Thành Công Của Du Lịch Nông Thôn Vùng Đồng Bằng Sông Hồng


còn thiếu đồng bộ. Điều này tạo ra nhiều rào cản trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và giá trị cảm nhận của du khách.

- Việc liên kết sản phẩm, hình thành các tuyến du lịch chưa thực sự hiệu quả và còn mang tính tự phát

Như đã phân tích ở trên, việc PTDLNT của vùng ĐBSH là khá tự phát, dựa nhiều trên giá trị vốn có của tài nguyên. Mặc dù tài nguyên DLNT của vùng có sự đa dạng cao nhưng mức độ và tần suất trùng lặp cũng khá lớn. Trong khi đó, các địa phương, các điểm đến DLNT lại hầu như không có sự kết nối với nhau trong quá trình quy hoạch, xây dựng và phát triển sản phẩm. Điều này đã làm cho mức độ trùng lặp của các sản phẩm DLNT là khá cao dẫn đến rất khó khăn trong việc hình thành các tuyến du lịch.

3.4.4. Thành công của du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng

- Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, có giá trị cao

Vùng ĐBSH với nền văn minh lúa nước lâu đời đã tạo ra rất nhiều các giá trị văn hóa tiêu biểu có tính đặc trưng. Chính vì vậy, nơi đây sở hữu nhiều di sản văn hóa cả vật thể và phi vật thể trong đó có rất nhiều di sản có tính đặc thù, có giá trị cao hấp dẫn với khách du lịch. Bên cạnh đó, các điều kiện tự nhiên ở đâu cũng đa dạng và có giá trị cao, là điều kiện thuận lợi để xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn. Các số liệu thực tế đã cho thấy, vùng ĐBSH là khu vực thu hút một lượng khách du lịch lớn (cả quốc tế và nội địa) trong đó có khách DLNT.

- Điều kiện kinh tế - xã hội phát triển

Là khu vực có trình độ phát triển kinh tế xã hội tốt nhất của cả nước, vùng ĐBSH có một hệ thống cơ sở hạ tầng khá phát triển và đồng bộ. Nơi đây tập trung nhiều cơ sở đào tạo nói chung, cơ sở đào tạo du lịch nói riêng với chất lượng và trình độ cao của cả nước. Bên cạnh đó sự phát triển kinh tế xã hội của vùng đã làm cho nguồn lực tài chính, công nghệ, chất xám của vùng rất dồi dào, đủ khả năng phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch nông thôn.

- Là trung tâm thu hút và phân phối khách du lịch của miền Bắc và của cả

nước

Do đặc điểm vị trí với Hà Nội là thủ đô của cả nước cùng với hệ thống hạ

tầng (đặc biệt là hệ thống và các đầu mối giao thông) phát triển nhất cả nước, vùng


ĐBSH đã và sẽ luôn là điểm thu hút khách đồng thời là trung tâm phân phối khách của miền Bắc và của cả nước. Điều này giúp cho du lịch nói chung và DLNT nói riêng của vùng luôn có một thị trường rộng mở với sự tăng trưởng ổn định.

- Lượng khách nội vùng lớn

Như đã phân tích ở trên, vùng ĐBSH có điều kiện kinh tế xã hội phát triển nhất cả nước, đồng thời quy mô và mật độ dân số ở đây cũng lớn nhất cả nước. Chính vì vậy, du lịch của ĐBSH có một thị trường khách nội vùng rất lớn và đây chính là nguồn khách vô cùng quan trọng mang tính ổn định và thúc đẩy cho sự PTDLNT của vùng

3.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu

3.5.1. Thị trường du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng

Thị trường khách DLNT của ĐBSH khá đa dạng cả về độ tuổi và nghề nghiệp. Tuy nhiên đoạn thị trường lớn nhất hiện nay của DLNT vẫn là học sinh - sinh viên với độ tuổi còn khá trẻ. Bên cạnh nguyên do nhu cầu thực tế thì lý do chính làm gia tăng nhanh đoạn thị trường này là các chương trình giáo dục thực tế, thăm quan của các cơ sở đào tạo đặc biệt là các cơ sở đào tạo bậc cơ sở tại các thành phố lớn

Nguồn khách của DLNT tuy khá đa dạng nhưng chủ yếu tập trung trong nội vùng và xuất phát từ các thành phố lớn. Khả năng thu hút các dòng khách ở xa, ngoại vùng của DLNT ĐBSH là không cao. Điều này chứng tỏ mức độ đa dạng, hấp dẫn của các sản phẩm , dịch vụ du lịch của vùng chưa thực sự tốt

Mục đích chính của du khách khi tham gia DLNT tại vùng ĐBSH là trải nghiệm các giá trị văn hóa tại địa phương. Tuy nhiên các nhu cầu về vui chơi giải trí, thể thao, nghĩ dưỡng cũng chiếm tỷ trọng đáng kể. Do vậy các các cơ sở kinh doanh DLNT cần đa dạng hóa sản phẩm hướng tới việc đáp ứng các nhu cầu giải trí, nghỉ dưỡng của du khách.

Khách DLNT hiện nay chủ yếu tiếp cận nguồn thông tin qua các kênh truyền miệng và mạng xã hội. Do vậy các cơ sở kinh doanh cần đặc biệt chú trọng tới các kênh này để mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, điều này cũng chứng tỏ khả năng xúc tiến, quảng bá của các cơ sở kinh doanh DLNT tại vùng ĐBSH còn yếu cả về quy mô và chất lượng, thiếu tính kế hoạch và bài bản nên độ phủ chưa cao.


Do thời gian đi DLNT khá ngắn nên khách du lịch chủ yếu chỉ tham gia vào các hoạt động trải nghiệm văn hóa và sử dụng dịch vụ ăn uống, tỷ lệ du khách sử dụng các dịch vụ khác là không cao. Đây là dư địa lớn cho các cơ sở kinh doanh DLNT mở rộng, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ của mình

Do thời gian đi du lịch ngắn, sử dụng ít dịch vụ nên chi tiêu của khách DLNT cũng không cao, bình quân chưa đến 1 triệu đồng/người/ngày. Trong đó trên 55% dành cho các dịch vụ cơ bản là vận chuyển, lưu trú và ăn uống. Với đặc điểm thị trường gần, thời gian di chuyển ngắn thì tỷ lệ này là còn khá cao.

Về tổng thể khách du lịch chỉ đánh giá chất lượng các sản phẩm DLNT ở mức trung bình trong đó dịch vụ vận chuyển và lưu trú được đánh giá cao nhất ở mức cận tốt do tính khác biệt và mới lạ, các dịch vụ khác chỉ được đánh giá ở mức bình thường thậm chí là không tốt.

3.5.2. Các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng

Đa số các cơ sở kinh doanh DLNT vùng ĐBSH tồn tại dưới hình thức hộ gia đình với quy mô nhỏ lẻ. Thời gian kinh doanh của các cơ sở này cũng không dài thường chỉ từ 1 đến 3 năm. Điều này chứng tỏ nguồn cung DLNT cũng mới chỉ phát triển trong những năm gần đây.

Với thời gian phát triển ngắn và chủ yếu kinh doanh dưới hình thức hộ gia đình nên quy mô của các cơ sở kinh doanh DLNT ở vùng ĐBSH còn khá nhỏ so với các loại hình kinh doanh du lịch khác cả về vốn đầu tư, diện tích đến nhân lực và tổ chức hoạt động. Trong các nguồn lực này vốn và nhân lực là vấn đề khá nan giải đối với DLNT khi nguồn nội lực vừa thiếu vừa yếu và khả năng thu hút nguồn lực bên ngoài là hầu như không có.

Do đặc điểm thị trường và tài nguyên nên DLNT vùng ĐBSH có tính thời vụ rất cao. Cầu DLNT tại đây chủ yếu chỉ tập trung vào mùa hè và mùa xuân với mức độ tập trung rất cao vào các ngày cuối tuần. Với đặc điểm tính thời vụ này nên công suất kinh doanh của các cơ sở kinh doanh DLNT cũng rất thấp, bình quân chỉ đạt khoảng 25%.

Với những đặc điểm kinh doanh như ở trên, hệ quả tất yếu là kết quả và hiệu quả kinh doanh của DLNT là không cao, thậm chí là khá thấp và tiềm ẩn nhiều rùi ro. Điều này dẫn đến một vòng lặp đáng quan ngại là hiệu quả thấp dẫn đến khả


năng thu hút nguồn lực thấp làm quy mô, chất lượng kinh doanh thấp và từ đó lại dẫn đến hiệu quả thấp.

3.5.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng

Các công cụ định lượng đã chỉ ra có 5 nhân tố tác động trực tiếp đến sự phát triển của DLNT vùng ĐBSH là Giao thông nội vùng; Nguồn lực của cơ sở kinh doanh; Môi trường điểm đến; Khả năng quản trị và Chính sách hỗ trợ. Trong đó Chính sách hỗ trợ và Nguồn lực của cơ sở kinh doanh có tác động mạnh mẽ nhất. Do vậy để PTDLNT vùng ĐBSH cần tập trung đầu tư cho các nhân tố này đặc biệt là Chính sách hỗ trợ vì đây là nhân tố nền tảng, động lực cho sự gia tăng của 4 nhân tố còn lại.

Các nhân tố tác động đến sự phát triển của DLNT hiện đang rất thấp, ngoài nhân tố môi trường điểm đến được đánh giá ở mức tốt (3,99), nhân tố nguồn lực của cơ sở kinh doanh ở mức trung bình (3,06) thì các nhân tố khác đều chỉ ở mức thấp trong đó đặc biệt thấp là nhân tố giao thông nội vùng (2,47) và chính sách hỗ trợ (2,51).

Tuy các nhân tố tác động đến sự phát triển của DLNT có kết quả không thực sự cao, tuy nhiên các nhận định, đánh giá của các cơ sở kinh doanh về sự PTDLNT vùng ĐBSH lại khá khả quan (3,57). Điều này có nghĩa đa số các cơ sở này tin tưởng vào sự phát triển của DLNT vùng ĐBSH trong tương lai và có xu hướng mở rộng kinh doanh loại hình du lịch này.

Bảng 3.19. Kết quả đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và mức độ, xu hướng phát triển của du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng

TT

Nội dung

Điểm

TB


Giao thông nội vùng

2.47

1

TC.3. Hệ thống biển báo, chỉ dẫn rõ ràng, đầy đủ

2.21

2

TC.4. Chỗ để/đỗ xe rộng rãi, thuận tiện

2.82

3

TC.5. Du khách dễ dàng tìm thấy cơ sở du lịch

2.37


Nguồn lực của cơ sở kinh doanh

3.06

1

NL.1. Cơ sở có đầy đủ vốn để đầu tư và triển khai các hoạt động

2.88

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng - 18


2

NL.3. Cơ sở có đủ nhân lực để phục vụ du khách

3.37

3

NL.4. Kỹ năng, trình độ của người lao động đáp ứng yêu cầu

3.01

4

NL.5. Người lao động được đào tạo thường xuyên

2.64

5

NL.6. Cơ sở có thương hiệu tốt

2.86

6

NL.7. Cơ sở có đủ mặt bằng để triển khai các hoạt động

3.58


Môi trường điểm đến

3.99

1

MT.1. Môi trường tự nhiên của khu vực trong lành, sạch sẽ

3.57

2

MT.2. Cảnh quan tự nhiên đẹp, hấp dẫn

4.21

3

MT.4. Cộng đồng địa phương ủng hộ phát triển du lịch

3.18

4

MT.5. Văn hóa địa phương đa dạng, hấp dẫn khách du lịch

4.57

5

MT.6. An ninh, trật tự tại địa phương đảm bảo cho phát triển du

lịch

4.44


Khả năng quản trị

2.78

1

QT.2. Cơ sở có khả năng hoạch định và triển khai các chiến lươc,

kế hoạch kinh doanh

2.21

2

QT.6. Cơ sở có khả năng chủ động xây dựng sản phẩm mới

2.22

3

QT.7. Cơ sở chủ động xây dựng được kênh phân phối hiệu quả

2.38

4

QT.8. Cơ sở có khả năng liên kết được với các cơ sở, cá nhân

cung cấp dịch vụ có liên quan

3.92

5

QT.9. Cơ sở có khả năng xây dựng, triển khai và quản lý các kế

hoạch tài chính của mình một cách hiệu quả

3.16


Chính sách hỗ trợ

2.51

1

TC.1. Giao thông đến cơ sở du lịch thuận tiện

3.23

2

TC.2. Phương tiện công cộng dễ tiếp cận

1.27

3

NL.2. Cơ sở dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng

2.12

4

NL.8. Cơ sở dễ dàng tiếp cận quỹ đất để mở rộng hoạt động

2.17

5

MT.3. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác ở địa phương tác

động tốt đến du lịch

2.73

6

MT.7. Chính quyền địa phương tạo thuận lợi cho phát triển du

lịch

3.75


7

QT.3. Cơ sở có khả năng xây dựng và quảng bá thương hiệu tốt

2.41

8

QT.4. Cơ sở có khả năng xúc tiến, quảng bá tốt

2.45

9

QT.5. Cơ sở có khả năng chủ động tiếp cận và tìm kiếm thị trường

2.48


Mức độ và xu hướng phát triển

3.57

1

PT.1. Hoạt động kinh doanh du lịch nông thôn của ông/bà đang

phát triển rất tốt

3.81

2

PT.2. Cơ sở của ông/bà sẽ mở rộng các hoạt động kinh doanh du

lịch nông thôn trong thời gian tới

3.32

Nguồn: Tác giả điều tra xử lý và ý kiến chuyên gia


Tiểu kết chương 3

Qua kết quả khảo sát có thể thấy, ĐBSH có đầy đủ các điều kiện và nguồn lực để PTDLNT. Trên thực tế, DLNT ở đây đã bước đầu phát triển với thị trường chính là thị trường nội vùng. Tuy nhiên hệ thống các cơ sở kinh doanh DLNT của vùng còn quá nhỏ bé với nguồn lực hạn chế và hiệu quả kinh doanh không cao; sản phẩm du lịch còn đơn điệu, trùng lắp với chất lượng thấp.

Dưới góc độ cung du lịch có 5 nhân tố tác động đến sự phát triển của DLNT vùng ĐBSH là Giao thông nội vùng; Nguồn lực của cơ sở kinh doanh; Môi trường điểm đến; Khả năng quản trị và Chính sách hỗ trợ. Trong đó chính sách hỗ trợ và nguồn lực là hai nhân tố có tác động mạnh mẽ nhất đến sự phát triển của DLNT ĐBSH.

Kết quả khảo sát, phân tích thực trạng cho thấy, vùng ĐBSH có rất nhiều lợi thế và cơ hội để PTDLNT tuy nhiên quá trình phát triển này đã, đang và sẽ gặp nhiều rào cản cần có sự định hướng rõ ràng cũng như sự hỗ trợ mạnh mẽ của các chính sách vĩ mô.


CHƯƠNG 4. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

4.1. Quan điểm, định hướng phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

4.1.1. Quan điểm phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Xuất phát từ xu hướng phát triển, nhu cầu thị trường cũng như tiềm năng, nguồn lực và hiện trạng, DLNT vùng ĐBSH cần được thực hiện dựa trên hệ thống quan điểm sau đây:

4.1.1.1. Phát triển du lịch nông thôn phải đặt trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội chung của vùng.

DLNT là một loại hình du lịch khá đặc thù khi được xây dựng và phát triển dựa trên nguồn tài nguyên đa dạng trong đó đặc biệt là bối cảnh kinh tế - văn hóa - xã hội của điểm đến và liên quan mật thiết với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, thủy lợi, giao thông, văn hóa… Mặt khác, việc PTDLNT lại có tác động ngược lại với môi trường chung cũng như các ngành, các lĩnh vực có liên quan. Do vậy, việc PTDLNT vùng ĐBSH phải được gắn liền và phụ thuộc điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Nội dung PTDLNT phải được đưa vào trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và của cả vùng trong đó cần tính đến sự tương tác qua lại với ngành, các lĩnh vực có liên quan

4.1.1.2. Phát triển du lịch nông thôn phải gắn kết với các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

Trong giai đoạn 2010 đến nay, vấn đề “tam nông” luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt coi trọng. Để triển khai Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5-8-2008, tại Hội nghị Trung ương 7, khóa X về vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân, hàng loại chính sách đầu tư phát triển “tam nông” và có liên quan đã được Chính phủ triển khai như các chương trình mục tiêu quốc gia (trong đó đặc biệt quan trọng là Chương trình xây dựng nông thôn mới) và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội (như OCOP, giao thông nông thôn, thủy lợi….). Trong giai đoạn tới mặc dù số lượng các chương trình mục tiêu quốc gia bị thu hẹp nhưng vấn đề tam nông vẫn là ưu tiên hàng đầu trong các chính sách của đất nước


DLNT nói chung và DLNT vùng ĐBSH nói riêng là một hợp phần liên quan trực tiếp do vậy không thể tách rời các chủ trương, chính sách phát triển “tam nông”. Chính vì vậy, DLNT vùng ĐBSH phải gắn kết và phát huy những lợi thế chính sách để phát triển một cách hài hòa và bền vững

4.1.1.3. Phát triển du lịch nông thôn đặt trong tổng thể phát triển du lịch chung của vùng

ĐBSH nằm trong Vùng du lịch ĐBSH&DHĐB với nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, khu vực này được xác định là trọng tâm thu hút và phân phối khách du lịch của cả nước với hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng. Là một sản phẩm du lịch kết hợp, DLNT vùng ĐBSH cần khai thác triệt để các lợi thế về tài nguyên, hạ tầng, nhân lực… của du lịch vùng và liên kết với các sản phẩm thế mạnh của vùng tạo thành chuỗi sản phẩm du lịch liên hoàn có sức hấp dẫn, thu hút và điều tiết khách du lịch. Do vậy, việc PTDLNT vùng ĐBSH phải được gắn liền với việc phát triển du lịch chung của vùng, từ việc khai thác tài nguyên, hệ thống cơ sở hạ tầng, nguồn lực đầu tư, nhân lực… đến chia sẻ, phân phối, điều tiết thị trường để hình thành chuỗi giá trị hoàn chỉnh của du lịch

4.1.1.4. Phát triển du lịch nông thôn đảm bảo tính liên kết nội vùng và liên vùng, phát huy thế mạnh của từng địa phương

ĐBSH là tam giác châu thổ được bù đắp phù sa màu mỡ của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình có tài nguyên du lịch rất phong phú, đa dạng. Nền văn hóa lúa nước ở đây đã hình thành và phát triển lâu đời cùng với sự đa dạng, đặc sắc về cảnh quan đã tạo ra những khu vực nông thôn và có sức hấp dẫn rất cao đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy cùng chung nền tảng văn hóa lúa nước nhưng khu vực này lại có địa hình khá đa dạng với núi xen kẽ đồng bằng hoặc thung lũng, thấp và bằng phẳng, dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam đã tạo ra sự đa dạng trong tài nguyên DLNT từ tập quán sinh hoạt, sản xuất đến ẩm thực, các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, tín ngưỡng và cảnh quan… Chính vì vậy, bên cạnh việc đảm bảo tính liên kết thì việc PTDLNT vùng ĐBSH cũng cần hướng đến sự đa dạng hóa dựa trên tài nguyên và các nguồn lực hiện có của từng địa phương, tiểu vùng nhằm giảm sự cạnh tranh nội vùng, đa dạng hóa sản phẩm và thị trường của toàn vùng

Xem tất cả 255 trang.

Ngày đăng: 10/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí