Kết Quả Tổng Hợp Số Liệu - Luận Điểm 9 Thuộc Nhân Tố 3


học, (ii) Khả năng tự học của người dân theo học loại hình đào tạo từ xa chưa thực sự tự giác vượt qua mọi khó khăn trong học tập. Vì vậy việc người học từ xa chủ yếu tự học là chính, với sự hỗ trợ của học liệu và công cụ học tập như hiện nay tại nước ta, việc học bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu của người học là gặp nhiều khó khăn và hạn chế khả năng tự học. Kết quả phân tích hồi quy cho biết hệ số co giãn của nhân tố 2 “Khả năng cung cấp Phương tiện trong đào tạo từ xa” mang giá trị âm (- 0,261) cho biết khả năng cung cấp phương tiện đào tạo từ xa tại nước ta còn nhiều hạn chế đối với người học từ xa, hàm ý nếu với khả năng cung cấp phương tiện đào tạo từ xa như hiện nay tại nước ta tăng một đơn vị thì những người có định hướng đào tạo đại học từ xa giảm 0,261 đơn vị. Vì vậy loại hình đào tạo từ xa cần thể hiện tính ưu việt của phương tiện đào tạo đối với người học so với loại hình đào tạo truyền thống, nhằm thu hút, định hướng người dân tham gia đào tạo.

Nội dung của nhân tố 2 cũng phản ánh sự khác biệt của đào tạo từ xa so với đào tạo truyền thống, thày và trò gặp nhau trực tiếp trên lớp, phương tiện đào tạo trở nên ít quan trọng và cần thiết so với đào tạo từ xa, phương tiện đào tạo từ xa thực sự cần thiết và quan trọng đối với người học, trong khi có sự giãn cách giữa người học và người dạy. Vì vậy hệ thống đào tạo từ xa trong toàn quốc cần khuyến khích, tạo điều kiện cho người học theo phương thức đào tạo từ xa, thông qua cung cấp phương tiện đào tạo từ xa cũng như hỗ trợ người học bằng các công nghệ đa dạng, phổ thông, sẵn có nhất trong xã hội, làm cho người học có thể học theo phương thức đào tạo từ xa một cách dễ dàng và đơn giản hơn.

Đối với nhân tố thứ ba, luận điểm 9 “Tôi tin tưởng đào tạo từ xa đạt được những tiêu chí về kiến thức, kỹ năng do chương trình đào tạo đặt ra đối với người học” thuộc nhân tố 3, thể hiện tin tưởng của người dân đối với chương trình đào tạo từ xa có thể tạo cho người học đạt được những kỹ năng, kiến thức những tiêu chí cần thiết mà người học mong muốn, các phương án trả lời khá tập trung trong luận điểm này (Bảng 3.19 ), số người có định hướng theo học đào tạo từ xa và số người không có ý định theo học đào tạo từ xa chọn phương án “bình thường” và “đồng ý” tương đối tập trung để trả lời luận điểm này.


Bảng 3.20. Kết quả tổng hợp số liệu - Luận điểm 9 thuộc nhân tố 3


DIHOC * c1.38 Crosstabulation

Count


Phương án trả lời


Total

Rất không đồng ý

Không đồng ý

bình thường

Đồng ý

Rất đồng ý

DIHOC

khong di hoc

4

39

299

571

96

1009

di hoc

9

41

399

881

194

1524

Total

13

80

698

1452

290

2533

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xa ở Việt Nam - 15

Nguồn: Kết quả điều tra.

Tại luận điểm 10 “Các nhà tuyển dụng lao động tin tưởng đào tạo từ xa” thuộc nhân tố 3, người được trả lời phỏng vấn tương đối đồng thuận với nội dung của luận điểm đưa ra, mức độ trả lời nội dung tương đối tập trung và đưa ra nhận định cá nhân về khả năng và mức độ chấp thuận lao động đã được đào tạo từ xa của các nhà tuyển dụng lao động cũng như xã hội nói chung.

Bảng 3.21. Kết quả tổng hợp số liệu - Luận điểm 10 thuộc nhân tố 3


DIHOC * c1.39 Crosstabulation

Count


Phương án trả lời


Total

Rất không đồng ý

Không đồng ý

bình thường

Đồng ý

Rất đồng ý

DIHOC

khong di hoc

19

143

455

333

59

1009

di hoc

17

169

681

542

115

1524

Total

36

312

1136

875

174

2533

Nguồn: Kết quả điều tra.

Đối với chất lượng đào tạo từ xa, người trả lời phỏng vấn tại luận điểm 11 “Tôi theo học đào tạo từ xa là để trang bị cho bản thân kỹ năng làm việc hơn là văn bằng” thuộc nhân tố 3, được trả lời tương đối tập chung, cũng như thể hiện quan


điểm học đào tạo từ xa là thể hiện sự rèn luyện kỹ năng làm việc phù hợp với thị trường lao động, tuy nhiên một số không lớn: 169 người trong số 1524 người có định hướng theo học đào tạo từ xa “không đồng ý” với nội dung luận điểm này. Số lượng người không đồng thuận với luận điểm này có thể được coi như đi học đào tạo từ xa của họ là một cách tốt nhất cho sự phù hợp với vị trí công việc hiện tại hay trong tương lai gần mà người học định hướng đến, (Bảng 3.21).

Qua bảng tổng hợp số liệu bảng hỏi các luận điểm thuộc nhân tố 3 và kết quả phân tích logarit cho biết độ co giãn log của định hướng tham gia đào tạo từ xa của người dân sẽ tăng lên 0.225 với một đơn vị tăng lên của nhân tố 3 “Sự tin tưởng chất lượng đào tạo từ xa của người dân và thị trường lao động” hàm ý chất lượng đào tạo từ xa ngày càng được nâng lên, các nhà tuyển dụng lao động và xã hội tin tưởng, số lượng người dân theo học đào tạo từ xa ngày càng được cải thiện. Chất lượng đào tạo nói chung, chất lượng đào tạo từ xa nói riêng là mối quan tâm hàng đầu của người dân cũng như các nhà tuyển dụng lao động. Các cơ sở đào tạo từ xa trong toàn quốc minh chứng được các khóa đào tạo, số học viên tốt nghiệp phù hợp với thị trường lao động, có kỹ năng chuyên môn cao, tay nghề giỏi, kỹ năng làm việc phù hớp với công việc, có đạo đức nghề nghiệp, làm cho người dân tin tưởng và hướng đến đào tạo từ xa nhiều hơn.

Bảng 3.22. Kết quả tổng hợp số liệu - Luận điểm 11 thuộc nhân tố 3


DIHOC * c1.40 Crosstabulation

Count


Phương án trả lời


Total

Rat khong dong y

Khong dong y

Binh thuong


Dong y

Rat dong y

DIHOC

khong di hoc

11

74

250

545

129

1009

di hoc

13

86

315

867

243

1524

Total

24

160

565

1412

372

2533

Nguồn: Kết quả điều tra.


Trong các kết quả trên, các điểm nổi bật đào tạo từ xa nước ta bao gồm: (i) Định hướng theo học phương thức đào tạo từ xa của người người dân Việt Nam hiện nay rất ít có ảnh hưởng bởi chuyên môn, công việc làm của người dân cũng như kết quả học tập trước đây, hầu như định hướng theo học phương thức đào tạo từ xa của người dân là hướng đến một chuyên môn nhất định phù hợp với thị trường lao động, (ii) Tài liệu học tập in sẵn và tài liệu học tập điện tử phục vụ học viên đào tạo từ xa chưa thực sự đa dạng và đầy đủ cũng như đáp ứng chưa đúng hạn, kịp thời phục vụ người học chủ động tự học, tự nghiên cứu trước sự hướng dẫn của giảng viên môn học, (iii) Giảng viên hướng dẫn và giải đáp thắc mắc môn học chưa thực sự có chuyên môn cũng như tâm huyết phù hợp với học viên đào tạo từ xa, (iv) Công cụ hỗ trợ học tập như: Đài phát thanh, truyền hình còn nhiều hạn chế cũng như giờ phát sóng nội dung môn học đào tạo từ xa rất ít và thậm chí có môn học đào tạo từ xa chưa có sự hỗ trợ này. Đối với Internet cơ sở hạ tầng ở nước ta phát triển nhanh nhưng chưa thực sự rộng khắp toàn bộ khu vực dân cư có mức thu nhập khác nhau, giáo viên hướng dẫn môn học hướng dẫn học viên đào tạo từ xa sử dụng Internet trong học tập thực sự yếu kém, vì vậy đào tạo từ xa tìm cách thức để người dân được học tập và hưởng lợi từ học tập còn nhiều hạn chế trong việc cung cấp phương tiện cho người học theo phương thức đào tạo từ xa,

(v) Người học theo phương thức đào tạo từ xa không có nhiều điều kiện học bất cứ nơi đâu và bất kỳ lúc nào vì công cụ hỗ trợ học tập chưa thực sự đầy đủ, (vi) Các cơ sở đào tạo từ xa trong cả nước cần làm cho người học tin tưởng đạt được những tiêu chí về kiến thức, kỹ năng do chương trình đào tạo từ xa mang lại cho người học, (vii) Sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo từ xa với các nhà tuyển dụng là quan trọng, làm cho các nhà tuyển dụng tin tưởng vào đào tạo từ xa, (viii) Đào tạo từ xa cần trang bị cho người học theo phương thức đào tạo từ xa những kỹ năng làm việc hơn là văn bằng cấp cho người học, làm cho người học vận dụng vào thực tế tốt nhất.

Dựa trên các phát hiện, ước lượng xác suất số lượng người dân Việt Nam theo đuổi loại hình đào tạo từ xa được tính bằng:


1/(1+e-z) với:

z = (- 1.407) + (-0.289)F1 + (- 0.261)F2 + (0.225)F3.

Trong đó:

o F1: Các chủ đề liên quan đến học và làm việc trước đây.

o F2: Khả năng ứng dụng Phương tiện trong đào tạo từ xa.

o F3: Sự tin tưởng chất lượng đào tạo từ xa của người dân và thị trường lao động.

Kiểm tra kết quả hồi quy, nghiên cứu nhận thấy rằng hầu hết các hệ số co giãn (tỷ số chênh) đều có dấu hiệu chính xác và đáng tin cậy ở mức ý nghĩa từ 1% đến 5%. Theo đó, việc sử dụng mô hình này thu được kết quả dự đoán chính xác các nhân tố ảnh hưởng tới định hướng học từ xa của người dân Việt Nam trong số 2533 người dân tham gia trả lời phiếu điều tra.

3.3. Liên hệ kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước đây

Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh đến cầu đào tạo nói chung đã được các nghiên cứu trước đây nghiên cứu, đối với loại hình đào tạo từ xa, chất lượng phương tiện trong đào tạo ảnh hưởng đến người theo học từ xa như thế nào đã được rất nhiều tác giả, các dự án đề cập đến, các kết quả nghiên cứu trước đã được nghiên cứu và phân tích tương đối tương đồng với kết quả nghiên cứu của đề tài này, cụ thể là:

3.3.1. Đối với các chủ đề liên quan đến học và việc làm trước đây

Có nhiều lý thuyết giải thích về cách thức của người lao động đi học (Người trưởng thành) tiếp cận học tập như thế nào và các yếu tố ảnh hưởng đến học tập. Knowles (1990)[43] đã tóm tắt sáu đặc tính liên quan tới việc học tập của người lao động hoàn toàn khác với việc học tập của sinh viên hệ chính quy và học sinh phổ thông: (i) Nhu cầu và lợi ích của người lao động, đó là thái độ phát triển ở người lao động đi học như tính chín chắn, không thể chấp nhận bất cứ điều gì mà không có câu hỏi về vấn đề đó. Đó là việc bình thường đối với người lớn khi đặt câu hỏi về tính hữu ích của bất kỳ học liệu mới, một môn học nào đó, đối với những mẫu đã được giới thiệu cho họ để học tập. Người lao động đi học sẽ chỉ nỗ lực vượt qua những tài liệu sau khi họ được khuất phục rằng những tài liệu đó sẽ giúp họ trong


nghề nghiệp, sở thích hoặc trong cuộc sống. Điều đó là cần thiết, cho nên đối với các nhà thiết kế sách hướng dẫn xác định nhu cầu và lợi ích cụ thể dành cho người lao động đi học để thu nhận được những thông tin mới trong việc tạo ra lợi ích của học liệu. (ii) Kinh nghiệm của người lao động đi học: Mỗi người lao động đi học đều có một mức độ kinh nghiệm xã hội. Cuộc sống xã hội, văn hóa là những ràng buộc chặt chẽ, những kinh nghiệm cá nhân mà họ mang lại cho kinh nghiệm học tập là phù hợp với xã hội, và cần được cân nhắc trong khi thiết kế các tài liệu học tập. Việc học tập nên xây dựng dựa trên những kinh nghiệm hiện có nhằm làm tăng thêm tính hấp dẫn, phù hợp và mang lại lợi ích. Giáo viên và các nhà thiết kế cần thận trọng trong vấn đề này, vì kinh nghiệm trong quá khứ của người lao động đi học có thể tạo điều kiện để học tập hoặc sinh sống, (iii) Tự định hướng trong học tập: Nói chung người lao động đi học tự quyết định mọi thứ cho mình. Học viên lớn tuổi thường tự định hướng và tự chịu trách nhiệm về những gì họ quyết định làm về công việc, gia đình, tư tưởng chính trị, tôn giáo, sở thích cá nhân và hoạt động vui chơi giải trí. Người lao động có xu hướng thiết lập các mục tiêu riêng của họ, chọn cho mình các khóa học, thực hiện theo phương pháp tiếp cận của riêng mình để học tập và luyện tập độc lập trong học tập, (iv) Sẵn sàng cho việc học: Người lao động thường quyết định một cách tỉnh táo để tham gia một khóa học dựa trên lợi ích thu được từ khóa học. Sẵn sàng học tập bắt nguồn từ tính chín chắn và kinh nghiệm bản thân. Tuy nhiên, học viên trưởng thành đôi khi cần được bổ sung và hướng dẫn rõ trước khi lựa chọn khóa học, (v) Động lực của người lao động đi học: Sau khi quyết định tham gia một khóa học, người lao động đi học thường giao nhiệm vụ là phải xác định quyết tâm và có động lực cao để sẵn sàng học tập. Nói chung người lớn tiếp tục động cơ của riêng họ bằng cách tự phát triển các nhu cầu cá nhân hơn là sự hỗ trợ từ bên ngoài, (vi) Tập chung học tập: Học viên lớn tuổi thường là những người có mục tiêu theo định hướng và mục tiêu của họ thường để vượt qua những trở ngại mà họ phải đối mặt để vượt qua cuộc sống một cách trôi chảy. Người lớn học được nhiều nhất nếu tài liệu của họ là vấn đề trung tâm liên quan đến các vấn đề cá nhân và xã hội.


Các đặc tính phổ biến trong quá trình học tập của người lao động đã được Knowles đưa ra, do vậy định hướng học tập từ xa đối với đối tượng người trưởng thành khác nhiều so với người đang học phổ thông tiếp cận với đào tạo sau bậc học bắt buộc. Kết quả nghiên cứu được đưa ra là cần thiết để đánh giá người trưởng thành tiếp cận với đào tạo từ xa như thế nào, động lực gì người trưởng thành tiếp cận với đào tạo từ xa. Kết quả nghiên cứu này sẽ tạo thuận lợi cho việc khuyến khích và tạo động lực cho người trưởng thành tiếp cận với đào tạo từ xa.

Công trình nghiên cứu của Yuchtman và Samuel, 1975[71] và các chương trình đã được học, đào tạo trước đây ( Borus và Carpenter, 1984)[21]. Các nghiên cứu đã chỉ ra, các biến số cấu trúc thể chế tạo nên một hiệu quả quan trọng lên đường hướng giáo dục tương lai của người học. Tuy nhiên, những biến số này lại thể hiện tác động nhẹ lên cầu đào tạo đại học và sau đại học đối với đối tượng là học sinh phổ thông. Tại kết quả nghiên cứu này cho biết những người trưởng thành theo học đào tạo từ xa có phần khác với học sinh phổ thông, nhu cầu theo học đào tạo từ xa của người trưởng thành phụ thuộc phần lớn vào thị trường lao động hiện tại hơn là kết quả chuyên môn đã học trước đây. Đây cũng là những đặc trưng khác nhau giữa đào tạo từ xa với đào tạo truyền thống về đối tượng người theo học.

3.3.2. Đối với khả năng ứng dụng phương tiện đào tạo từ xa

Các nước có đào tạo từ xa với nền kinh tế thị trường tương đối phát triển và năng động, việc nghiên cứu phương tiện đào tạo từ xa, tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng nhất cho người học tiếp cận được tri thức là việc làm thường xuyên, liên tục được thể hiện trong các chủ đề nghiên cứu sau:

3.3.2.1. Sự phát triển hệ thống phần cứng của đào tạo từ xa

Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ truyền thông mới xuất hiện, những công nghệ này đã được áp dụng cho đào tạo với mức độ thành công của mỗi nước khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ của mỗi nước. Đào tạo từ xa đã chứng kiến việc sử dụng rộng rãi tất cả các công nghệ truyền thông. Taylor (2000)[66] đã mô tả sự phát triển công nghệ đào tạo từ xa qua năm giai đoạn: (i) Mô hình học hàm thụ: Bằng cách gửi tài liệu cho học viên qua bưu


điện, giáo viên muốn khắc phục khó khăn của học viên về địa lý, hoàn cảnh cá nhân không đến trường được. Phương pháp này tuy đã giải quyết những khó khăn của học viên, nhưng thiếu sự phối hợp trực tiếp giữa giáo viên và học viên, (ii) Mô hình đa phương tiện: Là phương pháp kết hợp giữa tài liệu in ấn với phương tiện nghe- nhìn và máy tính. Mặc dù sự tương tác giữa học viên và giáo viên còn hạn chế và phụ thuộc vào thư và điện thoại nhưng nó đã tăng lên sự ham muốn học tập của học viên nhờ công cụ hỗ trợ học tập, (iii) Mô hình học tập qua phương tiện viễn thông: Bao gồm các tương tác đồng bộ như hội thảo truyền hình giữa giáo viên và học viên, phương pháp này khắc phục được sự phụ thuộc vào thời gian, địa điểm, tốc độ, (iv) Mô hình học tập linh hoạt: Là sự kết hợp của các mô hình trước đây với sự hỗ trợ đặc biệt của Internet và Website toàn cầu (WWW). Sự tác động qua lại giữa thày - trò và trò - trò được khắc phục bằng các phương pháp e-mail, trực tuyến. Các giải pháp cho thời gian, địa điểm và tốc độ có thể được giải quyết mà không mất lợi thế về tương tác đồng bộ, (v) Mô hình học tập linh hoạt thông minh: Là sự khác biệt cơ bản của mô hình này với các mô hình trước về sử dụng công nghệ trực tuyến bao gồm các cơ sở dữ liệu và hệ thống trả lời tự động. Tổng kết của Taylor (2000) đã so sánh lợi thế của năm thế hệ về khả năng đáp ứng linh hoạt với các vấn đề của học viên về hoàn cảnh cá nhân, thời gian, địa lý và tốc độ học tập. Hệ thống phân loại này giúp lựa chọn các phương tiện truyền thông phù hợp cho mục đích đào tạo từ xa. Tóm tắt của Taylor có giá trị như phần giới thiệu về các công nghệ để xem xét tại hệ thống đào tạo từ xa tại nước ta, tuy nhiên không có phương tiện truyền thông nào có thể phù hợp trong điều kiện mới mà không cần kiểm tra. Như vậy, thế hệ thứ nhất của phương tiện đào tạo từ xa được sử dụng mô hình học tập qua thư, một hệ thống học độc lập sử dụng tài liệu in ấn là phương tiện học chủ yếu, giáo viên gửi tài liệu và hướng dẫn học tập cho học viên qua thư, và học viên gửi bài tới thầy giáo cũng qua phương tiện thư từ. Thế hệ thứ hai có đặc điểm sử dụng công nghệ âm thanh và video (mô hình đa phương tiện), bằng sự tương tác của công nghệ máy tính dựa vào công nghệ video tương tác. Đại học Mở Vương quốc Anh là trường Đại học Mở đầu tiên trên thế giới đã cho ra đời thế hệ truyền thông thứ ba dựa trên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/10/2022