Tác Động Của Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư Đối Với Đời Sống Chính Trị Của Nông Dân

45


kín, các quy trình xử lý khoa học nên hầu như không có mùi hôi đặc trưng trong chăn nuôi. Nhờ đó, đảm bảo vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng tới người dân xung quanh; đồng thời, giúp vật nuôi tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh.

Khi áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp sẽ hạn chế được sự lãng phí về tài nguyên đất, nước do tính ưu việt của các công nghệ này như công nghệ sinh học, công nghệ gen, công nghệ sản xuất phân hữu cơ và tự động hóa sản xuất. Ngoài ra, so với hình thức sản xuất lạc hậu cũ thì nông nghiệp công nghệ cao giúp nông dân giảm tối đa sức lao động nhờ sự cơ giới hóa, tự động hóa của máy móc. Với việc tiết kiệm các chi phí như nước, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, sức lao động sẽ giúp tăng năng suất cho cây trồng vật nuôi, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất nông nghiệp; tạo ra có sản phẩm an toàn thân thiện với môi trường đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Hiện nay, các cường quốc nông nghiệp công nghệ cao trên thế giới như Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản, Ixraen đều ứng dụng phổ biến các công nghệ hiện đại trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó, Mỹ là nước dẫn đầu thế giới về kỹ thuật chuyển đổi gen trong nông nghiệp. Một đất nước đông tới trên 320 triệu dân, nông nghiệp chỉ chiếm 1,1% trong cơ cấu GDP, tỷ lệ lao động nông nghiệp chỉ chiếm 0,7% lực lượng lao động cả nước (2016) nhưng lại là nước xuất khẩu nông sản hàng đầu trên thế giới. Israel là một nước có diện tích nhỏ ở Trung Đông có điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, với hai phần ba diện tích lãnh thổ là sa mạc, còn lại là đồi núi đá trọc, khí hậu nơi đây cực kỳ khô hạn. Hiện nay, Israel là quốc gia có nền nông nghiệp hiện đại bậc nhất thế giới, được mệnh danh là “thung lũng Silicon” của thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp. Quốc gia này đã chuyển từ tình trạng thiếu nước, thiếu lương thực đến tự túc lương thực, thực phẩm, giá trị sản xuất nông nghiệp luôn vượt con số 3,5 tỷ USD/năm, trong đó xuất khẩu chiếm trên 20% [131, tr.71-72]

Ở Việt Nam, một số vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được hình thành ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Hậu Giang, Phú Yên…; bước đầu hình thành một số mô hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại một số địa phương làm tiền đề cho việc phát triển các vùng nông nghiệp công nghệ cao như: mô hình sản xuất rau an toàn, trồng hoa, cây cảnh tại thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng; mô hình sản xuất nấm quy mô trang trại tại Vĩnh Phúc; mô hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa xuất khẩu, mô hình nuôi cá tra sạch tại đồng bằng sông Cửu Long. Hình thành các vùng

46


chuyên canh sản xuất hàng hóa về chăn nuôi bò sữa và sản xuất, chế biến các sản phẩm từ sữa tại Hà Nội, Nghệ An; vùng trồng chè ở Thái Nguyên, Lâm Đồng. Mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã giúp nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, giá trị sản xuất đạt 500 triệu đến 1 tỷ đồng/ha [131, tr.130].

Hai là, nông nghiệp công nghệ cao giúp nông dân chủ động trong sản xuất, giảm sự lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên, tiết kiệm chi phí sản xuất và sức lao động.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 214 trang tài liệu này.

Trong số các công nghệ cao ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, nhà kính, nhà lưới là một trong những công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sử dụng nhà kính, nhà lưới để tạo ra môi trường thuận lợi nhất cho sản xuất nông nghiệp, khắc phục điều kiện bất lợi của môi trường tự nhiên, giúp nông dân chủ động được kế hoạch sản xuất, có thể sản xuất được nhiều vụ trong năm, có khả năng sản xuất cây trồng trái vụ cho thu nhập cao. Bên cạnh đó, công nghệ này cũng góp phần giảm sâu bệnh, giảm tối đa chi phí phòng trừ sâu bệnh, tạo điều kiện tốt để sản xuất nông sản an toàn, nông sản hữu cơ. Do đó, năng suất, chất lượng nông sản sẽ cao hơn so với canh tác ngoài điều kiện tự nhiên. Hiện nay, Hà Lan là quốc gia có diện tích nhà kính lớn nhất thế giới (gần 15000 ha), chiếm 25% tổng diện tích nhà kính thế giới [131, tr.83]. Quốc gia này chỉ có khoảng 2 triệu ha đất nông nghiệp, bình quân diện tích đất canh tác khoảng 0,058 ha/người (thuộc mức thấp nhất của thế giới). Vì thiếu đất canh tác nên sản xuất nông nghiệp trong nhà kính là chủ yếu, sản xuất ngoài trời chỉ chiếm 6% diện tích đất nông nghiệp. Hiện nay, Hà Lan đã trở thành nước xuất khẩu nông sản lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ nếu xét về tổng giá trị sản phẩm. Còn ở Việt Nam, Lâm Đồng là tỉnh có diện tích nhà kính, nhà lưới chiếm tới 99% diện tích cả nước [131, tr.236].

Ngoài công nghệ nhà kính, nhà lưới, việc ứng dụng Internet vạn vật (IoT - Internet of Things) trong nông nghiệp cũng đem lại nhiều lợi ích cho nông dân, bao gồm:

Nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư - 7

i) Hàng tỷ dữ liệu được thu thập bởi hệ thống cảm biến nông nghiệp thông minh (điều kiện thời tiết, chất đất, tốc độ tăng trưởng từng vùng theo mùa vụ, hoặc sức khỏe của đàn gia súc theo thời gian thực); ii) Nông dân có thể chủ động lập kế hoạch phân phối sản phẩm theo mức độ tăng trưởng, tránh bị tiểu thương ép giá với lý do như mất mùa, nông sản kém chất lượng; iii) Năng suất lao động tăng bởi nhiều quy trình tự động hóa như tưới tiêu, bón phân, kiểm soát sâu bệnh…; iv) Giám sát chất lượng sản phẩm ngay từ lúc chưa thu hoạch, giúp nông dân dễ dàng hơn trong việc duy trì các tiêu chuẩn cao hơn về chất lượng cây trồng, vật nuôi; v) Các chất thải trong sản xuất cũng như chi phí xử lý được giảm thiểu bởi đầu ra của chu trình này có thể được sử dụng như đầu vào của một

47


chu trình khác.

Ngoài ra, việc ứng dụng các robot trong nông nghiệp cũng góp phần giải phóng sức lao động của người nông dân. Robot được sử dụng trong tất cả các công đoạn trong sản xuất nông nghiệp từ làm đất, diệt cỏ, gieo trồng, thu hoạch…. Điển hình như ở Mỹ, hoạt động sản xuất nông nghiệp đều được thực hiện bằng máy móc, từ làm đất, gieo trồng, bón phân, tưới tiêu đến gặt hái. Nông dân còn dùng máy bay để phun thuốc trừ sâu, dùng máy điện toán để theo dõi kết quả thu hoạch. Không có gì lạ khi những người nông dân Mỹ lái máy kéo với các ca bin lắp điều hòa nhiệt độ, gắn kèm theo những máy cày, máy xới và máy gặt đắt tiền và vận hành với tốc độ nhanh, hiệu suất cao. Chi phí máy móc chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng chi phí đầu tư vào sản xuất nông nghiệp Mỹ. Còn ở Việt Nam, robot đã được ứng dụng trong các nông trại thông minh. Những chiếc máy bay nông nghiệp làm nhiệm vụ gieo hạt, bón phân và phun thuốc bảo vệ thực vật (Điển hình như chiếc máy bay nông nghiệp PGxp 2020). Xe nông nghiệp không người lái RG150 vừa có thể phun thuốc, tưới phân, chở vật tư nông nghiệp và nông sản; có khả năng tự vận hành với nhiều chế độ; kết cấu vững chắc cho mọi địa hình. Ngoài ra, vô lăng điện tử nông nghiệp sử dụng mạng điều hướng RTK trên đám mây. Nó có khả năng điều khiển hệ thống lái tự động của các loại máy nông nghiệp khác như: máy cày, máy cắt lúa, máy cấy. Trạm giám sát nông nghiệp thông minh có khả năng giám sát tình hình phát triển của cây trồng, vật nuôi; phát hiện các yếu tố bất thường của đất, nước, thời tiết; giám sát tình hình sâu bệnh....

Ba là, CMCN 4.0 góp phần thúc đẩy sự liên kết giữa các chủ thể trong phát triển nông nghiệp mà nông dân là một “mắt xích” quan trọng trong chuỗi liên kết.

Liên kết trong sản xuất nông nghiệp là hình thức hợp tác, liên kết trên cơ sở có hợp đồng ký kết giữa các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp trong các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp thông qua việc cung cấp dịch vụ đầu vào cho sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp [22]. Liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp là hình thức liên kết trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi khép kín từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp [22]. Trong chuỗi liên kết này, sản xuất nông nghiệp là xuất phát điểm, là mắt xích đầu tiên của chuỗi liên kết; chế biến và tiêu thụ là các quá trình kế tiếp tạo nên các giá trị gia tăng của nông sản.

Liên kết trong sản xuất nông nghiệp mang lại cho nông dân nhiều lợi ích kinh tế. Trước hết, nông dân nhận được sự hỗ trợ về vốn, về khoa học - công nghệ, về quy trình, quy chuẩn sản xuất, về thị trường tiêu thụ nông sản; nông dân có điều kiện nâng cao trình

48


độ chuyên môn kỹ thuật thông qua các buổi tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất. Bên cạnh đó, liên kết sản xuất theo chuỗi cho phép kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn và các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với nông sản, từ đó, duy trì được thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh của nông sản trên thị trường. Điều này sẽ góp phần tăng giá trị của nông sản, tăng thu nhập và mức sống của nông dân. Hơn thế nữa, liên kết trong sản xuất nông nghiệp hướng tới chia sẻ đều quyền lợi cũng như rủi ro cho các chủ thể tham gia chuỗi liên kết, từ đó tạo động lực cho sản xuất, bắt buộc các chủ thể phải nỗ lực phát huy tốt nhất khả năng của mình.

Bên cạnh những lợi ích to lớn nêu trên thì việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp cũng đem lại những thách thức không nhỏ đối với nông dân:

i) Phát triển nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao cần nguồn vốn rất lớn để xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, đào tạo nhân lực, tiêu thụ sản phẩm và nhất là nhập thiết bị công nghệ hiện đại. Ước tính, ngoài chi phí vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng, giống, đào tạo người lao động…, để xây dựng được một trang trại chăn nuôi quy mô vừa theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao, cần khoảng 140 đến 150 tỷ đồng; 1 ha nhà kính hoàn chỉnh với hệ thống tưới nước, bón phân có kiểm soát tự động theo công nghệ của Ixraen cần ít nhất từ 10 đến 15 tỷ đồng [122]; sử dụng máy bay flycam để phun thuốc bảo vệ thực vật, hiệu quả rất cao nhưng giá thành lại đắt đỏ, gần 10.000 USD.

ii) Người nông dân muốn tồn tại và phát triển trong bối cảnh CMCN 4.0 cần có một cuộc “cách mạng tư duy và năng lực”. Người nông dân trong thời đại 4.0 không chỉ cần kinh nghiệm sản xuất, sự cần cù, chăm chỉ, chịu khó mà cần phải có sự đổi mới nhận thức, thay đổi tư duy, nâng cao trình độ và năng lực mới có thể trụ vững và phát triển trong bối cảnh CMCN 4.0. Những năng lực quan trọng người nông dân cần có để trong bối cảnh hiện nay là năng lực hợp tác, liên kết trong chuỗi giá trị nông sản; năng lực tính toán về hiệu quả kinh tế; năng lực lên kế hoạch trong sản xuất và tiêu thụ nông sản; năng lực ứng dụng công nghệ thông tin.…Nhìn vào các cường quốc nông nghiệp công nghệ cao trên thế giới, chúng ta thấy trình độ và năng lực của nông dân ở các quốc gia này rất cao. Ví dụ như nông dân Mỹ: họ sử dụng máy móc rất thành thạo, có trình độ hiểu biết cao về nông nghiệp và kinh tế, nhiều người có bằng đại học. Họ chú trọng vào việc cải thiện kỹ thuật trồng trọt, kỹ thuật chăn nuôi gia súc dẫn đến sản lượng nông nghiệp tăng mạnh. Hình ảnh người nông dân Mỹ ngày nay là hình ảnh của người công nhân nông nghiệp.

iii) Phát triển nông nghiệp công nghệ cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề lao

49


động, việc làm của nông dân. Khi tự động hóa thay thế cho con người trong nhiều khâu của quá trình sản xuất, chế biến nông sản thì lao động nông nghiệp sẽ bị dư thừa, tình trạng thất nghiệp của nông dân sẽ gia tăng. Bên cạnh đó, tình trạng bất bình đẳng giữa nông dân công nghệ thấp với nông dân công nghệ cao sẽ diễn ra phổ biến, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Trong bối cảnh CMCN 4.0, đội ngũ nông dân sẽ có sự phân hóa rõ rệt theo xu hướng giảm về số lượng và nâng cao về chất lượng. Trên thế giới hiện nay, ở các cường quốc nông nghiệp công nghệ cao, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp rất nhỏ (Mỹ, Nhật, Hà Lan, Ixrael). Ở Việt Nam hiện nay, lao động hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao. Rõ ràng, khi phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta, khi cơ giới hóa và tự động hóa trong nông nghiệp tăng lên, robot dần thay thế sức lao động của nông dân thì nhu cầu về sức lao động sẽ giảm mạnh. Nếu không có chiến lược chuyển dịch lao động nông nghiệp, nông thôn hợp lý, hiệu quả thì chắc chắn tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm sẽ diễn ra phổ biến.

Tóm lại, việc ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại của cuộc CMCN 4.0 vào sản xuất nông nghiệp là một xu hướng tất yếu nhằm phát huy lợi thế của ngành nông nghiệp, tăng năng suất và chất lượng nông sản, cải thiện và với nâng cao đời sống mọi mặt của nông dân, góp phần đảm bảo an ninh lương thực bền vững. Nếu nông dân không nắm bắt và tận dụng được những cơ hội mà cuộc cách mạng này mang lại thì chắc chắn sẽ bị tụt hậu và bị bỏ lại phía sau.

2.2.1.2. Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với đời sống chính trị của nông dân

Cuộc CMCN 4.0 đã có những tác động tích cực đến đời sống chính trị của nông dân như sau:

Thứ nhất, các ứng dụng công nghệ hiện đại của CMCN 4.0 góp phần tăng cường dân chủ cơ sở nông thôn, nâng cao ý thức chính trị, ý thức pháp luật và trách nhiệm làm chủ của nông dân.

Trong bối cảnh CMCN 4.0, dân chủ đã có thêm những điều kiện mở rộng cả chiều sâu và chiều rộng trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Với những thành tựu công nghệ 4.0, đặc biệt là thành tựu trong phát triển công nghệ thông tin và truyền thông sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo tính dân chủ, minh bạch trong hầu hết các hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. Công nghệ và thiết bị hạ tầng số cho phép việc tương tác hai chiều giữa người dân và chính phủ thuận tiện và hiệu quả hơn. Từ hoạt động xây dựng thể chế, chính sách đến việc thực thi đều tạo điều kiện thuận lợi đảm bảo sự tham gia tích cực của người dân. Trong việc xây dựng thể chế, chính sách, hầu hết các

50


dự thảo văn bản pháp luật đều có thời gian lấy ý kiến góp ý của người dân. Người dân có thể tham gia đóng góp ý kiến, phản biện các dự thảo thể chế, chính sách bằng nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt thông qua mạng internet rất thuận lợi. Trong tổ chức thực thi chính sách, pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước, người dân có thể tham gia giám sát việc thực hiện thông qua cơ chế công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình các hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.

Truyền thông xã hội, mạng xã hội là một “dòng chảy thông tin” trên nền tảng, dịch vụ công nghệ cho phép người dùng tạo ra, chia sẻ, trao đổi, thảo luận và thay đổi các nội dung, thiết lập thành các mạng lưới liên kết và tương tác xã hội. Truyền thông xã hội, nhất là mạng xã hội liên tục được nâng đỡ, hỗ trợ bởi những công nghệ mới, ngày càng tiện ích hơn, trở thành kênh quan trọng, thúc đẩy quá trình giao tiếp và kết nối xã hội. Các thuật toán cho phép các nền tảng truyền thông xã hội thiết lập các cộng đồng hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau (diễn đàn, nhóm, hội công khai, hoặc bí mật...) có thể thu hút từ hàng nghìn lên đến hàng triệu thành viên, không giới hạn về địa lý, thành phần xã hội. Sự tiếp cận đến từng cá nhân người dùng với tốc độ nhanh tạo ra nhiều cơ hội và lợi ích về truyền tải, tiếp nhận, chia sẻ, thông tin, tri thức; phục vụ các nhu cầu đa dạng của cộng đồng như: kết bạn, giải trí, kinh doanh, bày tỏ quan điểm, phản biện xã hội, lan tỏa những điều tốt đẹp…

Trong bối cảnh CMCN 4.0, người dân có thể dễ dàng truy cập thông tin thông qua các Cổng thông tin điện tử các cấp. Thông qua đó, nông dân nắm bắt thông tin chính trị - xã hội địa phương nhanh chóng, kịp thời, chủ động và cập nhật. Trên cơ sở đó, các ý kiến đóng góp xây dựng của người dân sẽ hiệu quả, thiết thực hơn. Ngoài ra, cổng dịch vụ hành chính công trực tuyến tỉnh, thành phố trong vùng là nơi thực hiện chức năng “Một cửa điện tử” cho phép tiếp nhận, xử lý, chuyển trả kết quả cũng như tra cứu về tình trạng xử lý hồ sơ thủ tục hành chính của các cấp chính quyền. Những công nghệ hiện đại của cuộc CMCN 4.0 tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và xử lý thông tin, tích cực, chủ động tìm hiểu và nâng cao ý thức chính trị, ý thức pháp luật của mình.

Thứ hai, các ứng dụng công nghệ hiện đại của CMCN 4.0 góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống chính trị ở nông thôn.

Trong bối cảnh CMCN 4.0, mô hình chính quyền điện tử, chính quyền số sẽ trở nên phổ biến. Chính quyền số bản chất là chính quyền điện tử, nhưng cách triển khai mới nhờ vào sự phát triển của công nghệ số. Chính quyền điện tử đặc trưng bởi “bốn không”: họp không gặp mặt, xử lý văn bản không giấy, giải quyết thủ tục hành chính không tiếp xúc và thanh toán không dùng tiền mặt. Chính quyền số thêm “bốn có” gồm: có hành

51


động an toàn trên môi trường số; có khả năng cung cấp dịch vụ mới nhanh chóng; có khả năng sử dụng nguồn lực tối ưu; có khả năng kiến tạo phát triển. Chính quyền điện tử, chính quyền số là chính quyền ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, cung cấp dịch vụ công nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm hơn cho người dân. Người dân, doanh nghiệp được các cơ quan chính quyền cung cấp thông tin, cung cấp dịch vụ nhanh hơn, thuận tiện hơn bằng việc cung cấp thông tin, dịch vụ trực tuyến. Người dân trở thành trung tâm trong quá trình các cơ quan chính quyền cung cấp thông tin và dịch vụ.

Hiện nay, trên thế giới, một số quốc gia đã rất thành công trong việc xây dựng chính quyền điện tử như Hàn Quốc, Singapore, Nga, Pháp… Trong đó, Hàn Quốc là quốc gia rất thành công trong việc xây dựng Chính phủ điện tử, luôn nằm trong nhóm 10 nước phát triển nhất về Chính phủ điện tử. Đối với người dân, Hàn Quốc chú trọng vào xây dựng một hệ thống thông tin quốc gia tạo thành một cơ sở dữ liệu nền tảng và hình thành thói quen tra cứu thông tin liên quan đến Chính phủ qua mạng. các dịch vụ hành chính công của Chính phủ Hàn Quốc đã được đưa dần lên mạng internet, tập cho người dân thói quen làm việc theo các cơ chế “một cửa” và phong cách làm việc không giấy tờ. Ở Việt Nam, nhiều địa phương đã xây dựng các chương trình, nghị quyết, quyết định về việc xây dựng chính quyền điện tử phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương, điển hình như ở thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế….Các địa phương trong cả nước cũng đã đầu tư một cách đồng bộ các trang thiết bị cơ sở hạ tầng công nghệ và đường truyền đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật cụ thể nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo thống kê, tỷ lệ máy tính trên tổng số cán bộ, công chức đạt 94,58%; tỷ lệ máy tính có kết nối internet đạt 99,24%. Tỷ lệ các địa phương có cổng thông tin điện tử đạt 100%, tỷ lệ có mạng nội bộ (LAN) đạt 100%, tỷ lệ có mạng diện rộng (WAN) đạt 100% [159].

Thứ ba, tác động tích cực đến công tác giữ gìn, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn.

Bảo vệ an ninh nông thôn là một bộ phận quan trọng của công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bao gồm các mặt công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hoạt động xâm hại đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và sự vững mạnh của hệ thống chính trị; bảo vệ tài sản của Nhà nước; tính mạng, tài sản và quyền lợi hợp pháp của Nhân dân, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Hiện

52


nay, ở Việt Nam, một số công nghệ 4.0 đã được ứng dụng hiệu quả trong công tác giữ gìn, bảo vệ an ninh nông thôn như mô hình camera giám sát an ninh; sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền thông tin về an ninh trật tự, an toàn xã hội; nâng cao an toàn thông tin mạng dựa trên các phân tích MITRE ATT&CK; giăng bẫy, chủ động phát hiện đe dọa và phòng thủ với công nghệ Deception; ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo chống lại các hình thức tấn công mạng….

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, cuộc CMCN 4.0 cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với đời sống chính trị của nông dân.

- Thách thức lớn nhất trong kỷ nguyên số đó chính là vấn đề bảo đảm an toàn thông tin, bảo mật thông tin cá nhân trên không gian mạng. Yuval Noah Harari - nhà sử học người Israel, trong tác phẩm nổi tiếng “Lược sử tương lai”, đã cho rằng, internet, mạng xã hội “là một vùng đất tự do và vô luật làm xói mòn chủ quyền quốc gia, phớt lờ các biên giới, phá hủy quyền riêng tư và đem lại mối đe dọa an ninh toàn cầu có thể nói là đáng sợ nhất” [55, tr.445]. Trong thời đại số, với khả năng kết nối vô hạn của hệ thống thông tin toàn cầu, xu hướng tấn công mạng sẽ ngày càng gia tăng, không chỉ dừng lại ở mục đích thu thập thông tin bí mật, mà còn nhằm phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin, thậm chí trở thành những loại vũ khí nguy hiểm, có sức tàn phá nặng nề. Do vậy, trong bối cảnh CMCN 4.0, công tác bảo đảm an toàn thông tin là một bộ phận trọng yếu của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Hiện nay, trên thế giới, số lượng các nhóm tội phạm mạng ngày càng gia tăng, điển hình như các nhóm Mustang Panda, Lazarus, APT1, APT30, HoneyMyte…. Trong đó, nhóm Mustang Panda thường xuyên tấn công mạng các cơ quan thuộc Mông Cổ, Việt Nam, Pakistan, Myanmar, Đức, Mỹ, Singapore. Đặc biệt, chúng cũng lợi dụng các sự kiện thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng như đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, để phát tán mã độc qua hòm thư điện tử. Sau khi đã xâm nhập được vào hệ thống mạng, mã độc sẽ lây lan qua hòm thư điện tử, lấy cắp thông tin gửi về máy chủ tên miền chúng đã đăng ký từ trước. Theo thống kê của hãng bảo mật Kaspersky, trong những năm gần đây, Việt Nam nằm trong số các quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất; đứng thứ 4/10 quốc gia có nguy cơ bị lây nhiễm mã độc qua mạng và 1/10 các quốc gia bị lây nhiễm mã độc từ sử dụng các thiết bị lưu trữ rời (USB, thẻ nhớ ngoài) [81]. Trong 6 tháng đầu năm 2021, Bộ Công an đã phát hiện 2.551 vụ tấn công mạng; 5,4 triệu lượt địa chỉ IP của các cơ quan Nhà nước bị tấn công với 15 biến thể mã độc [138].

Xem tất cả 214 trang.

Ngày đăng: 27/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí