Tình Hình Miền Bắc Và Yêu Cầu, Nhiệm Vụ Mới Đối Với Nông Trường Quốc Doanh Sau Năm 1965

Tiểu kết chương 2

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của miền Bắc sau năm 1955, các NTQD ra đời. NTQD có vị trí và vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp. Đó là tổ chức sản xuất nông nghiệp tiến bộ nhất, có trách nhiệm gương mẫu trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp bằng con đường tập thể hoá và theo kế hoạch hoá.

NTQD ở miền Bắc Việt Nam được hình thành và xây dựng từ ba loại hình khác nhau: NTQD do Bộ Nông lâm quản lý, nông trường quân đội do Bộ Quốc phòng quản lý và liên đoàn sản xuất nông nghiệp miền Nam do Ủy ban Thống nhất Trung ương quản lý. Đến tháng 10-1960, ba loại hình trên hợp nhất lại do Bộ Nông trường trực tiếp quản lý. Miền Bắc xây dựng được một mạng lưới NTQD trải dài từ Tây Bắc cho đến khu vực giới tuyến Vĩnh Linh (Quảng Trị).

Trong 10 năm đầu xây dựng (1955-1965), tuy đã sớm bộc lộ những hạn chế về hoạt động sản xuất, nhưng NTQD đạt được một số thành tựu rất có ý nghĩa đối với kinh tế nông nghiệp, đóng góp nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao. Các NTQD dần đi vào sản xuất ổn định, tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn sau, góp phần vào những thắng lợi bước đầu quan trọng để miền Bắc bước vào những khó khăn, thử thách mới khi đế quốc Mỹ leo thang, mở rộng chiến tranh, bắn phá miền Bắc.

Chương 3

MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG QUỐC DOANH Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975

3.1. Tình hình miền Bắc và yêu cầu, nhiệm vụ mới đối với nông trường quốc doanh sau năm 1965

3.1.1. Tình hình miền Bắc sau năm 1965

Bước vào những thập niên 1960, tình hình thế giới càng diễn biến phức tạp hơn. Đế quốc Mỹ ngày càng lớn mạnh, tỏ rò tham vọng bá cường. Trong khi đó, mối quan hệ căng th ng giữa Liên Xô và Trung Quốc ngày càng trầm trọng, công khai. Liên Xô và Trung Quốc dần thành đối đầu và coi nhau là thù địch. Phe XHCN bị chia rẽ nghiêm trọng. Lúc này, tình hình thế giới không còn thế “hai cực” Liên Xô và Mỹ nữa mà hình thành thế “nhiều cực”.

Ở trong nước, tháng 3-1965, đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam Việt Nam, tăng cường mở rộng các cuộc càn quét, ráo riết thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Ở miền Bắc, ngày 5-8-1964, đế quốc Mỹ bắt đầu mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, dùng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc ngày càng ác liệt. Các đầu mối giao thông vận tải, khu kinh tế, quân sự, các nhà máy, xí nghiệp, các công trình thuỷ lợi, các NTQD… trở thành những mục tiêu bị bắn phá ác liệt.

Trước âm mưu mở rộng chiến tranh đánh phá miền Bắc của đế quốc Mỹ, cuối tháng 3-1965, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 11 và chỉ rò nhiệm vụ của miền Bắc: “Phương châm xây dựng và bảo vệ miền Bắc lúc này là: vừa xây dựng kinh tế vừa chiến đấu” [152, tr. 109]. “Nhiệm vụ cấp bách của ta ở miền Bắc lúc này là phải kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức, chuyển hướng xây dựng kinh tế và tăng cường lực lượng quốc phòng cho hợp với tình hình mới và để cho miền Bắc có đủ sức mạnh nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu bảo vệ miền Bắc, chống lại các cuộc ném bom bắn phá và phong toả của địch; nhằm sẵn sàng đối phó với khả năng địch mở rộng chiến tranh ở bất cứ mức độ nào” [152, tr. 110]. Hậu phương miền Bắc bước vào một giai đoạn cách mạng mới với nhiệm vụ mới, xây dựng miền Bắc XHCN trong tình hình vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh. Miền Bắc vừa sản xuất, vừa chiến đấu. Sản xuất để phục vụ chiến đấu và chiến đấu nhằm bảo vệ sản xuất.

Như vậy, từ năm 1965, miền Bắc không còn điều kiện hòa bình để phát triển kinh tế. Đế quốc Mỹ hai lần thực hiện chiến tranh leo thang bắn phá miền Bắc: Lần thứ nhất thời gian từ năm 1965 đến năm 1968 và lần thứ hai từ tháng 4/1972 đến tháng 1/1973. Có thể nói, cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ tác động đến mọi hoạt động của miền Bắc, từ đời sống đến sản xuất. NTQD cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc chiến tranh phá hoại.

3.1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông trường quốc doanh trong tình hình mới

Sau 10 năm (1955-1965) xây dựng CNXH, kinh tế miền Bắc đã có nhiều thay đổi, “từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu và phụ thuộc, chủ yếu là sản xuất nhỏ, chúng ta đang xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, từng bước tiến vững chắc lên CNXH” [152, tr. 58]. Nhưng từ năm 1965, miền Bắc không còn điều kiện hòa bình để phát triển kinh tế. Trước tình hình đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, Trung ương Đảng họp Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 11, (Khóa III), tháng 3-1965, chỉ rò phương hướng phát triển kinh tế miền Bắc là ra sức phát huy tiềm lực kinh tế để phục vụ cho yêu cầu về quốc phòng. Trong nền kinh tế quốc phòng đó, miền núi có một vị trí rất quan trọng, là căn cứ địa của miền Bắc. Hội nghị nhấn mạnh “quan trọng và cấp bách nhất là phải tăng cường tiềm lực kinh tế ở miền núi: Ra sức phát triển nông nghiệp, đặc biệt chú trọng đẩy mạnh sản xuất lương thực và chăn nuôi, đồng thời phát triển cây công nghiệp, ra sức phát triển công nghiệp địa phương, xây dựng các cơ sở công nghiệp nhỏ sản xuất tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng, phát triển giao thông vận tải; đưa thêm nhiều nhân lực ở miền xuôi lên xây dựng các khu vực kinh tế mới, hết sức phát huy mọi năng lực tiềm tàng, xây dựng miền núi thành các vùng căn cứ địa vững chắc về mọi mặt kinh tế, chính trị và quốc phòng” [152, tr. 69].

Tiếp đến, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 19 (Khóa III), ngày 1-3-1971, kh ng định “Tập trung sức đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển toàn diện đi đôi với thâm canh, chuyên canh trên cơ sở phân vùng (…). Từng bước chuyên môn hóa sản xuất ở đồng bằng trên cơ sở xác định phương hướng sản xuất của từng tỉnh, huyện, đến HTX, hình thành những vùng trọng điểm có năng suất và sản lượng

hàng hóa cao. Đồng thời mở những vùng kinh tế mới ở trung du và miền núi theo hướng sản xuất lớn XHCN” [152, tr. 205-206].

Như vậy, bước vào giai đoạn cách mạng mới, miền Bắc thực hiện chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế gắn với quốc phòng. Nông nghiệp không những là cơ sở để phát triển công nghiệp, mà còn là cơ sở cho quốc phòng. Kinh tế nông nghiệp ở vùng trung du và miền núi phát triển theo hướng vừa trở thành những vùng kinh tế mới vừa trở thành những vùng căn cứ địa cách mạng của miền Bắc, làm hậu cần tại chỗ trong thời chiến. Đây vừa là nhiệm vụ kinh tế, vừa là nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới.

Quán triệt phương hướng phát triển kinh tế của Trung ương Đảng, nhất là chủ trương phát triển kinh tế ở những vùng miền núi, chủ trương đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng NTQD, NTQD tiếp tục được mở rộng và phát triển. NTQD vẫn giữ vai trò quan trọng, trở thành trung tâm ở những vùng kinh tế mới trong những năm 1965-1975. Điều này nhiều lần được tái kh ng định tại các Hội nghị, Nghị quyết của Trung ương Đảng. Báo cáo trình Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tháng 12-1970, nêu rò:

Củng cố và phát triển các nông trường đã có (…). Mặt khác, xây dựng thêm một số nông trường mới để gây giống và phát triển chăn nuôi bò sữa, lợn, gà, với sự giúp đỡ của các nước bạn. Các nông trường cũ và những nông trường mới xây dựng cần được đặt rò trách nhiệm làm nòng cốt về các mặt kỹ thuật, giống, chế biến, sử dụng máy móc nông nghiệp, tổ chức sản xuất… đối với HTX nông nghiệp và kết hợp kinh doanh của các HTX thành vùng kinh tế mới [154, tr. 66].

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 19 (Khóa III), ngày 1-3-1971, tiếp tục nhấn mạnh: “Kết hợp chặt chẽ việc xây dựng và phát triển các cơ sở quốc doanh với việc phát triển sản xuất của từng vùng ở trung du và miền núi, kết hợp các cơ sở quốc doanh với HTX, lấy nông trường hoặc lâm trường làm trung tâm để xây dựng những vùng kinh tế mới” [154, tr. 228]. Tiếp đến, Báo cáo tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 22, tháng 12-1973, cũng chỉ rò: “Chú trọng củng cố và xây dựng NTQD, lấy các NTQD làm nòng cốt trong việc khai hoang, hình thành các vùng kinh tế mới, làm cứ điểm, làm chỗ dựa để vừa kết hợp, vừa chỉ đạo phương hướng sản xuất cho các HTX trong vùng” [155, tr. 309].

Phương hướng chung và lâu dài của NTQD vẫn là phát triển cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc ở miền núi. NTQD tiếp tục thực hiện ba nhiệm vụ cơ bản: Sản xuất cung cấp một phần quan trọng những sản phẩm nông nghiệp cho Nhà nước, gương mẫu đối với HTX và tích luỹ vốn để tái sản xuất mở rộng.

Như vậy, giai đoạn 1965-1975, NTQD tiếp tục giữ một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nông nghiệp XHCN, là lực lượng nòng cốt phát triển kinh tế ở trung du và miền núi. NTQD không những trở thành đơn vị kinh tế chủ lực của vùng kinh tế mới mà còn có nhiệm vụ giữ vững an ninh và quốc phòng trên mỗi địa bàn đóng chân.

3.2. Đẩy mạnh xây dựng nông trường quốc doanh

3.2.1. Sự thay đổi về tổ chức phân cấp quản lý

Sau 10 năm xây dựng NTQD (1955-1965), Đảng và Nhà nước th ng thắn nhìn nhận những tồn tại và bất cập trong vấn đề quản lý NTQD. Đó là tình trạng NTQD nằm rải rác ở khắp các tỉnh/thành, Bộ Nông trường không thể nắm được chặt chẽ tình hình thực tế của từng nông trường, cho nên giải quyết công việc không kịp thời, không sâu sát. Hơn nữa, giữa Bộ Nông trường và các địa phương thường xảy ra hiện tượng các chỉ tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp không thống nhất, thậm chí tách rời nhau. NTQD do Bộ Nông trường quản lý, trực tiếp thực hiện các chỉ tiêu do Bộ Nông trường giao nên NTQD thường tách rời với địa phương và HTX. NTQD thường tự cho là một ngành kinh doanh riêng biệt cho Nhà nước, ít

gắn với phương hướng sản xuất của HTX và các ngành kinh tế khác42. Tình trạng

phát triển cục bộ diễn ra khá phổ biến. Khắc phục những hạn chế trên, Bộ Nông trường tiến hành phân cấp cho địa phương quản lý NTQD. Bộ Nông trường giao một số NTQD trên địa bàn cho địa phương trực tiếp quản lý43. Việc phân cấp nông trường cho các địa phương quản lý nhằm tạo ra tính thống nhất trong chỉ đạo kinh tế để gắn với nhiệm vụ sản xuất; tạo ra sự phân bố hợp lý kinh tế vùng, kế hoạch sản xuất của nông trường gắn với kế hoạch phát triển nông nghiệp của từng địa phương.


42 Nông trường Chí Linh, Nông trường Đông Triều được giao nhiệm vụ chăn nuôi cừu, nhưng lại không được địa phương đồng tình với phương hướng phát triển sản xuất này. Hoặc công tác thủy lợi, NTQD chỉ lo cho NTQd, HTX chỉ lo cho HTX, ít có sự hợp tác.

43 Đến năm 1969, Bộ Nông trường cơ bản hoàn thành việc phân cấp quản lý và bàn giao NTQD cho địa phương. Theo

đó, Bộ giao cho 14 tỉnh/thành quản lý NTQD địa phương với tổng diện tích là 55.697 ha, trong đó, diện tích cây công nghiệp lâu năm được quy hoạch là 8.979 ha (đã trồng trọt là 5.958 ha); diện tích cây công nghiệp hàng năm được quy hoạch là 14.023 ha (đã trồng trọt là 8.163 ha). Về chăn nuôi, Bộ giao cho tỉnh quản lý số lượng bò quy hoạch là 21.798 con (đã thực hiện được 14.801 con); số lượng lợn quy hoạch là 41.452 con (đã thực hiện được 21.273con). Nguồn nhân lực quy hoạch là 31.778 người, hiện có là 21.977 người. [67].

Trên cơ sở phân cấp quản lý, Nhà nước xác định lại nhiệm vụ đối với từng NTQD. Theo đó, NTQD Trung ương có nhiệm vụ khác với NTQD địa phương và NTQD có quy mô lớn nhiệm vụ khác NTQD có quy mô nhỏ. Cấp Trung ương quản lý các NTQD Trung ương. Cấp tỉnh/thành quản lý NTQD địa phương. NTQD Trung ương là những nông trường sản xuất quy mô tương đối lớn, sản xuất các sản phẩm dùng để xuất khẩu hoặc cung cấp cho nhu cầu lớn của Nhà nước; là những nông trường có tính chất nghiên cứu thí nghiệm khoa học, có tính chất điển hình về phương thức canh tác, về kỹ thuật và về quản lý do Bộ Nông trường trực tiếp quản lý. Còn NTQD địa phương có quy mô nhỏ hơn, sản xuất gắn liền với kinh tế địa phương, với nông nghiệp địa phương do Ủy ban hành chính tỉnh/thành trực tiếp quản lý.

Đối với NTQD do địa phương quản lý, tỉnh/thành có nhiệm vụ quản lý và tổ chức NTQD thực hiện kế hoạch, chỉ tiêu sản xuất mà Nhà nước giao, trên cơ sở căn cứ vào nhu cầu của Nhà nước và địa phương. Tuy giao cho địa phương quản lý nhưng Nhà nước - thông qua cơ quan đơn vị chủ quản là Bộ Nông trường quyết định và quản lý mọi mặt về kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài vụ, quy hoạch và xây dựng cơ bản, lao động và tiền lương của NTQD địa phương. Nhà nước quản lý các nông sản phẩm mà NTQD địa phương giao nộp. Việc giao cho địa phương quản lý NTQD không làm thay đổi vai trò, nhiệm vụ và tính chất của NTQD; không thay đổi kế hoạch, chỉ tiêu của Nhà nước đối với NTQD. Hàng năm, Nhà nước duyệt các chỉ tiêu kế hoạch đối với từng NTQD, kể cả các NTQD Trung ương và NTQD địa phương. Nhà nước vẫn giữ vai trò chỉ đạo, quản lý chung đối với toàn NTQD về mọi mặt.

Về kế hoạch sản xuất, Nhà nước quyết định các mặt hàng chủ yếu về chỉ tiêu, diện tích, năng suất, sản lượng đối với từng NTQD. Trên cơ sở sự hướng dẫn và chỉ đạo của Bộ Nông trường, tỉnh/thành nhiệm vụ quản lý và tổ chức thực hiện toàn bộ kế hoạch được giao, vận dụng mọi tiềm lực để thực hiện hoàn thành và vượt mức kế hoạch được giao. Về kế hoạch tài vụ, Nhà nước duyệt định mức vốn, trực tiếp quản lý vốn đầu tư kiến thiết cơ bản về các hạng mục công trình. Tỉnh/thành căn cứ vào dự án kế hoạch, lập kế hoạch tài vụ cho từng NTQD địa phương để trình Chính phủ xét duyệt. Về vật tư, Nhà nước phân phối tư liệu sản xuất, vật tư kỹ thuật đến từng NTQD. Tỉnh/thành quản lý và giám sát sử dụng tư liệu sản xuất, vật tư nông nghiệp đối với nông trường đóng trên địa bàn. Về quy hoạch và xây dựng cơ bản, Nhà nước tổ chức khảo sát thiết kế và xét duyệt quy hoạch tổng thể và cụ thể phương hướng sản xuất cho các NTQD. Tỉnh/thành căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước,

dựa vào quy hoạch chung và quy hoạch của nông trường tổ chức thiết kế và thi công các công trình ở từng NTQD trên địa bàn quản lý.

Về phân phối sản phẩm, Nhà nước quản lý các nông sản phẩm xuất khẩu và các loại nông sản làm nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp như: cà phê, cao su, chè, cam, chanh, hạt tiêu, bông, lạc, gai, cói, thuốc lá, sữa... Ngoài những sản phẩm nói trên, tỉnh/thành có thể điều hòa, phân phối, tiêu thụ những sản phẩm của nông trường địa phương sản xuất.

Về lao động và tiền lương, Bộ Nông trường tổ chức biên chế bộ máy và các chính sách, chế độ thể lệ về lao động, tiền lương, điều hòa lao động khi cần thiết từ tỉnh này sang tỉnh khác. Tỉnh/thành quản lý, điều hòa nguồn nhân lực trong các NTQD, đảm bảo cung cấp nhân lực đủ theo kế hoạch Nhà nước; quản lý biên chế và quản lý tổ chức bộ máy của các nông trường [44].

NTQD do Trung ương quản lý (gọi tắt là NTQD Trung ương) và NTQD do địa phương quản lý (gọi tắt là NTQD địa phương) đều nằm trong hệ thống NTQD, đều là những xí nghiệp nông nghiệp quốc doanh trực thuộc Bộ Nông trường quản lý.

3.2.2. Sự phân bố, số lượng và quy mô nông trường

Về địa điểm xây dựng NTQD không có thay đổi gì nhiều so với giai đoạn 1955-1965, vẫn tập trung chủ yếu ở vùng miền núi, vùng biên giới, vùng bờ biển và vùng giới tuyến. Bước sang giai đoạn 1965-1975, NTQD được mở rộng ở hầu hết các tỉnh/thành trên toàn miền Bắc, kể cả một số tỉnh vùng đồng bằng như: Hà Nội, Hà Tây, Hải Hưng (Hải Dương và Hưng Yên ngày nay), Hà Bắc (Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay)...

Về số lượng, mặc dù trong điều kiện chiến tranh phá hoại nhưng số lượng NTQD không ngừng tăng lên. Sau khi giao cho địa phương quản lý NTQD, các tỉnh/thành tiến hành quy hoạch sản xuất theo hướng phát triển kinh tế vùng, hình thành nên những vùng nông nghiệp. Nhiều tỉnh/thành đã đề xuất với Bộ Nông trường xây dựng thêm NTQD mới, khai hoang mở rộng diện tích NTQD cũ. Năm 1969, toàn ngành có 69 NTQD với tổng diện tích đất đai quy hoạch là 226.000 ha. Bộ Nông trường cũng hoàn thành việc phân cấp và bàn giao một số NTQD cho các tỉnh/thành trực tiếp quản lý. Trong đó, cấp Trung ương quản lý 30 NTQD, cấp địa phương quản lý 39 NTQD (Xem bảng 3.3). Đồng thời, Bộ Nông trường cũng bàn giao một số cơ sở liên quan như các xưởng sản xuất, xưởng chế biến, xưởng sửa chữa cơ khí và một số trường đào tạo.

Bảng 3.1: Danh sách NTQD đến cuối năm 1969

1. NTQD do Trung ương quản lý


STT

Nông trường

Địa điểm

Stt

Nông trường

Địa điểm

1.

Tam Đường

Lai Châu

16.

Vân Du

Thanh Hóa

2.

Mộc Châu

Lai Châu

17.

Phúc Đo

Thanh Hóa

3.

Than Uyên

Lai Châu

18.

Lam Sơn

Thanh Hóa

4.

Sao Đỏ

Hải Dương

19.

Thống Nhất

Thanh Hóa

5.

Sa Pa

Lào Cai

20.

Yên Mỹ

Thanh Hóa

6.

Sông Bôi

Hòa Bình

21.

Đông Hiếu

Nghệ An

7.

Thanh Hà

Hòa Bình

22.

Tây Hiếu

Nghệ An

8.

Việt Lâm

Hà Giang

23.

Sông Con

Nghệ An

9.

Sông Lô

Tuyên Quang

24.

3/2

Nghệ An

10.

Phú Sơn

Phú Thọ

25.

1/5

Nghệ An

11.

Bắc Sơn

Thái Nguyên

26.

19/5

Thanh Hóa - Nghệ An

12.

Ba Vì

Hà Tây

27.

Lệ Ninh

Quảng Bình

13.

An Khánh

Hà Tây

28.

Việt Trung

Quảng Bình

14.

Đồng Giao

Ninh Bình

29.

Quyết Thắng

Quảng Bình

15.

Hà Trung

Thanh Hóa

30.

Bến Hải

Quảng Trị

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 - 12

2. NTQD do địa phương quản lý


STT

Nông trường

Địa điểm

Stt

Nông trường

Địa điểm

1.

Điện Biên

Lai Châu (Điện Biên Phủ)

21.

Bến Nghé

Nghệ An

2.

Nghĩa Lộ

Yên Bái

22.

Cờ Đỏ

Nghệ An

3.

2/9

Hòa Bình

23.

Trịnh Môn

Nghệ An

4.

Trần Phú

Yên Bái

24.

Bãi Phủ

Nghệ An

5.

Tháng 10

Tuyên Quang

25.

Đường Hoa

Quảng Ninh

6.

Tân Trào

Tuyên Quang

26.

Đông Triều

Quảng Ninh

7.

Quân Chu

Thái Nguyên

27.

Tô Hiệu

Sơn La

8.

Sông Cầu

Thái Nguyên

28.

Cao Phong

Hòa Bình

9.

Chí Linh

Hải Dương

29.

Cửu Long

Hòa Bình

10.

Vân Hùng

Phú Thọ

30.

Thái Bình

Lạng Sơn

11.

Rạng Đông

Nam Định

31.

Bố Hạ

Bắc Giang

12.

Vinh Quang

Hải Phòng

32.

Xuân Mai

Hà Tây

13.

Quý Cao

Hải Phòng

33.

Bình Minh

Ninh Bình

14.

Sông Âm

Thanh Hóa

34.

Tam Đảo

Vĩnh Phúc

15.

Thạch Thành

Thanh Hóa

35.

Vân Lĩnh

Phú Thọ

16.

Sao Vàng

Thanh Hóa

36.

Yên Thế

Bắc Giang

17.

Bãi Trành

Thanh Hóa

37.

Tây Sơn

Hà Tây

18.

Ba Sao

Hà Nam

38.

Lương Mỹ

Hà Tây

19.

Thạch Ngọc

Hà Tĩnh

39.

Thành Đô

Hà Tây

20.

20-4

Hà Tĩnh




[64]

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022