Yếu Tố Tác Động Đến Du Lịch Qua Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Và Cách Mạng Công Nghiệp 4.0

của bạn bè và người thân là điều quan trọng nhưng rất khó để một khu du lịch có bất kỳ ảnh hưởng nào đối với yếu tố này.

- Khoảng cách (D1.8): Khoảng cách từ nơi ở của khách du lịch đến điểm du lịch càng ngắn thì càng thuận lợi. Các thị trường lân cận hoặc trong một khu vực thường là những nơi có tiềm năng để khai thác khách du lịch cao nhất. Để một vùng có thể khai thác sự gần gũi này là nhờ vào việc phát triển điểm đến tại các địa điểm dễ tiếp cận nhất từ các thị trường.

- Dân số (D1.9): Việc tăng dân số làm cho thị trường du lịch được mở rộng trong việc kinh doanh và tham quan du lịch.

Phát triển nguồn lực (D2) bao gồm các yếu tố tác động như sau:

- Tài nguyên thiên nhiên (D2.1): Các tài nguyên thiên nhiên như một tài sản quan trọng để phát triển du lịch. Nếu một khu vực có nhiều mặt nước có thể sử dụng được, rừng, địa hình thú vị, đất có khả năng xây dựng và khí hậu thuận lợi, thì sẽ có tiềm năng phát triển du lịch lớn hơn khu vực không có tài sản này.

- Tài nguyên về văn hoá (D2.2): Nhiều người tham gia tìm kiếm mục tiêu du lịch của mình là những dấu ấn văn hóa của con người, các cơ sở tôn giáo, khoa học và giáo dục, trung tâm thương mại, đền thờ quốc gia, kỹ thuật kỳ diệu và quy trình sản xuất cũng như các di tích lịch sử, khảo cổ học, tòa nhà và các hiện vật nghệ thuật.

- Dịch vụ cộng đồng (D2.3): ngoài những dịch vụ thiết yếu như ẩm thực, nơi lưu trú…, nhưng quan trọng không kém đối với nhiều khách du lịch là các dịch vụ khác như an ninh, thông tin liên lạc, chăm sóc sức khỏe, mua sắm và ngân hàng. Ngoài ra, các khu vực du lịch cung cấp cơ sở hạ tầng: nước, chất thải, nhiên liệu, điện và các nhu cầu thiết yếu khác cho phát triển du lịch.

- Tiếp cận dễ dàng (D2.4): Phát triển mở rộng du lịch phụ thuộc rất lớn vào sự tiếp cận. Vùng du lịch nào có dịch vụ giao thông vận tải dễ dàng tiếp cận thì sẽ thuận lợi cho việc phát triển du lịch.

- Sự phát triển hiện tại (D2.5): Sự phát triển những hiện vật sẵn có đã tạo ra một danh tiếng trên thị trường. Chẳng hạn như các công viên công cộng,

công viên giải trí, các di tích lịch sử và bãi biển… sẽ khơi dạy tiềm năng nguồn lực của một khu vực.

- Hình ảnh phát triển (D2.6): Hình ảnh là một sản phẩm vô hình cung cấp cho con người những cảm nhận và do đó không phải là một nguồn lực phát triển cơ bản. Những thay đổi về sự phát triển có thể chuyển đổi hình ảnh này nhưng chỉ thay đổi một vài cảm nhận.

- Sự đồng thuận của địa phương (D2.7): Mở rộng du lịch phụ thuộc rất nhiều vào sự đồng thuận của địa phương. Nếu lãnh đạo địa phương hiểu đầy đủ ý nghĩa của du lịch và ủng hộ sự phát triển của nó thì sẽ thuận lợi trong việc mở rộng du lịch và ngược lại.

- Kiểm soát của chính phủ (D2.8): Phát triển du lịch có thể được thực hiện tốt nhất với những quy định của chính phủ được hạn chế tối đa. Nếu có quá nhiều quy định được ban hành chống lại nó, chắc chắn sự phát triển này bị hạn chế.

- Đất quy hoạch cho phát triển (D2.9): Phát triển du lịch chắc chắn phụ thuộc vào không gian để phát triển. Giá đất và khả năng mua được là rất quan trọng đối với việc phất triển du lịch. Vì vậy, phát triển du lịch phụ thuộc vào sự sẵn có của đất phù hợp để mở rộng cả về số lượng và chất lượng.

- Khả năng của Doanh nhân và Người quản lý (D2.10): Sự phát triển du lịch của một khu vực sẽ phụ thuộc vào khả năng của các Doanh nhân và các Nhà quản lý. Nếu một khu vực không có các nguồn tài nguyên này, chúng sẽ phải được nhập khẩu. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra mâu thuẫn với những người mong muốn ở địa phương nghĩ rằng họ có thể hội đủ điều kiện cho các vị trí.

- Lực lượng lao động (D2.11): Du lịch sử dụng nhiều loại công việc từ những người có tay nghề cao đến tay nghề thấp. Bản chất của sự phát triển sẽ xác định lao động cần thiết và liệu khu vực đó sẽ phải nhập khẩu lao động hay sử dụng lao động tại chổ. Nếu nhập khẩu lao động mới, người thất nghiệp ở địa

phương phẫn nộ đến và chống lại việc mở rộng du lịch. Do đó, nguồn lao động là một nhân tố quan trọng trong phát triển du lịch.

- Khả năng Tài chính (D2.12): Du lịch phát triển đòi hỏi số vốn đầu tư lớn. Có lẽ nó sẽ xuất hiện rằng các phương tiện tài chính sẽ không thành vấn đề khi phát triển diễn ra. Điều này có thể đúng theo nghĩa kinh tế rằng một số phát triển bổ sung thì tốt hơn không. Tuy nhiên, các nguồn đầu tư thường mang theo các khoản dự phòng mà có thể hoặc không thể phù hợp với lợi ích của địa phương.

Với những yếu tố từ Mô hình phát triển du lịch dựa vào hệ thống phân cấp của Gunn, tác giả tổng hợp và đưa ra 08 nhóm yếu tố theo các khía cạnh có tác động đến phát triển du lịch như sau:

- Yếu tố lựa chọn điểm đến: tổng hợp từ các yếu tố D1.2, D1.3 và D1.7

Tâm lý lựa chọn điểm đến du lịch là một trong điều căn bản đối với du khách trước khi ra quyết định chuyến tham quan. Sự lựa chọn này có thể bao gồm các khía cạnh là: sự ưu tiên, bạn bè và người thân, và hình ảnh. Với những khía cạnh này sẽ tương ứng với các yếu tố ảnh hưởng gồm:

+ Ảnh hưởng từ bạn bè và người thân

+ Hình ảnh quảng bá du lịch hấp dẫn

+ Sự nổi tiếng của các điểm du lịch sẵn có

- Yếu tố chi phí: tổng hợp từ các yếu tố D1.1 và D2.12

Chi phí cho chuyến đi là một yếu tố khá quan trong đối với du khách, chi phí chuyến đi nó phụ thuộc vào thu nhập của du khách và sự hấp dẫn của điểm đến; khả năng tài chính cho việc đầu tư du lịch của địa phương. Chi phí bao gồm các khía cạnh như: khả năng tài chính, có khả năng. Với những khía cạnh này sẽ tương ứng với các yếu tố ảnh hưởng gồm:

+ Khả năng tài chính cá nhân

+ Giá cả đi lại của các phương tiện giao thông phù hợp

- Yếu tố sự hấp dẫn: tổng hợp từ các yếu tố D1.5, D2.5 và D2.6

Sự hấp dẫn là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh đến xúc cảm của

du khách. Sự hấp dẫn có thể bao gồm các khía cạnh như: sự thay đổi phong tục tập quán, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên về văn hoá, sự phát triển hiện tại, và hình ảnh phát triển. Với những khía cạnh này sẽ tương ứng với các yếu tố ảnh hưởng gồm:

+ Phong tục tập quán

+ Di tích lịch sử văn hoá - xã hội

+ Tài nguyên thiên nhiên

+ Tài nguyên văn hoá

+ Ẩm thực

+ Thái độ người dân địa phương

- Yếu tố giao thông: tổng hợp từ các yếu tố D1.4, D1.8 và D2.4

Giao thông nói chung và hạ tầng giao thông kết nối đến các khu du lịch nhằm giúp du khách có nhiều sự lựa chọn phương tiện vận chuyển đến nơi du lịch, đồng thời rút ngắn thời gian di chuyển và tăng thời gian nghỉ dưỡng. Yếu tố giao thông bao gồm: khoảng cách, tiếp cận dễ dàng và di chuyển. Với những khía cạnh này sẽ tương ứng với các yếu tố ảnh hưởng gồm:

+ Vị trí thuận lợi

+ Phương tiện giao thông đa dạng và thuận lợi

+ Hạ tầng giao thông tốt

- Yếu tố kiểm soát của chính phủ và địa phương: tổng hợp từ các yếu tố D1.6, D2.7, D2.8 và D2.9

Du lịch phát triển hay không phát triển phụ thuộc rất nhiều vào chính sách của chính phủ và sự đồng thuận của địa phương trong một số lĩnh vực quản lý. Chính sách của chính phủ ảnh hưởng đến chi phí cho phát triển du lịch bao gồm: kiểm soát của chính phủ, chính sách tài chính, thuế, ưu đãi của chính phủ, sự đồng thuận của địa phương, và đất quy hoạch cho phát triển.

- Yếu tố nguồn lực phục vụ du lịch: tổng hợp từ các yếu tố D2.10 và

D2.11

Nguồn lực phục vụ phát triển du lịch bao gồm: khả năng của doanh nhân,

người quản lý và lực lượng lao động

- Yếu tố dân số: tổng hợp từ yếu tố D1.9

Việc tăng dân số làm cho thị trường du lịch được mở rộng trong việc kinh doanh và tham quan du lịch.

- Yếu tố dịch vụ cộng đồng (Hỗ trợ): tổng hợp từ yếu tố D2.3

Ngoài những dịch vụ thiết yếu như ẩm thực, nơi lưu trú…, nhưng quan trọng không kém đối với nhiều khách du lịch là các dịch vụ khác như an ninh, thông tin liên lạc, chăm sóc sức khỏe, mua sắm và ngân hàng. Ngoài ra, các thành phố cung cấp cơ sở hạ tầng: nước, xử lý chất thải, nhiên liệu, điện và các nhu cầu thiết yếu khác cho phát triển du lịch. Với những khía cạnh này sẽ tương ứng với các yếu tố ảnh hưởng gồm:

+ An ninh, trật tự xã hội

+ Dịch vụ hỗ trợ (Y tế, ngân hàng, viễn thông, mua sắm...)

2.2.4.2. Yếu tố tác động đến du lịch qua quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0

Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo đà cho kinh tế không những thông thương lẫn nhau trong khu vực và thế giới mà tạo điều kiện cho du lịch cũng phát triển theo. Hơn thế nữa, hội nhập kinh tế quốc tế có những tác động thúc đẩy cho du lịch phát triển thông qua các chiến lược phát triển du lịch cấp quốc gia và cấp địa phương. Tuy nhiên, đối với luận án này, tác giả luận án đưa ra một số yếu tố tác động đến du lịch: tạo ra các cấu trúc du lịch mới, thay đổi trong tổ chức của nền kinh tế chính trị, kiểm soát chính phủ, chất lượng nguồn nhân lực, tiêu chuẩn du lịch, quảng bá hình ảnh. Đối với hai yếu tố: tạo ra các cấu trúc du lịch mới (do hạ tầng cơ sở vật chất, đội ngũ quản lý và chính sách phát triển du lịch chưa theo kịp), thay đổi trong tổ chức của nền kinh tế chính trị, tác giả luận án không đề cập ví du lịch việt Nam nói chung và du lịch Thừa Thiên Huế nói riêng do có sự khác biệt về thể chế và định hướng phát triển kinh tế, nên hai yếu tố này tác giả không đề cập tại nghiên cứu này.

Đối với nền công nghiệp 4.0 đã tác động đến du lịch toàn cầu nói chung

và du lịch Thừa Thiên Huế nói riêng, những yếu tố tác động đến du lịch Thừa Thiên Huế trong thời kỳ này như: lựa chọn điểm đến thông qua thực tế ảo, yếu tố chi phí và thời gian giúp cho khách du lịch tiết kiệm được số tiền và thời gian mình phải bỏ ra cho cuộc hành trì nhờ vào internet và các thiết bị viễn thông hỗ trợ. Tuy nhiên, còn có một số yếu tố khác như thanh toán điện tử để đặt phòng khách sạn, nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong du lịch, các yếu tố này có những điểm trùng lặp với các yếu tố của Gunn và hội nhập kinh tế quốc tế nên sẽ được gộp lại thành một nhóm yếu tố liên quan chung với nhau, riêng visa điện tử (đã được đề cập tại nhóm yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế).

2.2.4.3. Những yếu tố tác động đến phát triển du lịch Thừa Thiên Huế

Đối với tám yếu tố tác động đến du lịch dựa vào hệ thống phân cấp là những yếu tố tác động đến ngành du lịch được tác giả luận án nêu ra từ mô hình phát triển du lịch dựa vào hệ thống phân cấp của Gunn. Tuy nhiên, mức độ tác động (mạnh hoặc yếu) đến ngành du lịch của các yếu tố này đến ngành du lịch là tùy thuộc vào độ mở của nền kinh tế của địa phương hoặc quốc gia. Theo tác giả, có 5 trong 8 yếu tố trên có tác động chủ yếu đến du lịch Thừa Thiên Huế là: lựa chọn điểm đến, chi phí, sự hấp dẫn, giao thông và hỗ trợ. Các yếu tố tác động này sẽ được nghiên cứu, đánh giá để chọn lọc nhằm đưa ra các yếu tố tác động đến du lịch Thừa Thiên Huế.

Về hai yếu tố: kiểm soát của chính phủ và địa phương, dân số tuy có tác động nhưng sự ảnh hưởng này chưa có các tiêu chí cụ thể (theo lý thuyết của Gunn, Miossec và Butler) có thể áp dụng vào đánh giá chi tiết. Ngoài ra, mức độ tác động của yếu tố này là không ảnh hưởng nhiều đến phát triển du lịch của Thừa Thiên Huế với các lý do:

- Kiểm soát của chính phủ và địa phương: Đối với Thừa Thiên Huế, ngành du lịch là một lĩnh vực lâu đời và mũi nhọn của địa phương, luôn được chính quyền các cấp quan tâm và tạo điều kiện tốt để phát triển. Tuy nhiên, để khảo sát lấy ý kiến thăm dò của du khách về yếu tố này là không dễ dàng. Đồng thời, sự kiểm soát của hai hệ thống quản lý này liên quan rất nhiều khía cạnh của

quản lý vĩ mô. Vì vậy, tác giả luận án gán cho yếu tố này tác động đến du lịch là được xem như một hằng số không đổi trong nghiên cứu của luận án.

- Dân số: Sự phát triển dân số thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là phụ thuộc vào chính sách dân số của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, sự biến động về mặt số lượng thì dân số tăng ở mức ổn định, đồng thời mức tăng này xem như không ảnh hưởng đến du lịch Thừa Thiên Huế.

Yếu tố còn lại là Nguồn nhân lực phục vụ: Hiện nay trên địa bàn Thừa Thiên Huế có rất nhiều cơ sở đào tạo nhân lực cung cấp cho địa phương và cả nước, điển hình là Đại học Huế và Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Huế. Nguồn nhân lực này luôn đảm bảo nguồn cung cho ngành du lịch Thừa Thiên Huế về quy mô. Tuy nhiên, để đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố này là rất khó đánh giá trực tiếp mà chỉ thông qua các tiêu chí như: trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ để làm rõ thêm về chất lượng đội ngũ du lịch; các tiêu chí này sẽ được khảo sát và phân tích lồng ghép thông qua phân tích, đánh giá các yếu tố tác động đến du lịch Thừa Thiên Huế.

Từ phân tích trên, tác giả luận án rút ra 05 nhóm yếu tố tác động đến du lịch Thừa Thiên Huế từ mô hình phát triển du lịch dựa vào hệ thống phân cấp của Gunn, tương ứng với các yếu tố ảnh hưởng của từng nhóm ở Bảng 2.3:

Bảng 2.3. Các yếu tố tác động đến du lịch Thừa Thiên Huế theo mô hình phát triển dựa vào hệ thống phân cấp của Gunn


STT

Nhóm yếu tố

Tên yếu tố


I


Lựa chọn điểm đến

- Ảnh hưởng từ bạn bè và người thân

- Hình ảnh quảng bá thu hút

- Sự nổi tiếng của các điểm du lịch sẵn có


II


Chi phí

- Khả năng tài chính cá nhân

- Giá cả đi lại của các phương tiện giao thông phù hợp


III


Sự hấp dẫn

- Phong tục tập quán

- Di tích lịch sử văn hoá - xã hội

- Tài nguyên thiên nhiên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 9




- Tài nguyên văn hoá

- Ẩm thực

- Thái độ người dân địa phương


IV


Giao thông

- Vị trí thuận lợi

- Phương tiện giao thông đa dạng và dễ sử dụng

- Hạ tầng giao thông tốt


V


Hỗ trợ

- An ninh, trật tự xã hội

- Dịch vụ hỗ trợ (Y tế, ngân hàng, viễn thông, mua sắm...)

Nguồn: Tác giả tổng hợp phân tích


Đối với các yếu tố tác động đến du lịch Thừa Thiên Huế từ hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0, tác giả luận án chỉ đề cập đến sáu yếu tố tác động như sau:

- Yếu tố kiểm soát chính phủ

Các chính sách công đã ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ hội nhập du lịch, ví dụ chính sách kêu gọi đầu tư và phát triển du lịch cũng được thông thoáng để thu hút nhà đầu tư nước ngoài, dựa vào hội nhập kinh tế mà việc thừa nhận lẫn nhau về vấn đề thị thực nhập cảnh của khách du lịch cũng trở nên dễ dàng.

- Chất lượng nguồn nhân lực

Ngoài trao đổi hàng hàng hóa thì việc trao đổi và dịch chuyển nguồn nhân lực có chất lượng từ những nơi phát triển du lịch đến những nơi chưa phát triển nhờ có tay nghề, kinh nghiệm quản lý và kinh doanh.

- Tiêu chuẩn du lịch

Thông qua hội nhập, các tiêu chuẩn của hệ thống khách sạn, nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực du lịch đòi hỏi phải đạt yêu cầu chung của quốc tế.

- Quảng bá hình ảnh

Hình ảnh quốc gia cũng được biết đến từ những sản phẩm xuất khẩu đến các nước sở tại, ví dụ: nón lá và hàng thủ công mỹ nghệ Huế xuất qua các nước Bắc Âu, bánh khoái Huế đã trở thành món ẩm thức ưa thích tại các nước Bắc Mỹ thông

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2023