Mối Quan Hệ Giữa Nông Trường Quốc Doanh Với Nhân Dân Và Chính Quyền Địa Phương

kéo, 53 cán bộ cơ khí [19] cho NTQD. Ban Thống nhất Trung ương gửi đi học bổ túc công nông là 96 người, học các trường trung cấp kĩ thuật là 231 người, học đại học là 61 người và cử 3 người đi học tập tại nước ngoài [22]. Cục Nông trường quân đội mở được 35 lớp và đào tạo được 3.096 người, đó là chưa kể 1.622 người được Cục Nông trường quân đội gửi học bên ngoài. Tổng số cán bộ, công nhân được đào tạo là 4.718 người. Cục Nông trường quân đội cũng bồi dưỡng được khoảng 1.200 Tổ Trưởng/Phó, Đội Trưởng/Phó, Phó Giám đốc [118].(Xem chi tiết ở Phụ lục: Mục lục 1.5 và Mục lục 1.6)

Từ năm 1961, công tác đào tạo tiếp tục được đẩy mạnh, nhất là sau khi có Chỉ thị số 480-TTg, ngày 12-12-1961, về việc “Đẩy mạnh việc học tại chức nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho công nhân, cán bộ xí nghiệp nông trường, lâm trường”, Bộ Nông trường thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, kết hợp giữa bổ túc ngắn ngày với đào tạo dài hạn, tiếp tục cử cán bộ, công nhân đi học các lớp trung cấp, đại học. Hàng năm, Bộ Nông trường tổ chức các Hội nghị như: Hội nghị sản xuất toàn quân, Hội nghị kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, máy móc, Hội nghị học tập kinh nghiệm tham quan Trung Quốc... để cán bộ, công nhân giao lưu, học tập kinh nghiệm sản xuất.

Không chỉ chú trọng công tác đào tạo trong nước, Chính phủ Việt Nam còn mở rộng quan hệ đối ngoại với Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN để hợp tác trong lĩnh vực đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật cho nông trường. Hàng năm, Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN thường xuyên cử các đoàn chuyên gia sang giúp Việt Nam đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật, cũng như phổ biến các phương pháp, kỹ thuật sản xuất.

Đến năm 1965, toàn NTQD có một lực lượng lao động có trình độ khá đông đảo. Tổng số cán bộ có trình độ trung cấp là 2.176 người, cán bộ quản lý là 2.162 người, cán bộ kỹ thuật là 2.496 người. Bình quân cứ 10 người có 1 người được cử đi học. Ngành cơ khí đào tạo, bổ túc cho hơn 1.500 cán bộ, công nhân cơ khí, trong đó, 600 công nhân cơ khí, 200 công nhân lái máy kéo, 100 công nhân sửa chữa, 49 công nhân điện [48]. Bình quân mỗi đội có 2 cán bộ trung cấp kỹ thuật và 1 nhân viên thống kê kế toán. Hầu hết Đội trưởng/phó đều qua lớp đào tạo quản lý [48]. Nhờ đó, chất lượng lao động cải thiện rò rệt so với năm 1955. Đây là một nỗ lực và thành công rất lớn.

Sau khi đào tạo, cán bộ, công nhân tiếp tục làm việc tại nông trường theo sự phân công công tác, bố trí công việc của Bộ Nông trường và Ban Giám đốc từng NTQD. Ngoài ra, Bộ Nông trường và Ban Giám đốc cũng xây dựng các dãy nhà tập thể, bếp ăn tập thể, sắp xếp nơi ăn, chốn ở chu đáo cho toàn thể cán bộ, công nhân nông trường để cải thiện đời sống cho công nhân viên.

Thời gian làm việc

NTQD là xí nghiệp nông nghiệp quốc doanh. Cán bộ, công nhân nông trường thực hiện chế độ lao động chung của Nhà nước dành cho các cơ quan, xí nghiệp quốc doanh. Thời gian làm việc là 8 giờ/ngày, làm việc 6 ngày/1 tuần, từ thứ Hai đến thứ Bảy, nghỉ ngày Chủ nhật. Tuy nhiên, do tính chất công việc của NTQD là sản xuất nông nghiệp nên thời gian lao động có sự linh hoạt, tùy vào hoàn cảnh cụ thể, có thể làm thêm ít giờ hoặc nghỉ sớm hơn27. Khi thời vụ, công nhân có thể làm 9 giờ đến 10

giờ/ngày, làm cả ngày chủ nhật. Thời gian làm thêm được tính công làm ngoài giờ.

Về chế độ nghỉ phép, công nhân được nghỉ vào những ngày lễ, Tết, phép năm (hạn chế nghỉ phép vào dịp thời vụ). Cụ thể như sau: một năm có 365 ngày, công nhân nghỉ 52 ngày Chủ nhật, 15 ngày phép năm, 17 ngày lễ Tết, 30 ngày nghỉ ốm hoặc học tập, sinh hoạt thường xuyên. Như vậy, một công nhân được nghỉ 125 ngày/1 năm. Thời gian làm việc là 260 ngày/1 năm. Trong thời gian được nghỉ phép, công nhân ở lại nông trường lao động sản xuất được trả tiền theo giá thuê công nhân tại địa phương [112], [121]. Ngày nghỉ làm việc do đau ốm hay lý do thời tiết mưa bão, công nhân được hưởng 75% lương, đối với những công nhân có thâm niên từ 12 năm trở lên thì được hưởng 100% lương [112].

Ngoài chế độ về thời gian làm việc, nghỉ phép, cán bộ và công nhân NTQD luôn được đảm bảo chăm lo sức khỏe. Mỗi NTQD đều có một bệnh xá. Hàng năm, Bộ Nông trường tổ chức khám sức khỏe định kì cho toàn thể cán bộ, công nhân viên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Chế độ tiền lương

Cán bộ, công nhân nông trường được Nhà nước trả lương hàng tháng theo cấp bậc. Căn cứ vào chế độ quy định tiền lương của Bộ Lao động, Nhà nước trả lương cho công nhân nông trường theo bậc lương chung áp dụng cho công nhân, viên chức. Theo đó, bậc lương cho các công nhân nông trường được áp dụng như sau: Đối với thang lương trồng trọt, Bộ Lao động quy định có 5 bậc (bậc 1: 30 đồng, bậc

Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 - 9


27 Trường hợp đang dở việc mà hết thời gian thì làm cho xong h n, không để dở việc sang hôm sau. Ngược lại, nếu công việc đã làm xong mà còn ít thời gian, tới nơi khác lại xa có thế nghỉ sớm hơn.

2: 34 đồng, bậc 3: 38 đồng, bậc 4: 44 đồng, bậc 5: 49 đồng). Bậc lương này áp dụng với những công nhân làm việc thuộc ngành trồng trọt, sản xuất và tăng gia; đối với thang lương chăn nuôi có 5 bậc (bậc 1: 32 đồng, bậc 2: 36 đồng, bậc 3: 40 đồng, bậc 4: 46 đồng, bậc 5: 52 đồng. Bậc lương này áp dụng cho công nhân chăn nuôi trâu bò, lợn, dê, cừu, ngựa, vắt sữa, cắt cỏ, dọn chuồng, làm phân chuồng; đối với thang lương kiến thiết cơ bản có 4 bậc (bậc 1: 30 đồng, bậc 2: 35 đồng, bậc 3: 40 đồng, bậc 4: 47 đồng). Bậc lương này áp dụng cho công nhân làm vôi, gạch, đất, gỗ giành, đập đá, đánh hồ, xây nhà, làm sắt thép; đối với thang lương sự nghiệp hành chính và chế biến có 6 bậc (bậc 1: 27,3 đồng, bậc 2: 30 đồng, bậc 3: 33 đồng, bậc 4: 37 đồng, bậc 5: 42 đồng, bậc 6: 47 đồng). Bậc lương này áp dụng cho công nhân giữ trẻ, xát gạo, anh nuôi, dạy văn hóa ban ngày, bán bách hóa, nước giải khát, máy khâu, xay bột, chế biến thức ăn.... Lương công nhật có 2 bậc (bậc 1: 1,25 đồng và bậc 2: 1,35

đồng)28. Những ngày nghỉ phép, nghỉ thai sản, nghỉ ốm, nghỉ lễ, công nhân vẫn

được hưởng lương đầy đủ như đã nêu ở trên.

Thời gian đầu hoạt động, NTQD thực hiện hình thức lương ngày theo việc định mức có thưởng. Chế độ trả lương này ngày càng bộc lộ những hạn chế, bất cập, tạo tâm lý ỷ lại, làm nhiều hay làm ít thì mức lương như nhau. Nhằm khuyến khích công nhân hăng hái tăng năng suất lao động, ngày 17-5-1962, Nhà nước ban hành Chỉ thị số 1190-NT/LT về “Việc đẩy mạnh th c hiện chế độ trả lương theo sản phẩm trong NTQD ”. Từ năm 1962, một số NTQD thực hiện thí điểm chế độ trả lương theo sản phẩm, khoán khối lượng công việc và khoán theo dây chuyền

công việc29. Những công việc chưa xác định được mức khoán thì tạm thời trả lương

theo ngày có định mức. Thời gian đầu Bộ Nông trường tiến hành thử nghiệm ở một số NTQD, sau đó được áp dụng rộng rãi cho toàn ngành. Năng suất lao động tăng hơn. Đến thời điểm năm 1965, mức lương bình quân của một công nhân viên là 45,65 đồng/tháng và thu nhập bình quân của một công nhân viên là 547,8 đồng/năm [42].


28 Tất cả thang, bậc lương đều vận dụng trả lương ngày (không phải công nhật) nghĩa là ai được xếp thang nào, bậc nào thì lấy số lượng cơ bản của bậc ấy cộng với 20% phụ cấp khu vực chia cho 25,5 ngày (quy định chung cho cả miền Bắc) rồi nhân với số ngày thực tế lao động trong tháng. Ví dụ: Công nhân A được xếp bậc 2 thang lương trồng trọt là 34 đồng

+ 6,8 đồng khu vực = 40,8 đồng/25,5 =1,6 đồng ngày công 1 ngày. Trong tháng, công A làm được 26 ngày thì được hưởng lương 41,6 đồng, nếu làm 28 ngày thì được hưởng lương 44,8 đồng [112].

29 Chế độ trả lương theo sản phẩm tức là áp dựng hình thức trả lương theo từng công việc hoặc theo dây chuyền công việc (khoán bộ phận công trình). Nông trường định mức cụ thể từng loại công việc để giao khoán cho tổ sản xuất. Tổ sản xuất sẽ phân công cho từng cá nhân thực hiện. Đối với loại công việc theo dây chuyền thì giao khoán trong một khoảng thời gian dài hơn. Như công việc làm phân chuồng, phân lá cần khoảng thời gian từ 2 đến 3 tháng, NTQD đưa ra định

giá, thời gian hoàn thành.

Như vậy, về lao động và tiền lương, Bộ Nông trường tổ chức biên chế bộ máy và các chính sách, chế độ thể lệ về lao động và tiền lương, điều hòa lao động khi cần thiết cho toàn NTQD.

2.2.2.3. Xây d ng cơ sở vật chất Vốn đầu tư

NTQD là xí nghiệp quốc doanh nông nghiệp, được bao cấp hoàn toàn. Nhà nước cấp vốn, đầu tư trang thiết bị sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng. Hàng năm, Nhà nước xét duyệt chỉ tiêu, kế hoạch sản xuất, trên cơ sở đó cấp vốn cho toàn NTQD. Vốn Nhà nước cấp gồm: vốn lưu động, vốn cố định30 và kinh phí bao cấp. Ngoài ra, các NTQD còn được ưu tiên vay vốn ngân hàng.

Từ năm 1955 đến tháng 12-1959, Nhà nước cấp cho 3 ngành là 76. 026.300 đồng, chia ra: Nông trường quốc doanh là 24.991.000 đồng, liên đoàn sản xuất miền Nam là 4.600.000 đồng và nông trường quân đội là 46.435.000 đồng [31]. Riêng với các liên đoàn sản xuất nông nghiệp, vốn được huy động từ ba nguồn: các thành viên trong liên đoàn đóng góp, Nhà nước cấp và vay ngân hàng.

Giai đoạn 1961-1965, Nhà nước xây dựng kế hoạch đầu tư cho toàn NTQD với tổng số vốn là 775.236.000 đồng [31]. Tuy chỉ là con số dự kiến nhưng nhìn vào con số này cũng phần nào nói lên mức độ đầu tư của Nhà nước đối với NTQD là rất lớn. Tính từ năm 1955 đến tháng 2-1965, riêng số vốn bao cấp của Nhà nước cho toàn NTQD là 369.408.000 đồng. Đặt trong bối cảnh sau năm 1955, đất nước đang rất khó khăn thì số vốn trên cho thấy mức độ đầu tư rất lớn cho NTQD, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với NTQD.

Phương tiện sản xuất

Nhà nước trang bị cho NTQD các loại máy nông nghiệp và phương tiện vận tải. Ngoài số lượng Nhà nước mua, phần lớn máy nông nghiệp và phương tiện vận tải do Liên Xô và nước bạn viện trợ đều được đưa về cho các NTQD. Hàng năm, mỗi NTQD dành một số vốn nhất định để mua sắm các phương tiện sản xuất. Được trang bị máy móc, nông cụ hiện đại, NTQD có nhiều lợi thế để tiến hành cơ giới hóa trong sản xuất hơn so với thành phần kinh tế khác.


30 Vốn lưu động là bộ phận vốn đầu tư vào mua vật tư, nguyên vật liệu, trả lương công nhân… và được hoàn lại toàn bộ sau khi tiêu thụ hàng hóa. Vốn cố định là bộ phận vốn đầu tư vào mua nhà xưởng, thiết bị, máy móc… không trực tiếp tham gia trao đổi mua bán.

Tính đến năm 1960, 15 NTQD được đầu tư 270 máy kéo, 217 ô tô các loại và các phương tiện sản xuất khác như: máy cày, máy bừa, máy gieo hạt các loại, máy thu hoạch, máy thu hoạch, xe cút kít…[131]. Tổng số máy nông nghiệp và phương tiện vận tải của các Nông trường quân đội là 178 máy kéo các loại, 218 cày bừa, 168 ô tô, 80 máy phát điện, 13 máy chế biến, 53 máy đo chất đất, độ ẩm, hàn điện, bơm dầu, 33 máy tẽ ngô, thái cỏ, làm cỏ, phân bón và 44 máy gieo hạt, máy sới, máy bơm nước, máy cắt cỏ và những công cụ cải tiến khác: xe cút kít, xe trâu, xe bò [25]. 9 Liên đoàn sản xuất nông nghiệp được trang bị 44 máy kéo, 56 máy cày, 41 ô tô các loại nhập từ Liên Xô, Cộng hòa Dân chủ Đức, Tiếp Khắc, Rumani [27]. Đến năm 1965, toàn NTQD có 2.076 máy kéo tiêu chuẩn, trên 600 ô tô các loại, 3 xưởng sửa chữa lớn, 39 xưởng tiểu tu. Tổng số có 66 loại công cụ cải tiến [48].

Những công trình phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên

Mỗi một NTQD ra đời theo đó là hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện. Đó là những công trình phục vụ sản xuất (chuồng trại, nhà kho, sân phơi, nhà xưởng, cơ sở chế biến, đường giao thông….) và những công trình phục vụ sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên (nhà ở, nhà ăn, nhà vệ sinh, nhà văn hóa, nhà gửi trẻ, trường học, trạm y tế, thư viện, hội trường, các trụ sở hành chính, căng-tin…). Các công trình được xây dựng từ bán kiên cố cho đến kiên cố. Tiền đầu tư xây dựng cơ bản thường chiếm gần 50% tổng số vốn được cấp.

Đối với những công trình phục vụ sản xuất, đến năm 1960, Bộ Nông lâm xây dựng được là 146.996 m2, trong đó, những công trình phục vụ sản xuất là 72.344 m2 [19]. Cục Nông trường quân đội xây dựng được 210.156 m2 nhà kho, chuồng trại, sân phơi, đắp được 29 km đê, 566 km đường Tây Bắc và 966 cái cầu cống lớn nhỏ, 250 cái giếng nước, 14 lò vôi, 13 lò gạch, làm được 500 km đường, mỗi nông trường đều có xưởng rèn và xưởng mộc [25], [110]. Ủy Ban Thống nhất xây dựng được 32.746 m2 nhà kho, chuồng trại, sân phơi (Xem chi tiết ở Phụ lục: Mục lục 1.10). Các Liên đoàn sản xuất nông nghiệp đã có 40 xưởng chế biến: 4 xưởng chế biến đường, 1 xưởng chế biến giấy, 5 xưởng xay lúa, 6 xưởng lò vôi, 5 xưởng lò rèn, 2 xưởng nấu rượu, 4 xưởng bột sắn, 5 xưởng trại cưa mộc và 8 xưởng lò gạch [22].

Trong những năm 1961-1965, tốc độ xây dựng cơ bản tăng hơn so với những năm 1955-1960. Nhiều công trình phục vụ sản xuất được đầu tư xây dựng xây mới. Chuồng trại, nhà kho, sân phơi từ bán kiên cố sang kiên cố hóa. Bộ Nông trường tập

trung xây dựng các xưởng chế biến nông sản. Theo kế hoạch, trong 5 năm (1961- 1965), Nhà nước đầu tư xây dựng 167 xưởng chế biến nông sản: 20 xưởng cà phê, 20 xưởng chè, 8 xưởng cao su, 18 xưởng dầu sả, 47 xưởng bột sắn, 18 xưởng bột giấy, 2 xưởng sữa hộp, 1 xưởng ướp lạnh sữa, 30 xưởng cưa gỗ, 3 xưởng sửa chữa máy [31]. Con số kế hoạch xây dựng trên ít nhiều phản ánh mức độ đầu tư của Nhà nước cho NTQD. Kết quả, toàn ngành xây dựng được 70.000 m2 chuồng trại; 5.000 m2 nhà kho; 80.000 m2 sân phơi; 8.000 m2 xưởng sửa chữa cơ khí; 11.500 m2 nhà chế biến sản phẩm. Tổng khối lượng đất đào là 1.500.000 m3 [48].

Đối với những công trình phục vụ sinh hoạt, mỗi NTQD đều xây dựng các khu/dãy nhà ở tập thể cho toàn thể cán bộ, công nhân viên. Dãy nhà dành cho nam giới và nữ giới riêng biệt. Hộ gia đình được phân cho một gian nhà riêng. Nhà vệ sinh dùng chung cho cả dãy. Mỗi dãy thường chỉ có 1 đến 2 nhà vệ sinh. Các bếp ăn tập thể cũng được tổ chức. Có những bếp ăn tập thể đảm bảo 3 bữa/một ngày. Các công trình khác đều được xây dựng.

Đến năm 1960, Bộ Nông lâm xây dựng được 74.652 m2 nhà ở và công trình

sinh hoạt cho hơn 4 nghìn cán bộ, công nhân NTQD [19]. Cục Nông trường quân đội xây dựng 357.895 m2 công trình phục vụ sinh hoạt, 1.500 nhà ở cho công nhân viên với diện tích 135.000 m2 [25], [110]. Riêng năm 1960, Ủy ban Thống nhất xây dựng được 10.480 m2 nhà ở cho đoàn viên [295].

Đến năm 1965, mỗi NTQD đều xây dựng các công trình phục vụ sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên: nhà ở, bếp ăn, giếng nước, bệnh xá, trường học, hội trường, thư viện, nhà văn hóa, khu vui chơi giải trí, căng-tin… Những công trình xây dựng tạm bợ bằng tranh, tre, nứa đều được thay thế bằng những công trình kiên cố (gạch, ngói, bê tông). Đời của cán bộ, công nhân viên NTQD dần đi vào ổn định. Từ đó, công nhân viên thấy gắn bó hơn với mảnh đất nông trường.

Có thể nói, NTQD không chỉ đảm bảo về đời sống (nhà ở, nhà bếp, giếng nước, hội trường, khu mậu dịch, căng-tin, bệnh xá, nhà trẻ, trường học…), chế độ lao động (lương, thời gian làm việc, chế độ nghỉ lễ, tết, đau ốm, chế độ nghỉ thai sản, được đào tạo, học tập nâng cao trình độ văn hóa và chuyên môn), cán bộ, công nhân nông trường còn được làm việc trong môi trường thuận lợi. Mỗi NTQD đều trang bị, đầu tư máy móc hiện đại, công cụ cải tiến, kho tàng, chuồng trại, sân phơi… giảm sức lao động thủ công nặng nhọc cho công nhân viên.

2.2.2.4. Mối quan hệ giữa nông trường quốc doanh với nhân dân và chính quyền địa phương

Đất đai của NTQD thường nằm xen kẽ với ruộng đất canh tác của nhân dân địa phương, gây ra những khó khăn cho nhân dân trong việc sản xuất và bảo vệ ruộng đất. Đây cũng là một bất lợi không nhỏ cho NTQD. Thời gian đầu, giữa NTQD và nhân dân địa phương thường xuyên xảy ra những mâu thuẫn. Về phía người dân địa phương, do chưa nhận thức đầy đủ vai trò, ý nghĩa của NTQD, nhận thức không đúng về NTQD, người dân cho rằng NTQD lấy đất canh tác của nhân dân nên tỏ thái độ bất mãn. Người dân địa phương không có ý thức giữ gìn sản phẩm và tài sản của nông trường, không coi đó là tài sản quốc gia, xảy ra tình trạng xâm lấn, tranh chấp đất đai. Về phía NTQD, một số nông trường tách biệt, ít quan hệ, hợp tác với chính quyền hoặc với người dân. Một số cán bộ, công nhân viên nông trường tỏ thái độ không thân thiện.

Để giải quyết tình trạng mâu thuẫn giữa NTQD nhân dân và chính quyền địa phương, Nhà nước đề ra một số biện pháp: Đổi hoặc mua đất của nông dân tránh tình trạng ruộng đất xen kẽ; Thu nhận một số người dân hoặc con em của họ làm công nhân nông trường; Không xâm phạm đến tài sản của nhân dân; Rào đường không cho trâu bò của nông dân đi qua nông trường; Làm tốt công tác dân vận.

Trong quá trình giải quyết những mâu thuẫn, Bộ chú trọng đến công tác dân vận. Bộ chỉ đạo cho cán bộ nông trường chủ động đến vận động và tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu. Nhờ vậy, người dân dần nhận thức đúng về đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, hiểu được vai trò, nhiệm vụ của NTQD trong nền kinh tế XHCN để cùng phối hợp xây dựng NTQD trở thành đơn vị kinh tế gương mẫu, điển hình ở địa phương.

2.2.2.5. S giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa

Ngay từ năm 1955, Liên Xô đã đưa một số máy móc nông nghiệp, máy kéo sang giúp Việt Nam xây dựng những NTQD đầu tiên. Cuối năm 1955, máy móc nông nghiệp và máy kéo do Liên Xô tài trợ là 53 máy kéo, 45 máy cày, 66 máy bừa, 24 máy gieo, 16 máy làm cỏ, 12 máy thu hoạch và 28 ô tô vận tải. Những năm tiếp theo, Liên Xô thường xuyên hỗ trợ Việt Nam các thiết bị máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu, nhiên liệu cùng máy móc và phụ tùng sửa chữa máy; đồng thời các lớp đào tạo cán bộ quản lí và công nhân kỹ thuật. Ngày 14-6-1960, Việt Nam và Liên Xô kí

Hiệp định về hợp tác phát triển sản xuất và chế biến công nghiệp các loại cây nhiệt đới lâu năm. Bản Hiệp định chia làm hai gian đoạn viện trợ. Giai đoạn 1960-1965, Liên Xô cho Việt Nam vay 269.769.590 VNĐ (tương đương 212.417.000 rup). Với số vốn này, Liên Xô giúp Việt Nam tổ chức 19 nông trường mới và cải tạo 27 nông trường hiện có, xây dựng 3 xưởng sửa chữa máy kéo và ô tô; 25 xưởng chế biến cà phê, 15 nhà máy chè, 15 xưởng chế biến cao su, 4 nhà máy làm hoa quả hộp, 4 địa điểm đóng bao bì hoa quả. Giai đoạn 1965-1970, Liên Xô cho Việt Nam vay 174.594.520 Việt Nam đồng (tức 137.467.000 rúp). Ngoài ra, Liên Xô còn hỗ trợ Việt Nam hơn 700 máy kéo, hơn 600 xe vận tải, máy móc nông nghiệp và các vật tư khác [66].

Tiếp đến là Trung Quốc, giai đoạn 1955-1965, Trung Quốc giúp đỡ Việt Nam rất nhiều trong quá trình xây dựng Nông trường quân đội31. Tháng 4-1959, Việt Nam đã cử đoàn gồm 40 thực tập sinh sang Quảng Đông và Quảng Tây học kỹ thuật canh tác, thời gian học tập là 2 tháng. Tiếp đến là tháng 6-1959, Việt Nam cử đoàn gồm 15 cán bộ sang Hoa Nam, Tân Cương và Đông Bắc học tập về tổ chức và quản lí nông trường, thời gian học tập là 3 tháng. Việt Nam cũng đề nghị Trung Quốc gửi chuyên gia sang giúp Việt Nam và hỗ trợ Việt Nam về giống, các thiết bị máy móc32.

Ngày 26-3-1960, Việt Nam và Trung Quốc kí hiệp định. Theo đó, Trung Quốc giúp Việt Nam 38.293.800 Nhân dân tệ (bằng 45.569.634 VNĐ)33 để xây dựng 8 nông trường: Mộc Châu, Điện Biên, Than Uyên, Phú Sơn, Ba Vì, Sen Bàng, Quyết Thắng, Nà Sản và 1 trường trung cấp nông nghiệp. Ngoài ra, Trung Quốc giúp còn thêm một số máy móc, xưởng chế biến, giống cây trồng, vật nuôi với số tiền tương ứng là 7.597.450 Nhân dân tệ (9.040.965 Việt Nam đồng). Như vậy, tổng số vốn Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam là 54.610.599 Việt Nam đồng [108].

Ngoài Liên Xô và Trung Quốc, Việt Nam cũng nhận được sự giúp đỡ, hợp tác của nhiều nước khác. Cộng hoà dân chủ Đức hỗ trợ Việt Nam một số thiết bị máy móc,


31 Đầu năm 1958, một số đồng chí Tổng Quân ủy đi tham quan, học tập kinh nghiệm một số nông trường ở Tân Cương- Trung Quốc. Tháng 7/1958, Tổng Quân ủy lại cử một đoàn cán bộ đi tham quan Vân Nam và Vân Hải - Trung Quốc học tập kinh nghiệm công tác chuyển bộ đội ra sản xuất và học tập kinh nghiệm quản lí nông trường, học tập kỹ thuật trồng và chăm sóc các cây cao su, hồ tiêu.v.v…

32 Chính phủ Việt Nam cũng đề nghị Trung Quốc hỗ trợ 30 máy vạn năng cày, bừa, gieo, cấy ruộng nước; một số máy gặt đập kiểu nhỏ; 30 bộ dụng cụ thụ tinh nhân tạo; 2 bộ máy vắt sữa bò; một số kính hiển vi soi trứng; 10 bộ máy khí tượng thủy văn; một số máy trắc địa; một số dụng cụ cắt lông cừu; 1 máy chế biến bột sắn [106].

33 Trong tổng số 38.293.800 Nhân dân tệ, tiền giống, dụng cụ thuốc men và thú y là 2.433.208 Nhân dân tệ; tiền máy móc

nông nghiệp (gồm: máy kéo, máy nông nghiệp, phương tiện vận tải, máy trừ sâu, máy chăn nuôi, thiết bị sửa chữa, thiết bị phát điện, máy tưới) là 11.886.402 Nhân dân tệ; tiền các thiết bị chế biến cho 30 xưởng là 5.625.000 Nhân dân tệ; các thiết bị khác (gồm phụ tùng xe hơi, thiết bị thông tin, thiết bị văn hóa, vật liệu thép, tôn và các thiết bị đo đạc, làm đường) là 5.090.000 Nhân dân tệ; tiền đầu tư cho Trường Trung cấp nông nghiệp là 4.000.000 Nhân dân tệ; tiền đầu tư cho thủy lợi là 5.000.000 Nhân dân tệ; tiền xe chuyên chở chuyên gia là 4.259.200 Nhân dân tệ [108].

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí