Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 - 11

(năm 1965), trong đó, sản lượng lúa đạt 13.088,1 tấn (năm 1963); 10.403,2 tấn (năm 1964) và 12.875,6 tấn (năm 1965) [48].

Nhìn chung, năng suất và sản lượng các cây trồng những năm 1961-1965 tăng hơn h n so với những năm 1955-1960. Đây là thời gian miền Bắc thực hiện kế hoạch kinh tế lần thứ nhất (1961-1965), NTQD nói riêng được tập trung đầu tư và mở rộng sản xuất.

2.3.3. Chăn nuôi

Những NTQD tập trung chăn nuôi quy mô lớn vẫn kết hợp trồng trọt và chăn nuôi. Điển hình như một số NTQD tập trung chăn nuôi bò (Nông trường Ba Vì, Nông trường Mộc Châu), hay tập trung chăn nuôi lợn (Nông trường Thành Tô, Nông trường Quý Cao, Nông trường Cửu Long, Nông trường Thống Nhất) vẫn chăn nuôi số lượng gia súc, gia cầm khác và kết hợp trồng trọt.

Trong 5 năm đầu xây dựng (1955-1960), chăn nuôi chưa được chú trọng phát triển. Từ năm 1961, do nhu cầu về sản phẩm vật nuôi ngày càng tăng, hơn nữa, ngành trồng trọt càng mở rộng thì ngành chăn nuôi càng phát triển để lấy sức kéo trong nông nghiệp và phân bón cho cây trồng. Vì vậy, quy mô chăn nuôi được mở rộng, số lượng đàn tăng. Nhiều NTQD tập trung phát triển chăn nuôi với số lượng lớn. Một số NTQD có xu hướng chuyên canh chăn nuôi với số lượng lớn, như: Nông trường Ba Vì, Nông trường Mộc Châu, Nông trường Thành Tô, Nông trường Quý Cao, Nông trường Cửu Long, Nông trường Thống Nhất, Nông trường Tam Đảo, Nông trường Hữu Nghị, Nông trường Xuân Thành, Nông trường Cao Phong.

Về vật nuôi

Số loài vật nuôi của NTQD rất đa dạng, gồm chăn nuôi gia súc (trâu, bò, lợn, ngựa, dê, cừu, thỏ, lạc đà…); gia cầm (vịt, gà, chim bồ câu, ngan, ngỗng…) và thủy sản (cá các loại).

Chăn nuôi bò (bò sữa và bò thịt) là một trong những thế mạnh của NTQD. Những năm 1959-1960, 30 con bò sữa giống Lang trắng đen đầu tiên được nhập từ Trung Quốc và chăn nuôi tại Nông trường Ba Vì (Sơn Tây). Sau đó là giống bò sữa Holstein Friesian (có nguồn gốc từ bò sữa Hà Lan, viết tắt HF) được nhập từ Cu Ba. Nông trường Ba Vì và Nông trường Mộc Châu (Sơn La) là hai NTQD đầu tiên ở miền Bắc tiến hành thuần chủng và lai tạo giống bò sữa. Một số nông trường tập trung chăn nuôi bò với quy mô lớn như: Nông trường Ba Vì, Nông trường Mộc

Châu Nông trường Than Uyên (Nghĩa Lộ), Nông trường Tam Đường (Lào Cai), Nông trường Hữu Nghị (Quảng Ninh), Nông trường Hà Trung (Thanh Hóa), Nông trường Sông Bôi (Hòa Bình), Nông trường Đồng Giao (Ninh Bình), Nông trường Tam Đảo (Vĩnh Phúc)… Cá được tập trung nuôi thả với số lượng lớn ở những nông trường vùng bờ biển. Điển hình như Nông trường Rạng Đông và Nông trường Bình Minh nuôi thả cá rô phi là một trong “ba mũi nhọn” (cùng với lúa và cói) của nông trường.

Kỹ thuật chăn nuôi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Bên cạnh những giống vật nuôi truyền thống, giai đoạn 1955-1965, nhiều giống vật nuôi được du nhập và chăn nuôi tại NTQD38như: giống bò sữa Trung Quốc, bò sữa Hà Lan, bò sữa Cu Ba; bò Ấn Độ, giống cừu Tân Cương, cừu Bắc Kinh, cừu Mông Cổ; giống ngựa Tân Cương, ngựa Liên Xô, ngựa Mông Cổ; giống lạc đà Mông Cổ; giống vịt Bắc Kinh; giống thỏ Bắc Kinh… Sau một thời gian,

những giống ngoại nhập được NTQD thuần chủng, nhân giống thành công và chăn nuôi rộng rãi trong các NTQD. NTQD có nhiều thành tựu trong kỹ thuật lai và thuần giống39.

Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 - 11

Công nhân nông trường rất quan tâm đến công tác thú y và vệ sinh chuồng trại. cho đàn gia súc, gia cầm. Hàng năm, mỗi nông trường tiêm phòng định kỳ cho đàn gia súc, gia cầm như: tiêm phòng dịch tả trâu, dịch tả lợn, dịch tả bò, nhỏ thuốc cho gà… Sau một thời gian rút kinh nghiệm, NTQD chú ý hơn đến vấn đề thức ăn cho chăn nuôi, chăm sóc đồng cỏ. Những nông trường chăn nuôi quy mô lớn đều xây dựng cơ sở chế biến thức ăn, mở rộng diện tích đồng cỏ. Theo Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch năm 1965 của NTQD, mạng lưới NTQD cải tạo khoảng 2.300 ha diện tích đồng cỏ và trồng cỏ được 258 ha. Diện tích cây phân xanh làm phân bón thức ăn gia súc là 81,4% và cây thức ăn gia súc là 48% tổng diện tích gieo trồng [48]. Phương pháp làm men cho lợn ăn sống khoa học được áp dụng rộng rãi ở nhiều NTQD. Một số nông trường


38 Năm 1959, Trung Quốc hỗ trợ 200 con ngựa; 300 bò sữa lai giống Hà Lan, Liên Xô và Trung Quốc; 1.000 cừu giống Trung Quốc. Sau chuyến viếng thăm của Chủ tịch Xê-đen-ban nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ, tháng 12-1959, đàn gia súc đầu tiên do Mông Cổ tài trợ được chuyển sang Việt Nam. Tổng có 797 gia súc, gồm: 55 con bò, 500 con cừu, 214 ngựa và 28 lạc đà. Số gia súc này được chăn nuôi ở 7 NTQD. Nông trường Lộc Bình (còn gọi là Nông trường Hữu Nghị, Lạng Sơn) tập trung chăn nuôi gia súc của Mông Cổ [66].

39 NTQD xây dựng thành công đàn bò sữa lang trắng đen Hà Lan thích nghi được với khí hậu Việt Nam; lai bò sữa ngoại

Hà Lan với bò địa phương. NTQD gây dựng thành công giống lợn Móng Cái; lai giống lợn nội (Móng Cái, Mường Khương) với giống lợn ngoại (Ý, Tân Cương). NTQD cũng thuần chủng giống gà ngoại nhập như: giống gà Lơ-go, gà Ri, gà Rốt cho năng suất trứng cao. Đối với đàn trâu, NTQD chọn lọc giống trâu tốt từ giống trâu Yên Bái, Tuyên Quang, Tây Bắc đem thuần chủng, nhân rộng giống [39]. Đối với thủy sản, điển hình là việc lai tạo cá rô phi giống từ môi trường nước ngọt sang nuôi thả tại môi trường nước lợ của Nông trường Rạng Đông.

tiếp cận theo phương thức chăn nuôi công nghiệp. Công nhân nông trường được hướng dẫn về kỹ thuật thu hoạch, tiêu biểu như thu hoạch sữa bò.

Số lượng và sản lượng

5 năm đầu (1955-1960), chăn nuôi chủ yếu để tự cung tự cấp, chưa đặt nặng yếu tố đóng góp thực phẩm cho Nhà nước. Do vậy, số lượng vật nuôi còn hạn chế. Đến năm 1960, tổng số trâu của toàn NTQD là 3.731 con; bò là 34.134 con; lợn là

25.422 con lợn; gà là 18.119 con; vịt là 25.134 con; ngang, ngỗng là 2.495 con; cá là 1.591.290 con [39], [48]. Trong những năm 1961-1965, ngành chăn nuôi cũng được đẩy mạnh hơn trước. Đến năm 1964, số lượng trâu bò là 73.614 con, trong đó, bò đạt 65.838 con (1.380 con bò sữa), trâu đạt 7.776 con; số lượng dê đạt 15.185 con và lợn đạt 38.843 con [44]. Chỉ tính riêng năm 1965, toàn NTQD chăn nuôi được 8.196 con trâu; 68.280 con bò; 43.275 con lợn [48].

Đàn gia súc được chọn lọc, phân đàn và phân loại. Đến năm 1965, tổng số đàn bò cái qua hai lần chọn lọc là 5.820 con, trong đó, 1.520 con bò lai Sind, số còn lại thuộc giống bò Thanh Hóa, Nghệ An, Lạng Sơn; tổng số đàn bò đực giống là 394 con, có 306 con giống lai bò Sind. Số đàn bò cái được tập trung xây dựng thành bò sữa là 2.179 con ở 13 NTQD, trong đó, số đàn bò đang cho vắt sữa là 1.249 con, tập trung ở nông trường: Ba Vì, Mộc Châu, Bắc Sơn, Hà Trung, Lương Mỹ, Xuân Mai, Đông Hiếu, Tây Hiếu, Sa Pa… Ngoài ra, Nông trường 19/5 có 500 con bò sữa, Nông trường Tam Đảo có 270 con bò sữa, Nông trường Phú Sơn 130 con bò sữa, Nông trường Việt Trung có 30 con đang được nuôi theo hướng bò sữa. Đàn bò sữa đã được bố trí lại theo từng vùng khí hậu thích hợp với từng loại giống như: Bò lang

trắng đen ở vùng khí hậu từ 18-210C, được bố trí ở Mộc Châu, Sa Pa. Bò lai Sind và

lai Hà Lan ở vùng khí hậu 23-240C, được bố trí ở Ba Vì [48]. Cơ sở lợn giống được chú ý hơn trước: Lợn Móng Cái được đưa về nuôi ở Nông trường Thành Tô, Nông trường Quý Cao, Nông trường Cửu Long; lợn lang trắng đưa về nuôi ở Nông trường Sông Cầu; lợn lang hồng đưa về nuôi ở Nông trường Bố Hạ [48].

Về sản lượng, từ sau 1961, sản lượng từ ngành chăn nuôi tăng đáng kể. Sản lượng thịt lợn đạt 702,6 tấn (năm 1961); 649,6 tấn (năm 1962); 635,8 tấn (năm

1963); 800 tấn (năm 1964) và 1.000 tấn (năm 1965). Sản lượng thịt dê, cừu đạt 5,1

tấn (năm 1961); 19,3 tấn (năm 1962); 111 tấn (năm 1963); 160 tấn (năm 1964) và

110 tấn (năm 1965). Sản lượng thịt trâu bò đạt hơn 2.000 tấn (năm 1961); 1.495,7

tấn (năm 1962); 1.182 tấn (năm 1963); 710 tấn (năm 1964) và 800 tấn (năm 1965).

Sản lượng sữa tươi đạt 222,7 tấn (năm 1961); 297,8 tấn (năm 1962); 538 tấn (năm

1963); 600 tấn (năm 1964) và 1.000 tấn (năm 1965). Sản lượng lông cừu đạt 5,6 tấn

(năm 1961); 25,9 tấn (năm 1962); 28,6 tấn (năm 1963); 24 tấn (năm 1964) và 25,2

tấn (năm 1965) [50].

So sánh giữa hai ngành trồng trọt và chăn nuôi, giá trị sản lượng ngành trồng trọt luôn chiếm ưu thế: Năm 1963 tỷ lệ trồng trọt chiếm là 87,8%, chăn nuôi là 12,2%; năm 1964 tỷ lệ trồng trọt chiếm 88,2%, chăn nuôi là 11,8%; năm 1965 tỷ lệ trồng trọt chiếm 89,3%, chăn nuôi là 10,7% [48].

2.3.4. Chế biến nông sản

Trong hạng mục xây dựng cơ bản hàng năm, các NTQD chú trọng xây dựng các xưởng chế biến. Mỗi NTQD đều có ít nhất 1 xưởng chế biến nông sản như: xưởng xay lúa, xưởng chế biến bột sắn, xưởng nấu đường, xưởng nấu rượu xưởng làm mắm, xưởng hoa quả… Toàn NTQD cũng xây dựng được nhà máy rượu, nhà máy đường. Các sản phẩm chế biến chủ yếu là: đường mật, đường cát, bột sắn, nước mắm, gạo xay, rượu, muối, sấy khô búp chè, nhân cà phê, ép dầu lạc, bánh sữa…

Năm 1962, sản phẩm chế biến đạt như sau: trứng là 1.661.000 quả; sữa hộp là

99.196 hộp; cao các loại là 8.445 tấn; đường các loại là 495, 7 tấn; rượu là 196.000 lít; bột khoai sắn là 656,2 tấn; khoai sắn cắt lát là 529,5 tấn; dầu ép các loại là 81 tấn [35]. Đến năm 1965, khối lượng sản phẩm chế biến của toàn NTQD có chuyển biến hơn các năm trước. Tỷ lệ thành phẩm của gai là 2,5% (kế hoạch là 2,4%), trong đó, Nông trường Cao Phong, Nông trường 2-9 đạt 3,2%. Tỷ lệ thành phẩm của tinh bột sắn là 20% (kế hoạch là 18,8%). Tỷ lệ thành phẩm của chè búp khô là 22% (kế hoạch là 20,8%), trong đó, Nông trường Tam Đảo, Nông trường Cửu Long đạt 23%. Tỷ lệ thành phẩm của cà phê là 18,1% (kế hoạch là 16,8%), trong đó, Nông trường Đồng Giao, Nông trường Sông Bôi, Nông trường Sông Lô, Nông trường 1-5, Nông trường 19-5, Nông trường Tây Hiếu đều đạt vượt mức bình quân. Tỷ lệ thành phẩm của sữa hộp đạt 91,8% kế hoạch Nhà nước giao. So với năm 1963, thành phẩm năm 1965 tăng 45,1% [48].

Có thể nói chế biến nông sản là một trong những khâu yếu nhất của NTQD. Các sản phẩm chế biến vừa đơn giản vừa ở dạng sơ chế (sấy khô). Số lượng xưởng chế biến và xưởng đóng hộp còn rất thiếu và yếu. Hơn nữa, khối lượng sản phẩm chế biến rất thấp so với nguồn nguyên liệu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính làm cho giá trị sản phẩm nông nghiệp của NTQD không cao.

Trong 10 năm đầu xây dựng (1955-1975), hoạt động sản xuất của NTQD sớm bộc lộ những yếu kém. Diện tích, năng suất và sản lượng từ cây trồng và vật nuôi thường xuyên không ổn định, có năm sau cao hơn năm trước nhưng chưa năm nào NTQD hoàn thành đúng chỉ tiêu được Nhà nước giao.

2.3.5. Một số hoạt động khác

Công tác quốc phòng, an ninh

Về mặt tổ chức, mỗi NTQD đều thành lập đội tự vệ chiến đấu. NTQD tổ chức quân sự dưới hình thức bảo vệ trật tự an ninh, thông qua các đội tự vệ chiến đấu. Các đội tự vệ chiến đấu đều được tổ chức chặt chẽ, trang bị vũ khí đầy đủ và luôn duy trì tập luyện. Cán bộ, công nhân viên NTQD là lực lượng lao động trong độ tuổi từ 20 đến 50, thường xuyên tham gia học tập quân sự. Nhiều cán bộ, công nhân viên xuất thân là bộ đội thời chiến, được tôi luyện trong khói lửa chiến tranh nên có kinh nghiệm trong tổ chức và tập luyện quân sự. Ví dụ Đội tự vệ Nông trường Vân Lĩnh, Đội có số lượng từ 40-50 người, vẫn thường xuyên duy trì hoạt động tập luyện quân sự theo kế hoạch. Trong những đợt diễn tập bắn đạn thật, các phong trào thi đua “Ba nhất” do tỉnh Vĩnh Phú phát động, Đội tự vệ Nông trường Vân Lĩnh luôn là đơn vị đạt được kết quả cao. Nhiều năm liền, Đội được tặng cờ “Đơn vị có thành tích khá trong phong trào Ba nhất” của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Phú.

Hàng năm, NTQD cử cán bộ xuống giúp địa phương củng cố, xây dựng lượng công an, dân quân tự vệ, du kích, lực lượng bộ đội dự bị; xây dựng các cơ sở Đảng và tổ chức quần chúng. Cán bộ NTQD đến từng địa phương, trực tiếp tham gia công tác tập huấn, đào tạo. Theo số liệu thống kê của 17 NTQD, các nông trường tổ chức huấn luyện được 2.000 dân quân du kích; hỗ trợ địa phương xây dựng được 8 chi bộ, 17 chi đoàn, 2 chi hội phụ nữ, 30 đội thiếu niên. Nông trường Điện Biên vận động được 1.000 thanh niên đi khám nghĩa vụ quân sự, xây dựng được 3 tổ công an [25].

NTQD thường xuyên phối hợp với dân quân tự vệ địa phương tham gia tuần tra, canh gác bảo vệ trị an trên địa bàn. Đặc biệt trong hoạt động tiễu phỉ, trừ gian, NTQD là lực lượng nòng cốt đi đầu ở mỗi địa phương. Nhiều NTQD cử cán bộ đi 2-3 tháng. Một số NTQD cử cán bộ đi 6 tháng. Có thể nói, giai đoạn này, sự phối của NTQD và địa phương trong các hoạt động đảm bảo quốc phòng, an ninh diễn đều đặn.

Giúp đỡ địa phương sản xuất và xây d ng HTX

Hàng năm, NTQD cử cán bộ xuống địa phương để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia HTX, hỗ trợ nhân dân sản xuất. Một số NTQD phân công cho mỗi đội sản xuất phụ trách đỡ đầu, hợp tác với một HTX ở địa phương. Đến năm 1960, 17 NTQD hỗ trợ địa phương xây dựng được 479 HTX và 300 tổ đổi công. Nông trường Vân Lĩnh cử 1.000 cán bộ đi từ 3-6 tháng giúp tỉnh Phú Thọ xây dựng 301 HTX. Nông trường Ba Vì tổ chức đi tuyên truyền vận động nhân dân tham gia HTX trong 3 ngày ở 8 xã lân cận và cử 10 cán bộ đi trong 1 tháng. Nông trường Mộc Châu cử 51 cán bộ đi vận động nhân dân tham gia HTX [25].

NTQD còn giúp đỡ HTX và nhân dân địa phương sản xuất, hướng dẫn phương pháp canh tác như: cày bừa, đào mương, đắp đập, phun thuốc trừ sâu, phân bón, cho và cho mượn phương tiện sản xuất (trâu, bò, nông cụ cải tiến…). Số ngày công dùng vào công tác này là rất lớn. 17 NTQD giúp nhân dân chống hạn, đào mương, đắp đập, trừ sâu là 70.700 ngày công; ủng hộ bón phân là 18.000 tấn; cho HTX một số trâu bò và mượn trâu bò là 5.000 ngày công; cày bừa giúp nhân dân là 1.585 ha; giúp lương ăn và giống khi mất mùa là 355,2 tấn; giúp bằng tiền là 3.484 đồng; cho mượn nông cụ cày bừa là 330 cái. Nông trường Bãi Phủ cho nhân dân địa phương 900 tấn cây sắn [25]… Tỉnh Kiến An (nay là Hải Phòng) phát động toàn tỉnh học tập kinh nghiệm sạ lúa miền Nam của NTQD cho năng suất cao.

Đến năm 1962, riêng 16 NTQD đã giúp HTX là 12,6 tấn giống các loại; trâu, bò cày kéo là 192 con; giúp công máy cày bừa là 1.973 ha; giúp chống hạn là 100 ha; san đất là 13.000 m3; vận chuyển phân, giống, sản phẩm là 1.084 tấn [35]. Số ngày công cho các hoạt động này của Nông trường Phú Sơn, Nông trường Vân Lĩnh, Nông trường Than Uyên, Nông trường Ba Vì là 119.238 công.

Các hoạt động văn h a-xã hội

Công tác giáo dục và đào tạo là một trong những hoạt động được NTQD rất quan tâm. NTQD thường xuyên cử cán bộ, công nhân tham gia các lớp học do Bộ mở và cử đi học các trường bên ngoài. Đến năm 1965, NTQD có một lực lượng đông đảo lao động có trình độ. Hầu hết các cán bộ, công nhân viên nông trường đều được đào tạo, bồi dưỡng bằng nhiều hình thức khác nhau: bổ túc, chính quy, ngắn hạn, dài hạn… So với khi mới vào làm việc trong NTQD, chất lượng lao động cải thiện rò rệt. Đối với công tác giáo dục phổ thông, mỗi NTQD đều tổ chức hệ thống

giáo dục phổ thông khá hoàn thiện, từ việc tổ chức các nhà giữ trẻ40 cho đến xây dựng các trường cấp I, cấp II, một số NTQD còn xây dựng được trường cấp III. Hệ thống giáo dục phổ thông này trước hết là dạy học cho chính con cán bộ, công nhân viên nông trường, sau đó là con của nhân dân địa phương xung quanh.

Ngoài ra, NTQD còn giúp nhân dân địa phương xây dựng trường học, tổ chức lớp học và dạy học cho nhân dân. Đến năm 1960, 17 NTQD giúp địa phương xây dựng được 12 trường học, 27 lớp học, củng cố giáo viên cho 16 lớp và dạy bổ túc cho 2.000 người [25]. Đến năm 1962, 16 NTQD giúp nhân dân địa phương xây dựng được 5 trường cấp I [35].

Về y tế, mỗi NTQD đều có bệnh xá, nhà hộ sinh và nhân viên y tế (y tá, y sĩ), một số nông trường có bác sĩ41. Hàng năm, NTQD tổ chức khám sức khỏe định kì cho toàn thể cán bộ, công nhân viên. Hầu hết các NTQD tổ chức khám phụ khoa cho lực lượng lao động nữ và khám nhi khoa cho em cán bộ, công nhân viên.

NTQD thành lập Ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Ban có nhiệm vụ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho con em cán bộ, công nhân viên. Hàng năm, NTQD thường xuyên tổ chức khám phụ khoa định kì có nữ cán bộ, công nhân viên. Những nông trường có tỷ lệ khám phụ khoa cao như: Nông trường 20/4 đạt 90%, Nông trường Lam Sơn đạt 83%, Nông trường Sông Lô đạt 80%.

NTQD thường xuyên phối hợp với địa phương tổ chức khám, chữa bệnh nhân dân quanh vùng. 17 NTQD đã khám bệnh cho 2.676 lượt người; chữa bệnh cho gần

2.000 lượt người; đỡ đẻ, cấp cứu cho 103 lượt người. Các NTQD tiến hành phun thuốc trừ muỗi cho những xã lân cận. Trong quá trình giúp đỡ nhân dân địa phương khám, chữa bệnh, cán bộ y tế của NTQD còn tuyên truyền, vận động nhân dân địa phương giữ gìn vệ sinh, khi có bệnh thì đến bệnh xá, không cúng bái, mê tín… Vào dịp lễ hội, NTQD tổ chức triển lãm vi trùng sốt rét để phổ biến rộng rãi đến nhân dân địa phương [25].

NTQD khuyến khích các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao. Mỗi NTQD đều thành lập đội bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, thư viện, đội văn nghệ, tổ làm bích báo, sáng tác thơ ca, hò vè... Những hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao trở thành hoạt động thường niên của NTQD. Vào các ngày lễ hội, NTQD tổ chức hội


40 Nông trường hỗ trợ một phần kinh phí, còn lại là phụ huynh phải trả.

41 Đơn cử như nông trường Lam Sơn đã xây dựng được 1 bệnh xá với 120 giường, tại bệnh xá có 1 nhà hộ sinh với 15 giường [109].

thao diễn văn nghệ, thể thao, giao lưu thi đấu với các nông trường bạn, với đơn vị khác hoặc thi đấu giao lưu với các xã, các huyện trong tỉnh. Thư viện của nông trường được cấp phát báo (báo Nhân dân, báo Tiền Phong, báo Lao động...). Hàng năm, Công đoàn mời các đoàn văn công về biểu diễn hoặc tổ chức chiếu phim cho cán bộ, công nhân viên và nhân dân địa phương xem. Nhất là sau khi Chỉ thị số 242-TTg ngày 13-6-1961 “Về việc đẩy mạnh công tác văn hoá quần chúng trong các xí nghiệp, công ty, nông trường” ra đời, các hoạt động văn nghệ, thể thao càng được chú trọng. NTQD khuyến khích công nhân viên tập thể dục buổi sáng. Nhiều nghệ sĩ chuyên nghiệp xuất thân từ các phong trào văn nghệ quần chúng ở các NTQD, sau đó đi biểu diễn phục vụ chiến đấu khắp cả nước.

NTQD được trang bị hệ thống loa phát thanh, mở đều đặn mỗi buổi sáng và chiều để công nhân viên cập nhật thông tin, nắm bắt tình hình thời sự trong nước và quốc tế cũng như các hoạt động sản xuất.v.v...

Từ những hoạt động trên, có thể nói, NTQD không đơn thuần là một xí nghiệp nông nghiệp quốc doanh chỉ hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế, mà còn có các hoạt động về chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa, xã hội ở những vùng kinh tế mới. Mô hình NTQD ở Việt Nam mang những điểm rất riêng so với NTQD của Liên Xô và các nước XHCN khác.

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí