Theo đề xuất của các tỉnh/thành, Bộ Nông trường mở rộng và xây mới nhiều NTQD. Năm 1970, Bộ Nông trường điều tra, khảo sát và quy hoạch 67 điểm để xây dựng NTQD, trong số đó có cả những cơ sở sản xuất của địa phương. Có những cơ sở sản xuất thành lập được 3-5 năm, có những cơ sở sản xuất mới thành lập, với khoảng 30-50 công nhân, có nơi lên tới 400-500 công nhân.
Nhiều cơ sở sản xuất của địa phương một thời gian sau đã phát triển lên thành NTQD. Cụ thể như: Tỉnh Lào Cai có 3 cơ sở sản xuất (Thanh Bình, Phú Xuân, Nậm Mòn); tỉnh Cao Bằng có 4 cơ sở sản xuất (Phia Đen, Phục Hoa, Nà Cáp, Lũng Lầu); tỉnh Lạng Sơn có 3 cơ sở sản xuất (Đông Quan, Vạn Linh, Na Hoa); tỉnh Sơn La có 2 cơ sở sản xuất (Chiềng Ve, Chiềng Sung); tỉnh Lai Châu có 2 cơ sở sản xuất (Mường Áng, Keo Lơm); tỉnh Bắc Thái có 1 cơ sở sản xuất (Phú Bình); tỉnh Nghệ An có 3 cơ sở sản xuất (Hạnh Lâm, Thanh Mai, Đông Cần); tỉnh Hà Tĩnh có 1 cơ sở sản xuất (Thầu Đâu); tỉnh Quảng Bình có 1 cơ sở sản xuất (Đồng Lê); tỉnh Quảng Ninh có 3 cơ sở sản xuất (Hoành Bồ, Đồng Mai, Đài Văn); tỉnh Hải Hưng có 1 cơ sở sản xuất (Cồn Vĩnh Trụ); tỉnh Hà Tây có 4 cơ sở sản xuất (Trần Phú, Dâu Đồi, cơ sở thuốc lá, cơ sở thức ăn gia súc); tỉnh Hà Giang có 1 cơ sở sản xuất (Phong Quang); thành phố Hà Nội có 14 cơ sở sản xuất. Từ những cơ sở sản xuất sẵn có của địa phương, Bộ cải tạo và phát triển thành NTQD: Nông trường Sao Đỏ và Nông trường Chiềng Ve (Sơn La); Nông trường Bình Lư và Nông trường Mường Áng (Lai Châu); Nông trường Sơn Hà (Ninh Bình); Nông trường Đông Quan (Lạng Sơn); Nông trường Hữu Lũng, Nông trường Vạn Linh và Nông trường Na Hoa (Lạng Sơn); Nông trường Hữu Nghị (Quảng Bình); Nông trường Thanh Bình và Nông trường Phú Xuân (Lào Cai); Nông trường Thầu Đầu (Hà Tĩnh); Nông trường Phục Hoa (Cao Bằng); nông trường Bình Phú (Bắc Thái); Nông trường Hoành Bồ (Quảng Ninh); Nông trường Hạnh Lâm và Nông trường Thanh Mai (Nghệ An); Nông trường Tam Thiên Mẫu (Hà Nội, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh).
Ngoài những cơ sở sản xuất của địa phương, từ kết quả khảo sát đất đai của từng tỉnh, Bộ Nông trường quy hoạch thêm 15 NTQD. Trong đó, tỉnh Lào Cai có 2 nông trường, Nghĩa Lộ có 1 nông trường, tỉnh Hà Tây có 1 nông trường, tỉnh Lạng Sơn có 3 nông trường, tỉnh Nghệ An có 2 nông trường, tỉnh Ninh Bình có 1 nông
trường, tỉnh Lai Châu có 1 nông trường, tỉnh Sơn La có 2 nông trường, tỉnh Cao Bằng có 2 nông trường. Năm 1973, Bộ Nông trường khảo sát 29 địa phương để quy hoạch xây dựng NTQD. Các tỉnh có thể xây thêm NTQD như: Tỉnh Hải Hưng thêm 1 nông trường, tỉnh Quảng Ninh thêm 3 nông trường, tỉnh Lạng Sơn thêm 3 nông trường, Nghĩa Lộ thêm 1 nông trường, tỉnh Hà Bắc thêm 4 nông trường, tỉnh Hà Giang thêm 2 nông trường, tỉnh Vĩnh Phú thêm 1 nông trường, tỉnh Hà Tĩnh thêm 2 nông trường, tỉnh Nghệ An thêm 1 nông trường, tỉnh Lào Cai thêm 1 nông trường, tỉnh Cao Bằng thêm 1 nông trường, tỉnh Lai Châu thêm 2 nông trường, tỉnh Bắc Thái thêm 1 nông trường, tỉnh Tuyên Quang thêm 1 nông trường, tỉnh Yên Bái thêm 1 nông trường, tỉnh Sơn La thêm 2 nông trường, tỉnh Quảng Bình thêm 2 nông trường [255].
Nhìn chung, mỗi tỉnh đều đề xuất xây dựng thêm từ 1 đến 5 NTQD, trong đó tập trung ở khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Thanh Hóa và Nghệ An. Kết quả là vào đầu năm 1974, miền Bắc có 105 NTQD, trong đó có 42 NTQD Trung ương và 63 NTQD địa phương. Đến năm 1975, toàn miền Bắc có tổng số 115 NTQD, trong đó Trung ương quản lý 53 NTQD, địa phương quản lý 62 NTQD [318].
Có thể nói, giai đoạn 1965-1975, hầu như trong mỗi tỉnh/thành ở miền Bắc đều có ít nhất một NTQD. Số lượng NTQD liên tục tăng, nhất là NTQD địa phương. Một số NTQD được xây dựng từ kết quả khai hoang; một số NTQD được xây dựng từ cơ sở NTQD đã có trước đó44; một số NTQD được xây dựng từ các cơ sở sản xuất của địa phương.
Về quy mô của NTQD, so với giai đoạn 1955-1965, những NTQD mới được xây dựng ở giai đoạn 1965-1975 thường có quy mô vừa và nhỏ, rộng không quá
1.000 ha. Nguyên nhân là do nhiều NTQD được xây dựng từ những cơ sở sản xuất của địa phương, hoặc từ những cơ sở NTQD đã có từ trước đó. Hơn nữa, mỗi địa phương đều đề xuất xây mới từ 1 đến 3 NTQD, thậm chí có tỉnh đề xuất xây thêm 4 đến 7 NTQD (như các tỉnh: Thanh Hóa, tỉnh Nghệ An, Quảng Ninh, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai,Tuyên Quang) nên quy mô cũng bị chia nhỏ. Một nguyên nhân quan
44 Như Nông trường Sao Đỏ ở Sơn La xây dựng từ cơ sở cũ của Nông trường Mộc Châu; Nông trường Bình Lư ở Lai Châu được xây dựng từ cơ sở cũ của Nông trường Tam Đường; Nông trường Sơn Hà ở Ninh Bình được xây dựng từ cơ sở cũ từ Nông trường Đồng Giao.
trọng khác là do ảnh hưởng bởi chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, các NTQD được xây dựng với quy mô vừa và nhỏ để dễ dàng quản lý và tổ chức. Cho nên, ngoài những NTQD được xây dựng từ trước năm 1965, quy mô của NTQD giai đoạn 1965-1975 không có loại lớn hơn 2.000 ha như ở giai đoạn 1955-1965. Quy mô bình quân của một NTQD đến năm 1975 là 1.000ha/NTQD.
Nhìn lại quá trình 20 năm (1955-1975) xây dựng NTQD ở miền Bắc Việt Nam, có thể thấy rằng, NTQD phát triển tương đối nhanh, cả về số lượng và quy mô. Từ 15 NTQD được xây dựng từ năm 1955 trên cơ sở khôi phục những đồn điền cũ, đến năm 1975 miền Bắc xây dựng được một mạng lưới gồm 115 NTQD nằm trải dài từ Tây Bắc đến vùng giới tuyển Vĩnh Linh (Quảng Trị). Quy mô bình quân của một NTQD đến năm 1975 đã tăng gấp 10 lần so với năm 1955, từ 100 ha/NTQD tăng lên 1.000 ha/NTQD với khoảng 800 lao động [204, tr. 281]. Điều này cho thấy, NTQD được Nhà nước ưu tiên phát triển và thực sự là một thành phần kinh tế quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp XHCN ở miền Bắc từ năm 1955 đến năm 1975.
3.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý
Trong những năm 1965-1975, tổ chức bộ máy quản lý của NTQD gồm có 3 cấp: cấp Trung ương, cấp địa phương (tỉnh, thành phố) và cấp cơ sở (NTQD). Cấp Trung ương nghiên cứu, ban hành chính sách, chế độ, thể lệ, quyết định kế hoạch, vốn đầu tư và kiểm tra việc thực hiện. Cấp tỉnh/thành trực tiếp quản lý và tổ chức mọi hoạt động kinh tế của NTQD trong địa phương để hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước. Cấp cơ sở, NTQD là đơn vị độc lập hạch toán kinh tế, thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh theo các chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Cấp Trung ương, Bộ Nông trường (trực thuộc Hội đồng Chính phủ) là đơn vị chủ quản của NQTD, quản lý trực tiếp toàn NTQD.
Cấp địa phương (tỉnh, thành phố), mỗi địa phương thành lập Ty Nông trường giúp việc cho Tỉnh ủy, Ủy ban Hành chính tỉnh/thành trực tiếp quản lý các NTQD. Đối với các địa phương có từ 1 đến 2 NTQD thì tổ chức Phòng NTQD trực thuộc Ủy ban Hành chính tỉnh/thành. Ty và Phòng NTQD là cơ quan quản lý sản xuất
giúp việc cho Ủy ban Hành chính tỉnh/thành và Bộ Nông trường về chỉ đạo chuyên môn [44].
Cấp cơ sở (NTQD), cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở NTQD gồm tổ chức chính quyền và tổ chức Đảng. Nguyên tắc xây dựng bộ máy quản lý cấp NTQD là Đảng lãnh đạo về mặt chính trị, chính quyền chỉ đạo về mặt quản lý.
Về tổ chức chính quyền trong NTQD, bộ máy lãnh đạo của NTQD là Ban Giám đốc nông trường, gồm Giám đốc và Phó Giám đốc. Giúp việc cho Ban Giám đốc có các phòng, ban chuyên môn.
Trong những năm 1955-1965, tổ chức bộ máy quản lý NTQD vẫn còn đơn giản, gọn nhẹ. Các Phòng được sáp nhập lại. Đến những năm 1965-1975, do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, cơ cấu bộ máy quản lý của NTQD có thay đổi. Các Phòng được tổ chức lại, chia nhỏ theo từng phòng chuyên môn cho phù hợp với tình hình thời chiến. Các Đội, tổ sản xuất được cũng tách nhỏ vừa để phù hợp với năng lực quản lý của cán bộ, vừa dễ dàng hoạt động, phân công sản xuất, vừa tránh thời gian đế quốc Mỹ ném bom. Số lượng Phòng, Đội, Tổ sản xuất tăng đáng kể.
NTQD chia thành các thành Đội, Tổ sản xuất, có sự phân công lao động rò ràng. Đơn cử như Nông trường Vân Lĩnh, thời điểm năm 1966, Nông trường có 12 đội sản xuất gồm: 7 đội trồng trọt, 2 đội chăn nuôi, 1 đội cơ giới vận chuyển, 1 đội xây dựng và 1 đội quản lý, điều hành [232, tr. 33]. Số lượng Phòng, Đội, Tổ sản xuất tùy từng thời điểm khác nhau mà có sự tách, gộp. Vào thời điểm ổn định nhất từ năm 1965 đến năm 1975, cơ cấu tổ chức sản xuất của một NTQD được bố trí như sau:
Ban Giám đốc gồm: Giám đốc và Phó Giám đốc
Khối kỹ thuật có các phòng: phòng Trồng trọt, phòng Chăn nuôi, phòng Chế biến, phòng Cơ khí, phòng Xây dựng, kiến thiết cơ bản.
Khối kinh doanh có các phòng: phòng Thống kê, phòng Lao động tiền lương, phòng Cung tiêu, phòng Kế hoạch-Kế toán tài vụ.
Khối hành chính gồm các phòng: phòng Tổ chức, phòng Hành chính, phòng Bảo vệ-tự vệ.
Mỗi phòng đều có chức năng, nhiệm vụ khác nhau, do Trưởng phòng phụ trách quản lý. Mỗi phòng chia thành các Đội, tổ: Đội trồng trọt, Đội chăn nuôi, Đội Xây dựng, Đội Sản xuất vật liệu, Đội Máy kéo, Đội Ô tô, Đội Điện nước, Đội Cầu đường, Đội chế biến, Tổ trồng trọt, Tổ chăn nuôi... (Xem chi tiết sơ đồ 3.2)
Ngày 1-4-1971, Ủy ban Nông nghiệp Trung ương thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ Nông nghiệp, Bộ Nông trường và Ban quản lý hợp tác xã. Bộ Nông trường giải thể. Từ đây, NTQD do Ủy ban Nông nghiệp Trung ương quản lý.
Về tổ chức Đảng và các đoàn thể trong NTQD, Đảng ủy là cơ quan lãnh đạo cao nhất. Mỗi NTQD thành lập các Chi bộ Đảng, tổ Đảng. Số lượng Chi bộ Đảng, tổ Đảng tùy thuộc vào từng nông trường. Mỗi tháng, Đảng ủy tổ chức họp 1-2 lần để phổ biến và kiểm tra việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như các hoạt động sản xuất và tổ chức sản xuất của nông trường.
Song song với tổ chức Đảng là các tổ chức đoàn thể quần chúng: Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, ... Công đoàn có nhiệm vụ chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi cho công nhân viên; phối hợp với các phòng ban, các tổ chức đoàn, hội phát động các phong trào thi đua lao động sản xuất. Đoàn thanh niên là lực lượng xung kích trên mặt trận lao động sản xuất, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Hội Phụ nữ là một tổ chức quần chúng có vai trò quan trọng tại NTQD, bởi lực lượng lao động nữ ngày càng chiếm số lượng đông đảo. Các phong trào thi đua yêu nước do Hội Phụ nữ phát động luôn có sức ảnh hưởng sâu rộng đến toàn NTQD. Trong điều kiện chiến tranh, các đoàn thể quần chúng càng phát huy được vai trò, đóng góp trong lao động sản xuất và chiến đấu.
P. | P. | P. | P. | P. | P. | P. | P. | P. | P. | P. | |
Trồng | Chăn | Chế | KT | Cơ | Thống | LĐ | Cung | Kế | Tổ | Hành | Bảo |
Có thể bạn quan tâm!
- So Sánh Năng Suất Sử Dụng Máy Nông Nghiệp Trong Sản Xuất Ở Ntqd Giữa Liên Xô Và Miền Bắc Việt Nam Năm 1958
- Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 - 11
- Tình Hình Miền Bắc Và Yêu Cầu, Nhiệm Vụ Mới Đối Với Nông Trường Quốc Doanh Sau Năm 1965
- Hoạt Động Của Nông Trường Quốc Doanh
- Tỷ Lệ Cơ Giới Hoá Trong Các Ntqd Từ Năm 1965 Đến Năm 1970
- Số Lượng Vật Nuôi Của Ntqd Từ Năm 1972 Đến Năm 1975
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
Đảng ủy
Các tổ chức đoàn thể
Ban Giám đốc nông trường
Khối kỹ thuật
Khối kinh doanh
Khối hành chính
trọt
nuôi
biến
CB
khí
kê
tiền lương
tiêu
hoạch
- tài vụ
chức
vệ-tự vệ
Đội Đội
Đội
Đội
Đội
Tổ
Tổ
Tổ
Tổ
Tổ
chính
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý sản xuất ở NTQD giai đoạn 1965-1975
(Nghiên cứu sinh lập sơ đồ cơ sở nghiên cứu và tổng hợp tài liệu)
93
3.2.4. Lực lượng lao động
Từ năm 1965, cuộc chiến tranh đã lan rộng ra cả miền Bắc, gây ảnh hưởng đến công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội miền Bắc, trong đó có tác động không nhỏ đến hoạt động của các NTQD. Nói riêng về tác động đến nguồn lao động, lực lượng lao động bị xáo trộn, phân tán. NTQD phải điều động công nhân bổ sung cho chiến trường miền Nam; bố trí lực lượng sản xuất sang tham gia chiến đấu chống chiến tranh phá hoại. Công nhân nông trường không chỉ làm nhiệm vụ sản xuất, mà còn làm nhiệm vụ chiến đấu, phòng không sơ tán. Trong những năm chiến tranh phá hoại, các NTQD thường xảy ra tình trạng thiếu hụt lao động. Thành phần lao động có nhiều thay đổi. Nếu trong giai đoạn 1955-1965, thành phần lao động của NTQD chủ yếu là đồng bào miền Nam tập kết, bộ đội chuyển ngành, trong đó, lực lượng nam giới chiếm đa số, thì đến giai đoạn 1965-1975, lực lượng lao động được tuyển vào lấy từ nguồn lao động ở các tỉnh miền Bắc và lao động nữ chiếm số lượng đông đảo.
Số lượng lao động
Trong những năm 1965-1973, số lượng lao động tại NTQD thường xuyên biến động, không ổn định. Hàng năm, Bộ Nông trường phải liên tục tuyển bổ sung nguồn lao động cho NTQD. Một phần là do tác động của cuộc chiến tranh, số lao động tuyển vào NTQD được điều động tham gia vào chiến trường miền Nam; một phần là do số lượng NTQD xây thêm ở giai đoạn này tăng nên nhu cầu về lao động càng lớn. Đến năm 1965, công nhân nông trường được chuyển đi nghĩa vụ quân sự và làm các công tác khác là 9.644 người. Số lao động các NTQD tuyển bổ sung từ nguồn lao động ở các tỉnh miền Bắc là 7.000 người. Trong khi đó, số ngày công lao động phải chia ra cho công tác chiến đấu, phòng không sơ tán cũng rất lớn, chỉ thống kê 35 NTQD lên tới 120.000 ngày công phục vụ quốc phòng [48]. Trong hai năm (1974-1975), lực lượng lao động của NTQD dần ổn định và tăng nhanh. Lực lượng lao động tuyển vào NTQD được lấy chủ yếu từ nguồn lao động ở các tỉnh miền Bắc, học sinh, sinh viên, thanh niên xung kích...
Số lượng lao động của NTQD giai đoạn 1965-1975 tăng hơn so với giai đoạn 1955-1965. Năm 1960, toàn NTQD có trên 5,5 vạn lao động; năm 1965 là 7,8 vạn lao
động; năm 1970 là hơn 7,2 vạn lao động; năm 1974 là trên 8,5 vạn lao động, đến năm 1975 tăng là 9,2 vạn lao động, bao gồm cả lao động thời vụ [242, tr. 268], [64], [69].
Chất lượng lao động
Công tác đào tạo nguồn nhân lực của NTQD vẫn được duy trì. Bộ Nông trường tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, tại chức, bổ túc văn hoá... Thời gian học cả ban ngày và buổi tối. Ngoài các lớp do Bộ Nông trường trực tiếp mở, Bộ Nông trường còn cử cán bộ, công nhân đi đào tạo ngắn hạn, dài hạn ở các trường lớp bên ngoài. Nhờ vậy, chất lượng lao động cải thiện hơn h n so với thời điểm mới tuyển vào, từ công nhân kỹ thuật cho đến cán bộ quản lý. Bộ máy quản lý các cấp được bổ sung thêm cán bộ quản lý có trình độ. Bộ phận hành chính cũng được bổ sung thêm cán bộ nghiệp vụ được đào tạo. Các Đội sản xuất được bổ sung thêm cán bộ kỹ thuật. Các đội phụ trách trồng trọt, chăn nuôi đều được bổ sung thêm cán bộ trung cấp và cao cấp kỹ thuật. (Xem bảng 3.2)
Bảng 3.2: Số lượng đội ngũ cán bộ từ năm 1965 đến năm 196845
Đơn vị: người
Tổng số | Trong đó | ||||
1965 | 1966 | 1967 | 1968 | ||
Cán bộ quản lý | 2.147 | 400 | 521 | 550 | 676 |
Cán bộ kỹ thuật | 5.597 | 820 | 970 | 1.450 | 2.357 |
Cán bộ nghiệp vụ | 2.387 | 841 | 970 | 200 | 376 |
[255]
Qua bảng số liệu trên cho thấy, số lượng cán bộ tại NTQD khá đông đảo với tổng số 10.131 người, trong đó cán bộ kỹ thuật chiếm số lượng đông đảo nhất và tăng nhanh nhất trong những năm 1965-1968. Tổng số cán bộ kỹ thuật là 5.597 người, chỉ trong khoảng 4 năm, từ năm 1965 đến năm 1968, số cán bộ kỹ thuật tăng gấp 2,8 lần. Điều này kh ng định, công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho NTQD rất được chú trọng.
Chất lượng lao động cũng không ngừng được cải thiện. Số lượng lao động có trình độ ngày càng đông đảo. Năm 1970, toàn NTQD có 12 cán bộ trình độ trên đại học, 1.253 cán bộ trình độ đại học, 3.536 cán bộ trình độ trung học các loại và trên
17.000 công nhân kỹ thuật các loại [64], [69]. Đó là chưa tính đến lực lượng lao động đang theo học tại các trường chuyên nghiệp.
45 Số liệu cán bộ quản lý chỉ lấy: Giám đốc, Phó Giám đốc; Cán bộ kỹ thuật chỉ lấy khu vực sản xuất.