Hợp Đồng Bảo Hiểm Hàng Hoá Xuất Nhập Khẩu Vận Chuyển Bằng

4. Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng‌

đường biển.

4.1. Khái niệm:

Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là một văn bản trong đó người bảo hiểm cam kết sẽ bồi thường cho người tham gia bảo hiểm các tổn thất của hàng hoá theo các điều kiện bảo hiểm đã ký kết, còn người tham gia bảo hiểm cam kết trả phí bảo hiểm.

4.2. Các loại hợp đồng:

Trong hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển người ta chia ra làm hai loại hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng bảo hiểm chuyến và hợp đồng bảo hiểm bao:

* Hợp đồng bảo hiểm chuyến: là hợp đồng bảo hiểm cho một chuyến hàng đợc vận chuyển từ địa điểm này đến một địa điểm khác ghi trong hợp đồng bảo hiểm. Người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm về hàng hoá trong phạm vi một chuyến. Hợp đồng bảo hiểm chuyến thường được trình bày dưới hình thức đơn bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm do người bảo hiểm cấp. Đơn bảo hiểm chính là một hợp đồng bảo hiểm chuyến đầy đủ. Nội dung gồm hai phần: mặt trước và mặt sau của đơn bảo hiểm. Mặt trước thường ghi các chi tiết về hàng, tàu, hành trình. Mặt sau thường ghi các điều lệ hay các quy tắc bảo hiểm của công ty bảo hiểm. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm chuyến chủ yếu bao gồm:

- Ngày cấp đơn bảo hiểm và nơi ký kết hợp đồng bảo hiểm;

- Tên, địa chỉ, số tài khoản của người bảo hiểm và người được bảo hiểm;

- Tên hàng hoá được bảo hiểm, quy cách, số lợng, chủng loại ...;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

- Tên tàu, số hiệu, cờ, dung tích của tàu vận chuyển...;

- Cảng khởi hành, cảng đích, cảng chuyển tải (nếu có);

Nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex - 3

- Giá trị bảo hiểm, Số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm;

- Giám định viên và phương thức bồi thường.

...v...v...

Hợp đồng bảo hiểm chuyến có thể là hợp đồng hành trình, hợp đồng thời gian, hợp đồng hỗn hợp, hợp đồng định giá hoặc hợp đồng không định giá. Hợp đồng bảo hiểm chuyến thường dùng bảo hiểm cho những lô hàng nhỏ, lẻ tẻ, không có kế hoạch chuyên chở nhiều lần.

* Hợp đồng bảo hiểm bao (Hợp đồng bảo hiểm mở): là hợp đồng bảo hiểm trong đó người bảo hiểm nhận bảo hiểm cho một khối lượng hàng vận chuyển

trong nhiều chuyến kế tiếp nhau trong một thời gian nhất định (thường là một năm) hoặc nhận bảo hiểm cho một khối lượng hàng hoá vận chuyển nhất định không kể đến thời gian. Tất cả các chuyến hàng thuộc phạm vi bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm bao đều được bảo hiểm một cách tự động, linh hoạt và phí bảo hiểm thường được trả theo thời gian thoả thuận, thường là theo tháng.

Nội dung của hợp đồng bảo hiểm bao gồm các vấn đề chung nhất, có tính nguyên tắc như: nguyên tắc chung, phạm vi trách nhiệm, việc đóng gói hàng, loại phương tiện vận chuyển, Giá trị bảo hiểm, Số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm và phương thức thanh toán phí, giám định, bồi thường...Trong hợp đồng phải có ba điều kiện cơ bản sau:

- Điều kiện xếp hạng tàu được thuê chuyên chở hàng hoá sẽ đợc bảo hiểm

- Điều kiện về giá trị bảo hiểm

- Điều kiện về quan hệ trên tinh thần thiện chí.

Hợp đồng bảo hiểm bao có lợi ích cho cả người bảo hiểm và người được bảo hiểm. Người bảo hiểm đảm bảo thu được một khoản phí bảo hiểm trong thời hạn bảo hiểm. Người được bảo hiểm vẫn được người bảo hiểm chấp thuận bảo hiểm ngay cả khi hàng đã xếp lên tàu vận chuyển rồi mà chưa kịp thông báo bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm bao dùng để bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu thường xuyên khối lượng lớn vận chuyển làm nhiều chuyến. Điều khoản huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm quy định cho phép một bên có thể huỷ bỏ hợp đồng hoặc bất kỳ một phần nào của hợp đồng với điều kiện phải thông báo trước (thường là 30 ngày).

4.3. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm được in sẵn thành mẫu thường bao gồm 2 mặt: mặt trước gồm các thông tin về người bảo hiểm, người được bảo hiểm và đối tượng bảo hiểm; mặt sau in sẵn các quy định cơ bản về bảo hiểm. Mẫu của các nước khác nhau có thể khác nhau song hiện nay hầu hết các nước, các công ty đều sử dụng mẫu đơn bảo hiểm của Hiệp hội bảo hiểm London từ tháng 4 năm 1982 theo quy định của ICC-1982. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm bao gồm:

- Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản ở ngân hàng của người bảo hiểm và người

được bảo hiểm.

- Tên hàng hoá được bảo hiểm, số lượng, trọng lượng, loại bao bì, cách

đóng gói...

- Loại tàu chuyên chở: tên tàu, tuổi tàu, cờ tàu, trọng tải, dung tích...

- Các xếp hàng lên tàu

- Nơi đi, nơi đến, nơi chuyển tải

- Ngày gửi hàng

- Thời gian khởi hành và thời gian cả hành trình

- Điều kiện bảo hiểm, giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm

- Nơi giám định tổn thất, nơi thanh toán bồi thường

- Ký tên, đóng dấu.

Những nội dung trên được ghi tóm tắt trên đơn bảo hiểm cấp cho mỗi chuyến hàng tham gia bảo hiểm. Ngoài ra, hợp đồng bảo hiểm còn ghi các điều khoản về quyền và trách nhiệm của mỗi bên. trong đó có một số nội dung cơ bản như sau:

4.3.1. Giá trị bảo hiểm .

Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế của lô hàng.Giá trị thực tế của lô hàng có thể là giá hàng hoá (giá FOB) cũng có thể bao gồm: giá hàng hoá, cước phí vận chuyển, phí bảo hiểm và các chi phí liên quan khác. Công thức xác định:

V = C + I + F

Trong đó: V- là giá trị bảo hiểm của hàng hoá C- là giá hàng tại cảng đi (giá FOB) I- là phí bảo hiểm

F- là cước phí vận tải

Ngoài ra để đảm bảo quyền lợi của mình, người được bảo hiểm có thể bảo hiểm thêm cả khoản lãi dự tính do việc xuất nhập khẩu mang lại. Khi xuất nhập khẩu theo giá CIF hoặc CIP thì theo tập quán giá trị bảo hiểm sẽ tính thêm 10% lãi dự tính. Như vậy khi xuất nhập khẩu theo giá CIF thì:

V = 110% * CIF

hoặc xuất theo giá CIP thì:

V = 110% * CIP



CIF

C F

1 R


Trong đó: R - tỷ lệ phí bảo hiểm .

4.3.2. Số tiền bảo hiểm:

Số tiền bảo hiểm là toàn bộ hay một phần giá trị bảo hiểm do người được bảo hiểm yêu cầu và được bảo hiểm.

Về nguyên tắc, Số tiền bảo hiểm chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm. Nếu số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm thì phần lớn hơn đó sẽ không được bảo hiểm. Ngược lại, nếu số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm tức là người được bảo hiểm tự bảo hiểm lấy một phần thì người bảo hiểm cũng chỉ bồi thường trong phạm vi số tiền bảo hiểm đã được ghi trong hợp đồng. Nếu đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm trùng, tức là cùng một rủi ro, một giá trị bảo hiểm nhưng lại được bảo hiểm ở nhiều công ty bảo hiểm khác nhau thì trách nhiệm của tất cả các công ty bảo hiểm cũng chỉ giới hạn trong phạm vi số tiền bảo hiểm. Trong xuất nhập khẩu nếu số tiền bảo hiểm chỉ bằng giá trị hoá đơn hay giá FOB hoặc giá CFR thì người được bảo hiểm chưa bảo hiểm đầy đủ giá trị hay nói cách khác là bảo hiểm dưới giá trị.

4.3.3. Phí bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm:

Phí bảo hiểm là một khoản tiền mà người được bảo hiểm phải trả cho người bảo hiểm để được bồi thường khi có tổn thất do các rủi ro đã thoả thuận gây lên. Phí bảo hiểm thường được tính toán trên cơ sở xác suất của những rủi ro gây ra tổn thất hoặc trên cơ sở thống kê tổn thất của nhiều năm trên một loại hàng hoá được bảo hiểm nhằm đảm bảo trang trải tiền bồi thường và có lãi. Như vậy phí bảo hiểm được tính toán trên cơ sở tỷ lệ phí bảo hiểm và phụ thuộc vào số tiền bảo hiểm hoặc giá trị bảo hiểm. Để lập công thức tính phí bảo hiểm cần có các chỉ tiêu sau:

R : là tỷ lệ phí bảo hiểm I : là phí bảo hiểm

A : là số tiền bảo hiểm V : là giá trị bảo hiểm

Thì : I = R * A (nếu A < V)

Hoặc I = R * V (nếu A = V)

Đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam hiện nay thì phí bảo hiểm được tính theo công thức sau: I = R * CIF

Do CIF = C + I + F = C + ( R * CIF ) + F

Nên :


CIF

C F

1 R


Đối với hàng xuất khẩu từ Việt Nam theo giá CIF và mua bảo hiểm trong nước thì:


A C F * (1

a)

1 R


Trong đó: a là phần trăm lãi dự tính và thường bằng 10% của số tiền bảo hiểm hoặc giá trị bảo hiểm.

Ngoài ra, để lập bảng chào phí người bảo hiểm còn phải tính đến các yếu tố khác như:

-Loại hàng hoá: hàng hoá dễ bị tổn thất như dễ đổ vỡ, dễ bị mất cắp... thì tỷ lệ phí bảo hiểm cao hơn

-Loại bao bì, phương thức đóng gói hàng hoá

-Phương tiện vận chuyển: xem xét một số chi tiết liên quan đến tàu vận chuyển như tên tàu, quốc tịch, loại tàu, tuổi tàu...

-Hành trình vận chuyển và các thiết bị cảng tại các cảng tàu cập bến

-Điều kiện bảo hiểm càng rộng thì rủi ro càng nhiều do đó phí bảo hiểm tăng lên.

Tỷ lệ phí bảo hiểm thường xuyên được xem xét, điều chỉnh lại một cách định kỳ trên cơ sở những hậu quả tổn thất cuả người được bảo hiểm trong kỳ trước cũng như tình hình thực tế. Điều này được gọi là định phí theo kết quả, vì vậy để giữ được tỷ lệ phí thấp việc đề phòng và hạn chế rủi ro gây ra tổn thất là rất quan trọng.

Hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực ngay sau khi phí bảo hiểm được trả, người bảo hiểm có quyền huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm nếu người được bảo hiểm không thực hiện đúng nghĩa vụ trả phí bảo hiểm hoặc có quyền từ chối bồi thường khi rủi ro xảy ra.

5. Khiếu nại đòi bồi thường trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.

5.1. Nghĩa vụ của người được bảo hiểm khi xảy ra tổn thất.

Khi phương tiện chuyên chở bị tai nạn và đe doạ đến sự an toàn cho hàng hoá của người được bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan chức năng nơi gần nhất như cơ quan hàng hải, cơ quan bảo hiểm ... để các cơ quan này có biện pháp phối hợp theo dõi, phòng bị cho tàu và hàng hoá. Nếu được thông tin hay phát hiện thấy thực tế hàng hoá bị tổn thất thì người được bảo hiểm cần làm ngay các công việc sau:

-Thông báo cho người bảo hiểm biết và nếu thấy tình hình hàng hoá tổn thất hoặc nghi ngờ có tổn thất thì cần làm giấy yêu cầu đề nghị người giám định ngay.

Việc giám định hàng hoá được bảo hiểm bị tổn thất phải do người bảo hiểm tiến hành theo đơn đề nghị của người được bảo hiểm. Nếu vụ tổn thất không được giám định viên của người bảo hiểm giám định thì sẽ không được chấp nhận bồi thường.

- Thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất. Thực ra, việc đề phòng và hạn chế tổn thất cho hàng hoá nói chung trong hợp đồng bảo hiểm là để chỉ những trường hợp hàng hoá bị rủi ro (thuộc phạm vi bảo hiểm như: cháy, nổ, mắc cạn...) đe doạ tàu khi tàu chở hàng đang trên đường hành trình hoặc neo đậu tại bến cảng dọc đường.

- Bảo lưu quyền khiếu nại cho người bảo hiểm tức là đơn khiếu nại ngay bên gây ra tổn thất hàng hoá và gọi là khiếu nại người thứ ba, người đứng ngoài hợp đồng bảo hiểm. Ở đây cần lưu ý nếu người thứ ba là chủ tàu, người chuyên chở hoặc chủ kho hàng đều có quy định riêng về thời gian cho phép khiếu nại theo luật trong nước, luật quốc tế hay các văn bản dưới luật.

Việc bảo vệ tài sản trước những tình huống có nguy cơ thuộc phạm vi trách nhiệm của hợp đồng bảo hiểm đều đòi hỏi sự nỗ lực của cả hai bên và khi đó chưa cần xét đến biện pháp giải quyết bồi thường của người bảo hiểm. Xuất phát từ những đặc điểm này, người bảo hiểm có quy định việc người bảo hiểm tham gia vào các biện pháp cứu hộ và bảo vệ hàng hoá đều không thể coi là dấu hiệu của sự khước từ hay chấp nhận việc từ bỏ hàng hoá.

5.2. Thủ tục khiếu nại đòi bồi thường.

Khiếu nại là sự thỉnh cầu hay yêu cầu người bảo hiểm bồi thường trên cơ sở những chứng cứ do người được bảo hiểm đưa ra. Hồ sơ khiếu nại để đòi người bảo hiểm bồi thường gồm nhiều loại giấy tờ khác nhau những phải chứng minh được:

- Người khiếu nại có lợi ích bảo hiểm;

- Hàng hoá đã được bảo hiểm;

- Tổn thất thuộc một rủi ro được bảo hiểm;

- Mức độ tổn thất;

- Thực hiện nguyên tắc thế quyền để người bảo hiểm có thể đòi được người thứ ba bồi thường.

Hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường phải bao gồm các loại giấy tờ sau đây: 1- Đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm (bản gốc)

2- Vận đơn đường biển (bản gốc) và hợp đồng thuê tàu (nếu có) 3- Hoá đơn thương mại

4- Hoá đơn về các chi phí khác (nếu có)

5- Giấy chứng nhận trọng lượng, số lượng 6- Biên bản kết toán nhận hàng với tàu

7- Phiếu đóng gói

8- Văn bản, giấy tờ liên quan tới việc đòi người thứ ba bồi thường và trả lời (nếu có)

9- Kháng nghị hàng hải hoặc nhật ký hàng hải

10- Thư khiếu nại có ghi rõ số tiền yêu cầu bồi thường 11- Biên bản bất thường về hàng hoá vận chuyển

12- Biên bản giám định .

Sau khi kiểm tra chứng từ và thanh toán bồi thường, mọi khoản khiếu nại và quyền khiếu nại của người được bảo hiểm đối với người thứ ba đều được chuyển cho người bảo hiểm mà giới hạn là số tiền đã bồi thường. Người được bảo hiểm muốn khiếu nại tổn thất toàn bộ ước tính cho hàng hoá được bảo hiểm, phải gửi thông báo từ bỏ hàng cho người bảo hiểm.Thông báo phải đưa ra không chậm trễ, với mục đích để cho người bảo hiểm có cơ hội giảm thiểu hay ngăn ngừa tổn thất (như bán hàng dọc đường). Thông báo từ bỏ hàng phải làm thành văn bản và trong mọi trường hợp phải cho biết ý định của người được bảo hiểm là từ bỏ không điều kiện mọi quyền lợi về hàng hoá được bảo hiểm cho người bảo hiểm. Nếu người bảo hiểm chấp nhận thông báo từ bỏ hàng nghĩa là người bảo hiểm chấp nhận trách nhiệm bồi thường như bồi thường tổn thất toàn bộ thực tế và có quyền sở hữu phần còn lại của hàng hoá. Việc từ bỏ hàng không được thay đổi sau khi người bảo hiểm chấp nhận thông báo từ bỏ hàng. Tuy nhiên, trước khi người bảo hiểm chấp nhận thông báo từ bỏ hàng, người được bảo hiểm phải có những biện pháp tích cực nhằm ngăn ngừa và hạn chế tổn thất. Nếu người bảo hiểm không chấp nhận từ bỏ hàng, các quyền lợi của người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm vẫn không thay đổi.

Thời hạn khiếu nại với người bảo hiểm là hai năm kể từ ngày có tổn thất hoặc phát hiện tổn thất. Tuy nhiên, bộ hồ sơ khiếu nại phải gửi đến công ty bảo hiểm trong vòng 9 tháng kể từ khi có tổn thất để người bảo hiểm còn thực hiện quyền truy đòi các bên có liên quan đến vụ tổn thất.

6. Giám định và bồi thường tổn thất trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.

6.1 Giám định tổn thất:

Giám định tổn thất là việc làm của các chuyên viên giám định của người bảo hiểm hoặc của các công ty giám định được người bảo hiểm uỷ quyền, nhằm

xác định mức độ và nguyên nhân của tổn thất làm cơ sở cho việc bồi thường. Giám định tổn thất được tiến hành khi hàng hoá bị tổn thất, hư hỏng, đổ vỡ, thiếu hụt, giảm phẩm chất ở cảng đến hoặc trên đường hành trình và do người được bảo hiểm yêu cầu. Những tổn thất do mất hàng, giao thiếu hàng hoặc không giao hàng thì không cần phải giám định và cũng không thể giám định được. Do đó, người được bảo hiểm phải có nghĩa vụ đưa ra những bằng chứng chứng minh về nguyên nhân và mức độ của những tổn thất này. Sau khi giám định, người giám định sẽ cấp chứng thư giám định. Chứng thư giám định gồm hai loại: Biên bản giám định và giấy chứng nhận giám định được gửi cho người được bảo hiểm trong vòng 30 ngày.

Người được bảo hiểm có thể tham gia ý kiến với giám định viên để thông nhất về tỷ lệ tổn thất hàng hoá. Trong trường hợp đôi bên không nhất trí được thì có mời một bên trung gian làm giám định viên độc lập. Biên bản giám định là chứng thư quan trọng trong việc đòi bồi thường, vì vậy khi hàng đến cảng đến có tổn thất phải yêu cầu giám định ngay (không muộn hơn 60 ngày kể từ ngày dỡ hàng khỏi tàu). Cơ quan giám định phải là cơ quan được chỉ định trong hợp đồng bảo hiểm hoặc cơ quan được người bảo hiểm uỷ quyền.

6.2. Bồi thường tổn thất.

6.2.1. Nguyên tắc: Các công ty bảo hiểm của Việt nam tính toán và bồi thường tổn thất trên cơ sở các nguyên tắc sau:

- Bồi thường bằng tiền chứ không phải bằng hiện vật. Đồng tiền bồi thường là đồng tiền đã được thoả thuận trong hợp đồng, nếu không có thoả thuận thì nộp phí bằng đồng tiền nào sẽ được bồi thường bằng đồng tiền đó.

- Về nguyên tắc, trách nhiệm của người bảo hiểm chỉ giới hạn trong phạm vi số tiền bảo hiểm. Tuy nhiên, khi cộng tiền tổn thất với các chi phí: cứu hộ, giám định, đánh giá và bán lại hàng hoá bị tổn thất, chi phí đòi người thứ ba bồi thường, tiền đóng góp vào tổn thất chung thì dù có vượt quá số tiền bảo hiểm người bảo hiểm vẫn bồi thường dựa trên quy định trong điều khoản đã thoả thuận của hợp đồng bảo hiểm.

- Khi thanh toán tiền bồi thờng, người bảo hiểm có thể khấu trừ những khoản thu nhập của người được bảo hiểm trong việc bán hàng và đòi người thứ ba.

6.2.2. Cách tính toán bồi thường tổn thất:

* Đối với tổn thất chung:

Khi có tổn thất chung xảy ra chủ tàu có quyền chỉ định một công ty hay một chuyên viên giám định tính toán tổn thất chung, phân bổ tổn thất chung cho các quyền lợi trên tàu. Các quyền lợi, lợi ích trên tàu bao gồm: tàu, hàng và cước phí.

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 30/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí