Tiếp Tục Đổi Mới, Cơ Cấu Lại Doanh Nghiệp Nhà Nước Để Thật Sự Cạnh Tranh Bình Đẳng Trong Nền Kinh Tế Thị Trường


nghiệp bên cạnh chức năng kinh doanh, sản xuất còn là công cụ của Nhà nước để thực hiện các các chính sách xã hội; do đó, đây cũng là một yếu tố để các DN tính đúng, tính đủ yếu “tố đầu” hình thành nên giá cả hàng hóa, dịch vụ, làm cho giá cả biểu hiện trên cơ chế thị trường một cách công khai, minh bạch.

Thứ hai, “Hoàn thiện pháp luật về phí, lệ phí; rà soát, chuyển đổi chính sách phí, lệ phí đối với một số dịch vụ công sang áp dụng chế độ giá dịch vụ” [39, tr.109] và “Mở rộng cơ chế đấu thầu, đấu giá, thẩm định giá” [39, tr.109]. Khi áp dụng chế độ giá dịch vụ đối với một số loại phí, lệ phí sẽ đảm bảo sự tham gia của các thành phần kinh tế khác vào cung ứng các dịch vụ này, tính cạnh tranh của các DN được đảm bảo. Do đó, giá cả của hàng hóa sẽ nhất định được thực hiện theo cơ chế thị trường.

Quan điểm trên đây khẳng định là dứt khoát thực hiện giá cả theo cơ chế thị trường. Trong đó, đảm bảo tính đúng, tính đủ, công khai và minh bạch giá cả hàng hóa của dịch vụ công ích đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường trong nền KTTT định hướng XHCN.

3.2.4. Tiếp tục đổi mới, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước để thật sự cạnh tranh bình đẳng trong nền kinh tế thị trường

Nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, đồng thời phát huy hơn nữa vai trò chủ đạo của KTNN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (1-2011) đã chỉ ra hoạt động của một số Tập đoàn kinh tế nhà nước làm ăn thua lỗ, gây bức xúc xã hội. Do vậy, Đảng nhấn mạnh yêu cầu đổi mới hoạt động của các tập đoàn KTNN “tập trung vào một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Từng bước xây dựng các doanh nghiệp mang tầm khu vực và toàn cầu” [37, tr.208]. Trong hoạt động của mình, các DNNN phải “xác định đúng đắn, cụ thể hơn quyền hạn, trách nhiệm của hội đồng quản trị và giám đốc doanh nghiệp đối với vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp” [35, tr.208].

Có thể thấy, các giải pháp đã tập trung vào đổi mới mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, nhất là các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty; sớm hoàn thiện thể chế quản lý hoạt động của các tập đoàn, các tổng công ty nhà nước để xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh, đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối.


Đối với các đơn vị dịch vụ công, phải đưa các hoạt động “phù hợp với KTTT định hướng XHCN” [37, tr.208]. Do đó, các đơn vị này có quyền chủ động và được khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để tham gia thị trường, cung cấp các dịch vụ công cho xã hội, đặc biệt là dịch vụ giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, y tế,...

Tiếp tục chủ trương cơ cấu lại các DNNN, HNTƯ sáu khóa XI đã thông qua Đề án “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước” (10-2012). Xuất phát từ thực tiễn, Đảng thể hiện quyết tâm cao trong việc sắp xếp các DNNN: “Kết thúc việc thực hiện chủ trương thí điểm tập đoàn kinh tế nhà nước; xem xét chuyển một số tập đoàn kinh tế nhà nước thành tổng công ty” [166]. Các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước lớn phải được cơ cấu lại; được kiểm toán hằng năm; tăng cường vai trò và sự giám sát, kiểm tra của đại diện chủ sở hữu nhà nước, nhất là trong việc phê duyệt điều lệ, quyết định chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh, quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Tiếp tục phát triển nhận thức này, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (1-2016) đã đề ra nhiệm vụ: “cơ cấu lại DNNN với trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước” [39, tr.89], tiếp tục lấy đổi mới thể chế KTTT định hướng XHCN là khâu đột phá để giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.

Thực hiện cơ cấu lại DNNN, Nhà nước sẵn sàng “cổ phần hóa, bán vốn tại những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm hoặc không cần giữ cổ phần chi phối, kể cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả” [39, tr.106], nhưng lưu ý đến việc định giá các tài sản như đất đai, tài sản hữu hình và tài sản vô hình (tài sản trí tuệ, thương hiệu,...) cần phải được định giá theo nguyên tắc thị trường, tránh làm thất thoát tài sản Nhà nước.

Đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2016 - 13

Với chủ trương “xã hội hóa lĩnh vực dịch vụ công, thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực này” [39, tr.107], khu vực dịch vụ công ích được đổi mới, cơ cấu lại. Từng bước đưa hình thức Nhà nước đặt hàng DN thực hiện các nhiệm vụ công ích trở thành xu thế chủ yếu trong mối quan hệ Nhà nước – DNNN. Do đó, các DNNN cần “Phân định rõ hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường với thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao về đảm bảo hàng hóa, dịch vụ cần thiết, công ích, quốc phòng, an ninh bằng hình thức Nhà nước đặt hàng” [39, tr.291].


Như vậy, đổi mới, sắp xếp lại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trở thành trọng tâm của tái cơ cấu DNNN, trên cơ sở đó tìm ra một phương thức quản trị tốt, đổi mới phương thức hoạt động, m vừa thực hiện được các nhiệm vụ Nhà nước giao, vừa trở thành một chủ thể thật sự đủ quyền kinh doanh bình đẳng trên thị trường.

3.2.5. Nâng cao vai trò kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng trong nền kinh tế thị trường

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (1-2011) đề ra ba khâu đột phá chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội đất nước, trong đó khâu đầu tiên là “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [37, tr.106], mà “trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính” [37, tr.106]. Đây là lần đầu tiên Đảng công nhận “KTTN trở thành một trong những động lực của nền kinh tế” [37, tr.209]

Để KTTN có nhiều điều kiện phát triển hơn, Đảng khuyến khích, “tạo điều kiện hình thành một số tập đoàn KTTN và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn KTNN” [37, tr.209]. Điều này thể hiện tư tưởng Đảng không coi các tập đoàn KTTN lớn mạnh là mối đe dọa đến các tập đoàn KTTN, đồng thời cũng không cho rằng sự phát triển lớn mạnh đó sẽ làm chệch hướng phát triển XHCN của Việt Nam. Bên cạnh các DN tư nhân lớn, cần chú trọng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các DNVVN, hộ kinh doanh, chủ trang trại,..để đáp ứng yêu cầu phát triển KTTT, hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong thành phần KTTN có nhiều loại hình DN khác nhau, cần “khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp với hình thức sở hữu hỗn hợp như: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên, công ty hợp danh, hợp tác xã cổ phần” [37, tr.209-210].

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (1-2016) đã đánh giá thành tựu trong phát triển KTTN, đồng thời để khuyến khích KTTN phát triển hơn, Đảng đã nâng nhận thức của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI lên một cấp độ phát triển nmới khi xem “ KTTN là một động lực quan trọng của nền kinh tế” [39, tr.108], nó không chỉ là động lực mà trở thành một động lực “quan trọng”. Quan điểm này không chỉ xác nhận vai trò mới của KTTN mà còn mở ra những cơ hội mới để KTTN phát triển mạnh mẽ hơn, thật sự trở thành chủ thể quan trọng bậc nhất cho phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.


Để KTTN thực sự là động lực quan trọng của nền kinh tế, phải “khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế” [39, tr.108]. Đây là bước tiến lớn về tư tưởng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Thậm chí trong lĩnh vực cung ứng các dịch vụ công, cần khuyến khích tư nhân tham gia : “khuyến khích doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ công, nhất là các hình thức hợp tác công – tư” [39, tr.277]. KTTN được khuyến khích đầu tư vào kết cấu hạ tầng: “Hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng bằng nhiều hình thức, nhất là hợp tác công - tư (PPP) phù hợp với thông lệ quốc tế” [37, tr.295].

Điểm mới trong chủ trương phát triển KTTN tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (1-2016) là quan điểm hỗ trợ về nghiên cứu khoa học, coi đây là đòn bẩy để KTTN bứt phá: “Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin” [39, tr.292]. Phải trên cơ sở chú trọng đầu tư vào khoa học, công nghệ các DN mới có thể trụ vững và phát triển bền vững trong thời đại kinh tế số.

Các DN thuộc KTTN cũng được tạo mọi điều kiện thuận lợi trong “tiếp cận bình đẳng mọi cơ hội, các nguồn lực, nhất là về vốn, đất đai, tài nguyên” [39, tr.292]. Điều này thể hiện quan điểm không thiên vị, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Chủ trương phát triển KTTN là nhất quán trong đường lối phát triển nền KTTT định hướng XHCN của Đảng. Vai trò của KTTN ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, KTTN hợp tác, liên kết với KTNN để cùng tạo nên nền tảng vững chắc cho kinh tế đất nước. Chủ trương hỗ trợ phát triển của Đảng đối với KTTN ngày càng rõ ràng, hiệu quả đặc biệt về thể chế, cơ chế chính sách.

3.2.6. Chuyển đổi mô hình thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Mô hình thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trước đây hướng nhiều vào phân phối kết quả sản xuất theo lao động, nhưng càng áp dụng cơ chế thị trường càng đòi hỏi phải định hình một mô hình phù hợp hơn. Tiến bộ, công bằng xã hội từ sau Đại hội XI của Đảng được tiếp cận ở nhiều chiều cạnh: công bằng trong cơ hội tiếp cận các nguồn lực dựa trên cơ sở tôn trọng các quy luật của KTTT, chống đặc quyền, đặc lợi; công bằng trong phân phối kết quả sản xuất nhờ mở mang phúc lợi xã hội,


bảo đảm cho mọi người dân đều có quyền tiếp cận các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu (giáo dục, y tế, thông tin, nước sạch, nhà ở...); công bằng xã hội thể hiện trong được đảm bảo an sinh xã hội, luôn duy trì thu nhập tối thiểu, mức sống tối thiểu khi gặp phải rủi ro (tai nạn, mất sức lao đông, thất nghiệp, ốm đau, chịu tác đông của thiên tai). Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (1-2011) tiếp tục đề ra một số chủ trương và giải pháp nhằm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và chính sách phát triển:

Thứ nhất, “tập trung giải quyết tốt chính sách lao động, việc làm và thu nhập” [37, tr.227]. Phải có biện pháp cụ thể giải quyết việc làm cho người lao động; tạo điều kiện giải quyết ngày càng nhiều việc làm, đặc biệt là cho nông dân; hoàn thiện pháp luật về dạy nghề.

Thứ hai, “đảo đảm an sinh xã hội” [37, tr.227] với chủ trương xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa tầng, linh hoạt, hỗ trợ lẫn nhau, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau. Hệ thống an sinh đó bảo đảm duy trì thu nhập tối thiểu, phòng ngừa rủi ro, chia xẻ lẫn nhau...

Thứ ba, “nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân và công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em” [37, tr.230]. Chú ý nhiều hơn công tác y tế dự phòng và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao năng lực của bệnh viện tuyến huyện và tuyến tỉnh, hiện đại hoá một số bệnh viện đầu ngành.

Thứ tư, “đấu tranh phòng, chống có hiệu quả tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông” [37, tr.232]. Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, giáo dục cộng đồng, đề cao vai trò giáo dục của gia đình đối với thanh, thiếu niên về tác hại của ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác. Huy động cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành triển khai tích cực, đồng bộ các giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông.

Trước những tác động bất lợi của khủng hoảng kinh tế thế giới và những diễn biến bất thường của thiên tai, dịch bệnh, những chủ trương, chính sách đảm bảo an sinh xã hội tiếp tục được Đảng quan tâm. Ngày 01-6-2012, HNTƯ năm khóa XI đã ra Nghị quyết về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012- 2020”. Nghị quyết đã chỉ ra mục tiêu tổng quát:

“Tiếp tục cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người có công,

phấn đấu đến năm 2015 cơ bản đảm bảo gia đình người có công có


mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn. Đến năm 2020, cơ bản đảm bảo an sinh xã hội toàn dân, đảm bảo mức sống tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin” [87, tr.1379]

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (1-2016) nêu quan điểm: “Gắn kết chặt chẽ chính sách kinh tế với chính sách xã hội, phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân” [39, tr.135] với một số chủ trương và giải pháp lớn:

Thứ nhất, “tiếp tục hoàn thiện chính sách an sinh xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội” [39, tr.138]. Chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh xã hội của công dân. “Đổi mới chính sách giảm nghèo theo hướng tập trung, hiệu quả và tiếp cận phương pháp đo lường nghèo đa chiều nhằm bảo đảm an sinh xã hội cơ bản và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản” [39, tr.137]. Chuyển từ giảm nghèo đơn chiều sang giảm nghèo đa chiều là cách tiếp cận theo tư duy mới, nhìn nhận nghèo không chỉ ở tiêu chí thu nhập, mà cả tiêu chí phi thu nhập.

Thứ hai, đảm bảo công bằng, giảm chênh lệch trong thụ hưởng các dịch vụ y tế, đảm bảo cơ hội bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân giữa các địa bàn, các nhóm đối tượng. Nhà nước nên quan tâm đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất, nhân lực, cho vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển và hải đảo nhằm bảo đảm cơ hội tiếp cận bình đẳng về chăm sóc sức khoẻ cho người dân.

3.2.7. Tăng cường độ tương thích với chuẩn mực, thông lệ quốc tế của nền kinh tế thị trường trong nước

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (1-2011) xác định “phát triển lực lượng doanh nghiệp trong nước với nhiều thương hiệu mạnh, có sức cạnh tranh cao” [37, tr.102]. Những DN này sẽ từng bước làm chủ thị trường trong nước, mở rộng thị trường ngoài nước, góp phần bảo đảm độc lập, tự chủ của nền kinh tế. Đồng thời,các DN cần “chủ động thích ứng với những thay đổi của tình hình, đảm bảo hiệu quả và lợi ích quốc gia” [37, tr.102].

Ngày 10-4-2013, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 22-NQ/TW về Hội nhập quốc tế. Nghị quyết đã khẳng định: “Hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong


các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế” [158]. Để hội nhập kinh tế quốc tế có bước phát triển mới, Đảng thể hiện quyết tâm “đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu đầu tư công, khuyến khích các hoạt động đầu tư tư nhân và các hoạt động hợp tác công – tư” [158]. Đồng thời, Việt Nam cũng cần đẩy mạnh việc tham gia vào các thể chế thương mại – tài chính

– tiền tệ khu vực và toàn cầu, xây dựng và triển khai chiến lược hội nhập trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ phù hợp với yêu cầu và trình độ phát triển của đất nước. Nghị quyết của Đảng đã thể hiện bước phát triển mới trên con đường nhận thức của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (1-2016) chủ trương tiếp tục nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế với việc: “Tiếp tục nghiên cứu, đàm phán, ký kết, chuẩn bị kỹ các điều kiện thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tham gia các điều ước quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư” [39, tr.111]. Việt Nam tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã nói lên rằng “yếu tố thị trường” ngày càng hiện hữu và phát triển mạnh trong nền kinh tế. Đại hội cũng nhấn mạnh: “Kết hợp hiệu quả ngoại lực và nội lực, gắn hội nhập kinh tế quốc tế với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm thực thi có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết” [39, tr.111]. Bên cạnh đó cần tiếp tục: “Hoàn thiện thể chế để tận dụng cơ hội và phòng ngừa, giảm thiểu các thách thức do tranh chấp quốc tế, nhất là tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế. Hoàn thiện pháp luật về tương trợ tư pháp phù hợp với pháp luật quốc tế” [39, tr.111]

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (1-2016) đã thể hiện chủ trương hội nhập kinh tế mạnh mẽ, toàn diện của Việt Nam đối với nền kinh tế thế giới. Việt Nam đã sẵn sàng thay đổi các hệ thống pháp luật để tương thích với các nguyên tắc, chuẩn mực chung của nền kinh tế thế giới; tích cực đàm phán các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Những hiệp định này sẽ có nhiều điều khoản ràng buộc các nước thành viên, không chỉ về vấn đề kinh tế mà cả những vấn đề liên quan đến lao động, xã hội. Điều này sẽ thúc đẩy nền KTTT Việt Nam chuyển dần sang nền KTTT đầy đủ, hiện đại, hoàn thiện các yếu tố của một nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam.


Để tiếp tục đẩy mạnh hiệu quả công tác hội nhập kinh tế quốc tế. Ngày 5-11- 2016, Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị-xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Các nhóm giải pháp được xác định nhằm thực hiện thành công hội nhập kinh tế quốc tế: Tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân về hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng và hội nhập quốc tế nói chung; nâng cao và phát huy hiệu quả uy tín và vị thế quốc tế; bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc; giải quyết tốt các vấn đề xã hội; giải quyết tốt các vấn đề môi trường; đổi mới tổ chức, hoạt động của tổ chức công đoàn và quản lý tốt sự ra đời, hoạt động của các tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

Có thể nói, hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục diễn ra sâu, rộng mà trọng tâm là sẵn sàng tham gia các FTA thế hệ mới, đảm bảo tính tự chủ của nền kinh tế trong quá trình toàn cầu hóa.

3.2.8. Đổi mới quản lý nhà nước phù hợp với cơ chế thị trường, thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế

Đại hội đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (1-2011) đã yêu cầu việc đổi mới, nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước “phù hợp với yêu cầu phát triển KTTT định hướng XHCN, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới” [37, tr.214]. Vai trò quản lý của Nhà nước phải dựa “trên cơ sở tôn trọng và vận dụng đầy đủ, đúng đắn các quy luật và cơ chế vận hành của KTTT” [37, tr.214-215]. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng phát huy vai trò chủ động bằng biện pháp tăng cường công tác giám sát, nhất là giám sát thị trường tài chính, bất động sản, để chủ động điều tiết, giảm các tác động tiêu cực của thị trường, không phó mặc cho thị trường hoặc can thiệp làm sai lệch các quan hệ thị trường.

Nhà nước tập trung duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng phát triển, tạo điều kiện để nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững; hoàn thiện thể chế kinh tế. Đồng thời, Nhà nước cần phân định rõ hơn chức năng quản lý kinh tế của mình và chức năng của các tổ chức kinh doanh vốn và tài sản nhà nước.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (1-2016) tiếp tục nhấn mạnh đến vai trò của Nhà nước trong quản lý kinh tế: “Nhà nước đóng vai trò…tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 20/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí