So Sánh Năng Suất Sử Dụng Máy Nông Nghiệp Trong Sản Xuất Ở Ntqd Giữa Liên Xô Và Miền Bắc Việt Nam Năm 1958

thiết kế nhà máy chế biến cà phê và giống cho Trạm nghiên cứu cây trồng nhiệt đới (đặt ở Nông trường Tây Hiếu). Đức cũng cho Việt Nam vay 1.630.680 Việt Nam đồng (1.284.000 rúp). Tiệp Khắc hỗ trợ Việt Nam trồng 10.000 ha cao su với số vốn là

78.708.000 Việt Nam đồng. Trong đó, Tiệp Khắc cho Việt Nam vay 45.782.484 Việt Nam đồng (36.049.200 rúp), đồng thời còn giúp đỡ Việt Nam máy móc và một số thiết bị chế biến. Giai đoạn này, Mông Cổ hỗ trợ Việt Nam nhiều giống vật nuôi.

Hàng năm, Việt Nam đón các đoàn chuyên gia của Liên Xô, Trung Quốc, Đức, Tiệp Khắc, Mông Cổ, Bungari… sang giúp đỡ với đủ các ngành nghề. Số lượng các chuyên gia dao động theo từng quý, từng năm. Năm 1955, Liên Xô là nước đầu tiên cử một đoàn chuyên gia gồm 7 người giúp đỡ Việt Nam xây dựng NTQD. Năm 1958, Trung Quốc cử 17 chuyên gia sang Việt Nam khảo sát đất đai để xây dựng nông trường quân đội. Năm 1961, số chuyên gia là 231 người, trong đó, 160 chuyên gia Liên Xô, 62 chuyên gia Trung Quốc, 7 chuyên gia Mông Cổ và 2 chuyên gia Đức. Quý I-1962, Việt Nam có tổng 148 chuyên gia. Tháng 9-1963, Việt Nam có 40 chuyên gia gồm: 29 chuyên gia Liên Xô, 10 chuyên gia Trung Quốc, 1 chuyên gia Mông Cổ. 6 tháng đầu năm 1965, Việt Nam có tất cả 32 chuyên gia gồm: 10 chuyên gia Liên Xô, 21 chuyên gia Trung Quốc, 1 chuyên gia Mông Cổ [38] (Xem chi tiết ở Phụ lục: Mục lục 1.11). Số chuyên gia này vừa công tác trên Bộ Nông trường vừa đưa về từng NTQD. Các đoàn chuyên gia giúp Việt Nam mở lớp đào tạo công nhân kỹ thuật, cán bộ quản lý và phổ biến các kinh nghiệm sản xuất. Lĩnh vực đào tạo rất phong phú: cơ khí, kiến thiết, kế toán, trắc địa, thủy lợi, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến…

2.3. Hoạt động của nông trường quốc doanh

2.3.1. Khai hoang

Sau năm 1955, miền Bắc có nhiều hình thức khai hoang như: khai hoang tại chỗ, khai hoang rời xa; khai hoang kèm sự di cư, khai hoang không kèm sự di cư; khai hoang tập trung, khai hoang phân tán, trong đó có hai hình thức khai hoang chính là khai hoang quốc doanh và khai hoang nhân dân. Khai hoang quốc doanh (Nhà nước khai hoang) và khai hoang nhân dân (nhân dân khai hoang) đều là hình thức khai hoang tập trung và kèm theo sự di dân nhưng khai hoang quốc doanh để thành lập các NTQD, còn khai hoang nhân dân để thành lập các HTX nông nghiệp. Có thể nói, xây dựng NTQD gắn liền với nhiệm vụ khai hoang, xây dựng những vùng kinh tế mới.

Mỗi NTQD đều thành lập các đội, tổ khai hoang chuyên nghiệp. Những nông trường nhân lực mỏng, không tổ chức được đội khai hoang thì cũng tổ chức thành các tổ/nhóm khai hoang, giao cho Đội sản xuất chỉ đạo. Sau năm 1962, từ 55 đội khai hoang chuyên nghiệp của 35 nông trường được sắp xếp lại còn 5 đội khai hoang cải tạo đồng ruộng.

Phương thức khai hoang của NTQD sử dụng cơ giới là chủ yếu, kết hợp với thủ công. Các tổ, đội khai hoang đều được đầu tư, trang bị máy móc và các nông cụ khai hoang. NTQD sử dụng máy chuyên khai hoang: DT-55, TDT-40, DT54, DT55, TDT46, Đông phương hồng, HĐ7, DT54, T70, T100, máy bánh xích, máy C100, máy ủi, rà rễ, nhổ gốc, ô tô vận tải… Hoạt động khai hoang là một trong những hoạt động thực hiện cơ giới hóa cao. Giai đoạn này, tỷ lệ cơ giới hóa trong khai hoang đạt 80-90%. Năng suất khai hoang bằng cơ giới vượt trội so với khai hoang thủ công. Đơn cử như máy TDT-40 đường kính từ 15-35cm, nhổ được 644 gốc, máy làm gấp 5 lần so với lao động thủ công, đạt 25,6 gốc/1 công. Đây là một lợi thế lớn nếu so sánh với nhân dân khai hoang, khai hoang thủ công là chủ yếu.

Về diện tích khai hoang, tính đến năm 1960, 15 NTQD đã khai hoang, phục hóa, vỡ hoang được 7.400 ha. 35 Nông trường quân đội khai hoang được 18.482 ha. 9 Liên đoàn sản xuất nông nghiệp khai hoang, phục hóa, vỡ hoang được khoảng

3.000 ha. Tổng diện tích đất đai là 251.000 ha, trong đó, diện tích khai hoang, phục hoang, phục hóa hơn 28.000 ha [25], [27], [47]. Sau năm 1960, công tác khai hoang được đẩy mạnh hơn, quy mô lớn hơn. Theo kế hoạch 5 năm (1961-1965), NTQD có nhiệm vụ khai hoang 20 vạn ha (200.000 ha). Đến cuối năm 1965, NTQD khai hoang được khoảng 85.000 ha [33], [46], [47]. NTQD không đạt được chỉ tiêu kế hoạch. Tổng số diện tích khai hoang Nhà nước và khai hoang nhân dân bằng 1/3 tổng diện tích trồng trọt ở trung du và miền núi34.

2.3.2. Trồng trọt

Trồng trọt và chăn nuôi là hai hoạt động sản xuất chính của NTQD, nhưng trồng trọt chiếm ưu thế hơn h n, chăn nuôi thường để bổ trợ cho trồng trọt. Chăn nuôi chủ yếu phục vụ cho trồng trọt, lấy phân bón cho cây trồng và cung cấp thực phẩm.

Đa canh

Đa canh là đặc trưng cơ bản của NTQD ở miền Bắc Việt Nam nhưng tập trung chuyên canh một số cây trồng trở thành hướng phát triển lâu dài của NTQD,


34 Trong 5 năm (1961-1965), nhân dân khai hoang đạt được 202.531 ha (chỉ tiêu Nhà nước giao là 350.000 ha); khai hoang tại chỗ là 160.000 ha và khai hoang có điều chỉnh nhân lực là 40.000 ha [211].

tức là trong đa canh có chuyên canh. Cây chuyên canh đó là “thương hiệu” và thế mạnh của từng nông trường.

Theo nghiên cứu của nghiên cứu sinh, không có NTQD nào chỉ chuyên canh duy nhất một (hoặc hai) loại cây trồng, mà đa canh nhiều loại cây khác nhau, tức là trong chuyên canh có đa canh. Một NTQD trồng nhiều loại cây khác nhau (có kết hợp chăn nuôi), trong đó, chuyên canh một (hoặc hai) cây trồng. Cây chuyên canh đó trở thành cây trồng chính của nông trường.

Các loại cây trồng

Cây trồng ở NTQD rất đa dạng và phong phú, có thể chia thành những nhóm sau: nhóm cây công nghiệp lâu năm như: cà phê, chè, cao su, hồ tiêu, trẩu, gai…, nhóm cây công nghiệp hàng năm như: bông, cói, lạc, thuốc lá, mía, đỗ tương, vừng…; nhóm cây ăn quả như: cam, quýt, chanh, bưởi, dứa, chuối, lê, táo…; nhóm cây lương thực như: lúa, ngô, khoai, sắn, dong riềng, các loại thuộc họ đậu…, cây thức ăn cho gia súc, cây phân xanh, cây dược liệu và cây bóng mát. Một NTQD thường trồng nhiều loại cây thuộc những nhóm trên, trong đó tập trung chuyên canh một (hoặc hai) loại cây trồng chính. Nếu HTX nông nghiệp chủ yếu là trồng cây lương thực thực phẩm, cụ thể là cây lúa, thì thế mạnh của các NTQD là cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả như: cây cà phê, cây chè, cây cao su và cây cam.

Kỹ thuật trồng trọt

So với HTX nông nghiệp, NTQD có nhiều lợi thế trong việc tiếp cận và ứng dụng kỹ thuật canh tác. Trước hết là về giống cây trồng, bên cạnh những giống cây có nguồn gốc từ Việt Nam, giai đoạn 1955-1965, NTQD tiếp nhận nhiều giống cây được nhập từ Liên Xô, Trung quốc và các nước XHCN35 cho năng suất cao như: cà phê, chè, cao su, hồ tiêu, dứa, mía, bông, lúa cao sản, ngô cao sản, lạc cao sản...

Mỗi công nhân nông trường thường xuyên được đào tạo về kỹ thuật canh tác, từ kỹ thuật làm đất; kỹ thuật gieo, trồng và chăm sóc; kỹ thuật thu hoạch, bảo quản đối với từng loại cây trồng cho đến công tác phòng và chống sâu bệnh. NTQD rất chú ý đến vấn đề phân bón (phân hóa học) và sản xuất phân hữu cơ cho cây trồng. Để có nguồn phân hữu cơ, NTQD thường kết hợp chăn nuôi và trồng trọt nhằm tận dụng nguồn phân chuồng36. Mỗi NTQD đều có các tổ sản xuất phân hữu cơ để tự


35 Đơn cử như Trung Quốc hỗ trợ cho Việt Nam 22 tấn hạt giống cao su, 50 tấn sản loại Java ở Hải Nam, 20 tấn dứa, 5 tạ giống ngô cao sản, 5 tạ giống lúa cao sản, 5 tạ lạc giống cao sản, 5 tạ hạt bông giống [106].

36 Các NTQD ở vùng Phủ Quỳ tận dụng được các nguyên liệu cây xanh như muồng, các cây họ đậu, trinh nữ không gai, bèo hoa dâu, cỏ lào… làm phân rác. Nông trường Đồng giao, Nông trường Đông Hiếu, Nông trường Tây Hiếu sử dụng

vật thải của chế biến cà phê để làm men. Nông trường Tam Đảo, Nông trường Đồng Giao, Nông trường Mộc Châu thực

cung tự cấp nhu cầu phân bón. Công nhân nông trường thường tận dụng các nguyên liệu sẵn có để làm phân chuồng, phân rác, phân than bùn, phân gia cầm… NTQD cơ bản không còn tình trạng “trồng chay”.

Ngoài ra, vấn đề thủy lợi cũng được quan tâm. Mạng lưới NTQD đã xây dựng được nhiều công trình thủy lợi lớn như: trạm cao thế, trạm bơm và các công trình nhỏ: cống, đập, mương, máng, sửa sang bờ vùng, bờ thửa… nhằm chống hạn, tiêu úng. Hàng năm, NTQD dành một phần kinh phí nhất định để đầu tư cho thủy lợi và cử cán bộ, công nhân đi đào tạo về công tác thủy lợi. Mỗi NTQD có những cán bộ chuyên trách về vấn đề thủy lợi, thủy nông. Tính riêng năm 1965, mạng lưới NTQD cải tạo được 1.752 ha đưa vào gieo trồng trong vụ Đông Xuân năm 1965-1966; trong đó, 150 ha đồng cói ở Rạng Đông và Bình Minh, 403 ha thuốc lá và luân canh lúa màu, 1.129 ha lúa nước và màu, 70 ha gai [48].

Th c hiện cơ giới h a

Do được đầu tư, trang bị máy móc, công cụ cải tiến, NTQD có ưu thế hơn h n so với HTX về thực hiện cơ giới hóa trong quá trình sản xuất. Các NTQD thường xuyên sử dụng máy làm đất, máy làm cỏ, máy gieo, máy bỏ phân, máy tẽ hạt, máy nghiền thức ăn, máy kéo, máy cày, máy phun thuốc, máy gặt... trong quá trình sản xuất. Nếu so sánh với Liên Xô, năng suất sử dụng máy nông nghiệp của các NTQD miền Bắc Việt Nam khá cao (Xem chi tiết bảng 2.1).

Bảng 2.1: So sánh năng suất sử dụng máy nông nghiệp trong sản xuất ở NTQD giữa Liên Xô và miền Bắc Việt Nam năm 1958

(Tính theo diện tích làm trong 1 giờ)


Loại máy

Nông trường Liên Xô

Nông trường miền Bắc Việt Nam

Cày bừa ĐT-54

0,5 ha

0,45 ha

Gieo

1,5 ha

1,2 ha

Gặt bằng máy C4

2,0 ha

1,2 - 1,5 ha

Làm cỏ

1,2 ha

1,0 ha

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 - 10

[131]

Thực hiện cơ giới hóa và sử dụng nông cụ cải tiến, năng suất và hiệu quả sản xuất cao hơn h n so với lao động thủ công. Nông trường Đồng Giao làm 100 ha lúa khô chỉ cần giao cho một tổ máy 8 người, nếu làm thủ công thì công lao động bằng


hiện sản xuất phân rác bằng cơ giới ở các khâu: phát, thu nguyên liệu, bốc dỡ, thái nguyên liệu, đảo, tưới nước… Công nhân nông trường còn sản xuất phân than bùn để bón cho cây công nghiệp. Phân than bùn thường được NTQD dùng để làm bầu ươm cây con như cây cà phê, cây chè, cây gây rừng. Ngoài ra, phân gia cầm được sử dụng để làm phân bón cho cây trồng [203, tr. 40-75].

100 người và 100 con trâu. Nông trường Sông Con gieo 100 ha bông trong thời gian 1 tháng bằng máy, tương đương với cần 200 người làm hàng ngày trên đồng. Máy gặt liên hợp C4 của Liên Xô thay thế cho 40 người trong mùa gặt, chi phí hết

35.000 đồng/ha, trong khi đó, làm thủ công chi phí là 90.000 đồng/ha. Nông trường Nghi Văn có diện tích đất khó canh tác, người nông dân địa phương đã bỏ hoang nhiều năm. Nông trường Nghi Văn áp dụng phương pháp cấy lúa gieo th ng, năng suất đạt 22 tạ/ha [25].

Giai đoạn 1961-1965, tỷ lệ cơ giới hóa tương đối cao: 80% trong khai hoang; 70% trong trồng trọt và chăm sóc cây công nghiệp hàng năm; 60% đối với vận chuyển hàng hoá nông sản; 40% trên diện tích tưới tiêu đối với công tác thuỷ lợi [31]. Nông trường Tam Đảo làm 1 công được 3kg thuốc lá, trong khi đó HTX làm 1 công chỉ được 1kg thuốc lá. Nông trường Thành Tô do làm tốt khâu cơ giới hóa cây lúa nước nên làm 1 tạ lúa chỉ tốn 13 giờ, trong khi đó HTX phải tốn 13 công. Nông trường Tam Đảo, Nông trường Rạng Đông và Nông trường Thành Tô thực hiện cơ giới hóa trong thu hoạch lúa, rút ngắn thời gian được 16 ngày. Năm 1965, NTQD cơ giới hoá được 650 ha ngô từ gieo trồng đến thu hoạch (trừ tỉa cây và phun thuốc trừ sâu), cơ giới hoá 700 ha bông (trừ tỉa cành, bấm ngọn, thu hoạch) [48].

Diện tích, năng suất, sản lượng

Về diện tích, trong 2 năm đầu (1955-1956), 15 NTQD khôi phục 967 ha cà phê, cam từ các doanh trại cũ [44]. Từ năm 1957, bên cạnh việc phục hồi, các NTQD đẩy mạnh trồng mới cây cà phê và cây cam. Đến năm 1960, trong số 15 NTQD có 9 nông trường chuyên canh cây cà phê (Đông Hiếu, Tây Hiếu, Yên Mỹ, Phúc Do, Sông Lô, Đồng Giao, Sông Con, Vân Du) và hai nông trường chuyên canh cây cam (Nông trường Bố Hạ và Nông trường Vân Du). Cây cao su mới bắt đầu được trồng thí nghiệm ở một số nông trường. Tổng diện tích gieo trồng của 35 nông trường quân đội là 24.989 ha, trong đó chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm. Tổng diện tích gieo trồng của 9 liên đoàn sản xuất nông nghiệp là 4.495,2 ha các loại, trong đó chủ yếu là lúa và cây lương thực thực phẩm [278]. Nhìn chung, 5 năm (1955-1960), trồng trọt của NTQD còn mang tính chất thử nghiệm, chủ yếu là phục

hồi những cây công nghiệp lâu năm (cà phê, chè, cam) từ các đồn điền cũ. Nếu 3 năm đầu (1955-1957), NTQD tập trung khôi phục cà phê và cam thì từ năm 1958, NTQD đẩy mạnh trồng mới chè và cao su. Đến cuối năm 1960, tổng diện tích trồng trọt của toàn NTQD là 23.517 ha, trong đó, diện tích cây công nghiệp lâu năm là 9.195,9 ha; cây ăn quả là 852,4 ha; Cây công nghiệp hàng năm là 2.573,2 ha; Cây lương thực là 9.532,5 ha. Đáng nói nhất là diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng từ 1.680 ha (năm 1957) lên 9.195,9 ha (1960) [50].

Giai đoạn thực hiện kế hoạch kinh tế 5 năm (1961-1965), diện tích trồng trọt của mạng lưới NTQD tăng đáng kể. Ba năm (1961-1963) là năm đẩy mạnh diện tích gieo trồng. Tổng diện tích gieo năm 1961 là 47.895,6 ha; năm 1962 là 73.573,9 ha và năm 1963 là 85.880,6 ha. Cà phê, chè và cao su được tập trung trồng nhiều nhất. Diện tích cà phê tăng từ 6.405 ha (năm 1960) lên 14.800 ha (năm 1963), gấp 2,3 lần. Diện tích chè tăng từ 1.188 ha (năm 1960) lên 4.200 ha (năm 1963), gấp 4 lần. Diện tích cao su tăng từ 187 ha (năm 1960) lên 6.700 ha (năm 1963), gấp 33 lần. Diện tích cam tăng từ 203 ha (năm 1960) lên 1.190 ha (năm 1963), gấp 5 lần [50].

(Xem biểu đồ 2.1)

(Đơn vị: ha)


100000

90000

80000

70000

60000

50000

40000

30000

20000

10000

0

Tổng diện tích Cây CNLN

cây ăn quả

Cây CNHN

Cây LT

1960 1961 1962 1963

Biểu đồ 2.1: Diện tích trồng trọt của NTQD những năm 1960-1963 [50]

Qua biểu đồ trên cho thấy, tổng diện tích cây trồng và các nhóm cây đều tăng. Diện tích lớn nhất là cây công nghiệp lâu năm và cây lương thực. Diện tích

cây công nghiệp lâu năm tăng từ 9.195,9 ha (1960) lên 28.922 ha (1963); cây lương thực tăng từ 9.532,5 ha (1960) lên 31.403,7 ha (1963); cây công nghiệp hàng năm tăng từ 2.573,2 ha (1960) lên 9.185,3 ha (1963); cây ăn quả tăng từ 852,4 ha (1960)

lên 2.787 ha (1963) [50].

Nếu 3 năm (1961-1963) là những năm đẩy mạnh sản xuất, diện tích trồng trọt tăng nhanh thì 2 năm (1964-1965) là những năm ổn định, củng cố sản xuất là chính. Do vậy, diện tích trồng trọt có giảm hơn so với 3 năm trước. Năm 1964, diện tích gieo trồng là 67.897 ha và năm 1965 là 59.534 ha [69].

Có thể nói, sau 10 năm (1955-1965), diện tích cây trồng tăng đáng kể. Quỹ đất dành cho trồng trọt tương đối lớn. Tính đến năm 1965, tổng diện tích đất đai quy hoạch của NTQD là 165.800 ha, sử dụng cho sản xuất là 143.000 ha. Diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm là 33.200 ha, đã trồng được 22.273 ha. Diện tích đất trồng cây công nghiệp hàng năm là 40.700 ha, đã trồng được 29.349 ha. Diện tích đất dành cho các loại cây trồng chính như sau: 11.917 ha để trồng cà phê; 5.583 ha để trồng cao su; 3.533 ha để trồng chè; 320 ha để trồng gai; 670 ha để trồng cói;

1.204 ha để trồng cam; 720 ha để trồng thuốc lá; 520 ha để trồng mía và 750 ha để trồng bông [44]. Kết quả đó cho thấy, phát triển cây lâu năm luôn là trọng tâm ưu tiên của NTQD.

Về năng suất và sản lượng, trong 5 năm (1955-1960)37, do diện tích cây trồng

không ổn định nên năng suất và sản lượng cũng không ổn định. Đối với 15 NTQD, cà phê là 1,2 tạ/ha (năm 1955); 2,72 tạ/ha (năm 1956); 3,56 tạ/ha (năm 1957); 4,1

tạ/ta (năm 1958) và 4,5 tạ/ha (năm 1959). Cam là 57 tạ/ha (năm 1955); 43 tạ/ha

(năm 1956); 40 tạ/ha (năm 1957); 116,9 tạ/ha (năm 1958) và 117,5 tạ/ha (năm 1959). Năm 1958, tổng sản lượng của 15 NTQD là 311 tấn cà phê nhân; 139 tấn cam [11]. Sản lượng của 35 Nông trường quân đội là 42.609 tấn, trong đó, sản lượng cây lương thực là 28.843,2 tấn; sản lượng cây công nghiệp hàng năm là 15.398,2 tấn và sản lượng cây công nghiệp lâu năm là 559,6 tấn [25]. Sản lượng trồng trọt của 9 Liên đoàn sản nông nghiệp là 46.234,4 tấn, trong đó, lúa đạt 3.469 tấn [27].

Trong những năm 1961-1965, năng suất và sản lượng của toàn NTQD chuyển biến tốt. Hai năm (1961-1962), năng suất tăng nhanh hơn ba năm (1963-



37 Các số liệu trong 5 năm đầu (1955-1960) nghiên cứu sinh phản ánh của từng loại hình sản xuất: 15 NTQD, 35 nông trường quân đội và 9 liên đoàn sản xuất nông nghiệp miền Nam.

1965) (Xem chi tiết bảng 2.2). Đến năm 1965, năng suất một số cây trồng dần ổn định, tiêu biểu như: Nông trường Tây Hiếu đạt năng suất bình quân cà phê là 9,4 tạ/ha trên diện tích trồng 580 ha. Nông trường Mộc Châu đạt năng suất búp tươi 45,83 tạ/ha. Các nông trường Trần Phú, Mộc Châu, Tân Trào, Tháng 10 năng suất búp tươi từ 30 đến 40 tạ/ha.

Bảng 2.2: Năng suất một số cây trồng chính của NTQD những năm1961-1965

(Đơn vị: Tạ/ha)


Cây trồng

1961

1962

1963

1964

1965

1. Cây công nghiệp lâu năm và cây ăn

quả






- Cà phê

5,0

3,5

2,71

2,19

4,06

- Chè

7,5

1,4

1,9

3,2

5,38

- Mủ cao su

6,3

11

4,7

10

6,5

- Hồ tiêu




0,12

1,0

- Cam

58,4

33,8

28,8

33,25

41,2

2. Cây công nghiệp hàng năm






- Mía cây

393,2

380,7

313,7

271,97

380,63

- Thuốc lá

8,6

6,8

7,1

8,35

9,55

- Bông

8,4

6,0

5,9

3,21

6,76

- Cói

33,5

26,2

20,3

36,49

53,6

3. Cây lương thực






- Lúa

14,1

11,4

12,0

17,7

21,5

- Ngô

11,1

11,7

5,58

8,89

11,49

- Khoai

44,2

36,2

25,1

35,4

33,0

- Sắn

79,3

54,2

44,5

53,21

54.08

[50]

Sản lượng các cây trồng cơ bản đều tăng, trong đó, một số cây trồng chính như sau: cà phê đạt 1.124 tấn (năm 1963), 1.379 tấn (năm 1964) và 4.027,8 tấn (năm 1965); chè đạt 172 tấn (năm 1963); 555,7 tấn (năm 1964) và 1.200 tấn (năm 1965);

cam đạt 408,9 tấn (năm 1963), 482,6 tấn (năm 1964) và 1.253 tấn (năm 1965); lương

thực quy thóc đạt 24.293,7 tấn (năm 1963), 29.908,2 tấn (năm 1964) và 31.567 tấn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022