85
hợp tác xã nông nghiệp, nông dân trong vùng đã tích cực tham gia các mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Trong chuỗi liên kết này, nông dân là bộ phận quan trọng, là chủ thể của khâu sản xuất nông sản, quyết định đến chất lượng vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản. Nông dân chính là lực lượng lao động trực tiếp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, sản xuất theo đúng quy trình, quy chuẩn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và thế giới.
Mô hình cánh đồng lớn ở vùng ĐBSH chính là minh chứng cụ thể, sinh động của việc nông dân trong vùng tích cực tham gia chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của vùng. Cánh đồng lớn về bản chất là phương thức tổ chức sản xuất mới tiên tiến, hiệu quả, trong đó, có nhiều hộ nông dân hợp tác với nhau, thực hiện cùng một quy trình sản xuất đối với một sản phẩm nhất định, tạo nên mối liên kết ngang giữa những người sản xuất (nông dân). Quá trình liên kết này lại được hỗ trợ bởi các doanh nghiệp về đầu vào sản xuất và đầu ra theo các hợp đồng sản xuất và tiêu thụ nông sản ký kết giữa doanh nghiệp và nông dân hoặc doanh nghiệp với tổ chức đại diện nông dân (hợp tác xã, tổ hợp tác) còn gọi là liên kết dọc [67, tr.77].
Hiện nay, mô hình cánh đồng lớn xuất hiện và ngày càng được nhân rộng ở nhiều địa phương vùng ĐBSH. Hiện nay, vùng có khoảng 705 cánh đồng (chiếm 31,2% tổng số cánh đồng lớn của cả nước. Những địa phương đạt được kết quả nổi bật về xây dựng cánh đồng lớn là: Nam Định (188 cánh đồng), Thái Bình (142 cánh đồng; Hà Nội (141 cánh đồng) [163, tr.45-45] [Phụ lục 14]. Trong mô hình này, các hộ nông dân đã liên kết với nhau (liên kết ngang), hình thành nên các “tổ hợp tác”, “nhóm liên gia”. Lợi ích của sự liên kết giữa nông dân với nông dân trong mô hình cánh đồng lớn bao gồm: i) quy mô sản xuất lớn; ii) giảm chi phí sản xuất, chi phí giao dịch; iii) tăng khả năng tiếp cận với công nghệ, nguồn lực sản xuất và thị trường; iv) tăng vị thế đàm phán của nông dân và khả năng cạnh tranh của nông sản; v) nâng cao năng lực về tổ chức và nâng cao kiến thức nhờ chia sẻ kinh nghiệm trong nhóm; vi) chia sẻ rủi ro giữa các thành viên trong tổ hợp tác [67, tr.35-36].
Trong chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp, nông dân liên kết với doanh nghiệp theo 3 hình thức cơ bản, bao gồm: i) Liên kết toàn bộ chuỗi sản xuất - tiêu thụ (doanh nghiệp đầu tư yếu tố sản xuất đầu vào, hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân thông qua tổ hợp tác, hợp tác xã, tổ chức thu mua cuối vụ); ii) Liên kết một phần chuỗi (doanh nghiệp cung cấp một số yếu tố đầu vài của sản xuất, hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân và tổ chức thu mua cuối vụ); iii) Doanh nghiệp tiêu thụ không đầu tư, chỉ hợp đồng thu mua cuối vụ. Đặc điểm chung của các hình thức liên kết là đều có hợp đồng. Với sự hỗ trợ của các
86
ngành chuyên môn và chính quyền địa phương, đầu vụ sản xuất doanh nghiệp tiến hành trao đổi, thảo luận với nông dân để thoả thuận các điều khoản và đi đến ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ. Trong đó, xác định giá thu mua thường là giá thị trường vào thời điểm thu hoạch.
Trong chuỗi liên kết, nông dân được tập huấn kỹ thuật canh tác, áp dụng đồng bộ quy trình canh tác “3 giảm, 3 tăng” (giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng thuốc trừ sâu, giảm lượng phân đạm; tăng năng suất cây trồng, tăng chất lượng nông sản, tăng hiệu quả kinh tế); hoặc “1 phải, 5 giảm” (phải dùng giống xác nhận, giảm lượng nước vừa đủ, giảm thất thoát sau thu hoạch, giảm lượng giống gieo sạ, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm phân bón), hoặc sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP1. VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời bảo vệ môi trường và có thể truy xuất được nguồn gốc sản xuất... Như vậy, rõ ràng là nông dân không còn sản xuất theo kinh nghiệm cổ truyền, manh mún, nhỏ lẻ mà cần phải tập trung sản xuất theo quy mô lớn. Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đòi hỏi nông dân phải quản lí chặt chẽ, ghi chép đầy đủ, chi tiết từ khâu xử lý đất trồng, nguồn nước tưới tiêu, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu trước khi thu hoạch đến khâu thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm; có vậy mới đủ tiêu chuẩn qui định cần thiết để đăng kí chứng nhận VietGAP. Những cơ sở sản xuất áp dụng quy trình và được cấp chứng chỉ VietGAP sẽ mang lại lòng tin cho nhà phân phối, người tiêu dùng và cơ quan quản lý. Chứng chỉ VietGAP giúp nông dân xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo thị trường tiêu thụ ổn định. Hiện nay, vùng ĐBSH có 124 đơn vị được cấp chứng nhận VietGAP và tương đương [163, tr.531] [Phụ lục 13].
Có thể bạn quan tâm!
- Nông Dân Là Một Trong Những Chủ Thể Quan Trọng Góp Phần Xây Dựng Đời Sống Chính Trị Ở Nông Thôn Trong Bối Cảnh Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư
- Nông Dân Là Một Trong Những Chủ Thể Tích Cực Tham Gia Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa, Xã Hội Và Môi Trường Ở Nông Thôn Trong Bối Cảnh Cách Mạng Công
- Nông Dân Vùng Đbsh Có Trình Độ Thâm Canh Sản Xuất Nông Nghiệp Cao Nhưng Bị Chi Phối Mạnh Mẽ Bởi Tư Duy Kinh Nghiệm
- Những Hạn Chế Cơ Bản Và Nguyên Nhân
- Nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư - 14
- Nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư - 15
Xem toàn bộ 214 trang tài liệu này.
Như vậy, một bộ phận nông dân vùng ĐBSH tích cực tham gia chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đã đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế: tăng năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của nông sản, qua đó nâng cao thu nhập và đời sống mọi mặt của nông dân vùng ĐBSH. Bên cạnh đó, liên kết sản xuất nông nghiệp cũng đem lại hiệu quả tích cực về mặt chính trị - xã hội, bao gồm: giải quyết việc làm cho nông dân, thay đổi phương thức sản xuất của nông dân theo hướng hiện đại, khắc phục tâm lý và tác phong tiểu nông; cải thiện và nâng cao đời sống mọi mặt cho nông dân; cải thiện môi trường và điều kiện việc làm của nông dân; góp phần xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới hiện đại hơn, góp phần thu hẹp dần khoảng cách giữa nông thôn và thành
1 VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Pratices): Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam.
87
thị; củng cố vững chắc khối liên minh công - nông - trí thức trong vùng. Khi thu nhập được cải thiện, đời sống của nông dân ngày càng tăng lên sẽ tạo nên sự ổn định chính trị
- xã hội ở nông thôn vùng ĐBSH.
Thứ hai, nông dân vùng ĐBSH là một trong những chủ thể quan trọng góp phần xây dựng đời sống chính trị, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Nông dân góp phần quan trọng thực hiện dân chủ cơ sở nông thôn vùng ĐBSH với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Người dân nông thôn vùng ĐBSH được chính quyền xã công khai cho biết những thông tin liên quan đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương theo đúng quy định của Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Bên cạnh đó, các hộ nông dân trong vùng đã tích cực, chủ động tham gia bàn bạc và quyết định trực tiếp về chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, do người dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc khác trong nội bộ cộng đồng dân cư.
Các hộ nông dân tích cực tham gia đóng góp ý kiến trước khi cơ quan thẩm quyền quyết định, bao gồm: dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp xã; phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất; đề án định canh, định cư, vùng kinh tế mới và phương án phát triển ngành nghề của cấp xã. Dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh; việc quản lý, sử dụng quỹ đất của cấp xã. Dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn cấp xã; chủ tr- ương, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, tái định cư; phương án quy hoạch khu dân cư. Dự thảo đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp đến cấp xã.
Trong bối cảnh CMCN 4.0, nông dân vùng ĐBSH có thể dễ dàng truy cập thông tin mọi lúc mọi nơi thông qua các Cổng thông tin điện tử các cấp. Hiện nay, cổng thông tin điện tử các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSH đã hoạt động tích cực, là địa chỉ cung cấp, công bố thông tin chính thống của ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trên mạng internet, định hướng được thông tin báo chí và dư luận xã hội, là cầu nối giao tiếp thông tin hai chiều giữa chính quyền với người dân. Ngoài ra, cổng dịch vụ hành chính công trực tuyến tỉnh, thành phố trong vùng là nơi thực hiện chức năng “Một cửa điện tử” cho phép tiếp nhận, xử lý, chuyển trả kết quả cũng như tra cứu về tình trạng xử lý hồ sơ thủ tục hành chính của các cấp chính quyền. Hệ thống này sẽ cung cấp tất cả các dịch vụ hành chính công của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh cho người dân và
88
doanh nghiệp. Người dân và doanh nghiệp chỉ cần truy cập vào hệ thống này là có thể được cung cấp đầy đủ các dịch vụ hành chính công từ các thông tin chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh thành đến thủ tục đăng ký, quản lý hộ tịch, thông tin khiếu nại tố cáo, cấp hộ chiếu ngoại giao và công vụ…
- Nông dân tích cực, chủ động tham gia giám sát hoạt động của hệ thống chính trị ở nông thôn vùng ĐBSH.
Nông dân chủ yếu thực hiện vai trò giám sát của mình thông qua Hội Nông dân các cấp. Hội Nông dân chính là tổ chức chính trị - xã hội của nông dân, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nông dân. Thông qua tổ chức của mình, vai trò giám sát hệ thống chính trị của nông dân được thực hiện tích cực, chủ động và hiệu quả hơn. Nông dân vùng ĐBSH đã tích cực tham gia theo dõi, phát hiện ra những sai sót, bất cập trong thực thi chính sách cũng như trong việc hoạch định các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn; giúp cấp ủy, chính quyền các cấp kịp thời bãi bỏ, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung những vấn đề do thực tiễn đặt ra, phù hợp với quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân. Giám sát hoạt động của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể qua sự hoạt động, làm việc, ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức khi thực thi công vụ.
Trong bối cảnh CMCN 4.0, công nghệ hiện đại đã hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội của nông dân vùng ĐBSH. Hiện nay, khi phát hiện những vấn đề sai phạm (lấn chiếm lòng đường, lề đường, xả nước thải, rác thải gây ô nhiễm môi trường…), chỉ cần chiếc điện thoại thông minh đã được cài đặt ứng dụng, người dân ngay lập tức có thể chụp ảnh, gửi thông tin phản ánh lên hệ thống phần mềm quản lý để các cơ quan chức năng tiếp nhận trả lời. Đồng thời, người dân có thể trực tiếp theo dõi, giám sát quá trình xử lý phản ánh, kiến nghị trên hệ thống cổng thông tin điện tử. Bên cạnh đó, mạng xã hội đã và đang trở thành kênh giám sát, phản biện quan trọng trong đời sống xã hội. Với độ mở cao, thông tin trên các mạng xã hội có sức lan truyền rất nhanh, diện bao phủ rộng lớn. Người dân, với trách nhiệm công dân, tinh thần xây dựng, thông qua mạng xã hội biểu đạt nhanh chóng, trực diện những ý kiến của mình về những nội dung, nhiệm vụ, quyết sách về các lĩnh vực kinh tế - xã hội; tình hình thực thi pháp luật; tham vấn về cải cách thủ tục hành chính của đất nước, địa phương; phản ánh việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên.
- Nông dân vùng ĐBSH tích cực tham gia giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở nông thôn.
Trong bối cảnh CMCN 4.0, ở các địa phương vùng ĐBSH, các mô hình toàn dân bảo vệ trật tự an toàn xã hội ngày càng đổi mới, sáng tạo, bước đầu đã sử dụng công
89
nghệ hiện đại trong đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, tiêu biểu là mô hình camera giám sát an ninh. Sự phát triển và nhân rộng mô hình này trên địa bàn nông thôn trong vùng đã giúp các lực lượng chức năng kịp thời phát hiện, ngăn chặn, nhận dạng, theo dõi, bắt giữ các đối tượng nghi vấn, phục vụ đắc lực cho công tác truy xét các vụ án một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất. Khi đã thấy rõ được những lợi ích mang lại từ việc lắp đặp camera an ninh thì người dân đồng tình ủng hộ, tự nguyện đóng góp kinh phí, xã hội hóa xây dựng mô hình “Camera giám sát an ninh tự quản”. Mô hình này được triển khai hiệu quả ở nhiều địa phương trong vùng, điển hình như ở Hà Nội. Nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, đấu tranh phòng chống tội phạm, thời gian qua, nhiều quận, huyện trên địa bàn Hà Nội đã triển khai mô hình camera giám sát. Thực tế cho thấy, mô hình này đang phát huy hiệu quả khi không ít các vụ việc phạm pháp được lực lượng công an tóm gọn nhờ “mắt thần camera”. Trong đó, huyện Đan Phượng (Hà Nội) cũng là một địa phương rất thành công với mô hình này. Huyện đã lắp đặt hàng trăm camera tại các trục đường lớn, nhỏ từ xã đến các thôn xóm, khu vực tập trung đông dân cư... Từ đây, các dữ liệu được kết nối trực tiếp tới điện thoại của cán bộ phụ trách địa bàn và màn hình đặt tại ủy ban nhân dân các xã, giúp cán bộ địa phương giám sát được các hoạt động giữ gìn an ninh trật tự, phòng, chống dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, mạng xã hội cũng đóng vai trò tích cực trong đảm bảo trật tự an toàn xã hội, chia sẻ những thông tin hữu ích về phòng chống tội phạm. Ở nhiều địa bàn nông thôn trong vùng ĐBSH, các cơ quan chức năng đã sử dụng mạng xã hội (Zalo, Viber, Facebook) để tuyên truyền thông tin về an ninh chính trị, an toàn xã hội, hướng dẫn về thủ tục tạm trú, thường trú và tuyên truyền về âm mưu, phương thức thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm để nhân dân cảnh giác; tiếp nhận các phản ánh của người dân về tình hình an ninh trật tự; trao đổi thông tin, nắm bắt tình hình, tâm tư nguyên vọng của nhân dân… Thực tế cho thấy, đây là một sự tương tác hai chiều nên hiệu quả mang lại rất cao. Bất cứ khi nào cần phản ánh, người dân đều có thể vào nhóm zalo, cơ quan chức sẽ có nhiệm vụ tiếp nhận, trả lời và ngược lại. Ở Ninh Bình, công an thành phố đã giao chỉ tiêu và ban hành Quyết định lập nhóm ứng dụng Zalo cho các đội nghiệp vụ, công an các phường, xã, các đoàn thể. Giao trách nhiệm quản lý trang Fanpage “Công an thành phố Ninh Bình” cho Đội xây dựng phong trào bảo vệ Tổ quốc; Ban hành Quy định sử dụng internet, mạng xã hội và quy chế quản lý, sử dụng trang fanpage, các nhóm zalo; thành lập Ban quản trị để kiểm duyệt, kiểm soát chặt chẽ mọi nguồn thông tin đăng tải, chia sẻ trên không gian mạng. Sau gần 1 năm triển khai, thực hiện, đến nay, trang Fanpage “Công an thành phố Ninh Bình” đã đăng tải, chia sẻ gần 600 tin, bài viết với
90
hơn 17.600 người theo dõi, 305 nhóm Zalo được xác thực với hơn 4200 thành viên. Trang Fanpage, các nhóm Zalo được duy trì và kết nối từ các Đội nghiệp vụ, Công an phường, xã tới các ngành, đoàn thể và nhân dân để hướng dẫn, tư vấn, giải đáp thực hiện các thủ tục hành chính khi cần làm việc với cơ quan công an; tiếp nhận thông tin phản ánh về tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh [83].
Thứ ba, nông dân vùng ĐBSH tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hóa - xã hội và môi trường nông thôn trong bối cảnh CMCN 4.0.
- Nông dân tích cực tham gia xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường nông thôn vùng ĐBSH.
Nông dân vùng ĐBSH đã đồng tình và tự nguyện đóng góp xây dựng hạ tầng văn hóa - xã hội - môi trường của địa phương dưới nhiều hình thức từ hiến tặng đất đai, ủng hộ hiện vật, ủng hộ tiền mặt, đóng góp ngày công lao động, tham gia giữ gìn, sửa chữa, tu bổ các công trình.... Trong đó, hạ tầng giao thông (xây dựng đường làng, ngõ xóm đường giao thông thôn, xóm, giao thông nội đồng,..), hạ tầng văn hóa, giáo dục được người dân quan tâm và đóng góp xây dựng nhiều nhất, vì đây là những hạ tầng phục vụ cho đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, được sử dụng thường xuyên mang tính cộng đồng cao.
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, cơ sở hạ tầng văn hóa - xã hội của vùng được cải thiện đáng kể. Hệ thống giao thông nông thôn tăng cả về số lượng và chất lượng. Toàn vùng có 92,2% xã có đường nhựa, bê tông tuyến ủy ban nhân dân xã đến ủy ban nhân dân tỉnh. Chất lượng đường giao thông nông thôn được nâng cấp khá đồng bộ ở tất cả các tuyến đường trục xã, trục thôn, trục xóm, trục chính nội đồng. Hệ thống trường lớp mầm non và phổ thông khu vực nông thôn được củng cố và nâng cấp đáp ứng nhu cầu học tập của con em nông dân trong vùng. Hệ thống thiết chế văn hóa thông tin đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tiếp cận thông tin của dân cư khu vực nông thôn trong vùng. Đặc biệt, cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông tiếp tục được tăng cường. Toàn vùng có tỷ lệ xã có điểm bưu điện văn hóa xã cao nhất cả nước với 87,48%, có 81,22% số xã có điểm kinh doanh dịch vụ internet tư nhân. Vùng có 633 xã có điểm bưu điện văn hóa xã có máy vi tính kết nối mạng internet phục vụ nhân dân (chiếm 33,3% tổng số xã của vùng). Toàn vùng có 342 xã có thư viện xã (chiếm 17,99 tổng số xã), 86 xã có thư viện xã có máy tính kết nối mạng internet phục vụ nhân dân (chỉ chiếm 4,52 tổng số xã); có 1.889 xã có tủ sách pháp luật (chiếm 99,37 tổng số xã) [163, tr.229, 233, 235].
Bên cạnh đó, hệ thống y tế nông thôn được chú trọng phát triển: vùng ĐBSH có
91
100% xã có trạm y tế, 82,64% xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã, có 98,82% thôn có nhân viên y tế [163, tr.245]. Hầu hết các trạm đã được đầu tư nâng cấp. Một số trạm y tế xã được nâng cấp thành phòng khám đa khoa, trung tâm y tế khu vực. Tại thời điểm 01/7/2016, xã có trạm y tế xây dựng kiên cố ở vùng ĐBSH chiếm 91,16% tổng số xã (tỷ lệ cao nhất cả nước) [163, tr.247].
- Nông dân tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hóa - xã hội nông thôn vùng ĐBSH, biểu hiện cụ thể:
Nông dân vùng ĐBSH luôn có ý thức bảo tồn, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh CMCN 4.0, biểu hiện cụ thể như: ý thức giữ gìn, phát triển và thực hiện tốt các hương ước, quy ước cộng đồng, giữ gìn văn hóa làng nghề truyền thống, lễ hội truyền thống... Trong bối cảnh mới, các hương ước, quy ước làng xã đã có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp theo hướng: các quy tắc, chuẩn mực đạo đức truyền thống không còn phù hợp được sửa đổi; các quy tắc chuẩn mực đạo đức mới được hình thành và đưa vào hương ước, quy ước để điều chỉnh các mối quan hệ trong cộng đồng. Bên cạnh đó, vùng ĐBSH là nơi tập trung nhiều làng nghề truyền thống nhất trên cả nước, tiêu biểu làng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc (Hà Nội), làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), làng chạm bạc (Thái Bình)….Giá trị to lớn của các làng nghề là lưu giữ và phát triển những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Hiện nay, các làng nghề trong vùng đã ứng dụng công nghệ 4.0 nhằm nâng cao chất lượng, mẫu mã, thương hiệu sản phẩm và tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Nông dân trong vùng vùng còn tích cực thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội truyền thống theo tinh thần của Nghị định 110/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Trong bối cảnh mới, các lễ hội truyền thống ở nông thôn vùng ĐBSH có sự điều chỉnh cho phù hợp: giảm tần suất, thời gian tổ chức lễn hội; lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa. Nghi lễ phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
Bên cạnh đó, nông dân vùng ĐBSH đã tích cực tham gia các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở nông thôn, bao gồm: phong trào xây dựng thiết chế văn hóa thể thao ở nông thôn; tích cực tham gia phong trào “Gia đình văn hóa, thôn, làng văn hóa”; xây dựng nếp sống văn minh nông thôn (cưới hỏi, tang lễ); tích cực tham gia phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng “Toàn dân rèn luyện
92
thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, nâng cao sức khỏe và đời sống tinh thần cả nông dân trong vùng.
Trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở nông thôn vùng ĐBSH trong thời gian gần đây, nổi bật lên một số địa phương tiêu biểu như Ninh Bình. Theo báo cáo của ngành Văn hóa và Thể thao, đến cuối năm 2020, toàn tỉnh Ninh Bình có: 256.269/286.879 (đạt 89,33%) hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”; 1.525/1.679 (đạt 90,83%) làng, phố đạt danh hiệu văn hóa; có 838/1.076 (đạt 77,88%) cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt danh hiệu văn hóa; có 119/119 xã đăng ký và 106/119 (đạt 89,08%) xã được công nhận xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 09 xã hoàn thành tiêu chí văn hóa nông thôn mới kiểu mẫu; có 04 huyện được xác nhận đạt tiêu chí Văn hóa nông thôn mới, 01 thành phố được xác nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng văn hóa nông thôn mới; có 13/24 (đạt 54,17%) phường, thị trấn được công nhận danh hiệu đạt chuẩn văn minh đô thị; 100% làng, thôn, xóm, bản đã xây dựng, tổ chức thực hiện tốt quy ước, hương ước. Bên cạnh đó, tại nhiều địa phương trong tỉnh, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao quần chúng ngày càng được hưởng ứng sâu rộng. Các tổ, đội văn nghệ đã khai thác, phát huy tốt công năng của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở; quan tâm, bồi dưỡng các hạt nhân văn nghệ làm nòng cốt cho phong trào. Các làn điệu dân ca, dân vũ, các diễn xướng dân gian truyền thống cũng từ đó được bảo tồn, phát triển. Tiêu biểu có các mô hình: câu lạc bộ hát Chèo (huyện Yên Mô, Yên Khánh); câu lạc bộ Ca Trù (huyện Kim Sơn); câu lạc bộ hát Xẩm (xã Yên Thành, huyện Yên Mô); nghệ thuật Trống Nhảy (xã Tân Khẩn, xã Kim Mỹ, huyện Kim Sơn); nghệ thuật Múa trống (xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh); Đội Kèn đồng (xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn)….[134].
Trong 15 năm triển khai thực hiện phong trào, Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên hưởng ứng và triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đến nay đã thu được nhiều kết quả tích cực. Trong đó, việc nâng cao chất lượng công tác xây dựng gia đình văn hóa luôn được đặt lên hàng đầu. Năm 2016, Hà Nội có 86% số hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”. Hệ thống Câu lạc bộ “văn hóa gia đình” ở tất cả các quận, huyện, thị xã được duy trì với nhiều hình thức sinh hoạt phong phú, đa dạng. Nhiều hoạt động tôn vinh các gia đình văn hóa tiêu biểu được chú trọng, đặc biệt trong các ngày kỷ niệm như: ngày Gia đình Việt Nam 28/6; ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3….Phong trào xây dựng “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” cũng là nội dung quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở khu vực ngoại thành Hà Nội. Trong 15 năm triển khai thực hiện, phong trào xây dựng làng văn