Tình Hình Tài Sản Và Nguồn Vốn Của Chi Nhánh Nhnn&ptnt Huyện Phú Vang Giai Đoạn 2010-2012

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng La Phương Hiền


Bảng 4. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Phú Vang giai đoạn 2010-2012

ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

2011/2010

2012/2011

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

+/-

%

+/-

%

I. Tổng tài sản

179.657

100,00

209.220

100,00

258.619

100,00

29,563

16,46

49.399

23,61

1. Vốn khả dụng

1.535

0,85

4.536

2,17

3.226

1,25

3.001

195,50

-1.310

-28,88

2. Hoạt động tín dụng

167.570

93,27

193.862

92,66

243.958

94,33

26.292

15,69

50.096

25,84

3. Tài sản cố định

7.371

4,10

7.592

3,63

8.261

3,19

221

3,00

669

8,81

4. Tài sản khác

3.181

1,77

3.230

1,54

3.174

1,23

49

1,54

-56

-1,73

II. Tổng nguồn vốn

179.657

100,00

209.220

100,00

258.619

100,00

29.563

16,46

49.399

23,61

1. Các khoản phải trả

69.211

38,52

83.951

40,13

125.764

48,63

14.740

21,30

41.813

49,81

2. Hoạt động thanh toán

101.332

56,40

110.263

52,70

115.350

44,60

8.931

8,81

5.087

4,61

3. Nguồn vốn CSH

7.362

4,10

10.211

4,88

11.235

4,34

2.849

38,70

1.024

10,03

4. Nguồn vốn khác

1.752

0,98

4.795

2,29

6.270

2,42

3.043

173,69

1.475

30,76

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ tiền gửi của khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phú Vang – Thừa Thiên Huế - 8

(Nguồn: Phòng Kế toán chi nhánh NHNN&PTNT huyện Phú Vang)


SVTH: Nguyễn Thị Hà Phương 46

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng La Phương Hiền


Nhìn vào bảng 4 ta thấy nguồn vốn và tài sản tăng dần qua các năm. Do tài sản bằng nguồn vốn nên tình hình biến động giữa năm 2011 so với năm 2010 tăng với số tiền là 29.563 triệu đồng hay tương ứng 16,45%. Năm 2012 so với năm 2011 tăng

49.399 triệu đồng hay tương ứng 23,61%. Với tỷ lệ tăng qua các năm như vậy sẽ giúp Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Phú Vang trong việc đáp ứng nhu cầu vay của dân cư, tổ chức kinh tế trên địa bàn.

Về mặt tài sản: Chiếm tỷ trọng lớn nhất là các nguồn cho vay các tổ chức kinh tế luôn trên 90%, điều nay chứng tỏ ngân hàng đã thực hiện khá tốt công tác huy động vốn. Năm 2012, do nhu cầu vay lớn mà nguồn huy động không đáp ứng kịp thời nên ngân hàng đã trích từ nguồn tiền mặt để đáp ứng nhu cầu vay, chính vì vậy mà năm 2012 lượng tiền mặt thấp hơn nhiều so với năm 2011 một lượng là 1.310 triệu đồng, giảm 28,88%. Nguồn tài sản cố định cũng tăng dần qua các năm vì ngân hàng phải mua sắm thêm máy móc, thiết bị tin học, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn... nguồn tài sản khác năm 2012 có giảm so với năm 2011 nhưng không đáng kể, giảm 1,73%.

Về nguồn vốn: Chiếm tỷ trọng lớn nhất là khoản hoạt động thanh toán luôn chiếm trên 40%, năm 2011 so với năm 2010 tăng 8.931 triệu đồng tương ứng tăng 8,81%, năm 2012 so với năm 2011 tăng 5.087 triệu đồng tương ứng tăng 4. 61%. Chiếm tỷ trọng cao thứ 2 là khoản phải trả, chiếm trên 30%, năm 2011 so với năm 2010 tăng 14.740 triệu đồng tương ứng tăng 21,30%, năm 2012 so với năm 2011 tăng 41.813 triệu đồng tương ứng tăng 49,81%. Các khoản còn lại như nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn khác đều tăng qua các năm.

2.1.7. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp

Phát triển Nông thôn huyện Phú Vang trong 3 năm từ 2010 – 2012

Kết quả kinh doanh của chi nhánh NHNN&PTNT huyện Phú Vang được xem xét một cách đơn giản và trực tiếp nhất là lợi nhuận hoạt động kinh doanh của ngân hàng thu được chủ yếu từ hoạt động cho vay, dịch vụ và một phần thu từ hoạt động đầu tư khác. Tiêu chuẩn đầu tiên từ hoạt động kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận, mọi ngân hàng đều phải cố gắng tăng nguồn thu và giảm chi phí tới mức thấp nhất có thể thực hiện được.


SVTH: Nguyễn Thị Hà Phương 47

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng La Phương Hiền


Bảng 5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Phú Vang giai đoạn 2010-2012

ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

2011/2010

2012/2011

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

+/-

%

+/-

%

I. Thu nhập

26.616

100

33.212

100

43.359

100

6.596

24,78

10.147

30,55

1. Thu nhập từ HĐ tín dụng

19.910

74,80

26.450

79,64

34.277

79,05

6.540

32,85

7.827

29,59

2. Thu nhập từ HĐ dịch vụ

394

1,48

563

1,70

976

2,25

169

42,89

413

73,36

3.Thu nhập từ HĐKD ngoại hối

7

0,03

11

0,03

11

0,03

4

57,14

0

0,00

4. Thu nhập từ HĐKD khác

24

0,09

41

0,12

61

0,14

17

70,83

20

48,78

5. Các khoản thu nhập khác

6.281

23,60

6.147

18,51

8.034

18,53

-134

-2,13

1.887

30,70

II. Chi phí

25.455

100

30.907

100

37.098

100

5.452

21,42

6.191

20,03

1. Chi phí HĐ tín dụng

15.677

61,59

20.484

66,28

21.904

59,04

4.807

30,66

1.420

6,93

2. Chi phí HĐ dịch vụ

68

0,27

82

0,27

53

0,14

14

20,59

-29

-35,37

3. Chi phí cho nhân viên

4.372

17,18

4.779

15,46

5.620

15,15

407

9,31

841

17,60

4. Chi phí cho HĐ QL & CC

1.166

4,58

1.211

3,92

1.301

3,51

45

3,86

90

7,43

5. Chi phí khác

4.172

16,39

4.351

14,08

8.220

22,16

179

4,29

3.869

88,92

III. Lợi nhuận trước thuế

1.161


2.305


6.261


1.144

98,54

3.956

171,63

(Nguồn: Phòng Kế toán chi nhánh NHNN&PTNT Phú Vang)



SVTH: Nguyễn Thị Hà Phương 48


Qua bảng 5 ta thấy tổng thu nhập của chi nhánh NHNN&PTNT huyện Phú Vang giai đoạn 2010-2012 có xu hướng tăng, năm 2010 tổng thu nhập là 26.616 triệu đồng, năm 2011 là 33.212 triệu đồng, tăng 6.596 triệu đồng tương ứng tăng 24,78%, năm 2012 là 42.359 triệu đồng tăng 10.147 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng tăng 30,55%.trong tổng thu nhập thì thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm trên 70% tổng thu nhập, nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn thứ hai là thu từ các khoản thu nhập khác. Tăng doanh thu, giảm chi phí là cơ sở để tăng lợi nhuận, nhưng trong 3 năm 2010-2012 chi phí hoạt động của chi nhánh đều cao, đều này làm cho lợi nhuận hoạt động giảm xuống rất nhiều. Cụ thể tổng chi phí năm 2010 là 25.445 triệu đồng, năm 2011 là 30.907 triệu đồng, tăng 5.452 triệu đồng, tương ứng tăng 21,42%: năm 2012 là 37.098 triệu đồng, tăng 6.191 triệu đồng, tương ứng tăng 20,03%. Trong tổng chi phí thì chi phí từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng qua từng năm, năm 2011 tăng 4.807 triệu đồng tương ứng tăng 30,66%, năm 2012 tăng 1.420 triệu đồng tương ứng tăng 6,93% . Bên cạnh đó các khoản khác trong tổng chi phí cũng biến động và có xu hướng tăng qua từng năm. Lợi nhuận của chi nhánh tăng qua từng năm, cụ thể năm 2010 lợi nhuận là 1.161 triệu đồng, năm 2011 là

2.305 triệu đồng tăng 1.144 triệu đồng tương ứng tăng 98,54% so với năm 2010, năm 2012 lợi nhuận là 6.261 triệu đồng tăng 3.956 triệu đồng tương ứng tăng 171,63% so với năm 2011.

Qua phân tích trên có thể thấy rằng, thu nhập của chi nhánh luôn tăng qua các năm nhưng do chi phí cũng tăng nên lợi nhuận chưa cao, điều này cho thấy chi nhánh có khả năng tăng trưởng rất tốt nếu thực hiện tốt hoạt động tín dụng để tiếp tục giảm nợ xấu, giảm các chi phí, thì chi nhánh sẽ có lợi nhuận cao hơn trong những năm tiếp theo.

2.1.8. Các sản phẩm được cung cấp từ dịch vụ tiền gửi, các hoạt động Marketing cho các sản phẩm tiền gửi

Hiện nay các sản phẩm của ngân hàng cung cấp cho khách hàng vẫn mang tính chất đại trà, không có sự phân biệt cho từng đối tượng khách hàng. Ngân hàng đã và đang thực hiện các sản phẩm phục vụ cho công tác huy động tiền gửi tiết kiệm:

Tiết kiệm thông thường với kỳ hạn: không kỳ hạn, có kỳ hạn (tuần, tháng, năm) đối với các loại tiền gửi VND, USD, EURO.


Tiết kiệm dự thưởng với cơ cấu giả thưởng nhiều, hấp dẫn làm tăng tính tiện ích của tiết kiệm dự thưởng: ôtô, xe máy, tủ lạnh, tivi màn hình phẳng, bộ ấm chén mang Logo của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam…Ứng với mỗi mức tiền gửi tối thiểu và kỳ hạn nhất định, khách hàng sẽ được cung cấp số phiếu dự thưởng tương thích. Càng gửi nhiều , khách hàng càng nhận được nhiều số phiếu dự thưởng và cơ hội trúng càng cao. Tuy nhiên hình thức này áp dụng vẫn còn ít, chỉ mấy năm gần đây….Đã có nhiều khách hàng trúng thưởng các giải thưởng lớn như trúng xe ôtô Laceti, xe máy Nouvo, tủ lạnh…nên tiết kiệm dự thưởng đã thu hút lớn một lượng tiền gửi và tăng tính cạnh tranh, hấp dẫn của ngân hàng đối với các ngân hàng bạn.

Tiền gửi tiết kiệm có mức lãi rút trước hạn cao hơn mức lãi không kỳ hạn. Theo nội dung mới sửa đổi tại quyết định 47/2006/QĐ-NHNN (25/9/2006) của NHNN Việt Nam về việc sửa đổi một số quy chế về tiền gửi tiết kiệm: trường hợp người gửi tiết kiệm có nhu cầu rút tiền trước hạn sẽ được hưởng lãi suất theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi. Đây là điểm khác biệt so với quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN (13/9/2004) về quy chế tiền gửi tiết kiệm. Ngân hàng đã có các sản phẩm tiền tiết kiệm có kỳ hạn với lãi suất rút trước hạn theo nguyên tắc sau:

-Nhóm sản phẩm thứ nhất: áp dụng đối với những khách hàng có kế hoạch rõ ràng về dòng tiền, lãi suất rút trước hạn là lãi suất không kỳ hạn.

-Nhóm sản phẩm thứ hai: áp dụng đối với những khách hàng không có kế hoạch rõ ràng về dòng tiền, lãi suất rút trước hạn tăng dần theo thời gian thực gửi với lãi suất gửi thấp hơn của nhóm sản phẩm thứ nhất.

Huy động tiền gửi bằng cách phát hành các công cụ nợ: ngân hàng phát hành các kỳ phiếu, trái phiếu với lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn.

2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ tiền gửi của khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phú Vang

2.2.1. Mô tả mẫu điều tra

Theo tổng mẫu đã chọn, số phiếu phát ra là 160 phiếu, số phiếu thu về hợp lệ là 160 tương ứng 100%. Qua điều tra phỏng vấn thu được kết quả sau:


Bảng 6. Tổng hợp đặc trưng mẫu điều tra


Tiêu chí

Phân loại

Số lượng

Cơ cấu (%)

Giới tính

Nam

70

43,8

Nữ

90

56,2


Độ tuổi

Dưới 25

31

19,4

Từ 25 - 40

64

40

Từ 40 - 60

52

32,5

Trên 60

13

8,1


Thu nhập / tháng

Dưới 3 triệu/tháng

55

34,4

Từ 3 – 5 triệu/tháng

74

46,2

Từ 5 – 7 triệu/tháng

23

14,4

Trên 7 triệu/tháng

8

5


Nghề nghiệp

Học sinh, sinh viên

14

8,8

CBCNVC

17

10,6

Kinh doanh, buôn bán

37

23,1

Lao động phổ thông

72

45

Hưu trí

7

4,4

Nội trợ

9

5,6

Khác

4

2,5

(Nguồn

Đặc điểm về giới tính

xử lí SPSS)


Biểu đồ 1. Tỷ lệ khách hàng theo giới tính


Trong tổng số 160 khách hàng tham gia phỏng vấn, tỷ lệ nam giới chiếm 43,8% tương ứng với 70 khách hàng và nữ giới chiếm 56,2% tương ứng với 90 khách hàng. Tỷ lệ này là tương đối phù hợp vì hầu hết nữ giới là người nắm giữ, quan lý tài chính cho gia đình. Tuy nhiên tỷ lệ này có sự chênh lệch không lớn. Như vậy có thể thấy số lượng nam - nữ là đồng đều nhau.

Đặc điểm về độ tuổi


Biểu đồ 2. Tỷ lệ khách hàng theo độ tuổi

Trong tổng số 160 khách hàng được hỏi, có 31 khách hàng thuộc độ tuổi từ dưới 25 tuổi, chiếm tỷ lệ 19,4%. Độ tuổi từ 25 đến dưới 40 tuổi có 64 khách hàng chiếm 40,0% và đây là loại khách hàng có tỷ lệ cao nhất. Nhóm đối tượng từ 40 đến dưới 60 tuổi cũng có số lượng khá cao là 52 chiếm 32,5%. Trong khi đó ở nhóm khách hàng từ 60 tuổi trở lên chỉ chiếm 8,1% tương ứng 13 khách hàng. Điều này cũng dễ hiểu vì từ 25 đến 60 tuổi là độ tuổi thuộc nhóm những người có việc làm ổn định, tích lũy được một số tài sản nhất định. Họ có thể dành một khoản tiền để gửi vào ngân hàng. Và đây chính là nhóm khách hàng mục tiêu mà ngân hàng cần hướng tới.

Đặc điểm về thu nhập


Biểu đồ 3. Cơ cấu khách hàng theo mức thu nhập hàng tháng

Qua kết quả điều tra ta thấy rằng 34,4% khách hàng được phỏng vấn có thu

nhập hàng tháng dưới 3 triệu đồng/tháng tương ứng với 55 khách hàng. 46,2% khách


tại ngân hàng là những nhóm khách hàng có thu nhập trung bình và khá.

Đặc điểm về nghề nghiệp

Biểu đồ 4. Tỷ lệ khách hàng theo nghề nghiệp

Nhóm khách hàng lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 45,0% tương ứng 72 khách hàng. Nhóm chiếm tỷ lệ cao thứ 2 là kinh doanh, buôn bán chiếm 23,1% tương ứng 37 khách hàng. Có thể dễ hiểu vì đa số huyện Phú Vang là một huyện đang phát triển, có mức sống chưa cao, người dân chủ yếu là làm nông, làm

nghề lao động phổ thông và kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ, điều này cũng phù hợp với

hàng là có thu nhập từ 3 đến dưới 5 triệu đồng/tháng tương ứng với 74 khách hàng, đây là mức thu nhập có tỷ lệ khách hàng cao nhất. Với thu nhập từ 5 đến 7 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ 14,4% tương ứng với 23 khách hàng. Và ở mức thu nhập cao nhất là trên 7 triệu đồng/tháng là 5,0% tương ứng 8 khách hàng, ở mức thu nhập này tỷ lệ khách hàng chiếm khá ít. Như vậy, ta thấy rằng mức thu nhập của người dân tại huyện Phú Vang vẫn còn ở mức trung bình khá, do đó đa số khách hàng đến giao dịch


mức thu nhập của người dân tại đây. Và chiếm tỷ lệ 10,6% là nhóm khách hàng Cán bộ công nhân viên chức, 4,4% là nhóm khách hàng hưu trí, 5,6% là nhóm khách hàng Nội trợ và cuối cùng là 2,5% cho nhóm khách hàng có nghề nghiệp khác. Như vậy về nghề nghiệp thì phần lớn khách hàng của Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Phú Vang là những người lao động phổ thông và kinh doanh, buôn bán.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/05/2023