nước cần tích cực bỏ vốn đầu tư, đồng thời có những biện pháp tổ chức, chính sách thích hợp, vừa phát huy khả năng lao động của nhân dân, vừa tận dụng khả năng thiết bị của nông trường, các đội khai hoang cơ giới và huy động một phần lực lượng quân đội, vừa làm thủ công, vừa làm cơ giới. Trong năm 1974, phấn đấu phục hóa khoảng 2,5 vạn ha đất ruộng bị bom tàn phá ở Khu IV và khai hoang thêm 8-10 vạn ha đất nông nghiệp, xây dựng một số vùng kinh tế mới ở trung du, miền núi, một số vùng có ý nghĩa quốc phòng ở Khu IV, biên giới, hải đảo và dọc đường chiến lược” [155, tr. 308].
Công tác tổ chức khai hoang do Bộ Nông trường tổ chức và quản lý nhưng đến tháng 4-1971, Ủy ban Nông nghiệp Trung ương tiến hành tổ chức và triển khai hoạt động khai hoang của NTQD. Phương thức khai hoang chủ yếu là khai hoang bằng cơ giới. Các Đội, Tổ khai hoang đều được trang bị máy móc, phương tiện khai hoang. Tỷ lệ cơ giới hóa trong khai hoang đạt 95%.
So với giai đoạn 1955-1965, tốc độ khai hoang của giai đoạn 1965-1975 có giảm. 10 năm (1955-1965), toàn NTQD khai hoang được 113.000 ha. Trong khi đó, suốt 5 năm (1965-1970), toàn NTQD chỉ khai hoang, phục hoang được khoảng 14.800 ha. Đến năm 1970, tổng diện tích đất đai của NTQD là 226.138 ha [67], trong đó, diện tích đất khai hoang là 127.800 ha. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh phá hoại làm hoạt động khai hoang giai đoạn 1965-1975 bị giảm sút. Riêng trong 4 năm chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968), NTQD chủ yếu phục hóa đất đai bị bom đạn bắn phá.
Trong 5 năm (1971-1975), công tác khai hoang mới được tập trung đẩy mạnh hơn 5 năm (1965-1970). Nhiều NTQD được mở rộng và xây mới49. Kết quả từ năm 1971 đến năm 1974, toàn miền Bắc khai hoang, phục hóa được gần 40.000 ha. Tính riêng tại các vùng kinh tế mới, NTQD Trung ương khai hoang được 5.500 ha, NTQD địa phương khai hoang được 5.000 ha và các HTX là 5.000 ha [264]. Trên
49 Đó là ở Thanh Hóa (Triệu Sơn, Thọ Xuân, Thạch Thành, Như Xuân, Vĩnh Lộc, Ngọc Lặc, Quan Hóa, Bá Thước); Nghệ An (Yên Thành, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Anh Sơn, Thanh Chương, Yên Thành, Quế Phong); Hà Tĩnh (Hương Khê, Hương Sơn, Kỳ Anh); Quảng Bình; Vĩnh Phú - nay là Vĩnh Phúc và Phú Thọ (Tam Dương, Phù Ninh, Lập Thạch, Tam nông, Thanh Ba, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Thanh Sơn); Hà Bắc - nay là Bắc Ninh và Bắc Giang (Yên Thế, Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn); Lạng Sơn (Lộc Bình, Cao Lộc, Văn Quán); Bắc Thái - nay là Bắc Kạn và Thái Nguyên (Đại Từ, Phú Bình, Phú Lương, Định Hóa, Đồng Hỷ); Tuyên Quang (Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên, Chiêm Hóa); Lào Cai (Mường Khương, Bảo Thắng); Yên Bái (Trấn Yên, Yên Bình, Văn Yên, Văn Bàn, Bảo Yên); Hà Giang (Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên); Nghĩa Lộ (Văn Chấn, Phú Yên, Than Uyên); Sơn La (sông Mã, Mộc Châu, Mương La); Cao Bằng (Bảo Lạc, Nguyên Bình, Hà Quang); Lai Châu (Mường Tè, Sinh hổ, Điện Biên, Tủa Chùa); Quảng Ninh (Bình Liêu, Đình Lập, Ba Chè, Tiên Yên); 3.2Hòa Bình (Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn); Ba Vì, Hà Tây [213].
cơ sở diện tích đất khai hoang, Ủy ban Nông nghiệp Trung ương còn xây dựng thêm một số NTQD ở những vùng kinh tế mới chưa có nông trường. Đến năm 1975, cùng với hình thức khai hoang của nhân dân, miền Bắc xây dựng được 115 NTQD và 1.250 cơ sở HTX độc lập và 1.732 cơ sở xen ghép đội, tổ vào hợp tác xã địa phương [245, tr.24].
3.3.2. Trồng trọt
Đa canh
Cũng giống như giai đoạn 1955-1965, đa canh vẫn là đặc trưng cơ bản của NTQD giai đoạn 1965-1975. Diện tích của từng cây trồng tại mỗi NTQD có sự thay đổi. Cây chuyên canh của một NTQD cũng thay đổi theo từng năm, từng giai đoạn.
Khi mới thành lập, bên cạnh cây trồng khác, mỗi NTQD được giao tập trung chuyên canh một (hoặc hai) loại cây trồng. Trải qua một thời gian, các NTQD dần xác định được cây trồng chính phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng. Đơn cử như Nông trường Đồng Giao (Ninh Bình), thành lập ngày 5-11-1955, cây trồng của Nông trường Đồng Giao rất đa dạng, trong đó, cà phê là cây trồng chính. Nhưng sau một thời gian, Ban lãnh đạo nông trường nhận thấy cây cà phê không phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng ở đây nên chuyển sang trồng thí điểm các cây chè, đến năm 1972 triển khai trồng dứa. Từ năm 1974, cây dứa và cây cà phê trở thành hai cây trồng chính của Nông trường Đồng Giao.
Có thể nói, nếu như giai đoạn 1955-1965, trồng trọt ở NTQD còn mang tính chất thử nghiệm, thì đến giai đoạn 1965-1975, mỗi NTQD đã xác định tính chất chuyên canh rò ràng hơn.
Về cây trồng
Các loại cây trồng trong giai đoạn 1965-1975 không thay nhiều so với giai đoạn 1955-1965, nhưng cơ cấu cây trồng có sự thay đổi. Bên cạnh những cây trồng trước đó, Bộ Nông trường mở rộng diện tích một số cây trồng cây chè, hồ tiêu và cây dứa. Chè được trồng tập trung ở các NTQD vùng trung du và miền núi phía Bắc. Hồ tiêu được trồng chuyên canh ở vùng Quảng Bình và Vĩnh Linh (Quảng Trị) như: Nông trường Bến Hải, Nông trường Việt Trung, Nông trường Lệ Ninh và Nông trường Quyết Thắng. Những năm 1970, một số NTQD bắt đầu đưa cây dứa trồng thí nghiệm. Sau một thời gian thử nghiệm, dứa bắt đầu được trồng với diện
tích khá lớn ở Nông trường Đồng Giao (Ninh Bình), Nông trường Vân Du (Thanh Hóa), Nông trường Sông Bôi (Hòa Bình), Nông trường Thanh Hà (Hòa Bình), Nông trường Cửu Long (Hòa Bình)… Các cây công nghiệp lâu năm như cà phê, chè, cao su vẫn là cây trồng chủ lực của NTQD.
Kỹ thuật trồng trọt
Trải qua 10 năm (1955-1965) lao động sản xuất, công nhân nông trường có kinh nghiệm hơn về kỹ thuật trồng trọt. Những giống cây trồng ngoại nhập cơ bản được thuần chủng và lai tạo thành công. NTQD không những tự cung tự cấp nguồn giống mà còn cung cấp cho HTX, nông dân địa phương một số giống thuần chủng, giống lai, giống cấp 1: giống ngô, giống lúa, giống chè, giống cà phê, giống cao su, giống cam. Các nông trường: An Khánh, Thành Tô, Vinh Quang, Tam Đảo, Điện Biên, Xuân Mai, Hà Trung, Thống Nhất, Yên Mỹ và Lệ Ninh chủ yếu cung cấp lúa giống. Các nông trường: Sông Bôi, Tô Hiệu, Sông Con, Mộc Châu, Điện Biên, Phú Sơn, Sông Lô, Thanh Hà, Thống Nhất, Cờ Đỏ chủ yếu cung cấp ngô giống.
Công nhân nông trường thực hiện tốt các kỹ thuật làm đất, kỹ thuật gieo, trồng và chăm sóc cây, phòng và chống sâu bệnh. Trong điều kiện chiến tranh phá hoại, NTQD chia nhỏ thành nhiều đội, tổ. Mỗi đội, tổ phụ trách từng công việc chuyên môn. Giai đoạn 1965-1975, nguồn nguyên liệu, phân hóa học càng trở nên khan hiếm50, Bộ Nông trường khuyến khích các NTQD đẩy mạnh sản xuất và sử dụng phân hữu cơ. Phong trào làm phân hữu cơ tại NTQD phát triển mạnh mẽ.
Về thủy lợi, NTQD huy động lực lượng lao động tham gia sửa chữa, khôi phục lại hệ thống đê điều, mương máng bị bom đạn bắn phá; đồng thời, thực hiện cải tạo đồng ruộng, làm ruộng bậc tầng, kết hợp làm những công trình thủy lợi nhỏ. Từ năm 1971, Ủy ban Nông nghiệp Trung ương bắt đầu tiếp quản NTQD, từng bước hoàn chỉnh hệ thống thủy nông, xây mới một số công trình thủy lợi vừa và nhỏ. Năm 1974, toàn mạng lưới NTQD làm mới 19 đập nước và 74 cầu cống các loại [162, tr. 81].
Th c hiện cơ giới h a
Do được Nhà nước ưu tiên đầu tư, trang bị máy móc, công cụ cải tiến, nên NTQD có nhiều lợi thế trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa trong
50 Lấy năm 1974 làm ví dụ, tình hình cung cấp phân hóa học của Nhà nước cho NTQD như sau: Phân đạm đạt 7.467 tấn/15.000 tấn, bằng 50% kế hoạch; phân lân đạt 6.115 tấn/13.000 tấn, bằng 47% kế hoạch; Kali đạt 4.869 tấn/4.300 tấn, bằng 113% kế hoạch [261].
sản xuất. NTQD cơ giới hóa được đại bộ phận các khâu canh tác. NTQD đưa máy DT54, DT55, C100 lên đất đồi dốc ở trung du và miền núi có độ cao 150-200 để xây dựng ruộng bậc thang trồng cam, chè, cấy lúa. Tốc độ cơ giới hóa trong các NTQD đạt tỷ lệ tương đối cao (Xem bảng 3.3).
Bảng 3.3: Tỷ lệ cơ giới hoá trong các NTQD từ năm 1965 đến năm 1970
(đơn vị: %)
1965 | 1966 | 1967 | 1968 | 1970 | |
Cày bừa, làm đất | 80 | 80 | 80 | 80,8 | 97 |
Lên luống rạch hàng | 60 | 70,5 | 85 | 90 | 90 |
Gieo hạt | 22 | 22,5 | 25 | 40 | 60 |
Làm cỏ giữa hàng | 10,8 | 11,7 | 13,5 | 18,6 | 58 |
Cây lâu năm | 10 | 11,5 | 13 | 14 | |
Cây hàng năm | 12 | 12,5 | 15 | 20 | |
Thu hoạch đào dỡ | 1,2 | 1,2 | 1,5 | 1,9 | 4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Miền Bắc Và Yêu Cầu, Nhiệm Vụ Mới Đối Với Nông Trường Quốc Doanh Sau Năm 1965
- Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Sản Xuất Ở Ntqd Giai Đoạn 1965-1975
- Hoạt Động Của Nông Trường Quốc Doanh
- Số Lượng Vật Nuôi Của Ntqd Từ Năm 1972 Đến Năm 1975
- Về Cơ Sở Hình Thành Và Sự Phân Bố Nông Trường Quốc Doanh
- Về Hoạt Động Sản Xuất, Kinh Doanh
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
[58], [70].
Qua bảng trên cho thấy, tỷ lệ cơ giới hóa ở các NTQD khá cao và tăng hàng năm. Tất cả các khâu, từ khâu làm đất (cày, bừa) làm đất đến khâu thu hoạch đều được cơ giới hóa. Nhất là những công đoạn lao động nặng nhọc dần được thay thế từ sức người sang sức máy như khâu cày bừa, làm đất và khai hoang đều đạt gần 100% tỷ lệ cơ giới. Máy móc và công cụ cải tiến được ứng dụng rộng rãi trong các NTQD.
Trong khâu làm đất, thay vì dùng sức kéo của trâu bò, các NTQD đưa máy kéo bánh sắt, phay sắt xuống ruộng cày bừa, hiệu quả hơn h n dùng sức trâu bò. Trong khâu thu hoạch lúa và cói, các NTQD đều được sử dụng máy đập lúa và máy chẻ cói, năng suất lao động tăng vượt trội so với lao động thủ công.
Kết hợp với thực hiện cơ giới hóa, các NTQD ứng dụng rộng rãi công cụ cải tiến. Ví dụ như Nông trường Đồng Giao sử dụng bừa cải tiến chữ A, trâu bò kéo, giảm được 12 công làm cỏ/1 ha. Nông trường Tây Hiếu làm cỏ bằng bừa tập thể (6 bừa cải tiến đi một lượt) trên 450 ha cà phê trong năm 1965 tiết kiệm được 15.750 công, giảm được 35 công làm cỏ trên 1 ha cà phê. Nông trường Cửu Long cải tiến máy vun luống khoai đạt 3,5 ha/kíp. Nông trường Rạng Đông cải tiến máy nghiền thức ăn cho gia súc đạt 2 tấn/giờ. Nhiều nông trường phát huy sáng kiến mới có giá trị, như máy cày ruộng nước ở Nông trường Bình Minh, Nông trường Rạng Đông; cải tiến trục lăn tời máy cày ruộng nước ở Nông trường Trịnh Môn, máy cày xoắn ốc trên đồi dốc, xây dựng ruộng bậc thang bằng máy ở Nông trường Cửu Long. Trong khâu hái chè, NTQD áp dụng phương pháp dùng kéo cắt chè thay vì dùng tay
để hái, cho năng suất cao hơn. Đối với khâu cạo mủ cao su, NTQD cải thiện cách đi cạo trong phần cây từ 4.326 m xuống còn 2.100m [59], [70]... Có nông trường đưa máy cày xuống ruộng làm đất, san đất; cơ giới hóa nhiều khâu hoặc toàn bộ các khâu trong gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch. Nhiều nông trường xây dựng lò rèn tại từng đội sản xuất, sửa chữa công cụ (cuốc, xẻng, dao, liềm, hái) cho sắc bén, gọn nhẹ phù hợp với lao động nữ. Đơn cử như Đội Tân Thành (Nông trường Tây Hiếu) cho tổ lò rèn sửa chữa lại cuốc cho phù hợp với sức vóc của nữ công nhân, tăng năng suất từ 80 gốc/công lên 120 gốc/công [66]. Đến năm 1975, miền Bắc có 122 trạm, đội máy kéo quốc doanh phục vụ nông nghiệp; 4.198 máy kéo; 3.636 máy cày; 3.365 máy bừa; 129 máy gieo xới. Diện tích gieo trồng được cày bừa bằng máy là 280,6 nghìn ha [242, tr. 275]. Trong tổng số này, NTQD chiếm 50%.
Tính chất chuyên môn hóa sản xuất ở giai đoạn 1965-1975 được thể hiện rò hơn giai đoạn 1955-1965. Trong từng Đội, Tổ sản xuất, một số NTQD lại chia nhỏ thành các nhóm phụ trách từng khâu cụ thể. Đơn cử ở khâu thu hoạch chè, các NTQD tổ chức khâu hái chè riêng, khâu vận chuyển riêng. Hay trong đội, tổ sản xuất phân hữu cơ, NTQD lại chia nhỏ thành nhóm chuyên trách sản xuất phân chuồng, nhóm chuyên trách sản xuất phân rác, nhóm chuyên trách sản xuất phân than bùn, nhóm chuyên trách sản xuất phân gia cầm, nhóm chuyên trách sản xuất phân dẫm ngấu. Sự phân công lao động được thể hiện rất rò.
Từ những trình bày trên có thể thấy trình độ sản xuất của NTQD bước đầu tiếp cận được với nền sản xuất lớn và hiện đại trên thế giới. Đây là sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam so với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, manh mún, trình độ sản xuất thấp trước năm 1975.
Diện tích, năng suất, sản lượng
Giai đoạn 1965-1975, diện tích cây trồng trong các NTQD có xu hướng giảm. Diện tích giảm mạnh nhất là từ năm 1966 đến năm 1970: Năm 1965, diện tích gieo trồng là 59.534 ha, đến năm 1966, diện tích gieo trồng còn 55.130 ha, năm 1969 là 48.819 ha và năm 1970 là 43.569 ha [69]. Tổng diện tích gieo trồng năm 1965 so với năm 1960 là 248%, trong khi đó, tổng diện tích gieo trồng năm 1968 so với năm 1965 là 84,8%; tổng diện tích gieo trồng năm 1969 so với năm 1965 là 82%. Đến năm 1970, tổng diện tích đất đai của toàn NTQD là 226.138 ha, sử dụng vào sản xuất nông nghiệp là 108.810 ha. So với năm 1965, quỹ đất dành cho sản xuất nông
nghiệp giảm, dù số lượng NTQD tăng. Diện tích đất dành cho cây công nghiệp giảm đáng kể, từ 33.200 ha đất để trồng cây lâu năm và 40.700 ha đất để trồng cây hàng năm (năm 1965) xuống còn 25.947 ha đất để trồng cây lâu năm và 26.909 ha đất để trồng cây hàng năm (năm 1970) [64].
So với diện tích đất nông nghiệp toàn miền Bắc, diện tích gieo trồng của NTQD chiếm rất ít. Diện tích đất nông nghiệp toàn miền Bắc là 2.287.315 ha, trong đó, NTQD là 108.810 ha bằng 4,7%. Diện tích đất trồng cây hàng năm của toàn miền Bắc có 2.110.361 ha, trong đó, NTQD là 26.909 ha bằng 1,2%. Diện tích đất trồng cây lâu năm của toàn miền Bắc là 101.804 ha, NTQD là 25.947 ha bằng 25,4% [67].
Từ năm 1971, Ủy ban Nông nghiệp Trung ương tiến hành phân vùng và qui hoạch các vùng sản xuất thành những vùng thâm canh và chuyên canh. Ở miền Bắc đã hình thành 3 vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp: vùng trọng điểm lớn do Trung ương kết hợp với địa phương chỉ đạo, vùng trọng điểm của tỉnh và vùng trọng điểm của huyện. Theo đó, vùng trồng cây lâu năm tập trung ở khu vực trung du, miền núi. Cây chè và cà phê vẫn là những cây trồng phổ biến và chủ lực của NTQD, là nông sản xuất khẩu quan trọng của ngành. Năm 1972, diện tích cây hàng năm là 24.592 ha; diện tích cây lâu năm là 25.949 ha, trong đó, diện tích cây chè là
6.125 ha và cây cà phê là 11.962 ha. Năm 1973, diện tích cây hàng năm đạt 21.357 ha; diện tích cây lâu năm là 26.677 ha, trong đó, diện tích cây chè là 6.521 ha và cây cà phê là 7.223 ha. Năm 1975, diện tích cây hàng năm đạt 25.312 ha; diện tích cây lâu năm là 29.019 ha, trong đó, diện tích cây chè là 11.282 ha và cây cà phê là 5.180 ha [242, tr. 340]. So với toàn miền Bắc, diện tích cây chè của NTQD chiếm 37,5% diện tích chè miền Bắc (11.282 ha/30.076 ha); diện tích cà phê của NTQD chiếm 100% diện tích cà phê miền Bắc (5.180 ha/5.180 ha); diện tích hồ tiêu của NTQD chiếm 100% diện tích hồ tiêu miền Bắc (87 ha/87 ha); diện tích cao su của NTQD chiếm 100% diện tích cao su miền Bắc (4.528 ha/4.528 ha) [242, tr. 321, 340].
Diện tích cây trồng giảm do nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân chính là do tác động từ cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, cho nên NTQD tập trung ổn định, duy trì sản xuất, không mở rộng diện tích cây trồng và quy mô sản xuất và bom đạn bắn phá. Ngoài ra, diện tích cây trồng giảm còn do
NTQD cưa đốn, loại bỏ những cây trồng đã già cỗi và năng suất kém. Diện tích trồng mới không bằng diện tích bị cưa đốn. Đơn cử như cây cà phê, năm 1971, NTQD phải cưa đốn, loại bỏ khoảng 2.000 ha diện tích cây cà phê già cỗi và năng suất kém,; năm 1973, NTQD phải cưa đốn 3.000 ha cà phê, diện tích chỉ còn khoảng 9.000 ha [72].
Năng suất và sản lượng cây trồng không ổn định. Trong 4 năm chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968), năng suất và sản lượng giảm sút đáng kể. Ngành trồng trọt lỗ xấp xỉ 3 triệu đồng [61]. Năm 1970, năng suất và sản lượng tăng hơn so với những năm trước. Năng suất cà phê đạt 4,2 tạ/ha; cam đạt 135 tạ/ha; chè (búp khô) đạt 44,3 tạ/ha. Sản lượng cà phê đạt 1.535 tấn; chè búp tươi đạt 20.647 tấn; cao su đạt 1.038 tấn.
Trong 5 năm (1971-1975), năng suất và sản lượng cây trồng ổn định hơn. Năng suất của một số cây trồng chính như sau: Năng suất chè (búp khô) là 46,5 tạ/ha (năm 1972) và 48,6 tạ/ha (năm 1975). Cà phê là 3,9 tạ/ha (năm 1972) và 3,3
tạ/ha (năm 1974). Cao su là 3,9 tạ/ha (năm 1972) và 6,9 tạ/ha (năm 1975) [242, tr. 341-342]. Sản lượng các loại cây trồng cơ bản đều tăng: Chè búp khô tăng từ 5.212 tấn (năm 1972) lên 6.273 tấn (năm 1975). Mủ cao su tăng từ 1.836 tấn (năm 1972) lên 3.164 tấn (năm 1975). Hạt tiêu tăng từ 9 tấn (năm 1972) lên 57 tấn (năm 1975). Cây cà phê có xu hướng giảm do diện tích cây cà phê giảm. (Xem bảng 3.4)
Bảng 3.4: Sản lượng một số cây trồng chủ yếu của NTQD những năm 1972-1975)
Đơn vị: tấn
1972 | 1973 | 1974 | 1975 | |
Chè búp khô | 5.212 | 5.271 | 5.295 | 6.273 |
Cà phê nhân | 2.447 | 1.423 | 1.423 | 697 |
Cao su (mủ khô) | 1.836 | 2.701 | 2.78 | 3.164 |
Hạt tiêu | 9 | 49 | 48 | 57 |
[242, tr. 432]
Có thể nói, cây công nghiệp lâu năm là cây trồng chính và chủ lực của NTQD như: chè, cà phê, cao su, hồ tiêu. Đây cũng là những nông sản xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ cho miền Bắc nhưng do tác động của cuộc chiến tranh phá hoại nên diện tích, năng suất và sản lượng cây trồng đều bị ảnh hưởng.
3.3.3. Chăn nuôi
Bước sang giai đoạn 1965-1975, chăn nuôi được định hướng trở thành ngành sản xuất chính, phát triển ở cả ba khu vực: khu vực quốc doanh, khu vực tập thể và
thành phần kinh tế gia đình. Trong đó, khu vực quốc doanh và khu vực tập thể chăn nuôi theo quy mô lớn. NTQD hình thành một số trung tâm chăn nuôi quy mô lớn, chủ yếu chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, ngựa, lạc đà, dê, cừu…) và các cơ sở sản xuất giống vật nuôi cung cấp cho HTX và cho miền Bắc. NTQD mở rộng một số cơ sở chăn nuôi mới theo các hiệp định viện trợ đã kí với các nước XHCN từ giai đoạn trước [108, tr. 10]. Khó khăn của ngành chăn nuôi là điều kiện chăn thả trong hoàn cảnh chiến tranh phá hoại gặp khó khăn. Hơn nữa, trong giai đoạn này diện tích trồng trọt bị giảm sút nên ảnh hưởng không nhỏ đến chăn nuôi.
Về vật nuôi
Số loài vật nuôi trong giai đoạn 1965-1975 về cơ bản không thay đổi so với giai đoạn 1955-1965. NTQD vẫn tập trung chăn nuôi đại gia súc. Chăn nuôi bò (bò sữa và bò thịt) tiếp tục là thế mạnh của NTQD. Bò chăn nuôi với quy mô lớn ở nhiều nông trường như: nuôi bò sữa ở Nông trường Mộc Châu, Nông trường Ba Vì; nuôi bò thịt ở Nông trường Đồng Giao, Nông trường Cờ Đỏ, Nông trường Hà Trung, Nông trường Sơn Hà, Nông trường Nghĩa Đàn, Nông trường 19-5, Nông trường 6-1. Chăn nuôi trâu, ngựa, lạc đà, dê, cừu tập trung ở các nông trường thuộc Việt Bắc và Tây Bắc (Nông trường Lộc Bình, Nông trường Điện Biên, Nông trường Nà Sản, Nông trường Than Uyên…). Riêng chăn nuôi lợn, NTQD chủ yếu tập trung xây dựng cơ sở sản xuất giống lợn ở Nông trường Tam Đảo, Nông trường Thành Tô, Nông trường Phú Sơn, Nông trường An Khánh, Nông trường Thống Nhất, Nông trường Đông Hiếu, Nông trường Chí Linh, Nông trường Điện Biên, Nông trường Đông Triều và Nông trường Lệ Ninh. Số lượng đàn lợn nuôi lấy thịt thuộc khu vực quốc doanh thấp hơn h n so với khu vực ngoài quốc doanh (ở các hộ gia đình và HTX). Gia cầm được chăn nuôi ở hầu khắp các NTQD, trước hết để tự cung tự cấp thực phẩm cho nông trường. Nông trường An Khánh, Nông trường Cửu Long chăn nuôi gia cầm cung cấp giống cho HTX và nông dân địa phương. Thủy sản tập trung nuôi thả ở vùng ven biển như: Nông trường Rạng Đông và Nông trường Bình Minh.
Kỹ thuật chăn nuôi
Nhà nước thực hiện quy hoạch các vùng sản xuất giống, trong đó, NTQD được xác định trở thành trung tâm cung cấp giống ở từng địa phương và cả miền