Mối Quan Hệ Giữa Nghề Nghiệp Và Quyết Định Lựa Chọn Hình Thức Đào Tạo Từ Xa.


nhưng nguyên nhân chính có thể cho rằng, người tham gia đào tạo từ xa chủ yếu là những người trưởng thành, đã có công việc làm, hay nói cách khác đã tham gia thị trường lao động và được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà nước công nhận giá trị của Văn Bằng tốt nghiệp đào tạo từ xa, hơn thế nữa đào tạo từ xa ngày càng thuận tiện và phù hợp hơn so với hình thức đào tạo truyền thống đối với người lao động đã tốt nghiệp phổ thông trung học và với những người đã tốt nghiệp đại học nhưng muốn có cơ hội được đào tạo lại nghề nghiệp phù hợp với thị trường lao động hiện tại, và đối với học sinh Trung học Phổ thông hệ Bổ túc văn hóa, đây là cơ hội tốt nhất đối với các em được theo học Đại học với điều kiện đầu vào thuận lợi và dễ dàng hơn so với đầu vào của loại hình đào tạo truyền thống mặt - giáp - mặt. Tất cả những người có ý định học theo phương thức đào tạo từ xa, và những người không có ý định học theo phương thức đào tạo từ xa đều trả lời đầy đủ các câu hỏi liên quan đến những nguồn lực ảnh hưởng đến định hướng học tập theo phương thức đào tạo từ xa nói trên.

Hầu hết người trả lời phiếu điều tra, thăm dò có khả năng theo học phương thức đào tạo từ xa là những người đang công tác, có nguyện vọng rõ ràng và khả năng tự kiểm soát việc học tập, cụ thể: Trong số người được phỏng vấn trả lời có khả năng theo học từ xa là 1524 người, trong đó cán bộ chuyên môn quản lý 709/1524 người (47%), trực tiếp sản xuất là 153/1524 người(10%), bộ đội, công an là 50/1524 (3%), và chưa đi làm là 128/1524 ( 8% ), số người thuộc đối tượng khác là 484/1524(32%) (Bảng 3.1).

Bảng 3.1. Mối quan hệ giữa nghề nghiệp và quyết định lựa chọn hình thức đào tạo từ xa.

DIHOC * Nghe nghiep Crosstabulation

Count


Nghe nghiep


Total


Chua di lam

Can bo quan ly, chuyen mon

Truc tiep sx

Cong an, bo doi


Khac

DIHOC

khong di hoc

86

478

90

36

319

1009

di hoc

128

709

153

50

484

1524

Total

214

1187

243

86

803

2533

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xa ở Việt Nam - 13

Nguồn: Kết quả điều tra.


Tuy nhiên, hiện nay số lượng thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự có thời gian tại ngũ tương đối ngắn 1,5 đến 2 năm, với trình độ, chuyên môn trước lúc nhập ngũ chủ yếu là tốt nghiệp Phổ thông Trung học. Mặc dù số lượng bộ đội, công an hiện nay theo học theo phương thức đào tạo từ xa chưa nhiều, nhưng cũng thể hiện những xu hướng tham gia đào tạo trước khi giải ngũ của thanh niên hiện nay. Với đặc điểm, vị trí đóng quân có thể thường xuyên di chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ, vì vậy đào tạo từ xa là hình thức phù hợp nhất, đáp ứng được điều kiện cụ thể của người quân nhân tại ngũ.

Hơn thế nữa, những người do điều kiện, hoàn cảnh chưa có điều kiện đi làm khi đến tuổi lao động, đào tạo từ xa là điều kiện tốt nhất để số lao động này có điều kiện tham gia học tập với những phương tiện đào tạo từ xa đa dạng phong phú, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau, trong nhiều khu vực trong toàn quốc.

Trong xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa phụ nữ được bình đẳng với nam giới trong nhiều lĩnh vực nhiều hơn so với trước đây. Cụ thể là phụ nữ ngày nay được ưu tiên và có điều kiện hơn trong lĩnh vực đào tạo. Đối với người đã có gia đình, đã có công việc, đào tạo theo phương thức từ xa là điều kiện phù hợp nhất, vì kinh đào tạo không lớn so với đào tạo truyền thống, hơn nữa người học không nhất thiết phải có mặt tại trường, lớp mà vẫn tham gia được đào tạo trong những thời gian có thể học của người học và tại bất kỳ nơi nào.

Bảng 3.2. Mối quan hệ giữa giới tính và quyết định lựa chọn hình thức đào tạo từ xa.


DIHOC * Gioi tinh Crosstabulation

Count


Gioi tinh


Total

Nam

Nu

DIHOC

khong di hoc

311

698

1009

di hoc

500

1024

1524

Total

811

1722

2533

Nguồn: Kết quả điều tra.

Trong những năm gần đây, Nhà nước luôn luôn chú trọng đến bình đẳng giới trong xã hội, kết quả điều tra cũng phản ánh tương đối chính xác với nhận định, với số lượng người có khả năng tham dự đào tạo từ xa là nữ giới 1024/1524 người(67%),


trong khi đó nam giới 500/1524 người(33%). Kết quả này được thể hiện tính ưu việt của chính sách xã hội, người phụ nữ luôn luôn được giải phóng khỏi công việc gia đình, chăm sóc con cái và có điều kiện đào tạo, đào tạo lại nghề nghiệp, kỹ năng cuộc sống bằng phương thức đào tạo từ xa, trong khi điều kiện kinh tế, thời gian theo học theo phương thức truyền thống còn khó khăn, trở ngại.

Học viên đến từ các nguồn khác nhau trong xã hội, đô thị và nông thôn, kinh doanh và công nghiệp, quân đội và công an. Theo số liệu điều tra số người có kế hoạch theo học theo phương thức đào tạo từ xa đang làm việc tại gia đình 97/1524 người(6%), các cơ quan nhà nước 807/1524 người (53%), doanh nghiệp nước ngoài và liên doanh 230/1524 người (15%), doanh nghiệp tư nhân 223/1524 người (15%), các lĩnh vực khác là 167/1524 người (11%). Người học đào tạo từ xa có động lực tương đối khác nhau, như: Cho một mức độ hay phát triển sự nghiệp, làm giàu kiến thức hoặc một kỹ năng cụ thể nhất định, và có chế độ học tập ngoài thời gian hành chính là chủ yếu, hàm thụ hay trực tuyến, vừa học vừa công tác tại các trung tâm giáo dục thường xuyên tại các địa phương.

Bảng 3.3. Mối quan hệ giữa nơi làm việc và quyết định lựa chọn hình thức đào tạo từ xa.

DIHOC * Khu vuc lam viec Crosstabulation

Count


Khu vuc lam viec


Total

Tai GD

Nha nuoc

DNNN, LD

DN tu nhan

Khac

DIHOC

khong di hoc

68

560

166

143

72

1009

di hoc

97

807

230

223

167

1524

Total

165

1367

396

366

239

2533

Nguồn: Kết quả điều tra.

Số người có định hướng theo học theo phương thức đào tạo từ xa được đến từ các khu vực nghề nghiệp khác nhau (Bảng 3.3), bao gồm: Lao động tại gia đình 97/1524 người(6 %), tại các khu vực nhà nước 807/1524 người(53%), khu vực lao động nước ngoài và liên doanh 230/1524 người(15%), Doanh nghiệp tư nhân 223/1524 người(15%), và các khu vực khác 167/1524 người(11%).


Kết quả điều tra thăm dò cho thấy người có ý định theo học học đào tạo từ xa chủ yếu là những người trưởng thành (Bảng 3.4), với độ tuổi chủ yếu từ 25 đến 35 tuổi 845/1524 người(55%), số người có độ tuổi từ 35 đến 45 tuổi 323/1524 người(21%). Vì vậy, cách thức của người trưởng thành tiếp cận học tập, và các yếu tố ảnh hưởng đến việc học tập, khác với người chưa trưởng thành, được tóm tắt với các đặc tính sau: (i) Nhu cầu lợi ích của người trưởng thành, (ii) Kinh nghiệm của người trưởng thành, (iii) Tự định hướng trong học tập, (iv) Luôn luôn sãn sàng cho việc học, (v) Có động lực cao để sãn sàng học tập, (vi) Vượt qua mọi trở ngại phải đối mặt, để hướng tới cuộc sống một cách trôi chảy.

Số người có khả năng theo học đào tạo từ xa chủ yếu là những người đã tốt nghiệp trung cấp, nghề 907/1524 người (60%), Đại học cao đẳng 308/1524 người (20%), Tốt nghiệp phổ thông trung học 258/1524 người (17%), (Bảng 3.5).


Bảng 3.4. Mối quan hệ giữa độ tuổi và quyết định lựa chọn hình thức đào tạo từ xa.


DIHOC * Tuoi Crosstabulation

Count


Tuoi


Total

18-25

25-35

35-45

45-60

Khac

DIHOC

khong di hoc

176

584

214

33

2

1009

di hoc

298

845

323

57

1

1524

Total

474

1429

537

90

3

2533

Nguồn: Kết quả điều tra.

Đào tạo từ xa cũng như hầu hết các loại hình đào tạo khác, không ngừng ứng dụng công nghệ phức hợp. Trong khi học liệu dưới dạng văn bản, vốn là xương sống của hầu hết các trường đại học, tiếp tục đóng vai trò quan trọng thì công nghệ in ấn để chuyển tải văn bản đang dần bị thay thế bằng những công nghệ khác mang lại lợi thế và tiện dụng cho cả nhà cung cấp và người sử dụng. Tuy nhiên, công nghệ phức hợp không phải là không có vấn đề và thách thức. Những thách thức đó không chỉ ở Châu Á mà xảy ra tại hầu hết các châu lục.


Bảng 3.5. Mối quan hệ giữa trình độ học vấn và quyết định lựa chọn hình thức đào tạo từ xa.

DIHOC * Trinh do hoc van truoc khi hoc tu xa Crosstabulation

Count


Trinh do hoc van truoc khi hoc tu xa


Total


TN PTTH

Trung cap, nghe


CD, DH


CH, TS


Khac

DIHOC

khong di hoc

123

656

209

3

18

1009

di hoc

258

907

308

11

40

1524

Total

381

1563

517

14

58

2533

Nguồn: Kết quả điều tra.

Theo kết quả điều tra (Bảng 3.6) cho biết những người có định hướng theo học theo phương thức đào tạo từ xa thuộc các hộ gia đình có thu nhập trong một tháng dưới 5 triệu đồng theo sức mua của đồng tiền vào thời điểm cuối năm 2011 là 919/1524 hộ gia đình(60%), và số gia đình có mức thu nhập trên 5 triệu đồng là 605/1524 hộ gia đình(40%). Tuy nhiên nếu tính riêng mức thu nhập cá nhân (Bảng 3.7) của người có khả năng theo học đào tạo từ xa, cùng thời điểm, số người có thu nhập trong một tháng dưới 3 triệu đồng 800/1524 người(52%), số người có mức thu nhập trên 5 triệu đồng là 130/1524(9 %).

Bảng 3.6. Mối quan hệ giữa thu nhập của gia đình và quyết định lựa chọn hình thức đào tạo từ xa.

DIHOC * Muc thu nhap binh quan thang cua gia dinh Crosstabulation

Count


Muc thu nhap binh quan thang cua gia dinh


Total

<=5triệu đồng

>5triệu đồng

DIHOC

khong di hoc

605

404

1009

di hoc

919

605

1524

Total

1524

1009

2533

Nguồn: Kết quả điều tra.

Do vậy yêu cầu về cơ sở hạ tầng, học phí đào tạo từ xa, dịch vụ công nghệ thông tin trong đào tạo từ xa cần được quan tâm, với mục tiêu phù hợp với nhiều đối tượng trong xã hội, tạo điều kiện để mọi người dân Việt Nam đều có khả năng tiếp cận được với đào tạo từ xa và hưởng lợi từ kết quả học tập.


Bảng 3.7. Mối quan hệ giữa thu nhập cá nhân và quyết định lựa chọn hình thức đào tạo từ xa.

DIHOC * Thu nhap Crosstabulation

Count


Thu nhap


Total

<3tr

3-3.5tr

3.5-4tr

4-5tr

>=5tr

DIHOC

khong di hoc

553

196

103

85

72

1009

di hoc

800

291

174

129

130

1524

Total

1353

487

277

214

202

2533

Nguồn: Kết quả điều tra.

Hơn bất cứ nơi nào trên đất nước ta, Nhà nước đang tìm kiếm cách thức để người dân được học tập và hưởng lợi từ kết quả học tập. Hơn tám mươi triệu dân Việt Nam không thể đến với giáo dục, đào tạo 100%, đó là điều nhức nhối. Ngay trong kết quả thăm dò điều tra cho biết số người có định hướng theo học theo phương thức đào tạo từ xa tại các thành phố chiếm 767/1524 người (50%), các tỉnh đồng bằng 350/1524 người (23%), các tỉnh miền núi 374/1524 người(23%), hải đảo 10/1524 người(1 %) và các khu vực khác còn lại là 23/1524 người(2%), (Bảng 3.8)

Bảng 3.8. Mối quan hệ giữa khu vực địa lý và quyết định lựa chọn hình thức đào tạo từ xa.

DIHOC * Khu vuc o Crosstabulation

Count


Khu vuc o


Total

Thanh pho

Dong bang

Mien nui

Hai dao

Khac

DIHOC

khong di hoc

479

217

282

8

23

1009

di hoc

767

350

374

10

23

1524

Total

1246

567

656

18

46

2533

Nguồn: Kết quả điều tra.

Trong những năm đầu phát triển đào tạo từ xa, ngành giáo dục đã có một thành công lớn đưa đào tạo đại học đến được các đồng bào dân tộc thiểu số, tuy nhiên số lượng chưa nhiều, thành phần các đồng bào dân tộc theo học theo phương thức từ xa chủ yếu là khu vực thị trấn, thị tứ và thị xã, khu vực nông thôn miền núi khó khăn còn rất hạn chế.


Như vậy vấn đề hoài nghi rằng, liệu đào tạo từ xa có vị thế xứng đáng hay không, ít nhất là trong đầu óc những nhà quản lý giáo dục. Từ kết quả khảo sát đến sự chấp nhận của quảng đại quần chúng quả là một bước tiến lớn. Tuy nhiên các nhà ủng hộ đào tạo từ xa còn phải thực hiện nhiệm vụ lớn lao trước mắt. Đào tạo từ xa có thành công trong nỗ lực đạt được sự hưởng ứng và đánh giá cao về đào tạo từ xa nếu có nhiều thông tin và tri thức về thực tiễn hơn.

Bảng 3.9. Mối quan hệ giữa thành phần dân tộc và quyết định lựa chọn hình thức đào tạo từ xa.

DIHOC * Dan toc Crosstabulation

Count


Dan toc


Total

Kinh

Tay

Nung

Thai

Khac

DIHOC

khong di hoc

918

39

16

7

29

1009

di hoc

1386

48

8

16

66

1524

Total

2304

87

24

23

95

2533

Nguồn: Kết quả điều tra.

3.2.2.3. Kết quả phân tích nhân tố ảnh hưởng đến cầu đào tạo từ xa

Việc áp dụng phân tích nhân tố lên 45 luận điểm trong phiếu câu hỏi thăm dò đã tìm ra ba nhân tố ảnh hưởng đến định hướng đào tạo từ xa. Trong bảng 3.10, các luận điểm trong mỗi nhân tố thể hiện phạm vi bao trùm của chúng thông qua hệ số ảnh hưởng. Ba nhân tố này chỉ có mặt trong 11 trên tổng số 45 luận điểm gốc. Một số luận điểm đã loại bỏ khỏi các nhân tố, vì phạm vi bao trùm thấp (Hệ số ảnh hưởng không lớn) của những luận điểm này trong một vài nhân tố. Các nhân tố này được hình thành bởi sự phân loại của các biến số gốc thành các phân lớp - Các phân lớp này được biểu hiện với giá trị của chúng trong bảng 3.10.

Nhân tố thứ nhất, Cả hai luận điểm trong nhân tố thứ nhất đều liên quan đến ảnh hưởng của các môn học, các chương trình đào tạo trước đây của người lao động, đó là các môn học tại các trường Phổ thông Trung học, Trung cấp Nghề, Cao đẳng. Đặc biệt là chuyên môn công việc đang làm lên các định hướng, kế hoạch học tập đào tạo từ xa của người lao động.

Nhân tố thứ hai, khả năng ứng dụng phương tiện trong đào tạo từ xa, bao gồm: Khả năng ứng dụng và kết hợp các phương tiện khác nhau được kết hợp trong


cùng một chương trình giảng dạy. Trong đào tạo từ xa năm thế hệ công nghệ đào tạo từ xa cùng tồn tại, và một chương trình đào tạo từ xa có tất cả các thành phần sau: (i) Tài liệu học tập bao gồm tài liệu in, tài liệu đa phương tiện, tài liệu không in ấn, tài liệu trực tuyến, (i) Hỗ trợ học tập bao gồm hỗ trợ trực tiếp, điện thoại, fax, trực tuyến, phát thanh và truyền hình, (iii) Đánh giá học viên, bao gồm giám sát và tự đánh giá, trực tiếp và từ xa.

Bảng 3.10. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu đào tạo từ xa tại Việt Nam



Các nhân tố


Các biến số/Tuyên bố

Hệ số ảnh

hưởng

Nhân tố 1: Các chủ đề liên quan đến học và làm

việc trước đây.

Sự chuyên môn hóa trong quá trình học, làm việc trước đây

đã ảnh hưởng tới kế hoạch theo học khóa học từ xa của tôi.

0.901

Các môn đã được học và quá trình làm việc trước đây đã

ảnh hưởng tới kế hoạch theo học khóa học từ xa của tôi.

0.901


Nhân tố 2: Khả năng ứng dụng Phương tiện trong đào tạo từ xa.

Học theo phương thức từ xa chủ yếu là tự học với tài liệu in sẵn có sự hướng dẫn của giảng viên, nên phù hợp với mọi

đối tượng trong xã hội.

0.717

Giảng viên hướng dẫn và giải đáp thắc mắc môn học là rất

quan trọng và đòi hỏi có chuyên môn cao.

0.737

Điểm nổi bật của giáo dục từ xa là có nhiều công cụ hỗ trợ

học tập như: Phát thanh, truyền hình, internet…

0.733

Giáo dục từ xa kiếm tìm cách thức để người dân được học

tập và hưởng lợi từ học tập.

0.787

Với tài liệu và công cụ hỗ trợ học tập, người theo học từ xa có thể tự học bất cứ lúc nào, và ở bất cứ nơi đâu, nên thuận

lợi với nhiều người.

0.816

Học liệu chuẩn bị sẵn, người học từ xa có thể tự chủ quá

trình học tập với điều kiện riêng của mình.

0.806

Nhân tố 3: Sự tin tưởng Chất lượng đào tạo từ xa của người dân và thị trường lao động.

Tôi tin tưởng giáo dục từ xa đạt được những tiêu chí về kiến thức, kỹ năng do chương trình đào tạo đặt ra đối với người

học.

0.809

Các nhà tuyển dụng lao động tin tưởng giáo dục từ xa.

0.822

Tôi theo học giáo dục từ xa là để trang bị cho bản thân kỹ

năng làm việc hơn là văn bằng.

0.782

Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán của tác giả

Xem tất cả 182 trang.

Ngày đăng: 04/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí