Diện tích trồng Xoài giảm nhiều người phá Xoài trồng 5 | 50,0 |
Bán được lâu dài trong những năm tới vì Xoài chất lượng, 5 | 50,0 |
Khác 4 | 40,0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nhu Cầu Dự Đoán Phát Triển Xoài Cát Của Các Tác Nhân Sản
- Đối Tượng Bán Xoài Cát Của Vựa Phân Phối Ngoài Tỉnh
- Những Thuận Lợi Khó Khăn Trong Hoạt Động Của Các Tác Nhân Thương Mại Trong Chuỗi Giá Trị Xoài Cát Ở Tỉnh Đồng Tháp
- Chức Năng Cơ Bản Trong Chuỗi Giá Trị Xoài Cát
- Phân Tích Tổng Hợp Kinh Tế Chuỗi Chuỗi Giá Trị Xoài Cát Chu Cao Lãnh
- Giải Pháp Nâng Cao Chuỗi Giá Trị Sản Phẩm Xoài Cát
Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.
cây khác
ngon nỗi tiếng
(Nguồn, số liệu điều tra thực tế tỉnh Đồng Tháp, 2013)
Qua kết quả khảo sát, có đến 50% ý kiến cho rằng diện tích Xoài sẽ giảm vì giá cả bấp bênh nhà vườn không có lời nên phá vườn xoài và trồng những loại cây trồng khác như: Chanh, Ổi, nhãn,… có 50% ý kiến cho rằng Xoài cát ở Đồng Tháp nỗi tiếng ngon, chất lượng nên rất dễ bán, ngoài ra 1 số ý kiên như giá cả bấp bênh, kinh tế khó khăn, ít khách,..chiếm 40%.
4.2.7 Thực trạng hoạt động của các tác nhân hỗ trợ và thúc đẩy chuỗi giá trị Xoài cát
4.2.7.1 Vận chuyển
Kết quả điều tra cho thấy, tác nhân vận chuyển Xoài tại Đồng Tháp hoạt động theo hai hình thức vận chuyển. Xe ba gác với tải trọng dưới 1 tấn, đây là hình thức vận chuyển phổ biến từ nhà vườn đến các vựa, đặc biệt các thương lái rất ưa chuộng loại phương tiện này vì phù hợp với quy
mô và dễ
đi sâu vào các đường nông thôn để
thu mua. Đối với các chủ
phương tiện có trọng tải trên 2 tấn thường được thuê đi các tuyến đường lớn, đường xa như đi thành phố HCM, miền Trung, Hà Nội, cửa khẩu Lạng Sơn – Trung Quốc..... Chi phí thuê xe ba gác trung bình 1 chuyến với khoảng cách 10km thì giá giá 266.000đồng/chuyến/tấn. Đối với các xe tải lớn thì giá trung bình đi TP HCM 700.000 đồng 800.000 đồng/chuyến/tấn, vận chuyển Xoài đến chợ đầu mối Hà Nội trung bình 2,5 triệu đồng/chuyến/tấn, vận chuyện Xoài đến cửa khẩu Lạng Sơn trung bình 2,6 triệu đồng/chuyến/tấn.
Nhìn chung, lao động tham gia vận chuyển bằng xe ba gác là lao động nhà, đối với các chủ vận tải đường xa với xe tải lớn thì thuê thêm lao động, thường chủ xe không tham gia điều khiển phương tiện. Giá thuê lao động trung bình 3,5 triệu đồng/tháng (không có hàng vẫn được hưởng lương), thời gian hoạt động trung bình của các xe tham gia vận chuyển Xoài là 8 tháng/năm.
Tình hình vận chuyển Xoài: Đa phần qua khảo sát, tháng Xoài rộ
được các tài xế vận chuyển Xoài cho rằng 4 tháng/năm. Trong thời gian
Xoài rộ trung bình chở hai chuyến/ngày (thấp nhất là một chuyến/ngày cao nhất là ba chuyến/ngày). Những tháng Xoài bình thường thì có 2,5 tháng/năm (cao nhất là 4 tháng và thấp nhất là 1 tháng). Trung bình một chuyến/ngày (cao nhất 2 chuyến/ngày). Hình thức hoạt động vận chuyển là khâu trung gian. Tổng chi phí trung bình 83,5 triệu/năm/tấn (cao nhất 133,714 triệu/năm/tấn, thấp nhất 70,821 triệu/năm/tấn) (bao gồm chi phí nhiên liệu, thông tin liên lạc, lao động, lãi vay, thuế,..).
Khó khăn đối với các tài xế vận chuyển: Đường giao thông nhỏ hẹp, ghập ghềnh, giá cả xăng dầu tăng liên tục, thời tiết mưa gió,…để đối phó
với các khó khăn các tài xế đưa ra 1 số ý kiến sửa chữa lại đường giao
thông đặc biệt giao thông nông thôn vì nhà nước đã thu phí bảo trì đường bộ nên cần phải sửa chữa lại đường giao thông cho người đi lại thật tốt và an toàn.
4.2.7.2 Chợ đầu mối trong tỉnh
Năm 2012 là năm trái cây của nhà vườn chịu nhiều ảnh hưởng, do tình
hình kinh tế
trong nước gặp nhiều khó khăn, sự
cạnh tranh của trái cây
Trung Quốc, đặc biệt là hậu quả của cơn lũ năm 2011 để lại đã làm ảnh hưởng lớn đến sản lượng, cũng như việc tiêu thụ trái cây cho nhà vườn. Mặc dù vậy trái cây thông qua chợ năm 2012 đạt 50.050 tấn, giảm 5.050 tấn so với năm 2011 là 55.100 tấn, bao gồm:
Thị
trường tiêu thụ
trái cây: Nội địa: 35.050 tấn; Xuất khẩu: 15.000
tấn. Do hậu quả của cơn lũ năm 2011 để lại nên ảnh hưởng rất nhiều đến sản lượng trái cây của Nhà vườn. Mặc dù vậy, nhưng giá trái cây luôn ở mức cao (có lúc Chanh lên đến 42.000 đồng/ký), không có tình trạng giá cả xuống thấp như năm 2011 (Ổi có lúc xuống 400đ/kg), tạo tâm lý phấn khởi cho bà con nhà vườn.
Tổng số vựa ở chợ đầu mối Mỹ Hiệp: Số lượng nhà vựa hiện nay: 58 Vựa. Trong đó số lượng vựa có mua Xoài:10 vựa. Các loại Xoài mua bán tại
chợ gồm: Xoài cát Chu Cao Lãnh; Xoài Ghép; Xoài Keo (Campuchia) và
Xoài Đài Loan. Trong đó Xoài cát Chu Cao Lãnh chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Giá mua từng loại năm 2012: (Xoài loại I) Xoài cát Chu Cao Lãnh (thời điểm thấp nhất là 7.000đ/kg và cao nhất là 22.000đ/kg); Xoài ghép (4.000đ/kg –
13.000đ/kg); Thời gian mua bán Xoài tại chợ kéo dài khoảng 11 tháng. Các tháng Xoài rộ là từ tháng 9 đến tháng 5. (số liệu năm 2012); Tháng cao điểm khoảng 1.500 tấn/tháng và thấp điểm chỉ khoảng 50 – 70 tấn/tháng (do hết mùa Xoài); Lượng Xoài mua bán thông qua chợ chủ yếu là qua thươg lái, kế đến là nhà vựa trực tiếp đến nhà vườn mua và một số ít nhà vườn đem ra chợ bán. Hình thức thanh toán: bằng tiền mặt ngay sau khi thỏa thuận mua
bán xong. Thị trường chính của các nhà vựa mua Xoài tại Chợ: Các tỉnh
Miền Trung, Miền Bắc và Tây nguyên (ví dụ như: Miền Bắc: Chợ Long
Biên, Chợ Thường Tín; Tây Nguyên: Chợ Đà Lạt; Miền Trung: Chợ ở Huế)
Bảng 4.34 So sánh số lượng mua vào của chợ đầu mối trong tỉnh năm 2012 và 2011
Số lượng năm 2012 (tấn) | Số lượng năm 2011 (tấn) | |
Xoài | 10.143 | 5.967 |
Nhản | 6.816 | 7.578 |
Chanh | 13.725 | 26.692 |
Ổi | 6.880 | 7.117 |
Ớt | 9.987 | 3.561 |
Táo | 917 | 1.126 |
Cam, Quýt, Bưởi | 509 | 377 |
Khác | 856 |
(Nguồn báo cáo tổng hợp: Chợ đầu mối Mỹ Hiệp – Đồng Tháp và phỏng vấn KIP, 2013)
4.2.7.3 Tín dụng Nhân Dân và một số tổ chức khác
Qua kết quả phỏng vấn tín dụng có hỗ trợ cho các tác nhân hoạt động bên Xoài ta thấy rằng, hoạt động cho vay bên trồng Xoài của tín dụng Nhân dân chỉ chiếm ¼ tổng nguồn cho vay về cây ăn trái. Ở đây người dân trồng Xoài được tín dung cho vay theo mùa vụ, với hình thức vay 6 tháng, có thế chấp tài sản. Ví dụ một ha diện tích Xoài vay được 40 triệu, cao hơn lúa, một ha lúa chỉ vay được 10 triệu vì chi phí Xoài cao hơn lúa. Khi vay thì người vay phải lên một kế hoạch cơ bản về phương án sản xuất. Vì hộ trồng Xoài nằm trong 4 nhóm lãi suất Nông nghiệp Nông thôn nên hưởng lãi suất 0,83%. Đối với thương lái, vựa nói riêng đối với dịch vụ nói chung thì sử dụng lãi suất khác, trung bình lãi suất 1,2%/năm. Thế chấp chủ quyền
nhà, giấy phép kinh doanh hoặc những cái sạp bán
ở chợ
nhưng phải là
thành viên tín dụng mới cho vay. Phải được xem xét tư cách thành viên thì mới được vay. Vay 6 tháng nhưng đóng lãi 3 tháng một lần và nhân viên tín dụng xuống kiểm tra. Đồng thời nhân viên tín dụng cũng giúp cho người dân làm thủ tục để vay.
Những năm gần đây hiệu quả trồng Xoài không cao nên họ thường
xen canh trong một vườn: Chanh, Ổi,.. vì có thể bù đắp qua lại, nếu Xoài mất giá thì còn có Chanh, Ổi,… bù lại. Chính vì đều này mà những khoản nợ được trả đúng hạn trên 90%. Còn 10% vì có những rủi ro, tuy nhiên sẽ
xem xét và cho gia hạn nợ. Áp dụng theo chính sách gia hạn nợ của tín
dụng. nếu tín dụng thấy khách hàng hoạt động tốt thì sẽ cho gia hạn để hoạt động tiếp. Tuy nhiên thời gian kéo dài cho gia hạn không vượt quá chu kỳ cho vay. Đối tượng vay nhiều chủ yếu là nhóm đối tượng nông nghiệp nông thôn trong đó trồng trọt nhiều hơn chăn nuôi.
Tình hình trả nợ kém của các đối tượng vay vốn vì giá cả bấp bênh; thất mùa do thời tiết; dịch bệnh,…hiện nay người trồng Xoài gặp rất nhiều khó khăn trong việc chăm sóc vì dịch bệnh nhiều, sản lượng giảm do thời tiết, môi trường gần như không phù hợp với trồng Xoài cát nữa. Hiện nay người dân đang đổ xô sang trồng Xoài Đài Loan vì Xoài Đài Loan dễ trồng hơn Xoài cát Chu Cao Lãnh hoặc Xoài Cát Hòa Lộc Đồng Tháp và cũng có thể xuất sang Trung Quốc nên nhà vườn đang chuyển hướng. Theo chia sẽ của các quỹ tín dụng thì hiệu quả sản xuất của nhà vườn đạt cao hơn so với ngày xưa nhưng tốc độ tăng của giá vật tư đầu vào tăng cao hơn tốc độ tăng của giá Xoài cho nên năng suất có tăng nhưng nhà vườn vẫn nghèo.
Bên cạnh quỹ tín dụng, nhà vườn cũng chia sẽ trong quá trình sản xuất cũng nhận được quan tâm, hỗ trợ của nhiều cơ quan chức năng:
2.2% | |||
Công t y | 18.7% | ||
Viện/ trường | 22.2% | ||
Thuế | 3.9% | ||
Quản lý thị trường | .9% | ||
TT Khuyến nông và phòng… | 48.7% | ||
Ngân hàng | 3.5% | ||
0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% |
(Nguồn, số liệu điều tra thực tế tỉnh Đồng Tháp, 2013)
Hình 4.12 Các nhà hỗ trợ và thúc đẩy chuỗi giá trị Xoài cát hiện tại
Các Viện, Trường: kết quả khảo sát cho thấy có đến 22,2% các hộ
trồng Xoài nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ các viện, trường, đặc biệt là Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, Trường đại học Cần Thơ mà đặc biệt là khoa Nông nghiệp, Các hỗ trợ này chủ yếu tập trung vào việc hướng
dẫn phòng, trừ hoa.
sâu, bệnh; nghiên cứu giống; kỹ thuật chăm sóc, xử
lý ra
Trung tâm Khuyến nông và phòng Nông nghiệp: bên cạnh sự hỗ trợ từ các viện, trường, 48,7% hộ trồng còn nhận được hỗ trợ từ các cán bộ của trung tâm khuyến nông tỉnh và huyện Cao Lãnh, Thành Phố Cao Lãnh cán bộ khuyến nông các xã và phòng Nông nghiệp. Chủ yếu là hỗ trợ, hướng dẫn về các khâu chăm sóc, cách thức sử dụng phân bón và thuốc BVTV, cách xử lý ra hoa,…
Công ty BVTV: (18,7%) nhân viên của các công ty BVTV cũng có hỗ trợ về cách thức sử dụng phân bón, thuốc BVTV cho các hộ trồng thông qua các cuộc tọa đàm, hội thảo của công ty tổ chức tại địa phương hoặc thông qua các cửa hàng VTNN.
Ngoài ra, các sở, ngành địa phương, các ngân hàng có những chính sách ưu đãi về tín dụng cho các hộ trồng Xoài. Các sở, ngành đã tổ chức những lớp tập huấn, những cuộc hội thảo để phổ biến đến các nhà vườn về chính sách sản xuất và tiêu thụ nông sản, kỹ thuật sản xuất và phương pháp tiếp cận thị trường.
4.3 PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ XOÀI CÁT TỈNH ĐỒNG THÁP
4.3.1 Vẽ sơ đồ chuỗi
Đầu vào
Sản xuất
Thu gom
Sơ chế
Thương mại
Tiêu dùng
3,1%
NNhhàà vvườnn ttrrồnngg XXooààii
13,4%
60,9%
TThhươnngg
llááii
47,5%
Vựa
đ
Vựa
39,2%
đóónngg
VVựaa pphhâânn pphhốii nnggooààii ttỉnnhh
18,5%
38,1%
30,9%
gói ttrroonngg tỉnh
BBáánn LLẻ
NNộii
đđịaa
37,2%
19,6%
14,9%
Công ty CB
14,9%
HHTTXX
XXuuấtt kkhhẩuu
5,1%
4,7%
ĐĐạii LLýý
VVậtt TTư
NNôônngg NNgghhiiệpp,,
GGiiốnngg
100% 100%
Viện, Trường, Khuyến Nông địa phương, các công ty thuốc BVTV
Các Sở, ngành, Ngân hàng, Quỹ tín dụng
Sơ đồ 4.1 Chuỗi giá trị Xoài cát Chu Cao Lãnh
(Nguồn, số liệu điều tra thực tế tỉnh Đồng Tháp, 2013)