Đánh Giá Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gửi Tại Ngân Hàng Nno&ptnt Chi Nhánh Thừa Thiên Huế


CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG NNo&PTNT CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ


2.1. Khái quát chung về ngân hàng NNo&PTNT chi nhánhThừa Thiên Huế


2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển


Cùng với sự ra đời của hệ thống Ngân hàng Phát triển Nông thôn Việt Nam theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các Ngân hàng chuyên doanh. Hệ thống ngân hàng NNo&PTNT là một trong những hệ thống Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn của Việt Nam, ra đời, phát triển và trưởng thành cùng với sự lớn mạnh của đất nước. Ngân hàng NNo& PTNT có hệ thống mạng lưới các chi nhánh phân bố rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước.

Tại thành phố Huế, ngày 01/08/1988 Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp Bình Trị Thiên được thành lập trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà Nước Bình Trị Thiên. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, từ một Ngân hàng chuyên doanh có: “Biên chế đông nhất, nguồn vốn ít nhất, dư nợ thấp nhất, cơ sở vật chất kỹ thuật kém nhất”, đến nay NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế với hệ thống chi nhánh trải rộng trên địa bàn đã không ngừng lớn mạnh và trở thành Ngân hàng giữ vị trí chủ lực trong thị trường tài chính Tỉnh nhà.

Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Hội sở đóng trên địa bàn thành phố Huế, đây là trung tâm giao lưu văn hoá và phát triển du lich của tỉnh, bên cạnh đó không ít khách hàng thuộc các thành phần kinh tế đang có khó khăn về vốn. Đây chính là một bộ phận khách hàng lớn đang cần đến nguồn vốn đầu tư của ngân hàng. Mặt khác, địa bàn hoạt động của NH NNo&PTNT chi nhánhtỉnh Thừa Thiên Huế rộng khắp cả thành phố với hoạt động nghiệp vụ ngân hàng chủ yếu phục vụ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đời sống; đồng thời đảm nhận phục vụ vốn đầu tư các thành phần kinh tế phát triển. Trong thời gian qua, hoạt đông kinh doanh của chi nhánh đã phát triển lớn m ạnh về nhiều mặt, số lượng khách hàng giao dịch ngày càng tăng, doanh số huy động ngày càng lớn, chất lượng kinh doanh ngày


càng được nâng lên và đã mở ra nhiều hình thức huy động, cho vay phong phú, đa dạng các dịch vụ ngân hàng nhằm đáp ứng phục vụ vốn c ho nhu cầu cuộc sống của người dân ngày càng tốt hơn. Qua quá trình phát triển ấy chi nhánh đã được nhà nước tặng thưởng huân chương lao động.

Có thể nói hiện nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hội sở Huế đã trở thành một trong nhữ ng ngân hàng có uy tín trên địa bàn tỉnh. Tuy vậy, chưa bằng lòng với kết quả đạt được, chi nhánh luôn hoàn thiện dịch vụ hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồ ng thời tạo đà cho sự phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực v à quốc tế. Để đạt được điều đó, Ngân hàng luôn chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực, áp dụng công nghệ mới và mở rộng thị trường.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng


NHNo & PTNT chi nhánh Huế cũng như mọi ngân hàng N ông nghiệp khác đóng vai trò trung gian tài chính và cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng gồm có:

- Huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp thông qua hình thức góp vốn tiết kiệm phát hành trái phiếu.

- Cho vay đối với các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh tế nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.

- Các dịch vụ thanh toán trên tài khoản giao dịch chuyển tiền điện tử trong và ngoài hệ thống NHNNo&PTNT.

- Dịch vụ phát hành thanh toán thẻ AGRIBANK - ATM.

- Các dịch vụ ngoại hối: thay đổi ngoại tệ.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy và nhiệm vụ các phòng ban của NHNNo& PTNT chi nhánh Thừa Thiên Huế

* Cơ cấu tổ chức

Tổ chức bộ máy quản lý tốt sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh được thể hiện qua sơ đồ sau:

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Phương Thảo



BAN GIÁM ĐỐC



PHÒNG KẾ TOÁN - NGÂN QUỸ


PHÒNG NGUỒN VỐN & KẾ HOẠCH


PHÒNG KINH DOANH


PHÒNG DỊCH VỤ - MARKETING


PHÒNG THANH TOÁN QUỐC TẾ


PHÒNG KIỂM TRA KIỂM TOÁN NỘI BỘ


PHÒNG TỔ CHỨC - HÀNH CHÍNH


PHÒNG TIN HỌC


Biểu đồ 1: Tổ chức bộ máy NHNNo&PTNT chi nhánh Thừa Thiên Huế

(Nguồn: Phòng dịch vụ - marketing NHNNo&PTNT chi nhánh Thừa Thiên Huế)


*Nhiệm vụ của các phòng ban

Ban Giám Đốc: gồm 1 Giám đốc và 3 Phó giám đốc

Giám đốc ngân hàng: Là người lãnh đạo cao nhất của ngân hàng cơ sở chịu trách nhiệm về mọi hoạt động trước giám đốc ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế và có nhiệm vụ tổ chức điều hành và chịu trách nhiệm về mọi công việc của ngân hàng; đồng thời thường trực, trực tiếp chỉ đạo phòng kế toán và tổ ngân quỹ. Giúp việc cho Giám đốc (GĐ) có 3 Phó Giám đốc (PGĐ).

Phó giám đốc phụ trách kế toán, kho quỹ, hành chính: Trực tiếp chỉ đạo phòng kế toán và tổ chức ngân quỹ giúp giám đốc trong việc lãnh đạo điều hành công tác ngân quỹ.

Phó giám đốc kinh doanh: Có nhiệm vụ lãnh đạo điều hành hoạt động tín dụng của ngân hàng, và thay mặt giám đốc điều hành ngân hàng khi giám đốc vắng mặt.

Phòng kế toán-ngân quỹ

- Thực hiện hạch toán, hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ, thanh toán theo quy định giữa ngân hàng với nhau hoặc giữa ngân hàng với khách hàng.

- Thực hiện nhiệm vụ thu và phát ngân, quản lý an toàn kho quỹ và vận chuyển tiền mặt trên đường đi. Thực hiện tồn quỹ định mức ở ngân hàng.

Phòng kinh doanh

- Có nhiệm vụ thực hiện công tác kế hoạch, công tác huy động vốn, chỉ đạo cho vay trên địa bàn, cho vay cá thể, các tổ chức kinh tế quốc doanh, hộ sản xuất kinh doanh.

Phòng nguồn vốn và kế hoạch

- Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng. Thực hiện các chiến lược huy động vốn tại địa phương theo quy định các hình thức huy động vốn trong hệ thống Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam do Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc NHNNo&PTNT ban hành.

- Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp.

- Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyêt toán đến các chi nhánh NHNNo&PTNT trên địa bàn.


Phòng dịch vụ-Marketing

- Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến khách hàng bao gồm các cá nhân và tổ chức.

- Phụ trách công tác quảng bá giới thiệu hình ảnh của doanh nghiệp đến với khách hàng.

Phòng thanh toán quốc tế

- Đầu mối trong việc thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế trong hệ thống Ngân hàng. Thực hiện mối quan hệ quốc tế với các ngân hàng đại lý và các dịch vụ đối ngoại khác.

- Dịch thuật các chứng từ, tài liệu liên quan đến lĩnh vực thanh toán quốc tế cho Ngân hàng và khách hàng.

Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ

- Tham gia nghiên cứu soạn thảo hoặc chỉnh sửa, bổ sung các quy trình, quy chế nghiệp vụ của ngân hàng.

- Kiểm tra nghiệp vụ Ngân hàng trong toàn hệ thống trên cơ sở các văn bản chế độ của Ngân hàng Nhà nước và các quy trình, quy chế của Ngân hàng.

Phòng tổ chức-hành chính

- Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước và quy định của NHNNo&PTNT Việt Nam. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ an ninh, an toàn chi nhánh.

Phòng tin học

- Thực hiện cập nhật các số liệu phát sinh hàng ngày, tiến hành in các văn bản cân đối cung cấp cho ban lãnh đạo kịp thời ra quyết định.

Với địa bàn hoạt động rộng lớn như vậy, để hoạt động của ngân hàng được diễn ra một cách nhanh chóng, nhịp nhàng và có hiệu quả thì ngân hàng phải có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, năng động và sáng tạo. Để thấy rõ sự sắp xếp và bố trí cán bộ công nhân viên của ngân hàng, ta đi vào xem xét tình hình lao động của ngân hàng.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Phương Thảo


2.1.4. Tình hình lao động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thừa Thiên Huế Bảng 1: Tình hình lao động của NHNNo&PTNT chi nhánh Thừa Thiên Huế (Đơn vị: người)


Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010 Năm 2011

2009/2

010 2010/2011

Số lượng

%

Số lượng % Số lượng

%

Số lượng

% Số lượng %

Tổng số CB-CNV

78

100

79 100 84

100

1

1,28 5 6,33

Phân theo giới

Nam

37

47,5

36 45,5 36

42,8 -1

2,7 0 0,00

tính







Nữ

41

52,7

43 54,5

48

57,1 2

4,87 5 11,63


Phân theo trình

Đại học và sau

đại học

65

83,3

66

83,54

73

86,9 1

1,5 7 10,6

độ

Cao đẳng

12

15,38

12

15,2

12

14,28 0

0,00 0 0,00


Trung cấp

1

1,28

1

1,26 1

1,19 0

0,00 0 0,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 61 trang tài liệu này.

Đánh giá chất lượng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thừa Thiên Huế - 3


(Nguồn: Phòng Dịch vụ- Marketing Ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Thừa Thiên Huế)


Võ Ngọc Trường Sơn – K42QTKD Tổng hợp 31


Nhìn chung, tỉ lệ lao động nam và nữ của NHNo&PTNT chi nhánh Thừa Thiên Huế không chệnh lệch nhiều. Năm 2009, lao động nữ chiếm tỷ trọng 52,7%. Năm 2010, số lao động nam của chi nhánh giảm xuống 1 người và số lao động nữ tăng lên 2 người, tỷ trọng lao động nữ chiếm 54,5%. Năm 2011, số lao động nam giữ nguyên trong khi số lao động nữ tiếp tục tăng lên 5 người, điều này có thể là do ngân hàng ngày càng chú trọng đến khâu giao dịch cũng như bộ mặt của ngân hàng.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đa số cán bộ, nhân viên ngân hàng là đại học và sau đại học và ngày càng được nâng cao. Năm 2009, tổng số lao động của chi nhánh là 78 người thì có đến 65 lao động là trình độ đại học trở lên. Chỉ qua 2 năm, con số này đã có sự cải thiện rõ rệt. Số lao động năm 2011 tăng lên 84 người trong đó có đến 86,9% lao động là trình độ đại học và sau đại học. Đây chính là điểm thuận lợi của ngân hàng trong việc điều chỉnh cơ cấu lao động phù hợp với xu thế kinh doanh hiện nay.

Qua bảng số liệu cũng cho thấy những người có trình độ thấp ít được tuyển dụng đồng thời cũng chỉ chiếm một phần nhỏ trong lực lượng lao động của ngân hàng. Tuy nhiên đây là những cán bộ đã công tác lâu năm nên chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm làm việc của họ rất cao mặc dù trình độ còn ở mức Trung cấp, Cao đẳng.

Thời gian qua, với sự nổ lực của ngân hàng, chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên đã được cải thiện rõ rệt, phân công theo cơ cấu hợp lý, thực hiện đúng các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước đề ra.

Công việc kinh doanh ngày càng phát triển đòi hỏi phải có lực lượng lao động có trình độ cao, được đào tạo bài bản để có khả năng cạnh tranh, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, yếu tố bộ mặt của doanh nghiệp cụ thể là thái độ phục vụ, tính chuyên nghiệp của nhân viên là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp các ngành nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Vì vậy, ngân hàng phải luôn coi trọng công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, tạo mọi điều kiện cho các cán bộ này có thể học tập để có chuyên môn vững vàng hơn nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ của chi nhánh, coi đó là một trong những chiến lược quan trọng để phát triển bền vững, song ở chiều ngược lại bản thân mỗi cán bộ phải cố gắng học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng để tự khẳng định vị trí của chính mình trong ngân hàng.


2.2. Thực trạng công tác huy động tiền gửi tại ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Thừa Thiên Huế

2.2.1. Khái quát chung tình hình kinh doanhcủa NHNNo&PTNT chi nhánhThừa ThiênHuế

Trong những năm qua Ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Thừa Thiên Huế đã nhanh chóng quán triệt và thực hiện đúng đắn các định hướng, chủ trương, chính sách của chính phủ, của địa phương, đã tiến hành tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của tỉnh nhà nói chung và của TPHuế nói riêng. Với hiệu quả hoạt động kinh doanh không ngừng tăng lên trong thời gian qua, ngân hàng đã và đang khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình trong quá trình phát triển chung của tỉnh nhà. Hoạt động kinh doanh có hiệu quả cùng với việc mở rộng các hoạt động tín dụng, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, áp dụng các công cụ Marketing…nên trong thời gian qua ngân hàng đã đ ạt được những thành tựu đáng khích lệ. Trong vài năm trở lại đây, mặc dù tình hình kinh tế có nhiều biến động gây bất lợi cho ngành tài chính tín dụng nhưng bằng nhiều hình thức huy động vốn phong phú nên lượng khách hàng của NHNNo&PTNT chi nhánh Thừa Thiên Huế không ngừng tăng lên. Đến nay mạng lưới khách hàng đã mở rộng, đến hầu hết các huyện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Để thấy được quy mô và kết quả kinh doanh của ngân hàng ta tiến hành đánh giá trên một số chỉ tiêu của ngân hàng ở bảng 2.

Nhìn vào bảng cho thấy tình hình kinh doanh của ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Thừa Thiên Huế từ năm 2009 đến năm 2011 đều có xu hướng tăng cả về doanh thu lợi nhuận và cả về chi phí. Tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu qua các năm là rất cao và cao hơn nhiều so với tốc độ tăng chi phí, đây là một dấu hiệu tốt trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Cụ thể, chi phí trong năm 2010 tăng so với năm 2009 là 71.606 triệu đồng (tương đương với 18,28%), tăng từ 391.616 triệu đồng lên 463.222 triệu đồng. Trong khi đó doanh thu lại có tốc độ tăng rất ấn tượng là 31,38%, từ 450.581 triệu đồng lên 591.967 triệu đồng. Vì vậy, nên lợi nhuận trước thuế của ngân hàng của năm 2010 so với năm 2009 cũng đạt được mức tăng ấn tượng là 118,34%, tương đương với 69.780 triệu đồng.


Bảng 2: Tình hình kinh doanh của ngân hàng từ năm 2009-2011 (Đơn vị: Triệu đồng)



CHỈ TIÊU


Năm 2009


Năm 2010


Năm 2011

So sánh

2010/2009

2011/2010

+/-

%

+/-

%

A. Thu nhập

450.581

591.967

772.603

141.386

31,38

180.636

30,51

1. Thu lãi từ hoạt động tín dụng

382.497

472.687

573.810

90.190

23,58

101.123

21,39

2. Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ

7.050

22.967

52.369

15.917

225,77

29.402

128,08

3. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối

3.013

7.050

9.758

4.037

133,98

2.708

38,41

4. Thu nhập hoạt động kinh doanh khác

1.476

2.216

3.321

740

50,13

1.105

49,86

5. Thu nhập khác

56.545

87.047

133.345

30.502

53,94

46.298

53,18

B. Chi phí

391.616

463.222

551.236

71.606

18,28

88.014

19,00

Lợi nhuận trước thuế

58.965

128.745

221.367

69.780

118,34

92.622

71,94


(Nguồn: Phòng Dịch vụ-marketing Ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Thừa Thiên Huế)


Sở dĩ doanh thu năm 2010 của ngân hàng đạt được mức tăng ấn tượng so với năm 2009 là vì thu nhập từ tất cả hoạt động của ngân hàng trong năm 2010 đều tăng cao, trong đó có mức tăng cao nhất là thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ, với mức tăng lên đến 225,77%; tuy nhiên về mức tăng giá trị tuyệt đối thì chỉ có 18.917 triệu đồng; trong khi đó thu lãi từ hoạt động tín dụng tuy có mức tăng về giá trị tương đối chỉ là 23,58% - thấp nhất về giá trị tương đối nhưng về giá trị tuyệt đối lại tăng đến 90.190 triệu đông – cao nhất về giá trị tuyệt đối.

Tương tự trong từ năm 2010 đến năm 2011, ngân hàng vẫn duy trì được kết quả hoạt động hoạt động kinh doanh tốt của mình. Cụ thể, doanh thu vẫn có mức tăng trưởng cao hơn so với chi phí, trong khi chi phí có mức tăng là 19% thì doanh thu lại có mức tăng là 30,58%; trong đó đóng góp phần lớn về mặt giá trị tuyệt đối là doanh thu từ lãi hoạt động tín dụng, trong khi doanh thu từ phí hoạt động dịch vụ vẫn duy trì được mức tăng ấn tượng với 128,08%. Đồng thời lợi nhuận trước thuế của ngân hàng cũng duy trì được mức tăng cao trong một năm mà tình hình tài chính - ngân hàng ở nước ta có nhiều biến động lớn, đã cho thấy được những nổ lực của ngân hàng.

2.2.2. Các sản phẩm được cung cấp từ dịch vụ tiền gửi, các hoạt động marketing cho các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm và quy trình thủ tục gửi tiền, rút tiền

- Hiện nay các sản phẩm của ngân hàng cung cấp cho khách hàng vẫn mang tính chất đại trà, không có sự phân biệt cho từng đối tượng khách hàng. Ngân hàng đã và đang thực hiện các sản phẩm phục vụ cho công tác huy động tiền gửi tiết kiệm:

Tiết kiệm thông thường với kỳ hạn: không kỳ hạn, có kỳ hạn (tuần, tháng, năm) đối với các loại tiền gửi VND, USD, EURO.

Tiết kiệm dự thưởng với cơ cấu giả thưởng nhiều, hấp dẫn làm tăng tính tiện ích của tiết kiệm dự thưởng: ôtô, xe máy, tủ lạnh, tivi màn hình phẳng, bộ ấm chén mang Logo của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam…Ứng với mỗi mức tiền gửi tối thiểu và kỳ hạn nhất định, khách hàng sẽ được cung cấp số phiếu dự thưởng tương thích. Càng gửi nhiều , khách hàng càng nhận được nhiều số phiếu dự thưởng và cơ hội trúng càng cao. Tuy nhiên hình thức này áp dụng vẫn còn ít, chỉ mấy năm gần đây….Đã có nhiều khách hàng trúng thưởng các giải thưởng lớn như trúng xe ôtô


Laceti, xe máy Nouvo, tủ lạnh…nên tiết kiệm dự thưởng đã thu hút l ớn một lượng tiền gửi và tăng tính cạnh tranh, hấp dẫn của ngân hàng đối với các ngân hàng bạn.

Tiền gửi tiết kiệm có mức lãi rút trước hạn cao hơn mức lãi không kỳ hạn. Theo nội dung mới sửa đổi tại quyết định 47/2006/QĐ-NHNN (25/9/2006) của NHNN Việt Nam về việc sửa đổi một số quy chế về tiền gửi tiết kiệm: trường hợp người gửi tiết kiệm có nhu cầu rút tiền trước hạn sẽ được hưởng lãi suất theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi. Đây là điểm khác biệt so với quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN (13/9/2004) về quy chế tiền gửi tiết kiệm. Ngân hàng đã có các sản phẩm tiền tiết kiệm có kỳ hạn với lãi suất rút trước hạn theo nguyên tắc sau:

- Nhóm sản phẩm thứ nhất: áp dụng đối với những khách hàng có kế hoạch rõ ràng về dòng tiền, lãi suất rút trước hạn là lãi suất không kỳ hạn.

- Nhóm sản phẩm thứ hai: áp dụng đối với những khách hàng không có kế hoạch rõ ràng về dòng tiền, lãi suất rút trước hạn tăng dần theo thời gian thực gửi với lãi suất gửi thấp hơn của nhóm sản phẩm thứ nhất.

Huy động tiền gửi bằng cách phát hành các công cụ nợ: ngân hàng phát hành các kỳ phiếu, trái phiếu với lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn.

Mặc dù ngân hàng đã cố gắng đưa ra các hình thức huy động tiền gửi dân cư khá phong phú, tuy nhiên các hình thức đó vẫn chưa đủ để khách hàng có thể lựa chọn hình thức phù hợp và thỏa mãn với nhu cầu của mình. Bên cạnh đó ngân hàng chỉ mới đưa ra các sản phẩm dự thưởng theo kỳ hạn tháng, năm chứ chưa áp dụng mức kỳ hạn gửi tuần, quý, hay từng loại tiền gửi khác nhau.

Hoạt động Marketing cho công tác huy động vốn vẫn chưa chú trọng. Bộ phận Marketing của ngân hàng phần nhiều chú trọng đến khách hàng vay vốn và khách hàng sử dụng các dịch vụ tài chính, chưa quan tâm đúng mức đến khách hàng gửi tiền. Hoạt động quảng cáo, tuyên truyền về sản phẩm, dịch vụ vẫn được tổ chức qua nhiều phương tiện song tần suất không nhiều, chất lượng không hiệu quả. Thực tế cho thấy nhiều ngân hàng phát hành kỳ phiếu với lãi suất hấp dẫn để huy động trong thời gian ngắn cho hoạt động kinh doanh nhưng vẫn không được người dân hưởng ứng. vẫn chưa có tờ rơi, áp phích để giới thiệu những lợi ích khi khách hàng sử dụng sản phẩm


của ngân hàng. Bên cạnh đó, các hình thức khuyến mãi vẫn còn hạn chế, các hình thức như trả lời câu hỏi về ngân hàng có thưởng, hình thức xổ số theo tài khoản…vẫn chưa được áp dụng.

2.2.3. Quy trình và thủ tục gửi tiền

Trong những năm gần đây, ngân hàng đã đáp ứng được một số yêu cầu của khách hàng gửi tiền và đã cung cấp nhiều tiện ích của việc gửi tiền vào ngân hàng. Vì vậy trong những năm qua người dân đã mạnh dạn gửi tiền vào ngân hàng ngày một càng tăng. Một trong những biện pháp thu hút nguồn tiền gửi lớn vào ngân hàng là việc thực hiện tốt quy trình thu nhận nguồn tiền gửi. Chính vì vậy ngân hàng rất chú trọng đến việc thực hiện quy trình thủ tục trong việc nhận tiền gửi tạo điều kiện cho việc quản lý hiệu quả các khoản tiền vốn huy động, các khoản tiền thanh toán hay kiều hối…nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra, từ đó tạo niềm tin cho khách hàng.

-Quy trình gửi tiền tiết kiệm


Đối với người gửi tiền:

Khách hàng viết giấy gửi tiền trong đó ghi rõ mức kỳ hạn, ngày…tháng…năm giao dịch, hị và tên người gửi, địa chỉ, chứng minh thư nhân dân, chữ ký mẫu để ngân hàng Scan chữ ký của khách hàng nhằm đảm bảo an toàn vốn cho người gửi tiền. Sau khi nộp tiền, người gửi nhận sổ tiết kiệm có đầy đủ các yếu tố quy định.

Đối với ngân hàng:


Giao dịch viện tiếp nhận yêu cầu gửi tiền của khách hàng, kiểm tra tính đúng đắn của các yếu tố trên giấy gửi tiền do khách hàng đã xác lập. Trong phạm vi và hạn mức được giao, giao dịch viên nhận và kiểm tra số tiền mà khách hàng ghi trên giấy gửi tiền theo đúng quy định về giao nhận tiền mặt, mở tài khoản tiền gửi tương ứng với kỳ hạn mà khách hàng đã yêu cầu. Sau khi đã thu tiền đầy đủ, giao dịch viên sẽ làm thủ tục trên phần mềm kế toán ngân hàng và nhập các dữ liệu cần thiết. Giao dịch viên vừa kiêm thủ quỹ vừa kiểm kế toán ký tên, đóng dấu và tiếp tục chuyển cho kiểm soát viên thông qua hệ thống phần mềm kế toán ngân hàng. Kiểm soát viên sau khi kiểm tra đầy đủ các nội dung, chấp nhận duyệt thì giao sổ tiết kiệm cho khách hàng khi đã được Giám đốc hoặc Kế toán trưởng ký và đóng dấu. Cuối cùng là đối chiếu, tổng hợp, lưu trữ chứng từ theo chế độ quy định.

Xem tất cả 61 trang.

Ngày đăng: 19/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí