Những Thuận Lợi Khó Khăn Trong Hoạt Động Của Các Tác Nhân Sản Xuất Đầu Vào Trong Chuỗi Giá Trị Xoài Cát Ở Tỉnh Đồng Tháp

Qua nghiên cứu cho thấy, nhà vườn trồng Xoài ít vay vốn chỉ có‌

khoảng 26,7% nông hộ có vay vốn. Hầu hết các hộ vay đều sử dụng đúng mục đích (90,6%), vay để mua nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất

Xoài. Nguồn vốn vay chủ

yếu từ

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn (71,7%), kế đến là Ngân hàng Chính sách xã hội (13,2%) và Ngân

hàng Thương mại, quỹ

tín dụng (15,1%). Lãi suất vay của nông hộ

phụ

thuộc vào nguồn vốn vay và thời hạn vay, có 35,8% nông hộ vay vốn có mức lãi suất dưới 1%/tháng, 35,8% nông hộ vay vốn có mức lãi suất từ 1% đến 1,5%/tháng và 28,3% nhà vườn vay vốn có lãi suất trên 1,5%/tháng. Số tiền vay của các nhà vườn tương đối nhỏ, vay dưới 20 triệu đồng chiếm

43,4% số

hộ, từ

20 đến 50 triệu đồng chiếm 34,0%, trên 50 triệu đồng

chiếm 22,6%. Thời hạn vay của nhà vườn đa số dưới 12 tháng chiếm 83% và trên 12 tháng chiếm 17%. Nhà vườn trồng Xoài vay vốn để đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuê lao động.

Xác định những chi phí có liên quan đến hoạt đồng trồng Xoài cát của nhà vườn là rất quan trọng vì đây là cơ sở để hạch toán giá thành, xác định

lợi

nhuận của

người sản

xuất. Giá thành 1kg Xoài loại 1 được cấu thành

bởi hai khoản chi phí chính là chi phí đầu vào và chi phí gia tăng. Trong cơ cấu chi phí đầu vào thì chi phí sâu bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất 30%, các nhà vườn cho biết việc phòng trừ sâu bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hình dáng ngoài của trái khi bán. Các loại sâu, bệnh thường gây hại trên Xoài như: rầy bông Xoài, rệp sáp, sâu đục trái, ruồi đục trái, bệnh đóm đen, bệnh thán thư, bệnh phấn trắng...

Bên cạnh đó, thời tiết xấu cũng có ảnh hưởng rất lớn đến kỹ thuật xử lý ra hoa trái vụ trên cây Xoài. Giai đoạn ra hoa là giai đoạn khá nhạy cảm đối với cây Xoài và chịu sự tác động rất lớn bởi thời tiết. Nếu gặp mưa nhiều làm vỡ hoặc rửa trôi hạt phấn, thời tiết khô nóng lại làm nướm nhụy bị khô, hạt phấn khó nảy mầm ảnh hưởng đến khả năng đậu trái. Đặc biệt khi thời tiết có sương nhiều, mưa đêm và những khi xuất hiện mưa trái mùa

(sớm hoặc muộn) đều ảnh hưởng trực tiếp đến việc xử lý, kích thích ra

hoa, đậu trái trên cây Xoài. Do đó, khi gặp thời tiết bất lợi nhà vườn thường phải tốn nhiều chi phí cho phun thuốc xử lý ­ kích thích ra hoa nhiều lần và tốn nhiều công lao động cho việc rung cây và phun rửa sạch nước mưa trên

cây Xoài.

Chính vì vậy, chi phí lao động cũng phát sinh thêm rất nhiều. Mưa

nhiều không chỉ ảnh hưởng đến năng suất mà còn ảnh hưởng đến chất

lượng trái Xoài, giảm giá bán và chi phí tăng cao. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến chi phí sâu bệnh, chi phí xử lý ­ kích thích ra hoa và chi phí lao động luôn chiếm tỷ lệ cao (72,1%) trong tổng cơ cấu chí phí sản xuất Xoài (Bảng 4.9).

Qua kết quả khảo sát cho thấy, chi phí sản xuất của nhà vườn sản xuất Xoài cát Chu Cao Lãnh trung bình khoảng 8.000 đồng/kg. Trong đó chi phí đầu vào chiếm 60% tổng chi phí sản xuất 1 kg Xoài cát và chi phí tăng thêm bao gồm chi phí bao trái, chi phí đấp mô, chi phí thuê lao động, … trung bình khoảng 5.000đồng/kg. Một bao trái để bao cho Xoài cát Chu Cao Lãnh được nhà vườn sử dụng 2 đến 3 lần.

Bảng 4.9 Chi phí sản xuất Xoài của nhà vườn theo từng loại Xoài ‌

Xoài cát Chu Cao Lãnh


Khoản mục

Đồng/kg

Tỷ trọng %

Chi phí đầu vào

5.020


Chi phí phân

700

8,4

Chi phí thuốc sâu bệnh

2.490

30,0

Chi phí thuốc bón gốc

250

3,0

Chi phí thuốc xử lý ­ kích thích ra hoa

1.580

19,0

Chi phí tăng thêm

3.290


Chi phí bao trái

290

3,5

Chi phí lao động (thuê, gia đình)

1.920

23,1

Chi phí khác (đấp mô, tưới, vận chuyển, lãi vay

dụng cụ)

, 1.080

13,0

Tổng giá thành

8.310


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.

Phân tích chuỗi giá trị xoài cát tỉnh Đồng Tháp - 11

(Nguồn, số liệu điều tra thực tế tỉnh Đồng Tháp, 2013)

Hoạt động sản xuất nông nghiệp có đặc thù là sự chuyển hóa yếu tố đầu vào thành sản phẩm cần rất nhiều thời gian so với các ngành sản xuất khác. Chẳng hạn thời gian cần để sản xuất một chiếc điện thoại di động có thể tính bằng giờ, thậm chí tín bằng phút nhưng trong thời gian kể từ khi gieo trồng cho đến khi thu hoạch Xoài ít nhất cũng phải mất 3 tháng (đối với cây Xoài đã cho thu hoạch). Bên cạnh đó việc rút ngắn thời gian sản

xuất không làm giảm chất lượng sản phẩm công nghiệp nhưng sẽ làm

giảm chất lượng sản phẩm nông nghiệp do đặc điểm sinh học của cây trồng và vật nuôi (Lê Khương Ninh, 2004).

Bảng 4.10 Đối tượng bán Xoài của nhà vườn ‌

Xoài cát Chu Cao Lãnh

Đối tượng bán

Số lượng

Tỷ lệ (%)


Thương lái

1.064

64,21

Vựa đóng gói trong tỉnh

540

32,59

Vựa phân phối ngoài tỉnh

53

3,20

Bán lẻ

­

­

Tổng

1.657


(Nguồn, số liệu điều tra thực tế tỉnh Đồng Tháp, 2013) (Lưu ý: Số lượng đã được quy đổi về cùng loài 1)

Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp không điều chỉnh được theo thị trường nên giá bán sản phẩm thường bấp bênh hơn nữa sản phẩm Xoài lại không tồn trữ được, tính mùa vụ cộng với sản lượng bán đồng loạt nên khả năng thương lượng rất thấp .

Năm 2012, phần lớn sản lượng Xoài của nhà vườn được sản xuất ra bán cho thương lái địa phương (chiếm trên 60%), trên 34% bán cho vựa đóng gói trong tỉnh, phần còn lại nhà vườn chủ yếu bán cho vựa phân phối

ngoài tỉnh: Chợ

đầu mối Thủ

Đức, Chợ An Hữu,…và chỉ

một phần nhỏ

chiếm khoảng 4% lượng Xoài Cao Lãnh được bán lại cho các sạp bán lẻ trong tỉnh.

Qua thực tế khảo sát, thì nhà vườn đi tìm người mua chiếm tỷ trọng

thấp nhất 21,5%, phần lớn người mua tìm đến nhà vườn để mua chiếm

61,5%. Nhà vườn tìm đến người mua chủ yếu là cho mối quen, làm ăn lâu năm, có uy tín.

Bảng 4.11 Hình thức bán Xoài của nhà vườn ‌

Khoản mục

Tần suất

Tỷ lệ (%)

Người mua tìm đến Đi tìm người mua Chở đến nơi bán Tổng

(Nguồn, số liệu điều tra thực tế tỉnh Đồng Tháp, 2013)

123 61,5

43 21,5

69 34,5

235

Khi mua Xoài người mua thường đặt ra yêu cầu đối với sản phẩm Xoài phải bóng đẹp, già chiếm 42,%, sạch, không nhiễm chất độc hóa học chiếm 20,6%, và trên 37% yêu cầu về trọng lượng, đúng kích cỡ : loại 1 > 250gr trở lên, loại 2 từ 250 ­220gr, loại 3 từ 200 ­220gr. Đa phần, Xoài của

nhà vườn đều đáp ứng được yêu cầu của người mua chiếm 52,1% như

đúng kích cỡ, vỏ

Xoài không có dấu tích, không sâu bệnh, vỏ

xanh đẹp,

đúng trọng lượng, 41,1% là đáp ứng yêu cầu tốt, tuy nhiên gần 2% Xoài của nhà vườn không đáp ứng được người mua. Về quyết định giá bán, có 36,4% giá cả do người mua quyết định, có đến 52% ý kiến của nhà vườn trồng Xoài cho rằng giá được đưa ra bàn luận và thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên chỉ có trên 11% cho rằng giá bán được nhà vườn quyết định.

Tóm lại, Nhà vườn trồng Xoài là đối tượng phân phối Xoài cát cho tất cả các tác nhân trong chuỗi giá trị Xoài cát ở tỉnh Đồng Tháp, đây là thành phần rất quan trọng trong chuỗi. Một số nhà vườn được phỏng vấn có tham gia vào HTX Mỹ Xương, nên họ sản xuất và tiêu thụ trong khuôn khổ và quy định của HTX, còn phần lớn là nhà vườn sản xuất theo tính tự phát và bán ra thị trường bên ngoài cho các tác nhân khác. Đối với lĩnh nông nghiệp, trước khi sản xuất thì người nhà vườn kỳ vọng kết quả sản xuất tốt, … nhưng do ảnh hưởng nhiều yếu tố: điều kiện tự nhiên, đặc điểm sinh học của loại cây trồng,… nên bà con nhà vườn rất khó để thấy và kiểm soát được. Chính vì vậy, nhà vườn luôn lúc nào cũng bị thiệt hại. Đa số, thì nhà vườn bán cho thương lái, hình thức bán theo 2 dạng: phân loại (loại 1, loại 2, loại 3) hoặc bán xô (bán mão) đây là hình thức rất tiện lợi cho nhà vườn vì bán một lần hết tất cả các loại Xoài lớn nhỏ. Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, làm cho giá Xoài lên xuống thất thường, thường xuyên bị

thương lái ép giá nhất là vào thời điểm bị “dội chợ” hay thời tiết thất

thường. Ngoài ra, giá cả vật tư đầu vào cũng là vấn đề khó khăn của nhà vườn. Tất cả những vấn đề trên làm cho nhà vườn gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ Xoài cát ở địa bàn nghiên cứu.

4.2.1.4 Hợp tác xã (HTX) Xoài

Hợp tác xã được thành lập vào 2011, với 40 xã viên, 40 ha (trong đó, 21 ha thực hiện Global GAP đã có giấy chứng nhận vào năm 2012; 14 ha sản xuất theo hướng an toàn và 5 ha thực hiện VietGAP đã có giấy chứng nhận

vào năm 2012). Tuy nhiên, đến tháng 9/2012 mới đi vào hoạt động chính thức. Hiện tại, HTX có 1 chủ nhiệm, 2 phó chủ nhiệm và 1 kiểm soát. Số xã viên tham gia HTX là 40 xã viên. Xã viên tham gia vào HTX trên tinh thần tự nguyện với vốn góp 2 triệu đồng/xã viên. [5]

Hot động thu mua Xoài HTX [5]: Nhìn chung nhà vườn thu hoạch Xoài là gần như quanh năm, chỉ có khác là sản lượng thu hoạch ít nhiều phụ thuộc vào từng thời điểm. HTX thu mua Xoài của xã viên với mức giá có sự chênh lệch cao hơn so với giá mua của thương lái bên ngoài (giao động từ

3.500 đ ­ 5.000 đ/kg). Tuy nhiên, theo phản ánh của các xã viên thì HTX mua giá cao nhưng chọn lọc Xoài gắt gao nên các xã viên khó bán được vì HTX chỉ mua Xoài đẹp loại 1, các loại Xoài còn lại không mua cũng như không mua Xoài xô. Cho nên khi nhà vườn bán Xoài cho HTX đồng nghĩa nhà vườn phải tìm nơi tiêu thụ các loại Xoài còn lại. Trong khi đó, Xoài loại 2, loại 3 rất kén thị trường tiêu thụ. Đó cũng là lý do tại sao các xã viên thường bán Xoài cho các thương lái, vựa bên ngoài mà không bán cho HTX. Mặc dù, trên nguyên tắc HTX chỉ mua Xoài của xã viên nhưng do nguồn hàng không đủ nên HTX vẫn thu mua Xoài từ các vườn ngoài HTX nếu đảm bảo được chất lượng và an toàn.

Kết quả trong 6 tháng hoạt động kinh doanh[5] (tháng 10/2012 đến

tháng 3/2013), HTX đã thu mua được khoảng 100 tấn Xoài (60% là Cát chu và 40% Cát Hòa Lộc). Trong 100 tấn Xoài này đều đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật của HTX là phải bao trái, tỉa cành­tạo tán và có sổ ghi chép (đối vi

sản xuất Xoài theo Global GAP và VietGAP thì quy trình kỹ thuật rất

nghiêm ngặt, bắt buộc phải có: (i) tỉa cành­tạo tán; (ii) báo trái và (iii) có sổ sách ghi chép. Tuy nhiên, đối với sản xuất Xoài theo hướng an toàn, thì cũng với các kỹ thuật này, nhưng đối với sổ sách ghi chép thì không bắt buộc). Nhìn chung, trong 6 tháng hoạt động đến nay, giá mua Xoài cho xã viên luôn ổn định và giữ ở mức khá cao. Và có sự chênh lệch giá giữa 2 loại Xoài (cát Chu Cao Lãnh và Xoài Cao Lãnh). Cụ thể như sau: qua phỏng vấn

KIP tại HTX ở tỉnh Đồng Tháp, hiện nay người dân thu hoạch Xoài gần

như quanh năm, chỉ khác là sản lượng thu hoạch ít nhiều phụ thuộc vào thời điểm thu hoạch. Hiện nay (3/2013) HTX thu mua Xoài của xã viên với mức giá có sự chênh lệch cao hơn so với giá thương lái bên ngoài mua của nhà

[ ] Phỏng vấn KIP ban chủ nhiệm HTX Cao Lãnh, Đồng Tháp, năm 2013

vườn (giao động từ 3.500 – 4000 đồng/kg). HTX chỉ mua Xoài của xã viên theo điều kiện, quy cách đã quy định. HTX không mua Xoài đối với các hộ ngoài HTX.

Bảng 4.12 Giá mua Xoài cát của HTX‌

Đơn vị tính: 1000 đồng/kg


Loại Xoài Tháng

Tháng

Tháng

Tháng

Tháng


9­10/2012

11­12/2012

1/2012

2/2013

3/2013

Xoài cát Chu Cao Lãnh

16

20

18

25

22

Cát Xoài Cao Lãnh

40

50

50

80

60

(Nguồn phỏng vấn KIP chủ nhiệm HTX Cao Lãnh, Đồng Tháp, năm 2013)

Ngoài ra, HTX có đầu tư/hỗ trợ bao trái cho xã viên có điều kiện kinh tế khó khăn (không thấy lãi). Xã viên sẽ hoàn lại tiền cho HTX khi bán Xoài. Giá dụng cụ này 570đ/bao trái (bao trắng).

Hot động bán Xoài ca HTX [5]: Hợp tác xã thu mua Xoài từ xã viên, tiến hành phân loại, đóng gói, dán tem nhãn hiệu Xoài. Sau đó, thuê xe vận chuyển đến các chợ đầu mối lớn tại TP HCM, Hà Nội và phân phối lại cho các đại lý, cửa hàng, siêu thị lớn và cả cơ sở mua xuất khẩu trái tươi sang Trung Quốc. Hiện nay, HTX tại Đồng Tháp có 2 thương hiệu: (1) Xoài Cát Chu Cao Lãnh và (2) Xoài Cao Lãnh (Hòa Lộc). Hai cơ sở HTX đã bán trong thời gian qua thường xuyên là: đại lý ở Long Biên ­ Hà Nôi và cửa hàng TP HCM. Thị hiếu tiêu dùng Xoài tại hai thị trường Hà Nội và TP HCM khác nhau. Hà Nội tiêu thụ chủ yếu Xoài cát Chu Cao Lãnh chiếm khoảng 70%

lượng Xoài HTX. Trong khi đó, lượng Xoài được tiêu thụ ở TP HCM là

Xoài Cao Lãnh chiếm 70% lượng Xoài HTX bán tại thị trường này.

Phân trọng lượng loại Xoài tùy thuộc vào nhu cầu khách hàng, về hình dáng ngoài trái Xoài phải đẹp, da trắng bóng, không chày xướt, không nấm bệnh. Khó khăn hiện nay mà HTX gặp phải là vốn (vốn lưu động 2 tỷ đồng) và lịch thời vụ vẫn chưa thống nhất, các xã viên có lịch canh tác riêng (mặc dù đã vào HTX nhưng chưa có lịch mùa vụ đồng loạt). Không có sự ràng buộc mua bán giữa xã viên và HTX. Xã viên vẫn có thể bán Xoài ra bên ngoài nếu giá cả phù hợp. Do đó, sản lượng Xoài cung ứng cho HTX không đảm bảo (lúc thừa, lúc thiếu hàng). Cho nên, HTX không chủ động được sản lượng để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Chính vì vậy, khi có các đơn

đặt hàng với sản lượng lớn từ các cửa hàng, đại lý Hà Nội, TP HCM HTX không dám nhận lời. Ý thức xã viên chưa tốt, chưa đoàn kết, còn mang tính tư lợi cao. Các xã viên chưa có lòng tin thực sự về triển vọng phát triển của HTX. Sản xuất tốt nhưng chưa quan tâm nhiều đến yếu tố thị trường.

4.2.2 Những thuận lợi khó khăn trong hoạt động của các tác nhân sản xuất đầu vào trong chuỗi giá trị Xoài cát ở tỉnh Đồng Tháp

4.2.2.1 Cửa hàng VTNN

Thuận lợi trong kinh doanh thuốc BVTV:

Bảng 4.13 Thuận lợi trong kinh doanh cửa hàng Vật tư Nông nghiệp ‌


Khoản mục

Tần số

Tỷ lệ (%)

Kinh nghiệm buôn bán lâu năm

2

20,0

Giao thông thuận tiện

7

70,0

Đầu ra ổn định

4

40,0

Công ty chở hàng đến tận nơi

2

20,0

Nguồn hàng dồi dào

2

20,0

(Nguồn, số liệu điều tra thực tế tỉnh Đồng Tháp, 2013)

Qua kết quả xử lý số liệu khảo sát cho thấy, điều kiện thuận lợi trong kinh doanh thuốc BVTV được chiếm tỷ lệ cao nhất là giao thông thuận tiện (70%), kế đó là đầu ra ổn định chiếm trên 40%. Đều này nói lên mỗi một cửa hàng VTNN đều có một lượng khách hàng ổn định, mối làm ăn lâu năm nên lượng tiêu thụ phân, thuốc BVTV rất ổn định. Ngoài ra còn một số yếu

tố thuận lợi trong kinh doanh: kinh nghiệm buôn bán lâu năm chiếm trên

20%, đều này giúp cho đại lý tư vấn được kỹ thuật xử lý, chăm sóc cho cây Xoài cũng như loại thuốc nào phù hợp và đạt chất lượng tốt. Yếu tố công ty chở đến tận cửa hàng các đại lý, nguồn cung dồi dào vì có rất nhiều công ty kinh doanh về thuốc BVTV cũng được đề cập đến những thuận lợi trong kinh doanh thuốc BVTV.(Bảng 4.13)

Bảng 4.14 Khó khăn kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ‌


Khó khăn

Tần số

Tỷ lệ (%)

Thiếu nợ lâu

7

70,0

Giá thuốc BVTV biến động

2

20,0

Thiếu vốn

3

30,0

Nhà vườn mất mùa Bảo quản khó Tổng

(Nguồn, số liệu điều tra thực tế tỉnh Đồng Tháp, 2013)

5 50,0

3 30,0

20


Bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn khi kinh doanh thuốc BVTV, trong đó yếu tố nhà vườn thanh toán nợ cho đại lý quá lâu chiếm 70%. Yếu tố nhà vườn mất mùa chiếm 50%, vì khi mất mùa thì thu nhập của nhà vườn không có nên không thanh toán được cho đại lý. Bên cạnh đó

còn có các yếu tố giá thuốc BVTV biến động (20%), thiếu vốn (chiếm

30%), khâu bảo quản thuốc gặp nhiều khó khăn (chiếm 30%).

Để giải quyết những khó khăn trên thì các đại lý kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật chọn phương án, mua vừa đủ lượng hàng hóa để bán, không tồn trữ hàng hóa (50%) trong kho trữ hàng nhiều tránh tình trạng biến động giá cả thị trường, phương án thứ 2 giá bán sẽ tăng theo giá thị trường (50%). Đa phần, các đại lý bán VTNN được hỏi đều không muốn mở rộng kinh

doanh (chiếm 75%) vì với lý do không đủ

vốn để mở

rộng. Thường lấy

hàng từ đại lý cấp 1 hoặc công ty thì thanh toán bằng tiền mặt và bán thiếu lại cho nhà vườn nên rất khó và thời gian xoay vòng vốn rất lâu (3­ 4 tháng/vụ Xoài). Chỉ có 25% có ý định ở rộng kinh doanh với hình thức tự mở rộng.

4.2.2.2 Nhà vườn trồng Xoài

Qua khảo sát tình hình sản xuất Xoài cát của nông hộ và kết quả khảo sát cho thấy, 58,0% nông hộ cho biết yếu tố thổ nhưỡng là điều kiện cần thiết cho cây Xoài phát triển, đây là điều kiện thuận lợi có được nhiều sự đồng tình nhất.

Bảng 4.15 Thuận lợi trong sản xuất Xoài của nhà vườn ‌


Yếu tố thuận lợi

Tần số

Tỷ lệ (%)

Thổ nhưỡng phù hợp

116

58,0

Nắm vững quy trình kỹ thuật

58

29,0

Khoa học kỹ thuật phát triển

16

8,0

Học hỏi từ nhà vườn khác

27

13,5

Khuyến nông hỗ trợ

49

24,5

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/05/2022