Tình Hình Sản Xuất Và Tiêu Thụ Xoài Tỉnh Đồng Tháp

Phân tích tỷ số lợi nhuận/chi phí cho biết 1 đồng chí phí tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Giá trị gia tăng thuần hay lợi nhuận (NVA ­ Net Value Added) được xác định như sau: Giá trị gia tăng thuần = Giá trị gia tăng – Chi phí tăng thêm

Trong đó, chi phí tăng thêm là những chi phí phát sinh ngoài chi phí dùng để mua những sản phẩm trung gian, chi phí tăng thêm có thể là chi phí thuê lao động, chi phí vận chuyển, liên lạc, điện, nước, chi phí bán hàng, v.v…

 Phân tích ma trận SWOT

Phương pháp phân tích SWOT [2, trang 52] được thực hiện với mục đích tổng hợp các yếu tố từ bên trong và các yếu tố bên ngoài của đối tượng nghiên cứu bao gồm điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của mỗi tác nhân cũng như của toàn bộ chuỗi giá trị Xoài cát, là cơ sở đề ra các chiến lược phát triển và nâng cấp chuỗi giá trị. Mô hình phân tích SWOT để đưa ra chiến lược phát triển chuỗi giá trị sản phẩm Xoài cát được thể hiện ở Hình 3.3.Kết hợp với phương pháp phân tích lợi nhuận và chi phí để tính toán giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần. Tiếp theo đề tài nghiên cứu tiếp tục sử dụng phương pháp phân tích chuỗi giá trị dựa vào lýthuyết tiếp cận

chuôĩ giátrị của Kaplinsky và Morris (2001), phương phaṕ liên kết chuỗi giá

trị của GTZ (2007) và Vò Thị Thanh Lộc (2013). Kết quả đạt được sẽ là kênh phân phối sản phẩm Xoài cát đặc sản ĐBSCL.

Đề tài cũng sử dụng phương pháp mô hình 5 lực lượng cạnh tranh (đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, đối thủ cạnh tranh nội bộ ngành, áp lực cạnh tranh từ khách hàng, áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp, áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế) để xác định sản phẩm Xoài cát có tiềm năng hay không, có nên mở rộng sản phẩm ra một thị trường mới hay không đồng thời nhận định mặt mạnh, mặt yếu cơ hội cũng như nguy cơ mà ngành kinh doanh gặp phải trong cả môi trường bên trong và bên ngoài.

Từ đó, hình thành nên những giải pháp nâng cấp chuỗi nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ Xoài cát ở vùng nghiên cứu thì ngoài kết hợp các thông tin đã phân tích thì đề tài còn sử dụng phương pháp phân tích SWOT

để nhận ra điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức của vấn đề. Kết hợp với phân tích tổng hợp để thực hiện mục tiêu 4.

Hình 3.3 Mô hình phân tích ma trận SWOT‌

PHÂN TÍCH SWOT

Điểm mạnh (S)

Điểm yếu (W)

(O)

Cơ hội

O+S: Kết hợp thế mạnh để tận dụng cơ hội

O+W: Tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu

(T)

Thách thức

T+S :Sử dụng điểm mạnh để vượt qua thách thức

T+W : Cần khắc phục mặt

yếu kém và tìm ra giải pháp để vượt qua thách thức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.

Phân tích chuỗi giá trị xoài cát tỉnh Đồng Tháp - 9

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ XOÀI TỈNH ĐỒNG THÁP

4.1.1 Tình hình sản xuất Xoài tại tỉnh Đồng Tháp

Nằm dọc theo dòng sông Tiền, Đồng Tháp phát triển vùng trồng Xoài cát Chu Cao Lãnh với thổ nhưỡng phù hợp và người trồng có kinh nghiệm truyền thống lâu đời của người dân huyện Cao Lãnh, thành phố Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp)... Đây là 1 trong những vùng trọng điểm trong chương

trình phát triển vườn cây ăn quả

chuyên canh cho hiệu quả

kinh tế

cao.

Thông qua chuyển giao khoa học kỹ thuật, hình thành mạng lưới tổ nhà

vườn sản xuất giỏi, bà con đã áp dụng phổ biến các kỹ thuật xử lý cho cây ra trái theo ý muốn, bao trái non; chăm sóc để Xoài đạt chất lượng tốt, năng suất; sản lượng cao; bán được giá. Nhờ vậy, nhà vườn trồng Xoài tại các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, Trà Vinh đã đạt lợi nhuận mỗi năm trên 50

triệu đồng/ha. Những năm được mùa, trúng giá có thể thu lợi nhuận trên

100 triệu đồng/ha. Hiện nay, những địa bàn giáp ranh giữa hai huyện Cái Bè (Tiền Giang) và Cao Lãnh (Đồng Tháp) chính là vùng trồng Xoài chất lượng cao quy mô lớn tại ĐBSCL. Tháng 2/2012 Xoài Cát Chu Cao Lãnh đã được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm tập thể, được cấp mã vùng xuất khẩu qua Newzeland, Úc, Nhật Bản và đã được một vài công ty như Xuyên Việt, Yasaka của Nhật đặt quan hệ thương mại. (Tuyên, 2012).

Trong tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế, sản xuất cây ăn trái nói chung và cây Xoài nói riêng hiện nay không chỉ chú trọng đến năng suất, sản lượng mà còn tạo ra sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm. Khi đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, thu nhập tăng lên thì nhu cầu về sản phẩm tiêu

dùng ngày càng khắc khe hơn, nhất là trong bối cảnh gia nhập Tổ chức

Thương mại thế giới (WTO) thì điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm cần phải được xem trọng. Những năm qua, Đồng Tháp đã tập trung chỉ đạo sản xuất Xoài theo hướng an toàn, chất lượng nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và tăng khả năng cạnh tranh của nông sản tỉnh nhà. Cụ thể tỉnh đã hình thành vùng sản xuất Xoài Cát theo tiêu chuẩn GlobalGAP quy mô 21 ha

tại huyện Cao Lãnh, tiêu chuẩn VietGAP 10 ha, đủ điều kiện sản xuất an toàn 20 ha tại huyện Cao Lãnh, VietGAP 40 ha và đủ điều kiện sản xuất an toàn 20 ha ở Thành phố Cao Lãnh.(ngun, báo cáo ca y ban Nhân dân Đồng Tháp, 2012).

Qua kết quả phỏng vấn KIP và PRA kết hợp phỏng vấn nhà vườn trồng Xoài tại tỉnh, trong quá trình triển khai thực hiện các mô hình sản xuất Xoài cát theo tiêu chuẩn GAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt), bên cạnh những thuận lợi về chủ trương, chính sách, hỗ trợ từ các nhà Khoa học, các Viện, Trường… mô hình sản xuất cây ăn trái theo tiêu chuẩn GAP còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại: nhận thức của người dân về tầm quan trọng của sản xuất GAP chưa cao, diện tích sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của người dân chưa đồng đều, sản phẩm chưa đồng nhất về chất lượng, giá bán sản phẩm GAP còn chưa có sự khác biệt đáng kể so với sản phẩm sản xuất theo truyền thống, đôi khi bằng với giá sản phẩm sản xuất theo truyền thống, một số Tổ hợp tác và HTX sản xuất theo tiêu chí GAP chưa ký kết được hợp đồng bao tiêu sản phẩm do sản lượng thiếu tập trung, chưa đáp ứng nhu cầu của các Công ty thu mua và chế biến…do vậy chưa tạo được sức hút đủ mạnh để người dân tham gia vào mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP. Hiện sản xuất cây ăn trái theo hướng GAP ở Đồng bằng sông Cửu Long chỉ mới dừng lại ở các mô hình và tồn tại lớn nhất cho đến nay vẫn là đầu ra cho sản phẩm trái cây an toàn. Sản xuất chưa gắn kết với thị trường nên một số cơ sở đạt chứng nhận VietGAP, GAP nhưng thị trường xuất khẩu chưa có hoặc không ổn định trong khi thị trường trong nước thương lái mua với giá như sản phẩm bình thường, nên ở một số địa phương xuất hiện tình trạng nhà vườn quay lưng với sản xuất theo hướng GAP.

Từ năm 2001 đến nay diện tích và sản lượng Xoài cát ở tỉnh đều tăng lên theo các năm (năm 2000 diện tích trồng Xoài chỉ có 3600 ha, sản lượng

12.000 tấn nhưng đến năm 2012 diện tích đã tăng lên 9.031 ha với sản lượng đạt được 83.992 tấn trên toàn tỉnh) với những lý do: Điều kiện đất đai, khí hậu, nước,…phù hợp cho phát triển loại cây ăn trái này; Người dân ở Đồng Tháp đã có kinh nghiệm sản xuất từ rất lâu đời về trồng Xoài; Có

nguồn giống đầu giồng (địa phương) chất lượng cao; Chính sách hỗ trợ:

Vay vốn cải tạo, cơ sở hạ tầng (bờ bao, giao thông nông thôn,..) quy hoạch

vùng sản xuất Xoài theo đúng tiêu chuẩn Gap, VietGap, …; Đều đặc biệt hơn nữa là lợi nhuận từ cây Xoài cao hơn so với cây lúa: một công lúa một năm thu được lợi nhuận khoảng 5 triệu đồng còn một công Xoài thu khoảng 6­8 triệu đồng năm 2012. Năm 2008 lợi nhuận bình quân từ cây Xoài 141 triệu/ha ở thành phố Cao Lãnh và 118 triệu/ha bình quân cho toàn tỉnh Đồng Tháp.[4]

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì cũng có những khó khăn: Đầu

vào (thuốc BVTV, phân bón,…) đều tăng lên theo mỗi vụ nhưng giá bán

Xoài lại giảm so với năm 2008 và 2012. Tháng 10/2012 giá Xoài Cao Lãnh

120.000 đồng/kg đến thời điểm 3/2013 giá chỉ còn 40.000 đồng/kg[4]

Kết quả chia sẽ của nhà vườn tham gia thảo luận nhóm (PRA) cho

thấy, cây Xoài cát Chu Cao Lãnh có năng suất rất cao trung bình 20

tấn/ha/năm, dễ

trồng, thích hợp với vùng đất Đồng Tháp.

Thời gian sinh

trưởng và bắt đầu cho trái khoảng 3 năm sau khi trồng. Từ khi cây ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 3,5 tháng. Với biện pháp xử lý ra hoa trái vụ, các vườn Xoài tại Đồng Tháp cho thu hoạch trái quanh năm. Nếu căn cứ vào vụ mùa (ra hoa tự nhiên) thì có thể chia thành 4 thời vụ ra hoa chính trong năm như sau:

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Ra hoTahu hoạch


Thuận

Ra Thhoua hoạch

Muộn

RTahuhohaoạch

Nghịc

RaThhohua hoạch

Sớm



Hình 4.1 Lịch thời vụ trong năm của Xoài cát Chu Cao Lãnh‌

(Nguồn: Phỏng vấn KIP tại trung tâm Khuyến nông Đồng Tháp,2013)

Vụ Thuận: Xoài bắt đầu ra hoa từ tháng 1 ­ 2, bắt đầu thu hoạch từ giữa tháng 4 đến hết tháng 6.

Vụ Muộn: Xoài bắt đầu ra hoa từ tháng 5 ­ 6 nhưng trước đó phải tiến


[] KIP và PRA tại trung tâm Khuyến nông thành phố Cao Lãnh

hành bón thuốc gốc, cắt cành, sau đó phun thuốc xử lý, kích thích ra hoa. Thời gian bắt đầu cho thu hoạch giữa tháng 8 đến tháng 10.

Vụ Nghịch: tiến hành bón thuốc gốc, cắt cành, xử lý­kích thích ra hoa. Xoài bắt đầu ra hoa từ tháng 7 ­ 9 (tùy thuộc vào thời điểm nhà vườn chọn xử lý) và cho thu hoạch từ cuối tháng 10 đến tháng 1 năm sau.

Vụ Sớm: cũng làm các biện pháp kỹ thuật xử lý ra hoa trái vụ để kích thích cây ra hoa. Thời gian ra hoa vụ này là tháng 11 ­ 12 và thời gian thu hoạch trái từ giữa tháng 2 đến tháng 4.

Mặc dù có 4 đợt có thể xử lý ra hoa nhưng nhà vườn thường kích thích

ra hoa khoảng 2 vụ/năm hoặc 3 vụ/năm để đảm chất lượng trái và năng

suất. Nếu liên tiếp xử lý kích thích ra hoa sẽ làm cây suy kiệt, giảm khả năng chống chịu và cây dễ chết do bị tác động bởi thời tiết, sâu, bệnh hại. Với mùa vụ ra hoa liên tiếp trong năm nên vụ thu hoạch trái cũng gần như quanh năm.

4.1.2 Tình hình tiêu thụ Xoài ở tỉnh Đồng Tháp

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp, cây Xoài chiếm khoảng 9.301 ha (năm 2012) trên tổng số 24.000 ha diện tích cây ăn trái toàn tỉnh. Trong đó, có khoảng 80 ha được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, VietGAP và GlobalGAP....Được xem là trái cây đặc sản của địa phương Xoài Cát chu Cao Lãnh, hiện “xuất ngoại” tại nhiều thị trường trên thế giới như: New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc v.v. với giá từ 3,5 đến 4 đôla/kg. (http://www.dongthap.gov.vn )...

Xoài cát được trồng ở Đồng Tháp có tem chính gốc hai màu, loại màu vàng dành cho Cát Chu Cao Lãnh (hay gọi là Xoài Chu).

Xoài cát Chu Cao Lãnh có bán trên hầu hết các quầy bán lẻ, thậm chí cả tại gánh hàng rong trên HN. Chính vì thế để tạo ra các loại giá khác nhau phù hợp với khách hàng nhiều nơi, có những người bán lẻ đã trộn lẫn nhiều loại Xoài Chu từ nhiều địa phương khác nhau. Phổ biến nhất là trộn Xoài đúng ở vùng Cao Lãnh với Xoài của một vùng khác có hình thức giống hệt nhưng hương vị khác hẳn. Với nhóm bán giá cao hơn, người ta có thể trộn lẫn giữa hai loại Xoài được bọc quả bằng túi từ nhỏ với loại sản xuất theo phương pháp truyền thống phun thuốc tự nhiên thẳng vào quả Xoài.

Mặt khác, việc phun thuốc bảo quản để cho nông sản nói chung chứ không riêng gì Xoài giữ được lâu hơn hiện đang là một vấn nạn chưa có cách nào kiểm soát. Bỏ tem trộn lẫn Xoài tạo ra lợi nhuận cao nên rất khó kiểm soát, mặc dù bản thân các đại lý đầu mối tại thị trường bán buôn mua hàng từ Xoài ở Đồng Tháp thì vẫn bán đúng chủng loại, loại nào giá đó. Nhưng họ không bán lẻ.

Do vậy, trên thị trường không thể chỉ dẫn chính xác nơi nào đang bán Xoài cát Chu Cao Lãnh cho người tiêu dùng một khi các trái Xoài đã đi qua kênh truyền thống là chợ đầu mối. Chỉ có thể tỉ mỉ ngồi nhặt từng quả thì có thể phân biệt được với người đã có kinh nghiệm. Cách dễ nhất là ăn thử. Nếu đã được ăn một lần, người tiêu dùng sẽ dễ dàng nhận ra hương vị đặc biệt của Xoài cát Chu Cao Lãnh.

Theo kết quả phỏng vấn KIP và PRA tại tỉnh Đồng Tháp [4], có 4 kênh tiêu thụ Xoài chính, trong đó kênh từ nhà vườn bán trực tiếp cho vựa hoặc thông qua người thu gom/thương lái, sau đó phân loại, đóng gói và vận

chuyển đến các thị trường khác nhau: TP HCM, các tỉnh miền Trung và

miền Bắc, Trung Quốc và một vài nước ở Châu Âu. Vựa đóng gói ở địa phương đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều phối toàn bộ hệ thống tiêu thụ Xoài trong cả nước. Mặc dù có nhiều điểm thuận lợi nhưng qua phân tích, trong chuỗi giá trị Xoài ở ĐBSCL còn nhiều khó khăn ở tất cả các tác nhân/thành viên tham gia.

Trái Xoài cát có rất nhiều kênh tiêu thụ, qua kết quả khảo sát tình hình tiêu thụ Xoài của nhà vườn ở Bảng 4.1 cho ta thấy có 88,5% số hộ bán Xoài cho thương lái địa phương, 46,5% số hộ bán cho Vựa/Đại lý Xoài trong tỉnh, có 11,5% số bán hộ bán Xoài tại vựa phân phối ngoài tỉnh (chợ An Hữu, Chợ đầu mối Thủ Đức,…), kết quả cho thấy đa phần nhà vườn bán Xoài phải qua rất nhiều khâu trung gian, từ thương lái nhỏ, thương lái/thu gom lớn hơn, vựa đóng gói trong tỉnh, vựa phân phối ngoài tỉnh, đến công ty chế biến và xuất khẩu,…

Bảng 4.1 Đối tượng bán Xoài của nhà vườn‌

Tiêu thụ Xoài của nhà vườn

Tần số

Tỷ lệ (%)

Thương lái

Vựa đóng gói trong tỉnh

177 88,5

93 46,5

Vựa phân phối ngoài tỉnh

Tổng cộng

23 11,5

293


(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tỉnh Đồng Tháp, 2013)

 Tỷ lệ hao hụt

Qua kết quả khảo sát thực tế nhà vườn thì có 78% số hộ có tỷ lệ hao hụt dưới 5% sản lượng thu hoạch, các nông hộ trồng Xoài đã trang bị các dụng cụ thu hoạch cần thiết như sọt đựng trái, cần xé vận chuyển, xe đẩy tay vận chuyển Xoài… nhằm giảm đến mức thấp nhất trái bị dập cơ học trong qua trình thu hoạch và vận chuyển, hao hụt từ 5 đến 10%, chiếm 12%

số hộ và tỷ lệ hao hụt trên 10% chiếm 10% số hộ được phỏng vấn. Do

Xoài là loại trái cây khó bảo quản nên khi thu hoạch xong là phải bán ngay.

Nguyên nhân dẫn đến Xoài hao hụt trong quá trình thu hoạch và vận chuyển, qua khảo sát có 53% số hộ cho rằng trong quá trình thu hoạch Xoài bị rớt, 52% số hộ cho rằng quá trình vận chuyển từ vườn đến điểm bán Xoài bị dập, 28,5% số hộ cho là do Xoài bị trầy xướt, bị xì mũ trên cây và 26,5% số hộ cho là do sâu bệnh hại tấn công.

Tóm lại, tình hình sản xuất và tiêu thụ Xoài cát ở tỉnh Đồng Tháp còn gặp rất nhiều khó khăn từ nguồn đầu vào đến đầu ra. Giá cả vật tư không ổn định, thời tiết diễn biến thất thường là cho chi phí sản xuất tăng lên.

Theo đánh giá của các nhà vườn trồng Xoài này thì xoài rất dễ đậu trái,

năng suất thu hoạch cao, chí phí không nhiều. Vườn Xoài của nhà vườn rất cao nên việc chăm sóc cũng dẫn đến phần nào khó khăn như: bao trái, thu hoạch dễ bị dập, hư,…Một đều cần suy ngẫm để đề ra hướng giải quyết về vấn đề sản xuất theo quy trình GAP, an toàn mà giá không khác biệt gì

so với Xoài sản xuất bình thường trong khi chi phí đầu tư cao hơn rất

nhiều. Bên cạnh tình hình sản xuất Xoài của nhà vườn như vậy thì việc mua bán cũng gặp rất nhiều khó khăn. Giá Xoài bấp bênh “được mùa mất giá”, thường xuyên bị thương lái ép giá khi thị trường Xoài không ổn định.

4.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ XOÀI CÁT TỈNH ĐỒNG THÁP

Khi tiến hành nghiên cứu đề tài đã được thực hiện điều tra 263 đáp viên và 2 nhóm phỏng vấn KIP và PRA ở huyện Cao Lãnh và thành phố Cao

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/05/2022