Những Hạn Chế Cơ Bản Và Nguyên Nhân

93


hóa đã có kế quả đáng ghi nhận khi năm 2002 toàn Thành phố có 102/640 (khoảng gần 16%) làng văn hóa thì đến năm 2016 đã có 1.401/2.523 (khoảng 55%) làng văn hóa. Thực hiện theo định hướng cưới “Trang trọng - vui tươi - lành mạnh - tiết kiệm” đã được sự ủng hộ của đại đa số các tầng lớp nhân dân, hạn chế các hiện tượng tiêu cực trong tổ chức lễ cưới. Trong những năm qua quy ước cưới đang từng bước phát huy tác dụng góp phần làm lành mạnh trong tổ chức cưới ở nhiều nơi, đặc biệt là khu vực ngoại thành Hà Nội đã có những tiến bộ rõ rệt. Hầu hết các đám cưới không còn sử dụng thuốc lá, chỉ tiến hành trong một ngày, không tổ chức nhiều ngày kéo theo ăn uống tràn lan… trong khu vực nội thành và trong khối cán bộ, công nhân viên chức sự chuyển biến còn quá chậm. Năm 2015, Thành phố có 46.993/50.592 đám cưới thực hiện theo nếp sống văn hóa (đạt 92.8%). Trong việc tổ chức tang lễ, từ khi có quy ước, quy định việc tổ chức tang lễ hầu hết theo đáp ứng được tinh thần “Trang nghiêm - tiết kiệm - nghĩa tình”, các thôn, làng, tổ dân phố đã thành lập Ban tổ chức tang lễ thống nhất quy trình, nghi thức phù hợp với tinh thần quy ước, hương ước của địa phương, ít tốn kém, thể hiện mối quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong cộng đồng khi khó khăn, hoạn nạn. Tình trạng tổ chức tang lễ rườm rà, kéo dài nhiều ngày, ăn uống tràn lan… được khắc phục. Các hủ tục trong tang lễ (lăn đường, khóc mướn, chơi cờ bạc…) hầu như không còn. Đến nay, hầu hết các quận, huyện, thị xã không những vận động mà còn ban hành các chính sách hỗ trợ tích cực đối với các gia chủ thực hiện hình thức điện táng với tỷ lệ đạt được khá cao. Huyện Đông Anh đã đi đầu trong hoạt động này bằng việc xây dựng, triển khai thực hiện Đề án về thực hiện việc tang văn minh, tiến bộ trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2008-2011 với 04 nội dung và 6 giải pháp: Không làm cỗ bàn mời ăn trong ngày tang, cúng tuần 49 ngày và cải táng; xóa bỏ hủ tục; quy hoạch nghĩa trang; khuyến khích hỏa táng (huyện hỗ trợ 3 triệu đồng/trường hợp). Hiện nay, Hà Nội có 24 thiết chế văn hóa thể thao thuộc quản lý của Thành phố; có 29/30 quận, huyện, thị xã có thiết chế văn hóa thể thao phục vụ các hoạt động chính trị của địa phương và sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân; cấp xã có 105/584 nhà văn hóa cấp xã, phường, thị trấn; 236 thư viện cấp xã, phường. Còn lại có 386 xã đang trong quá trình xây dựng nông thôn mới đã có quy hoạch xây dựng trung tâm văn hóa, thể thao xã...Các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn từng bước đổi mới về phương thức tổ chức và hoạt động, cơ sở vật chất được tăng cường, một số Trung tâm Văn hóa - Thể thao được đầu tư xây dựng, tổ chức hoạt động và khai thác có hiệu quả, phục vụ nhu cầu của người dân. 201/386 xã được

94


cộng nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới trong đó 100% các xã được công nhận có hệ thống nhà văn hóa, khu thể thao thôn cơ bản bảo đảm theo tiêu chí được quy định [82].

- Nông dân vùng ĐBSH đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường nông thôn của vùng. Trong bối cảnh CMCN 4.0, bảo vệ môi trường nông thôn không đơn thuần chỉ là thu gom, xử lý chất thải, cải tạo và phục hồi môi trường, mà còn phải chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp sang nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn, thay đổi hành vi, lối sống của người dân để giảm thiểu tác động đến môi trường và từng bước nâng cao chất lượng môi trường. Nông dân vùng ĐBSH đã tích cực hưởng ứng các cuộc vận động bảo vệ môi trường nông thôn, hướng tới môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp.

Trước hết, các hộ nông dân trong vùng đã tích cực thực hiện các biện pháp hạn chế và giảm thiểu tác động đến môi trường, đặc biệt là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp: hạn chế triệt để sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có hại cho đất và cây trồng, tăng cường sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học; giảm mạnh lượng phân bón vô cơ, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ; thu gom và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng. Nhiều địa phương đã giao cho hội nông dân và các tổ chức chính trị - xã hội hướng dẫn, giám sát và tổ chức thực hiện với nhiều mô hình hiệu quả, tiêu biểu là Chương trình “Cánh đồng không bao gói thuốc bảo vệ thực vật” tại huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình).

Bên cạnh đó, nông dân vùng ĐBSH đã thực hiện các biện pháp để kiểm soát ô nhiễm môi trường, trong đó phải kể đến mô hình thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn; mô hình xử lý nước thải sinh hoạt cụm dân cư nông thôn được triển khai, khắc phục tình trạng xả nước thải bị ô nhiễm vào hệ thống thủy lợi; công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn nông thôn được đẩy mạnh; ô nhiễm môi trường tại các làng nghề từng bước được khắc phục.

Nông dân vùng ĐBSH còn tích cực thực hiện cải thiện và khôi phục chất lượng môi trường đã được triển khai, với việc đẩy mạnh trồng cây xanh dọc các tuyến đường giao thông. Phong trào trồng hoa và các loại cây để tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp; các mô hình nông nghiệp hữu cơ, mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, từ đó, phát huy các điều kiện tự nhiên đặc thù của từng địa phương và giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường. Điển hình là mô hình “con đường bích họa” đã góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn sạch đẹp đường làng, ngõ xóm, không vứt rác bừa bãi (Hà Nội, Ninh Bình); mô hình “đoạn đường nở hoa” biến các tụ điểm rác thải, cỏ dại thành những con đường hoa. Mô hình này xuất hiện ở hầu hết các địa phương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 214 trang tài liệu này.

95


Nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư - 13

vùng ĐBSH, biểu hiện sinh động về diện mạo nông thôn mới ngày càng văn minh, xanh - sạch - đẹp.

Đồng bằng sông Hồng đạt tỷ lệ cao nhất về hai chỉ tiêu trên với 95,2% số xã có tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt và 90,8% số thôn có tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt. Nhiều thôn cũng đã tổ chức thu gom xử lý rác thải sinh hoạt. Tỷ lệ thôn có thu gom rác thải sinh hoạt đạt cao tại ĐBSH với 90,8%. Ô nhiễm của các làng nghề từng bước được khắc phục. Năm 2016, tỷ lệ làng nghề có thu gom nước thải tập trung chiếm 27,6% tổng số làng nghề có nước thải công nghiệp; trong đó tỷ lệ làng nghề có nước thải xử lý tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường chiếm 16,1%.

3.2.1.2. Nguyên nhân của những thành tựu

Về nguyên nhân khách quan:

i) Toàn cầu hóa và cuộc CMCN 4.0 mang lại nhiều cơ hội thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn vùng ĐBSH.

Xu hướng toàn cầu hóa mở ra cho nông dân vùng ĐBSH thị trường tiêu thụ nông sản rộng lớn. Nông sản vùng có điều kiện thuận lợi thâm nhập vào các thị trường nông sản khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, CMCN 4.0 mang lại cho nông dân vùng ĐBSH nhiều lợi ích thiết thực. Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị của nông sản, qua đó nâng cao thu nhập và đời sống mọi mặt cho nông dân trong vùng. Bên cạnh đó, việc nông dân tích cực tham gia chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đã góp phần nâng cao chuỗi giá trị nông sản vùng. Không những thế, trong bối cảnh CMCN 4.0, nông dân vùng ĐBSH phải có cuộc cách mạng trong tư duy và năng lực, phải thay đổi phương thức sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, khắc phục dần tâm lý và tác phong tiểu nông.

ii) Chủ trường, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát huy vai trò chủ thể của nông dân vùng ĐBSH trong bối cảnh CMCN 4.0.

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có các động thái ban đầu trong tiếp cận và thúc đẩy ứng dụng công nghệ 4.0. Điều này được thể hiện ở Chỉ thị số 16/CT-TTg (04/5/2017) về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; trong đó, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho các bộ, ban, ngành và địa phương nghiên cứu các xu hướng công nghệ 4.0 và có các giải pháp, chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ 4.0, tận dụng tối đa các lợi thế và giảm thiểu những tác động tiêu cực đối với Việt Nam. Tiếp đó, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 52-NQ/TW (27/9/2019) về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

96


với mục tiêu tổng quát “Tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hoá đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số, phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái” [13]. Tiếp theo đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg (03/6/2020) phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” xác định nông nghiệp là một trong 8 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số; Quyết định số 2289/QĐ-TTg (31/12/2020) ban hành Chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030. Trên cơ sở đó, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng ĐBSH đã ban hành các Quyết định phê duyệt chương trình chuyển đổi số địa phương: Quyết định số 4098/QĐ-UBND (06/9/2021) phê duyệt chương trình chuyển đổi số thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định 662/QĐ- UBND (2/3/2021) phê duyệt đề cương, nhiệm vụ xây dựng Đề án Chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 3705/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh Hà Nam….

Về chính sách, pháp luật phát triển nông nghiệp công nghệ cao: kể từ khi Luật Công nghệ cao ra đời (13/11/2008), Việt Nam đã có nhiều chính sách, chương trình Quốc gia phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đó là: Quyết định số 1895/QĐ-TTg (17/12/2012) của Thủ tướng Chính phủ về về việc phê duyệt chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020; Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg (25/11/2014) của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển; Quyết định số 738/QĐ- BNN-KHCN (14/3/2017) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định tiêu chí nông nghiệp công nghệ cao và phụ lục danh mục công nghệ cao áp dụng... Các tỉnh thành phố vùng ĐBSH cũng đã ban hành các chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐND (8/7/2015) về việc ban hành một số chính sách thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2016 - 2020; Nghị quyết số 10/2018/NQ-HĐND (05/12/2018) về một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu

97


thụ sản phẩm nông nghiệp; xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội. Hội động nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết số 194/2019/NQ-HĐND (30/7/2019) về việc ban hành chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh,....

Về tích tụ, tập trung đất nông nghiệp: những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về tích tụ, tập trung đất nông nghiệp. Trong đó, Luật Đất đai năm 2013 được coi là chìa khóa pháp lý quan trọng để thực hiện tích tụ, tập trung ruộng đất để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn.

Về chính sách tín dụng hỗ trợ vốn cho nông dân, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ-CP (09/6/2015) về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó có một số quy định quan trọng như: các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tham gia chuỗi liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, được ngân hàng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa từ 70% - 80% giá trị của dự án liên kết theo chuỗi giá trị; trường hợp các doanh nghiệp đầu mối liên kết hoặc ứng dụng công nghệ cao gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan được xem xét khoanh nợ, xóa nợ.

Về thực hiện dân chủ cơ sở: Ủy ban Thường vụ Quốc hội (khóa XI) đã ban hành Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 (20/4/2007) về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Sau thời gian triển khai thi hành, Pháp lệnh đã tạo cơ sở pháp lý bảo đảm quyền dân chủ và phát huy dân chủ trong nhân dân; đảm bảo sự phối hợp giữa chính quyền với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội được chủ động và thường xuyên hơn; mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền với nhân dân ngày được gắn kết chặt chẽ hơn, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế

- xã hội tại địa phương cơ sở.

iii) Vai trò của hệ thống chính trị các cấp ở nông thôn vùng ĐBSH

- Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng nông thôn vùng ĐBSH.

Về nội dung, các cấp ủy đảng lãnh đạo xây dựng quy hoạch nông thôn mới phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội từng địa phương; tổ chức, xây dựng và huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn, phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương trong xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn; phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, an sinh xã hội, nước sạch, bảo vệ môi trường sinh thái ở nông thôn; xây dựng hệ thống chính trị cơ sở nông thôn vững mạnh, giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự, an

98


toàn xã hội ở nông thôn.

Về phương thức, các cấp ủy đảng lãnh đạo bằng chủ trương, nghị quyết, phương hướng, mục tiêu, giải pháp, chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới của các tỉnh; bằng công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục của tổ chức đảng và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị; thông qua hệ thống tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên; thông qua Ban chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới và các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp trong tỉnh, nhất là thông qua chính quyền; thông qua xây dựng các mô hình thí điểm, các điển hình nông thôn mới, sơ kết, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến; thông qua công tác kiểm tra, giám sát.

- Vai trò của chính quyền các cấp vùng ĐBSH

Chính quyền điện tử các cấp nông thôn vùng ĐBSH bước đầu được hình thành. Cổng thông tin điện tử các cấp, cổng dịch vụ công trực tuyến đã giúp cho người dân tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng tính công khai, minh bạch, giảm hiện tượng tiêu cực trong dịch vụ công. Ở Hà Nam, 100% các xã, phường, thị trấn đã được đầu tư lắp đặt, đưa vào sử dụng hệ thống camera giám sát tại phòng tiếp dân và bộ phận tiếp nhận, trả kết quả. Sử dụng hệ thống camera này cho phép cơ quan thanh tra theo dõi, giám sát chặt chẽ hơn việc tiếp công dân của đội ngũ cán bộ công chức cơ sở; đồng thời giúp đội ngũ này tự giác chấp hành, nâng cao ý thức kỷ luật, kỷ cương hành chính và hiệu quả công tác. Những hình ảnh, bản ghi thu được qua hệ thống cũng là chứng cứ để ủy ban nhân dân huyện thực hiện chấm điểm công tác cải cách hành chính của các xã, phường, thị trấn [112].

Các tỉnh, thành phố vùng ĐBSH đã tích cực cải cách hành chính mang lại sự hài lòng cho người dân, các tổ chức và doanh nghiệp. Theo kết quả xếp hạng chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2020, các tỉnh, thành phố vùng ĐBSH đều đạt trên 80%. Trong đó, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục là địa phương xếp vị trí thứ nhất bảng xếp hạng 63 tỉnh, thành phố cả nước (đạt 91.04%), thành phố Hải Phòng đứng ở vị trí thứ 2 (đạt 90.51%). Đây là năm thứ 4 liên tiếp Quảng Ninh duy trì vị trí quán quân về Chỉ số cải cách hành chính của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo kết quả xếp hạng Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS 2020) năm 2020, các tỉnh, thành phố thuộc vùng ĐBSH có mức hài lòng trung bình cao nhất cả nước, với giá trị 89,27%. Trong đó, Quảng Ninh (95,76%), Hải Phòng (93,57%), Hải Dương (92,2%), Hưng Yên (91,66%), Vĩnh Phúc (90,53%) thuộc nhóm cao nhất cả nước.

Về nguyên nhân chủ quan:

99


Trong bối cảnh mới, một bộ phận nông dân trong vùng đã tích cực, chủ động vươn lên thích ứng và nắm bắt cơ hội thuận lợi mà CMCN 4.0 mang lại. Họ đã nhận thức được xu hướng phát triển tất yếu của nông nghiệp công nghệ cao, yêu cầu phải nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực sản xuất theo quy trình, quy chuẩn, năng lực liên kết trong chuỗi giá trị nông sản công nghệ cao....Họ đã tích cực học hỏi và mạnh dạn đầu tư, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Nhiều “triệu phú, tỷ phú nông dân” đã xuất hiện cùng với những mô hình nông nghiệp công nghệ cao thành công, đem lại hiệu quả kinh tế cao, có sức lan tỏa mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, vai trò của Hội Nông dân các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội được phát huy trong bối cảnh mới. Hội Nông dân là một tổ chức chính trị - xã hội với vai trò chăm lo lợi ích cho người nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời gian qua, các cấp Hội Nông dân vùng ĐBSH luôn tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Những phong trào thi đua lớn của Hội phát động đã thu hút đông đảo hội viên nông dân tham gia tích cực, hiệu quả, bao gồm: phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và bảo vệ môi trường; phong trào nông dân thi đua tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Bên cạnh đó, các hợp tác xã nông nghiệp của vùng đóng vai trò chủ đạo trong cung ứng vật tư nông nghiệp, bao tiêu và tiếp thị sản phẩm, hỗ trợ nông dân yên tâm sản xuất, tăng thu nhập trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt. Đồng thời, hợp tác xã cũng đóng vai trò quan trọng trong tổ chức sản xuất nông nghiệp. Những năm gần đây, hoạt động hiệu quả của mô hình hợp tác xã nông nghiệp, đã góp phần thực hiện tốt tiêu chí đổi mới hình thức tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới ở từng địa phương. Đặc biệt, mô hình hợp tác xã nông nghiệp đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc định hướng, hỗ trợ và nâng cao hiệu quả kinh tế cho những sản phẩm nông nghiệp của người dân. Hợp tác xã nông nghiệp giúp những người lao động, những người sản xuất nhỏ tự nguyện tập hợp nhau lại trong một tổ chức kinh tế chung để giải quyết có hiệu quả hơn những vấn đề sản xuất, kinh doanh và đời sống của họ, đủ sức cạnh tranh và chống lại sự chèn ép của các doanh nghiệp và tập đoàn kinh tế lớn. Đây cũng là phương thức để bảo đảm lợi ích và xây dựng vị thế của họ trong điều kiện của kinh tế thị trường và hội nhập. Hợp tác xã

100


nông nghiệp còn là cầu nối giữa nông dân với doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, đối với người dân tham gia mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới, tính liên kết sẽ bền vững hơn. Nếu như trước đây, việc liên kết thu mua sản phẩm nông nghiệp, doanh nghiệp phải ký hợp đồng với từng hộ dân, việc ký hợp đồng với cả ngàn nông hộ nhỏ lẻ gặp nhiều khó khăn, mất thời gian cho công tác quản lý. Còn khi tham gia vào hợp tác xã, nông dân được hướng dẫn tổ chức sản xuất, cung ứng vật tư đầu vào, thực hiện các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và ký hợp đồng tiêu thụ.

3.2.2. Những hạn chế cơ bản và nguyên nhân

3.2.2.1. Những hạn chế cơ bản

Bên cạnh những thành tựu nêu trên, việc phát huy vai trò chủ thể của nông dân vùng ĐBSH trong bối cảnh CMCN 4.0 còn tồn tại những hạn chế cơ bản sau:

Thứ nhất, hạn chế trong việc phát huy vai trò chủ thể của nông dân ĐBHS trong tham gia phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

- Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp của nông dân trong vùng còn hạn chế. Đa số nông dân trong vùng vẫn sản xuất theo phương thức truyền thống, chưa tự tin, mạnh dạn đầu tư và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Trong số ít các nông hộ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của vùng thì họ chủ yếu ứng dụng công nghệ ở một vài khâu như tưới tiết kiệm theo công nghệ tưới nhỏ giọt, tưới phun sương, canh tác cây trồng trong nhà màng, nhà lưới....; còn khâu thu hoạch, bảo quản, chế biến vẫn áp dụng công nghệ thủ công, công nghệ lạc hậu nên năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của nông sản vùng còn thấp.

Bên cạnh đó, đa số nông dân trong vùng còn thờ ơ với sản xuất theo quy trình, quy chuẩn canh tác tiên tiến như quy trình sản xuất và quản lý chất lượng nông sản theo tiêu chuẩn VietGap, quy trình quản lý dịch bệnh trên cây trồng, công nghệ thông tin, tự động hóa, công nghệ sinh học….Điển hình như ở Hà Nội, sau gần 20 năm nỗ lực xây dựng vùng rau an toàn (RAT), trong hơn 5100 ha đủ điều kiện chứng nhận an toàn thực phẩm mới chỉ có 352 ha rau canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP và trên 40 ha rau hữu cơ. Như ở hợp tác xã RAT Lĩnh Lam (quận Hoàng Mai) hiện có 100 ha rau màu các loại, trong đó có 15,5 ha đạt chứng nhận VietGAP. Để hình thành được 15,5 ha RAT theo tiêu chuẩn VietGAP là sự nỗ lực rất lớn của hợp tác xã, với sự tham gia của 1000 hộ dân chia thành 14 nhóm hộ để tập huấn, quản lý kỹ thuật. Nhưng sau một thời gian ngắn, số hộ tham gia VietGAP giảm xuống chỉ còn hơn 100. Lý do là các hộ dân ngại đi họp, không quen ghi chép “nhật ký đồng ruộng”, sản xuất vất vả, kỳ công nhưng đầu ra rất khó khăn, giá bán không cao hơn các nông sản đại trà khác cộng với

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/05/2022