Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xa ở Việt Nam - 16


công nghệ ghi âm và phát sóng. Trong giai đoạn này đã phát triển hệ thống phân phát tài liệu học tập sử dụng tivi, radio và cassetts cùng với phòng học truyền hình và tương tác âm thanh.

Sách giáo khoa và các phương tiện truyền thông như tivi và radio đã được sử dụng rộng rãi đối với đào tạo từ xa nhưng vẫn không hiệu quả cho việc tương tác giữa giáo viên và học viên. Mặt khác audio/video cung cấp hai cách truyền thông nhưng phạm vi bao phủ còn hạn chế bởi yêu cầu về thiết bị phức tạp và tốn kém (Bates, 1995)[16]. Một ưu tiên trong đào tạo từ xa là lựa chọn phương tiện học tập có khả năng tăng cường độ và chất lượng của việc tương tác tình huống giảng dạy và học tập, các chương trình đào tạo không bị ảnh hưởng cần phải được mở rộng phạm vi. Thế hệ thứ tư của các phương tiện đào tạo (mô hình học tập linh hoạt) đáp ứng được cùng một lúc tất cả các nhu cầu trên, dựa vào việc sử dụng rộng rãi Internet, đặc biệt đối với các chức năng tương tác mà Taylor (2000)[66] đề cập là phương tiện truyền thông giao tiếp. Thế hệ thứ tư đã phát triển nhanh chóng và kết hợp tất cả khả năng của các phương tiện các thế hệ trước đó để giải quyết mọi nhu cầu đối với sự linh hoạt về thời gian học tập, địa điểm học tập và cho sự lựa chọn giữa sự đồng bộ và không đồng bộ về sự tương tác. Thế hệ thứ năm (mô hình học tập linh hoạt thông minh) về cơ bản giống như mô hình thế hệ thứ tư, nhưng được trang bị thêm các thiết bị tự động chuyên dụng, như cơ sở dữ liệu, hệ thống trả lời tự động các trang web để tăng mức độ truy cập của học viên vào các nguồn tài liệu và dịch vụ hỗ trợ học tập. Thế hệ thứ tư và thứ năm trong đào tạo từ xa các lớp học qua mạng và điện thoại di động, các nguồn học liệu mở đã được tạo ra. Thế hệ thứ năm của phương tiện học tập, nhanh chóng có vị trí trong đào tạo từ xa nhờ giảm chi phí đáng kể cho đào tạo từ xa.

Như vậy, phương tiện trong đào tạo từ xa tại các nước đã đạt được nhiều thành tựu phát triển qua nhiều thế hệ nhằm tạo điều kiện cho người học vượt qua được những khó khăn trong học tập. Tại nước ta, đào tạo từ xa đã phát triển mạnh trong những năm gần đây, trong quá trình phát triển đã gặp phải những khó khăn nhất định về cung cấp phương tiện trong đào tạo cho người học, do đầu tư cho


phương tiện đào tạo từ xa yêu cầu phải đầu tư lớn với sự đồng bộ phát triển của cơ sở hạ tầng của cả nước, kết hợp với người dân phải dễ tiếp cận với các loại công nghệ mới này.

3.3.2.2. Phương tiện kết hợp

Sự phát triển nhanh chóng về công nghệ, phương tiện đã tạo sự kết hợp sáng tạo của các phương tiện với sự gắn kết quan trọng đối với người sử dụng trong học tập. Những phương tiện này bao gồm việc ghép nối của công nghệ không dây, phương pháp tính toán điện tử, và mạng điện thoại di động dựa trên dịch vụ tin nhắn (Short Messages Service - SMS) và dịch vụ tin nhắn đa phương tiện (Multimedia Message Services - MMS). Một hình thức kết hợp truyền thống được thực hiện bất cứ khi nào khi các phương tiện khác nhau được kết hợp trong cùng một chương trình giảng dạy. Nhiều cơ sở đào tạo từ xa, năm thế hệ công nghệ đào tạo từ xa cùng tồn tại, một chương trình có thể có tất cả các thành phần sau: (i) Tài liệu học tập (bao gồm: In, không in ấn, trực tuyến), (ii) Hỗ trợ học tập (bao gồm: Trực tiếp, điện thoại, fax, trực tuyến, phát thanh, truyền hình), (iii) Đánh giá học viên (giám sát và tự đánh giá, trực tiếp và từ xa).

Đối với các nước phát triển như Châu Âu và Bắc Mỹ có rất nhiều phương tiện truyền thông hiện nay không sử dụng nữa do ảnh hưởng của phương pháp trực tuyến, quá trình này được bắt đầu từ những năm 1990 khi các đài truyền hình, phát thanh chấm dứt các chương trình phát thanh và truyền hình giáo dục, vì họ cho rằng Website toàn cầu là tất cả những gì mà giáo viên và học viên của họ cần tới. Trong khi đó đối với các nước đang phát triển, các tài liệu của Website không thể truy cập đối với một bộ phận đáng kể dân cư do cơ sở hạ tầng công nghệ truyền thông của những nước này còn hạn chế và lạc hậu, do vậy các phương tiện truyền thông cho phép “học tập điện tử” xuất hiện rộng mở hơn, đáng tin cậy hơn và dân chủ hơn các phương pháp dựa trên Internet. Học tập điện tử ở Châu Á như sự kết hợp các phương tiện truyền thông như tivi, đài phát thanh truyền hình và phương tiện trực tuyến mới. Sự sáng tạo phương tiện kết hợp đã được áp dụng ở Ấn độ, với việc sử dụng đường sắt để mở rộng truy cập giáo dục. Những chuyến tàu học tập do Chính


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

phủ tài trợ bao gồm cả tuyến đường sắt Vigyan (2003-04)[69], những chuyến tàu “tự do học tập” (2007- 2008) cung cấp thông tin về giáo dục và đào tạo qua các phương tiện truyền thông đa phương tiện cho tất cả người dân trong cả nước. Thuật ngữ “trực tuyến” tại Ấn Độ cũng có ý nghĩa rộng hơn ở phương Tây, bao gồm sự kết hợp của tất cả các phương tiện, không chỉ dựa trên Website mà còn thông qua kết nối Internet. Việc cung cấp tất cả các tài liệu qua phương tiện Internet, ngày nay các nước phương tây với việc giới thiệu thiết bị của vô tuyến truyền hình cho thị trường trong nước, trong khi đó Đại học Phát Thanh Truyền hình Trung Quốc đang sử dụng các thiết bị này trong đào tạo (Chen Li, 2007)[24]. Ở Nga và U- crai-na, việc kết hợp các phương tiện mới và hệ thống đường sắt cho đào tạo và phát triển xã hội đã có từ thời phát triển của Lênin trong “Tàu chiếu phim” vào năm 1919 (James, 1996a,b)[39], [40]. Ở Thành Cát Tư Hãn Mông Cổ đã phát minh ra thông tin di động và hệ thống truyền thông khi người ta cử người cưỡi ngựa trên thảo nguyên để phát thư từ có từ 800 năm trước đây.

Như vậy, tất cả các nước có đào tạo từ xa đều cố gắng tạo ra các phương tiện trong đào tạo từ xa bằng cách kết hợp các phương tiện, các công nghệ khác nhau tạo cho người học từ xa cảm thấy việc tiếp cận kiến thức bằng phương tiện đào tạo từ xa một cách thuận lợi phù hợp với khả năng và công việc của từng người. Tại nước ta việc kết hợp các phương tiện, công nghệ trong đào tạo từ xa là cần thiết, vì người học đào tạo từ xa tại nước ta chủ yếu là những người có thu nhập thấp và trung bình trong xã hội, hơn thế nữa cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông tại nước ta so với các nước khu vực tương đối phát triển, cho nên đào tạo từ xa tại nước ta cần tạo cho người học các phương tiện, công nghệ đào tạo phổ thông, sẵn có trong đời sống xã hội là có thể làm được, tạo điều kiện cho người học từ xa tiếp cận với nền tri thức nhân loại một cách đơn giản và thuận lợi.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xa ở Việt Nam - 16

3.3.2.3. Phần mềm đào tạo mở

Tại luận điểm 6 “Đào tạo từ xa kiếm tìm cách thức để người dân được học tập và hưởng lợi từ học tập” thuộc nhân tố 2 trong nghiên cứu này, nội hàm nói lên sự phát triển nhanh chóng của truyền thông cũ và mới đang trở nên


thuận tiện do sự phát triển tiện ích của phương tiện truyền thông bằng cách tải xuống miễn phí từ Internet. Một loại hình mới của tài liệu chia sẻ khóa học đã được phát triển, đó là: Nội dung học mở, chương trình dạy học mở, nguồn học liệu mở. Thuật ngữ nguồn đào tạo mở (Open Education Resources) được đặt tên tại cuộc họp của tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc, năm 2002, (United Nations Educational Scientific Cultural Orgnization)[68] trong việc sử dụng nguồn đào tạo mở của những nước đang phát triển, bao gồm các vấn đề: (i) Nội dung học tập (Toàn bộ các khóa học, phần mềm khóa học, nội dung môđun, mục đích học tập, các bộ sưu tập, tạp chí), (ii) Các công cụ phần mềm (Phát triển, sử dụng, tái sử dụng và phân phối các nội dung học tập, tìm kiếm và tổ chức các nội dung, nội dung phát triển các công cụ và hệ thống quản lý học tập, cộng đồng học tập trực tuyến), (iii) Triển khai thực hiện các nguồn lực (Như cấp giấy phép sở hữu trí tuệ để thúc đẩy xuất bản các tài liệu học tập mở, và địa phương hóa nội dung). Các năm sau rất nhiều cơ sở cung cấp nội dung học tập miễn phí bằng cách truy cập vào “Các nguồn học liệu mở” trên công cụ tìm kiếm Google, vào cuối 2007 có đến 314.000 trang web và danh mục liên quan đến nội dung này. Sự bùng nổ của việc xuất bản và chia sẻ tài liệu học tập đã tạo mọi khả năng việc dễ dàng sử dụng phần mềm học tập và hệ thống quản lý học tập. Sự phát triển phần mềm mã nguồn mở (Open Source Software) đang tạo ra cuộc cách mạng sản xuất phần mềm cơ sở và các kỹ thuật mới như “blog” và “podcasting” đang cung cấp cho giáo viên và học viên sự thuận tiện cho việc tìm kiếm nhanh chóng các tài liệu trực tuyến.

3.3.2.4. Đối tượng học tập kỹ thuật số

Các bài học riêng lẻ của tài liệu môn học được biết đến như là các “Đối tượng học tập” (Learning Objects). Wiley (2000)[70] định nghĩa một “Learning Object” là: “bất kỳ một vật thể nào, có thiết bị kỹ thuật số hay không có kỹ thuật số, mà có thể được sử dụng, tái sử dụng hoặc tham khảo trong quá trình công nghệ hỗ trợ học tập”. Để kích hoạt tính năng hiệu quả đóng góp của đối tượng học tập, một khối lượng khổng lồ các file chứa tài liệu trên mạng “Learning Objects” đã được phát triển. Các thư viện hệ thống thông tin LIS (Library and Information System) ở


Singapore là một cổng thông tin cho phép các giáo viên và học viên đóng góp đề cương bài giảng, kế hoạch bài học, đối tượng học tập và tài liệu giảng dạy (Chaudhry & Khoo, 2006)[23]. Tại Inđônêsia thông qua một trong các trung tâm của Bộ Giáo dục Quốc gia đã phát triển nội dung trực tuyến dành cho chương trình giáo dục “Kindergaten through 12th Grade” thông qua cổng thông tin Edukasi.net, sáng kiến này cung cấp cho giáo viên và học viên “Kindergaten through 12th Grade” với các tài liệu học phong phú và giúp chuẩn bị kế hoạch bài học. Do vậy, tại luận điểm 7 “Với tài liệu và công cụ hỗ trợ học tập, người theo học từ xa có thể

tự học bất cứ lúc nào, và ở bất cứ nơi đâu, nên thuận lợi với nhiều người” thuộc nhân tố 2 cho biết khả năng vận dụng và cung cấp công cụ hỗ trợ người học đào tạo từ xa thông qua mức đánh giá và độ thỏa mãn của người dân. Tuy nhiên việc hỗ trợ công cụ học tập cho người học đào tạo từ xa tại các quốc gia khác nhau với điều kiện của mỗi nước, và mức độ vận dụng công cụ học tập của người học thu được cũng ở mức độ khác nhau và đa dạng.

Tuy nhiên, tương đối ít các cơ sở đào tạo từ xa tại các nước Châu Á có thể phát triển các cổng thông tin về đối tượng học tập riêng, hoặc đạt được tiến bộ về đối tượng học tập bằng Tiếng Anh có sẵn trên toàn thế giới, do: (i) Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin truyền thông của các nước còn hạn chế, (ii) Chi phí đầu tư với các thiết bị công nghệ còn quá tốn kém đối với các cơ sở đào tạo của các nước. Do vậy việc áp dụng công nghệ này từ những năm đầu tiên gặp khó khăn trở ngại ban đầu cho đào tạo từ xa.

3.3.2.5. Địa phương hóa phần mềm

Một khó khăn lớn nhất đối với việc sử dụng rộng rãi nguồn học liệu mở và các thiết bị kỹ thuật số là thiếu các phần mềm đã được địa phương hóa. Các khó khăn không chỉ đơn giản là dịch phần mềm sang tiếng địa phương, mà Hiệp hội Tiêu chuẩn Công nghiệp địa phương (Localisation Industry Standards Association) đã cho rằng địa phương hóa là sự: “Tiếp nhận sản phẩm và làm cho sản phẩm đó trở nên có tính năng ngôn ngữ, kỹ thuật, văn hóa phù hợp với mục tiêu của vùng miền, nơi sản phẩm đó được sử dụng và đem bán”. Esselink (2003)[25] mô tả các hoạt


động địa phương hóa không nhất thiết là một phần của bản dịch truyền thống, bao gồm: (i) Quản lý dự án bằng nhiều ngôn ngữ, (ii) Phần mềm và trợ giúp thử nghiệm kỹ thuật trực tuyến, (iii) Dễ dàng dịch tài liệu sang ngôn ngữ khác, (iv) Bộ nhớ dịch thuật quản lý và sắp xếp, (v) Sản phẩm hỗ trợ đa ngôn ngữ, (vi) Tư vấn chiến lược dịch thuật.

3.3.2.6. Tính tiếp cận và lựa chọn phương tiện đào tạo từ xa

Học liệu chuẩn bị sẵn, người học từ xa có thể tự chủ quá trình học tập với điều kiện riêng của mình” là nội dung của luận điểm 8 thuộc nhân tố 2 “Khả năng ứng dụng phương tiện trong đào tạo từ xa” thực tiễn ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong đào tạo từ xa của nước ta và một số nước khu vực và thế giới cho rằng: Công nghệ thông tin và truyền thông được coi là nhân tố quan trọng đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế, và học viên có thể truy cập vào các nguồn tri thức toàn cầu thông qua các phương pháp đào tạo từ xa. Các nước trên thế giới, bao gồm các nước thuộc Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Úc, phương tiện thông dụng nhất để cung cấp các khóa học từ xa là Internet World-Wide Web (WWW). Những năm 1990 trở lại đây, các trường Đại học, Cao đẳng thuộc các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước Châu Á, theo kinh nghiệm này, bằng cách chuyển đổi tài liệu vào các khóa học dựa trên web và phát triển các định dạng khóa học trực tuyến mới (Gunawardena, 1995)[29]. Cách chuyển đổi và hiệu quả chi phí của mô hình học tập dựa trên công nghệ thông tin & truyền thông ở các nước đang phát triển chưa được xác nhận đầy đủ, tuy nhiên các nghiên cứu cho rằng sự lựa chọn Internet World-Wide Web như là một phương tiện đào tạo tại châu Á có thể chưa thực sự chín muồi, vì một phần lớn dân số chưa tiếp cận được với Internet. Một nghiên cứu gần đây của dự án PANdora đã xác nhận kết luận này (Baggaley & Belawati, 2007)[17]. Mạng PANdora thuộc Trung tâm nghiên cứu phát triển Canađa khu vực Châu Á tài trợ, bao gồm các nhà nghiên cứu, quản lý tại 14 nước Châu Á cộng tác thực hiện. Nghiên cứu của PANdora về khả năng tiếp cận các công nghệ đào tạo từ xa ở Nam Á (Samaranayake et al., 2007)[62] cho biết, hiện nay hầu hết các học viên sử dụng máy vi tính, mặc dù chỉ có số ít có thể truy cập Internet. Tại Sri- Lanca,


79% sử dụng máy vi tính không có Internet ở các cơ sở đào tạo; 42% trong số đó có thể truy cập trực tuyến tại nhà và 35% sử dụng Internet ở kiôt.

Tại Pakistan, nơi có trường Đại học Mở Allama Iqbal (Allama Iqbal Open University) lớn nhất thế giới, số học viên truy cập Internet tương đối thấp, với các máy vi tính (không có Internet) được sử dụng 42% học viên và các tiện nghi như: E- mail, trang web dựa trên các tài liệu đào tạo, các văn bản truy cập là 15-30%. Phạm vi bao phủ của các nhà cung cấp dịch vụ Internet trong khu vực không bao gồm các khu vực nông thôn, chủ yếu các học viên khu vực Nam Á có truy cập vào các phương tiện như: Đài phát thanh và truyền hình, và chúng được sử dụng như các phương tiện truyền thông giáo dục của hầu hết các trường đại học lớn ở Nam Á. E- learning là phương tiện tiếp cận thành công nhất ở Ấn Độ so với các nước khác, mặc dù chủ yếu trong các khu vực trung tâm, nơi sự tiếp cận thường sẵn có.

Hai trường đại học ở Pakistan đang là minh chứng hữu ích của các loại hình kiểm tra đánh giá điện tử, đang được phát triển ở hệ thống đào tạo Châu Á, đó là Đại học Mở Allama Iqbal ở Islamabad với 750.000 học viên, và trường Đại học Ảo Pakistan (Virtual Uuniversity of Pakistan), với hơn 15.000 học viên. Đại học Mở Allama Iqbal chủ yếu tiến hành đào tạo từ xa truyền thống dựa vào tài liệu in ấn với sự hỗ trợ của học liệu âm thanh, hình ảnh, đa phương tiện và máy vi tính. Trường cung cấp các chương trình trực tuyến (E-learning) về khoa học máy tính và các môn khoa học xã hội. Chuyên viên của trường Đại học Ảo Pakistan phải xử lý khoảng 20 triệu phiếu trả lời mỗi học kỳ và quản lý hơn 400 điểm thi trên phạm vi toàn quốc. Hầu hết các hoạt động kiểm tra đánh giá thực hiện thủ công, thời gian thi mất khoảng 5 tháng kể từ khâu chuẩn bị đầu tiên đến khi công bố kết quả. Đại học Ảo Pakistan sử dụng hệ thống kiểm tra đánh giá điện tử tương đối hoàn chỉnh, dựa trên công nghệ. Đại học Ảo sử dụng 4 kênh truyền hình vệ tinh, phát sóng bài giảng tới học viên và sử dụng phương pháp đánh giá điện tử cho tất cả các học viên, tại các cơ sở tiến hành thi điện tử, sử dụng hệ thống đánh giá điện tử hiệu chỉnh phù hợp. Thầy hướng dẫn tiến hành cả đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết thông qua một hệ thống mạnh, tuy nhiên thường đối mặt với những thách thức về an toàn trực tuyến và phụ thuộc vào sự trung thực của học viên (Samaranayake et al (2007)[62].


Như vậy hỗ trợ điện tử cho kiểm tra đánh giá thường chỉ giới hạn ở bộ phận khảo thí của cơ sở đào tạo. Một số ứng dụng đánh giá điện tử khác có xu hướng nằm trong từng bộ phận của các cơ sở đào tạo như là những chương trình thử nghiệm chưa được các nhà quản lý chấp thuận một cách đầy đủ. Việc sử dụng rộng rãi hệ thống đánh giá điện tử dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông tại Châu Á rõ ràng phụ thuộc vào việc xác định các giải pháp kỹ thuật và quy trình đảm bảo sự ổn định của hệ thống.

Tại Bhutan, trong cuộc khảo sát, chỉ có 35% học viên cho rằng họ có thể dễ dàng truy cập vào máy tính, tại nơi làm việc, tại nhà, hoặc trong quán Internet (Jamtsho & Bullen, 2007)[41]. Năm 2005, sau khi thực thi khóa e-learning tùy chọn cho các giáo viên đào tạo theo tín chỉ, tương đối ít học viên được hài lòng, 83% cho biết gặp khó khăn trong việc sử dụng các phương pháp trực tuyến do sự kết nối Internet kém, không đủ thời gian (22%), sử dụng quá phức tạp (22%), và cần phải đi quá xa để kết nối Internet (33%). Trong suốt khóa học, 66% nói rằng họ đã sử dụng e-learning tùy chọn ít hơn một lần trong một tháng. Việc triển khai phát triển đội ngũ thực hiện hệ thống quản lý tài nguyên học tập (Learning Managememt System) sử dụng mã nguồn mở Moodle gặp rất nhiều trở ngại do thiếu sự hỗ trợ kỹ thuật và cơ sở hạ tầng công nghệ Thông tin & Truyền thông quốc gia. Ở các quốc gia bao gồm: Indonesia, Lào, Mông Cổ và Thái Lan, e-learning đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển và có cùng trở ngại nghiêm trọng trong quá trình phát triển (Baggaley & Belawati, 2007)[17].

Các nhà nghiên cứu thuộc dự án PANdora tại Thái Lan và Indonesia cũng gặp một số trở ngại tương tự như các nước khác và cho rằng những cơ sở đào tạo ở Châu Á đang chọn “Phương pháp học trực tuyến như là một biểu tượng hiện đại hóa của các cơ sở” chứ không phải là kết quả của nghiên cứu và đánh giá vào khả năng tiếp cận e-learning (Hardhono et al., 2007)[37]. Trường Đại học Mở Inđônêsia: Universitas Terbuka (UT), là trường đại học công lập và duy nhất ở Inđônêsia tiến hành dạy-học bằng phương thức từ xa, Đại học Mở Inđônêsia hiện có hơn 7.000 giảng viên được tập huấn và được công nhận. Phụ đạo trực tiếp được tổ chức tại các

Xem tất cả 182 trang.

Ngày đăng: 04/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí