Hệ Số Hồi Quy Chuẩn, Sai Số Chuẩn Và Các Biến Độc Lập Thống Kê Wald.


Nhân tố ba, Thể hiện quan điểm của người trả lời phiếu câu hỏi về sự tin tưởng chất lượng đào tạo từ xa hiện nay và góc nhìn của người lao động đối với các tổ chức tuyển dụng lao động trên thị trường.

Kết quả phân tích phương sai nhiều nhân tố: Để xác định rõ hơn Sự ảnh hưởng của các nhân tố đến cầu đào tạo từ xa cần thực hiện phân tích phương sai đối với các nhân tố. Trước tiên phương sai đối với các nhân tố nghiên cứu chỉ lấy và giữ lại các nhân tố có xác suất ý nghĩa nhỏ hơn hoặc bằng 0,05, các nhân tố có xác suất ý nghĩa lớn hơn 0,05 được loại bỏ.

Như vậy, Bảng 3.11 cho ta thấy rằng nhân tố thứ nhất: Các chủ đề liên quan đến học và làm việc trước đây (F1) có ảnh hưởng đến khả năng theo học đào tạo từ xa (Xác suất ý nghĩa của nhân tố này là 0,001). Tương tự, nhân tố thứ hai: Khả năng ứng dụng Phương tiện trong đào tạo từ xa (F2) có ảnh hưởng đến khả năng theo học đào tạo từ xa (Xác suất ý nghĩa của nhân tố này là 0,03). Nhân tố thứ ba: Sự tin tưởng chất lượng đào tạo từ xa của người dân và thị trường lao động (F3) ảnh hưởng đến khả năng theo học đào tạo từ xa (Xác suất ý nghĩa của nhân tố này là 0,009). Các nhân tố còn lại đều có xác suất ý nghĩa lớn hơn 0,05 được loại bỏ.

Bảng 3.11. Hệ số hồi quy chuẩn, sai số chuẩn và các biến độc lập thống kê Wald.


Nhân tố

B

S.E.

Wald

df

Sig.

Exp(B)

Các chủ đề liên quan đến học và làm

việc trước đây (F1)

- .289

.087

11.113

1

.001

.749

Khả năng ứng dụng phương tiện

trong đào tạo từ xa (F2)


- .261


.087


9.105


1


.003


.770

Sự tin tưởng chất lượng đào tạo từ







xa của người dân và thị trường lao

.225

.087

6.782

1

.009

1.253

động (F3)








Constant

-1.407

.090

246.848

1

.000

.245

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xa ở Việt Nam - 14

Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán của tác giả.


Như vậy qua phân tích phương sai ta nhận thấy có ba nhân tố ảnh hưởng đến cầu đào tạo từ xa tại Việt Nam, đó là: (i) Các chủ đề liên quan đến học và làm việc trước đây, (ii) Khả năng ứng dụng phương tiện trong đào tạo từ xa, (iii) Sự tin tưởng chất lượng đào tạo từ xa của người dân và thị trường lao động. Các nhân tố còn lại có ảnh hưởng không đáng kể đến biến phụ thuộc nhị phân được loại khỏi mô hình.

3.2.2.4. Kết quả thực nghiệm từ mô hình hồi quy logistics

Các định hướng giáo dục như một chức năng của các nhân tố được tạo ra và các đặc điểm cơ sở của học viên. Ba biến số đã nói ở trên rút ra từ việc phân tích nhân tố và kết quả kiểm định nhân tố, được dùng như các biến độc lập trong mô hình hồi quy logistic với định hướng đào tạo từ xa của người dân là biến phụ thuộc nhị phân, thể hiện ý định của người trả lời bảng hỏi, cụ thể là: Có ý định theo học phương thức đào tạo từ xa nhận giá trị bằng “1”, không có ý định theo học phương thức đào tạo từ xa nhận giá trị bằng “0”. Mục đích của việc phân tích là nhằm nhận dạng các nhân tố và các đặc điểm có ảnh hưởng quan trọng lên định hướng đào tạo từ xa. Ba biến độc lập được đưa vào mô hình hồi quy này có một ảnh hưởng quan trọng lên biến phụ thuộc nhị phân, các biến số còn lại có ảnh hưởng không lớn lên biến phụ thuộc nhị phân được loại bỏ. Hệ số mô hình hồi quy binary logistics nên được hiểu là sự thay đổi trong độ co giãn logarit của biến phụ thuộc nhị phân trong mối liên hệ với một đơn vị tăng lên của biến độc lập.

Đối với nhân tố thứ nhất, kết quả tổng hợp số liệu bảng hỏi, luận điểm 1: “Sự chuyên môn hóa trong quá trình học, làm việc trước đây đã ảnh hưởng tới kế hoạch theo học khóa học từ xa của tôi” thuộc nhân tố 1, biến phụ thuộc nhị phân nhận giá trị bằng “1” tương đương với người trả lời bảng hỏi có ý định và kế hoạch đi học đào tạo từ xa, với phương án trả lời “đồng ý” 544 người, “rất đồng ý” là 117 người, số còn lại trả lời “bình thường ” là 573 người, “không đồng ý ” là 265 người, và mức cao hơn “rất không đồng ý” là 25 người, (Bảng 3.12).


Bảng 3.12. Kết quả tổng hợp số liệu bảng hỏi- Luận điểm 1 thuộc nhân tố 1


DIHOC * c1.19 Crosstabulation

Count


Phương án trả lời


Total

Rất không đồng ý

Không đồng ý

bình thường

Đồng ý

Rất đồng ý

DIHOC

khong di hoc

21

167

364

396

61

1009

di hoc

25

265

573

544

117

1524

Total

46

432

937

940

178

2533

Nguồn: Kết quả điều tra.


Tương tự, tại (bảng 3.13) luận điểm 2 “Các môn đã được học và quá trình làm việc trước đây đã ảnh hưởng tới kế hoạch theo học khóa học từ xa của tôi” thuộc nhân tố 1, số lượng người trả lời “đồng ý” là 436 người, số người trả lời “rất đồng ý” là 80 người, số còn lại trong số 1524 người có kế hoạch học từ xa trả lời “bình thường” và “không đồng ý”.


Bảng 3.13. Kết quả tổng hợp số liệu bảng hỏi - Luận điểm 2 thuộc nhân tố 1.


DIHOC * c1.20 Crosstabulation

Count


Phương án trả lời


Total

Rất không đồng ý

Không đồng ý

bình thường

Đồng ý

Rất đồng ý

DIHOC

khong di hoc

28

256

383

298

44

1009

di hoc

32

409

567

436

80

1524

Total

60

665

950

734

124

2533

Nguồn: Kết quả điều tra.


Như vậy, hầu như người trả lời bảng hỏi tại luận điểm 1 & 2 của nhân tố 1 không tán thành với hai luận điểm này đưa ra, tương đương với với kết quả phân


tích hồi quy, hệ số co giãn của nhân tố này mang giá trị âm. Vì vậy, theo những phát hiện này, những căn cứ dựa vào luận điểm 1 & 2 của nhân tố 1 “Các chủ đề liên quan đến học và làm việc trước đây” nhằm khuyến khích người học đào tạo từ xa, tăng lên một đơn vị, sẽ khiến độ co giãn log của định hướng theo học đào tạo từ xa giảm khoảng 0.289. Do đó có thể khảng định rằng người dân theo học đào tạo từ xa xuất phát từ những yêu cầu thực tế của công việc, nhu cầu được đào tạo nghề nghiệp, kỹ năng, kiến thức nhằm tìm được công việc làm tốt, ổn định phù hợp với thị trường lao động hiện tại cũng như tương lai, hơn là những kiến thức đã được học và làm việc trước đây, hay nói cách khác theo học đào tạo từ xa của người dân nhằm đào tạo nghề nghiệp, kỹ năng làm việc phù hợp với thị trường lao động hiện tại. Cho nên đào tạo từ xa cần căn cứ vào nhu cầu thị trường lao động hiện tại làm căn cứ thiết kế được các chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của người học, theo phương thức đào tạo từ xa.

Bảng 3.14. Kết quả tổng hợp số liệu bảng hỏi - Luận điểm 3 thuộc nhân tố 2


DIHOC * c1.32 Crosstabulation

Count


Phương án trả lời


Total

Rất không đồng ý

Không đồng ý

bình thường

Đồng ý

Rất đồng ý

DIHOC

khong di hoc

9

30

135

662

173

1009

di hoc

8

44

230

968

274

1524

Total

17

74

365

1630

447

2533

Nguồn: Kết quả điều tra


Đối với nhân tố thứ hai, kết quả tổng hợp bảng hỏi tại luận điểm 3 “Học theo phương thức từ xa chủ yếu là tự học với tài liệu in sẵn có sự hướng dẫn của giảng viên, nên phù hợp với mọi đối tượng trong xã hội”, luận điểm nói lên nguyên tắc của loại hình đào tạo từ xa là “tự học” với tài liệu được chuẩn bị trước có sự hướng dẫn của giảng viên. Tuy nhiên theo kết quả thống kê của nghiên cứu này, nguyên tắc học từ xa chưa được sự đồng thuận của người dân, còn có ý kiến cho rằng học từ


xa là hình thức học tập trung vào ngoài giờ hành chính với sự giảng dạy trực tiếp của giáo viên với thời lượng được rút ngắn hơn so với loại hình đào tạo “vừa học vừa làm”, cụ thể là 44 người trong tổng số 1524 người trả lời bảng hỏi có kế hoạch theo học từ xa trả lời “không đồng ý”, và 8 người “rất không đồng ý” với quan điểm của luận điểm này.

Đối với luận điểm 4 “Giảng viên hướng dẫn giải đáp thắc mắc môn học là rất quan trọng và đòi hỏi có chuyên môn cao” thuộc nhân tố 2, được khá nhiều người dân trả lời câu hỏi chọn phương án “đồng ý” và “rất đồng ý”.

Bảng 3.15. Kết quả tổng hợp số liệu bảng hỏi- Luận điểm 4 thuộc nhân tố 2


DIHOC * c1.33 Crosstabulation

Count


Phương án trả lời


Total

Rất không đồng ý

Không đồng ý

bình thường

Đồng ý

Rất đồng ý

DIHOC

khong di hoc

5

12

110

608

274

1009

di hoc

4

19

183

877

441

1524

Total

9

31

293

1485

715

2533

Nguồn: Kết quả điều tra.


Đây cũng là luận điểm được bổ trợ và kiểm tra với luận điểm 1 của nhân tố thứ 2, người trả lời hai luận điểm này khá thống nhất về mặt lôgic, bởi lẽ tài liệu in sẵn cũng như không in ấn (tài liệu điện tử) và công cụ hỗ trợ học tập chưa được đầy đủ, phù hợp với người học thì vai trò của giảng viên hướng dẫn trên lớp đóng vai trò then chốt cho việc giảng dạy môn học hơn là giải đáp thắc mắc, tạo điều kiện cho người học thi trả nợ môn học đạt kết quả.

Kết quả trả lời bảng hỏi tại luận điểm 5 “Điểm nổi bật của đào tạo từ xa là có nhiều công cụ hỗ trợ học tập như: Phát thanh, truyền hình, Internet…” thuộc nhân tố thứ 2 đối với các phương án được chọn và trả lời tương đối phân tán giữa


“đồng ý” và “không đồng ý ” trong luận điểm này. Điều đó nói lên được người dân có hướng học đào tạo từ xa thấy rằng công cụ hỗ trợ cho người học từ xa chưa thực sự chu đáo cũng như phù hợp với nhiều đối tượng người dân lao động hay mức độ hỗ trợ học tập từ xa bằng hệ thống đài phát thanh, truyền hình, Internet tại nước ta còn tương đối hạn chế do điều kiện đầu tư cho công nghệ này tương đối tốn kém, Nhà nước chưa thực sự coi trọng đầu tư công cụ hỗ trợ tập từ xa cho người học, thời lượng phát sóng tương đối ngắn, tần suất phát sóng trong một ngày tương đối hạn chế, cơ sở hạ tầng công nghệ Internet còn gặp nhiều khó khăn đối với vùng có điều kiện kinh tế yếu kém.

Bảng 3.16. Kết quả tổng hợp số liệu bảng hỏi - Luận điểm 5 thuộc nhân tố 2


DIHOC * c1.34 Crosstabulation

Count


Phương án trả lời


Total

Rất không đồng ý

Không đồng ý

bình thường

Đồng ý

Rất đồng ý

DIHOC

khong di hoc

14

43

182

570

200

1009

di hoc

20

39

287

871

307

1524

Total

34

82

469

1441

507

2533

Nguồn: Kết quả điều tra.


Đối với luận điểm 6 “Đào tạo từ xa kiếm tìm cách thức để người dân được học tập và hưởng lợi từ học tập” thuộc nhân tố 2, bao gồm tạo điều kiện, cung cấp lựa chọn tài liệu học tập, công cụ hỗ trợ học tập và các thủ tục hành chính khác, làm cho người học tiếp cận được với tài liệu học, công cụ hỗ trợ học tập một cách tốt nhất trong khi điều kiện kinh tế, hoàn cảnh mỗi người học, mỗi địa phương có nhiều điểm khác nhau. Trả lời nội dung luận điểm này, số người có ý định theo học đào tạo từ xa và không có ý định theo học từ xa có quan điểm chưa hoàn toàn nhất trí cao, cụ thể là với 2533 người được hỏi có 533 người lựa chon phương án trả lời


“bình thường” và 17 người “không đồng ý”. Kết quả cho thấy đào tạo từ xa tại nước ta cung cấp tài liệu học tập cho người học chưa thực sự phong phú, người học ít có cơ hội lựa chọn tài liệu phù hợp với bản thân, thời gian cung cấp tài liệu chưa thiết thực với người học trước khi có kế hoạch môn học, một số lượng không nhỏ môn học, người học đào tạo từ xa nhận được tài liệu môn học vào ngày trả lời, giải đáp thắc mắc môn học làm cho người học không chủ động học tập.

Bảng 3.17. Kết quả tổng hợp số liệu bảng hỏi - Luận điểm 6 thuộc nhân tố 2



DIHOC * c1.35 Crosstabulation

Count


Phương án trả lời


Total

Rất không đồng ý

Không đồng ý

bình thường

Đồng ý

Rất đồng ý

DIHOC

khong di hoc

8

18

224

605

154

1009

di hoc

9

33

309

936

237

1524

Total

17

51

533

1541

391

2533

Nguồn: Kết quả điều tra.


Đối với luận điểm 7 “Với tài liệu và công cụ hỗ trợ học tập, người theo học từ xa có thể tự học bất cứ lúc nào, và ở bất cứ nơi đâu, nên thuận tiện với nhiều người” thuộc nhân tố 2, là nguyên tắc cơ bản nhất đối với người học từ xa với sự trợ giúp của tài liệu học tập bao gồm tài liệu in ấn và tài liệu điện tử, công cụ hỗ trợ học tập trong đó có đài phát thanh, truyền hình và Internet. Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu này 1524 người trả lời phỏng vấn có kế hoạch theo học từ xa, các phương án trả lời “đồng ý” và rất “rất đồng ý” có sự tập trung chưa cao. Hay nói cách khác phương tiện học tập của người học từ xa hiện nay chưa thực sự đầy đủ và thuận lợi đối với người tự học ở nhà hay tại nơi làm việc.


Bảng 3.18. Kết quả tổng hợp số liệu bảng hỏi - Luận điểm 7 thuộc nhân tố 2


DIHOC * c1.36 Crosstabulation

Count


Phương án trả lời


Total

Rất không đồng ý

Không đồng ý

bình thường

Đồng ý

Rất đồng ý

DIHOC

khong di hoc

5

18

155

617

214

1009

di hoc

10

20

215

935

344

1524

Total

15

38

370

1552

558

2533

Nguồn: Kết quả điều tra.

Tại luận điểm 8 “Học liệu chuẩn bị sẵn, người học từ xa có thể tự chủ quá trình học tập với điều kiện riêng của mình” thuộc nhân tố 2, người học từ xa có thể tự chủ được quá trình học tập với điều kiện tài liệu học tập, công cụ hỗ trợ học tập đầy đủ và thuận tiện kết hợp với tính tự giác, tính vượt khó và khả năng tự học của người học từ xa

Bảng 3.19. Kết quả tổng hợp số liệu - Luận điểm 8 thuộc nhân tố 2


DIHOC * c1.37 Crosstabulation

Count


Phương án trả lời


Total

Rất không đồng ý

Không đồng ý

bình thường

Đồng ý

Rất đồng ý

DIHOC

khong di hoc

4

22

163

640

180

1009

di hoc

11

26

243

958

286

1524

Total

15

48

406

1598

466

2533


Nguồn: Kết quả điều tra.


Qua kết quả tổng hợp và phân tích các luận điểm được trả lời của người được phỏng vấn với các phương án lựa chọn khác nhau, nghiên cứu nhận thấy: (i) Khả năng cung cấp phương tiện đào tạo từ xa tại nước ta đối với người học đào tạo từ xa tự học kết hợp với với giảng viên giải đáp thắc mắc môn học là tương đối hạn chế cũng như chưa thật sự đầy đủ và đa dạng, đáp ứng với nhu cầu khác nhau của người

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/10/2022