinh doanh quanh năm.

Tóm lại, cũng như thương lái nguồn thu mua Xoài của vựa chủ yếu từ

nhà vườn 78%, và chỉ 22% là của thương lái. Tuy nhiên sau khi thu mua

Xoài về thì vựa còn phải qua một công đoạn sơ chế: phân loại Xoài ra loại 1, loại 2, loại 3 để phân biệt giá cả, gói giấy, đóng thùng để chuyển đi xa,

…Một số vựa trong tỉnh thuê xe, hoặc xe nhà hay gửi xe chở lên thị trường TP HCM, các tỉnh miền ngoài. Một số thì được chuyển đến cửa khẩu Lạng Sơn xuất sang Trung Quốc nên chi phí của vựa cao hơn thương lái.

4.2.4.3 Vựa phân phối ngoài tỉnh


Do hạn chế về thời gian và kinh phí nên tác giả

chỉ

phỏng vấn tác

nhân vựa phân phối ngoài tỉnh qua điện thoại. Qua kết quả khảo sát 5 vựa ngoài tỉnh, chủ yếu ở Tiền Giang, Thủ Đức và TP HCM. Xoài được tiêu thụ tại thị trường TP HCM và các tỉnh phía Bắc. Qua chia sẽ của các chủ vựa phân phối ngoài tỉnh được biết Xoài cát Chu Cao Lãnh được xuất sang thị trường Trung Quốc khoảng 75%. Do đặc điểm của hai loại Xoài cát Chu

Cao Lãnh và Xoài Cao Lãnh nên khi được bán vào các thị trường này thì đã được phân loại, chủ yếu loại 1 và loại 2 nên chỉ sử dụng dưới dạng Xoài tươi là chủ yếu.

Nguồn mua Xoài của vựa ngoài tỉnh chủ yếu là các vựa đóng gói trong

tỉnh ở Đồng Tháp chuyển đến chiếm khoảng 89%, còn lại thu mua của

thương lái hoặc nhà vườn bán trực tiếp cho vựa phân phối ngoài tỉnh.


Hot động bán Xoài cát: Đối tượng bán Xoài của vựa phân phối

ngoài tỉnh chủ yếu là bán lẻ và xuất khẩu.

Bảng 4.25 Đối tượng bán Xoài cát của vựa phân phối ngoài tỉnh


Đối tượng bán

Xoài cát Chu Cao Lãnh (tấn)

Sản lượng Tỷ lệ (%)

Bán lẻ 3.759,3 33,1

Xuất khẩu Trung Quốc

Tổng

7.585,5 66,9

11.344,8


(Nguồn, số liệu điều tra thực tế tỉnh Đồng Tháp, 2013)

Xoài cát Chu Cao Lãnh chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc bằng con đường tiểu ngạch ở cửa khẩu Lạng Sơn (66,86%), còn lại cung cấp cho thị trường bán lẻ ở các Hà Nội, Huế, ...Ở đây họ rất thích sử dụng loại Xoài cát Chu Cao Lãnh, họ cho rằng ngon và mức giá tương đối phù hợp với thu nhập của người người tiêu dùng nơi đây

Tóm lại, vựa ngoài tỉnh trong đề tài tác giả khảo sát chủ yếu ở Thủ Đức, TP HCM, Tiền Giang. Nguồn thu mua Xoài của tác nhân này chủ yếu là các vựa ở tỉnh Đồng Tháp chở đến. Hoạt động buôn bán của vựa phân phối ngoài tỉnh này chủ yếu Xoài cát Chu Cao Lãnh tiêu thụ ở thị trường ngoài Bắc và thị trường Trung Quốc.

4.3.3.4 Người bán lẻ

Qua kết quả khảo sát người bán lẻ tại khu vực An Hữu – Cái Bè – Tiền Giang giáp với tỉnh Đồng Tháp và trong tỉnh Đồng Tháp.

Bán lẻ

Xoài cát theo ven Quốc lộ

1A là nữ

chiếm 81,8%, nam chỉ

chiếm 18,2%. Với độ tuổi trung bình là 49,2 tuổi (cao nhất là 59 tuổi và

thấp nhất là 28 tuổi), họ có kinh nghiệm mua bán trung bình là 14,7 năm (nhiều nhất là 35 năm và thấp nhất là 3 năm kinh nghiệm). Trong những hộ

Xem tất cả 163 trang.

Ngày đăng: 28/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí