Chấp Nhận Đề Nghị Ký Kết Hợp Đồng Nhập Khẩu


1.3.3.1. Đề nghị ký kết hợp đồng nhập khẩu

Đề nghị ký kết HĐNK là việc thể hiện rõ ý định ký kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị ký kết với bên đã được xác định. Trường hợp đề nghị ký kết HĐNK có nêu rõ thời hạn trả lời mà bên đề nghị lại ký kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì bên đề nghị phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị nếu có thiệt hại phát sinh.Thời điểm đề nghị ký kết hợp đồng có hiệu lực được xác định Thời điểm do bên đề nghị ký kết ấn định căn cứ theo Điều 388 BLDS 2015 quy định‘‘Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác’’10. Điều này có thể thêm ý được bổ sung so với BLDS 2005 đó là chế định loai trừ nếu luật có liên quan có quy định khác, thể hiện sự ưu tiên đối với luật ngành đồng thời tránh được sự mâu thuẫn giữa các luật khác nhau và phù hợp với thực tiễn áp dụng ở nước ta, Trường hợp bên đề nghị ký kết không ấn định thì thời điểm đề nghị ký kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị ký kết hợp đồng nhận được đề nghị đó.

Theo Điều 386 BLDS 2015 thì ‘‘Đề nghị ký kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định ký kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị)’’11. Có thể thấy đề nghị ký kết HĐNK là sự thể hiện ý chí của một bên về ý định ký kết hợp đồng với bên đã được xác định cụ thể. So với quy định của BLDS 2005 thì BLDS 2015 đã mở rộng và rõ hơn về bên được ký kết hợp đồng, điều này phù hợp với thực tiễn hoạt động nhập khẩu ở nước ta hiện nay.


Về nội dung và phương thức ký kết hợp đồng, bên đề nghị phải xác định rõ những nội dung chủ yếu (điều, khoản cơ bản) của hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị đối với bên đã được đề nghị.



10 Điểm b Khoản 1 Điều 388 Luật dân sự 2015.

11 Khoản 1 Điều 386 Bộ luật Dân sự 2015.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.


Tại Điều 386 BLDS 2015 quy định ‘‘Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh Thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh’’12.

Những vấn đề pháp lý về đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu tại Công ty TNHH TM & XNK Quốc Khánh - 5


BLDS 2015 đã có một số quy định mới so với BLDS 2005 là việc bảo mật thông tin ký kết hợp đồng Điều 387 BLDS 2015 quy định ‘‘Trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết ’’13. ‘‘Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác’’14.


Căn cứ theo Điều 389 BLDS 2015 quy định về thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng theo đó ‘‘Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp sau: Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị, điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh’’15.


1.3.3.2. Chấp nhận đề nghị ký kết hợp đồng nhập khẩu


Chấp nhận ký kết HĐNK là việc bên được đề nghị trả lời bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị ký kết HĐNK.


12 Khoản 2 Điều 386 Bộ luật Dân sự 2015.

13 Khoản 1, Điều 387 Bộ luật Dân sự 2015.

14 Khoản 2 Điều 387 Bộ luật Dân sự 2015.

15 Khoản 1 Điều 389 Bộ luật Dân sự 2015.


Thời hạn chấp nhận đề nghị ký kết hợp đồng có hiệu lực như sau: Trường hợp bên đề nghị ký kết ấn định thời hạn trả lời thì việc bên bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị ký kết hợp đồng chỉ có hiệu lực trong thời hạn đó. Đối với trường hợp bên đề nghị không ấn định thời hạn trả lời thì việc bên bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị ký kết hợp đồng có hiệu lực trong thời hạn hợp lý.


Tại Điều 393 BLDS 2015, ‘‘Chấp nhận đề nghị ký kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên’’16.


Điều 394 BLDS 2015 quy đinh về Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng, ‘‘Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời, Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý, Trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị, Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn trả lời’’17.


Điều 395 và 396 BLDS 2015 quy định ‘‘Trường hợp bên đề nghị chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sau khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có giá trị, trừ trường hợp nội dung giao kết gắn liền với nhân thân bên đề


16 Điều 393 Bộ luật Dân sự 2015.

17 Điều 394 Bộ luật Dân sự 2015.


nghị’’18. ‘‘Trường hợp bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng sau đó chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá trị, trừ trường hợp nội dung giao kết gắn liền với nhân thân bên được đề nghị’’19.


Về việc rút lại thông báo chấp nhận ký kết hợp đồng được quy định tại điều 397 BLDS 2015 theo đó Bên được đề nghị ký kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận ký kết hợp đồng, nếu thông báo về việc rút lại này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận ký kết hợp đồng.


1.3.3.3. Ký kết hợp đồng nhập khẩu


Việc thực hiện ký kết HĐNK được thực hiện vào thời điểm bên đề nghị ký kết nhận được chấp nhận ký kết của bên được đề nghị ký kết. Thời điểm ký kết hợp đồng có hiệu lực được xác định là thời điểm bên sau cùng ký vào hợp đông thương mại hoặc thể hiện bằng hình thức chấp nhận hợp đồng khác trên HĐNK.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Trên thực tế, đàm phán xuất hiện khá phổ biến và thường xuyên. Đàm phán xuất hiện ở mọi lĩnh vực, đàm phán được thực hiện khi người ta muốn đạt được thứ gì đó từ người khác. Đàm phán là giai đoạn hết sức quan trọng quyết định sự thành bại cho việc đi đến ký kết hợp đồng và đạt được các điều khoản có lợi. Đàm phán hợp đồng nói chung có bản chất là quá trình trao đổi thông tin thông qua đối thoại, thương lượng giữa các bên trên cơ sở nguyên tắc tự do ý chí nhằm đạt được thỏa thuận hợp đồng.


Bên cạnh đó, quá trình đàm phán đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động ngoại thương. Có nhiều kiểu đàm phán khác nhau, mỗi kiểu có những ưu, nhược


18 Điều 395 Bộ luật Dân sự 2015.

19 Điều 396 Bộ luật Dân sự 2015.


điểm riêng. Kỹ năng của người đàm phán quyết định sự thành bại của quá trình đàm phán. Muốn đàm phán tốt cần không ngừng rèn luyện kỹ năng của mỗi người.


Để đàm phán và ký kết HĐNK có hiệu quả, cần có đủ thông tin, giỏi nghiệp vụ và nắm vững pháp luật trong và ngoài nước đối với hoạt động nhập khẩu


Trong Chương 1, tôi đã nghiên cứu khái quát về các vấn đề chung của HĐNK và nhấn mạnh những vấn đề cần lưu ý khi đàm phán và ký kết HĐNK. Luận văn đã làm rõ khái niệm, đặc điểm của HĐNK, nguyên tắc pháp lý về đàm phán, hình thức đàm phán, quy trình đàm phán, nguyên tắc ký kết, hình thức ký kết của HĐNK.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÀM PHÁN VÀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH TM & XNK QUỐC KHÁNH

2.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH TM & XNK Quốc Khánh


2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển


Tên viết tắt: CÔNG TY TNHH TM & XNK QUỐC KHÁNH


Mã số thuế: 5701826812


Địa chỉ: Thôn Hải Đông, Xã Quảng Thành, Huyện Hải Hà, Tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam

Người đại diện: LÊ VĂN CƯỜNG Điện thoại: 0903479828

Ngày hoạt động: 2016-09-19


Quản lý bởi: Chi cục Thuế khu vực Hải Hà - Đầm Hà


Loại hình Doang nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn ngoài nhà nước Tình trạng: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)

Công ty TNHH TM & XNK Quốc Khánh là Công ty mở đầu ngành nông nghiệp và bán buôn tại Việt Nam. Công ty TNHH TM & XNK Quốc Khánh cung cấp sản phẩm thuộc tất cả các lĩnh vực nông lầm sản, hàng máy mặc thực phẩm cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn cả nước.

Công ty luôn hoạt động với phương châm:


- Chất lượng phục vụ và chất lượng sản phẩm là trên hết;

- Mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng với chi phí thấp nhất.


Tầm nhìn của Công ty:


Trở thành hệ thống siêu thị bán lẻ và vật tư phụ tùng thay thế quy mô và chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam.

Xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp nơi mà mọi cá nhân có thể phát huy tối đa sức sáng tạo, khả năng lãnh đạo và cơ hội làm chủ thực sự với tinh thần làm chủ rất cao.

Kết hợp hài hòa giữa kinh tế và khoa học kỹ thuật, mang đến khách hàng sự hài lòng tuyệt đối với phương thức dịch vụ và chất lượng sản phẩm.

Quá trình hình thành và phát triển:

Công ty TNHH TM & XNK Quốc Khánh là 1 trong số 500 doanh nghiệp trên địa bàn Huyện Hải Hà.

Ngày 19/9/2016, Công ty TNHH TM & XNK Quốc Khánh đã tổ chức khánh thành trụ sở chính tại Thôn Hải Đông, Xã Quảng Thành, Huyện Hải Hà, Tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.

Trong năm 2017, Công ty đa mở rộng thêm quy mô và tăng thêm 3 container và 15 nhân viên.

Cuối năm 2018, Công ty đã đạt danh hiệu “Đơn vị nộp thuế tiêu biểu 2018".


Trong năm 2019, Công ty đã đăng ký rất nhiều hợp đồng lớn với các Công ty nước ngoài đáng kể đến là tập đoàn Gia Trình HONGKONG.

Năm 10/10/2019, Công ty đã có thêm 1 kho chứa hàng đông lạnh, 4 container và 15 nhân viên.

Năm 2020, Công ty đã không ngừng phấn đấu để đạt được lợi nhuận cao nhất trong 4 năm qua.

Năm 2021, Công ty cũng đã đạt được danh hiệu “Đơn vị nộp thuế tiêu biểu 2021".


Cho đến nay, Công ty đã có doanh thu và lợi nhuận tăng đáng kể, đặc biệt hơn gần 6 năm qua Công ty chưa có năm nào mà doanh thu cũng như lợi nhuận giảm hơn so với năm trước.

Với trình độ chuyên môn tinh nhuệ, Công ty TNHH TM & XNK Quốc Khánh luôn duy trì 40 lao động với thu nhập bình quân 8.000.000 VNĐ/người.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức


Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH TM & XNK Quốc Khánh


P.KẾ

TOÁN

P.XNK

P.TCHC

P.KẾ

HOẠCH

P.MARKETING

For-warder

Nhân viên XNK

Mua hàng

Giao nhận

GIÁM ĐỐC


(Nguồn: số liệu từ Phòng nhân sự của Công ty TNHH TM & XNK Quốc Khánh năm 2021)

Chức năng, nhiệm vụ chính của các phòng ban


(1) Ban Giám đốc Công ty. Chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về quyền và nghĩa vụ của mình. Là người trực tiếp quản lý, điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động tổ chức quản lý, lãnh đạo toàn bộ công nhân viên trong toàn Công ty,

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 13/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí