Các Bước Tổ Chức Thực Hiện Hợp Đồng Xuất Khẩu

Ngòai ra còn có hình thức gia công chuyển tiếp là hình thức sản phẩm gia công của hợp đồng gia công xuất khẩu này được sử dụng làm nguyên liệu cho gia công xuất khẩu mặt hàng khác.

Xuất sản xuất


Đây là hình thức mà doanh nghiệp nhập nguyên phụ liệu từ nước ngoài. Sau khi chế biến và làm ra sản phẩm lại xuất ra thị trường nước ngoài.

Mục đích do nguyên phụ liệu có chất lượng tốt hơn nên sản phẩm sản xuất ra có chất lượng tốt, mặt khác do có thể một số nguyên phụ liệu có giá thành rẻ hơn giá trong nước nên doanh nghiệp có thể kiếm thêm lợi nhuận. Bên cạnh đó thì doanh nghiệp cũng phải xem xét nghiên cứu kỹ nguồn gốc chính xác của nguyên phụ liệu và nguyên liệu được cung cấp để phòng tránh là nguyên liệu kém chất lượng, có thể dẫn đến như nguyên phụ liệu chứa một số chất gây hại cho sức khỏe con người, thiên nhiên.

Tạm nhập tái xuất


Đây là một hình thức xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hóa trước đây đã nhập khẩu, qua hợp đồng tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về số ngoại tệ lớn hơn số ngoại tệ ban đầu. Qua đó doanh nghiệp có thể thu đựơc lợi nhuận cao mà không phải tổ chức kinh doanh sản xuất, đầu vào nhà xưởng máy móc thiết bị, khả năng thu hồi vốn cũng nhanh hơn.

Kinh doanh tạm nhập tái xuất đòi hỏi sự nhạy bén về tình hình thị trường và giá cả, sự chính xác và chặt chẽ trong các hoạt động mua bán. Do vậy doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu theo phương thức này phải có đội ngũ cán bộ chuyên môn cao.

Xuất khẩu tại chỗ hay còn gọi là các khu chế xuất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.


Khu chế xuất hay gọi là khu công nghiệp đặc biệt chỉ dành cho việc sản xuất sản phẩm để xuất khẩu ra nước ngoài, hoặc dành cho các loại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất-nhập khẩu tại khu vực đó với các ưu đãi về các mức thuế xuất-nhập khẩu hay các ưu đãi về giá cả thuê mướn mặt bằng sản xuất, thuế thu nhập cũng như cắt giảm tối thiểu các thủ tục hành chính.

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần Hải Việt - 5

Các doanh nghiệp chỉ thuê đất ở đây với mục đích tận dụng nguồn lao động giá rẻ, vị trí địa lý thuận lợi cho công tác vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Đây là hình thức kinh doanh mới đang phát triển rộng rãi, do những lợi ích của nó đem lại.

Đặc điểm của loại hình xuất khẩu này là hàng hóa không cần vượt qua biên giới quốc gia mà khách hàng vẫn mua đươc. Do vậy, nhà xuất khẩu không cần phải thâm nhập thị trường nước ngoài mà khách hàng tự tìm đến nhà xuất khẩu.

Mặt khác doanh nghiệp cũng không cần phải tiến hành các thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hóa do đó giảm đựợc chi phí khá lớn đồng thời trong khâu thanh toán cũng nhanh chóng thuận tiện. Hiện nay ở Việt Nam thì các khu chế xuất nổi tiếng và đã tồn tại từ lâu là khu chế xuất Tân Thuận, khu chế xuất Bình Dương.

1.6 Quy trình xuất khẩu


1.6.1 Khái niệm hợp đồng ngoại thương


Hợp đồng ngoại thương hay còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu, là sự thỏa thuận của bên mua và bên bán giữa hai nước khác nhau, trong đó quy định bên bán phải chịu cung cấp hàng hóa và chuyển giao các chứng từ các liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng cho bên mua và bên mua phải thanh toán tiền hàng.

1.6.2 Đàm phán hợp đồng ngoại thương


Đàm phán là quá trình đối thoại giữa người mua và người bán nhằm đạt được những thỏa thuận nhất trí về những nội dung của hợp đồng ngoại thương, để sau quá trình đàm phán người mua và người bán có thể đi đến ký kết hợp đồng.

1.6.3 Ký kết hợp đồng xuất khẩu


Sau khi đã thống nhất các vấn đề cơ bản ở giai đoạn đàm phán, các bên tiến hành ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Khi ký kết, các bên cần tuân thủ các nguyên tắc ký kết, đó là bình đẳng, tự nguyện, thỏa thuận song phương, tuân thủ pháp luật và thông lệ quốc tế.

Trong giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, các bên có thể áp dụng nhiều phương thức ký kết hợp đồng khác nhau như ký trực tiếp, ký gián tiếp:

Ký trực tiếp là việc các bên trực tiếp gặp gỡ, bàn bạc, thương lượng các nội dung, điểu khoản của hợp đồng và cùng nhau ký vào bản hợp đồng.

Ký gián tiếp là việc các bên ký kết hợp đồng thông qua các phương tiện thông tin như thư từ giao dịch, điện báo, telex, fax, điện tín, email…

1.6.4 Các bước tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu


1. Làm thủ tục xuất khẩu theo quy định. 7. Giao hàng cho người vận tải.


2. Thực hiện công việc đầu của khâu thanh toán. 8. Mua bảo hiểm cho hàng hóa.


3. Chuẩn bị hàng để xuất khẩu. 9. Lập bộ chứng từ thanh toán.


4. Kiểm tra hàng. 10. Thanh toán.


5. Làm thủ tục hải quan. 11. Khiếu nại.


6. Thuê phương tiện vận tải. 12. Thanh lý HĐ ngoại thương.


1.6.5 Một số chứng từ sử dụng trong xuất khẩu hàng hóa


+ Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán là yêu cầu của người bán đòi người mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn.

+ Phiếu đóng gói (Packing List): là bản kê khai tất cả hàng hóa đựng trong một kiện hàng (thùng, hàng, cont…). Phiếu đóng gói được lập khi đóng gói hàng hóa.

+ Vận đơn đường biển (Bill of Lading): là biên lai của người chuyên chở xác nhận là họ đã nhận hàng. Là một bằng chứng về những điều khoản của một hợp đồng vận tải đường biển. Nó là một chứng từ sở hữu hàng hóa quy định hàng hóa sẽ giao cho ai ở cảng đích do đó cho phép mua bán hàng hóa bằng cách chuyển nhượng B/L.

+ Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin): là chứng từ do nhà sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp để xác nhận nguồn gốc của hàng hóa.

+ Chứng từ bảo hiểm (Certificate of Insurance): là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm .

+ Hối phiếu (Bill of Exchange): là một tờ mệnh lệnh đòi tiền do nhà xuất khẩu lập đòi tiền sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho nhà nhập khẩu.

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh (Health Certificate): là những chứng từ do cơ quan của nhà nước cấp cho chủ hàng để xác nhận hàng hóa đã được an toàn về mặt dịch bệnh, sâu hại, vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm..

+ Giấy chứng nhận Chất lượng /Số lượng hàng hóa (Certificate of Quality/ Quantity): là chứng từ xác nhận chất lượng và số lượng (hoặc trọng lượng) của hàng thực giao và chứng minh phẩm chất số lượng hàng phù hợp với các điều khoản của hợp đồng.

1.7 Vị trí ngành thủy sản trong chiến lược hướng về xuất khẩu


1.7.1 Khái quát về ngành thuỷ sản


Thuỷ sản là một trong những ngành sản xuất kinh doanh, một ngành hoạt động kinh tế nằm trong tổng thể kinh tế –xã hội của loài người. Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhân loại, không những thế nó còn là một ngành kinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều người dân đặc biệt là ở vùng nông thôn và vùng ven biển.

1.7.2 Lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản


Đảng và Nhà Nước ta rất quan tâm đến vấn đề phát triển ngành thuỷ sản, coi ngành thuỷ sản là mũi nhọn, coi công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông thôn là bước đi ban đầu quan trọng nhất, coi chuyển một bộ phận diện tích đất đai đang canh tác nông nghiệp và muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản là hướng đi chủ yếu của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn (Nghị định 09 NQ-CP ngày 15-06-2000 ) và có những chương trình, chính sách hỗ trợ rất lớn cho công việc chuyển đổi và phát triển ngành thuỷ sản trên toàn quốc .

Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.000 km với 112 cửa sông rạch và 4.000 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên nhiều eo vịnh và đầm phá, đảm bảo cho nguồn tài nguyên thuỷ hải sản rất phong phú trong đó có nhiều loại hải sản quý có giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, cá ngừ, sò huyết…Với 1,4 triệu hecta mặt nước nội địa, tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam rất dồi dào, khoảng 1,5 triệu tấn mỗi năm .

Nhìn chung, phát triền thuỷ sản khắp các nơi trên toàn đất nước, ở mỗi vùng có những tiềm năng đặc thù và sản vật đặc sắc riêng. Việt Nam có nhiều lao động, nguồn nhân lực sẽ thích hợp cho những lợi thế trong lĩnh vực phát triển nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.

1.7.3 Những thách thức của ngành thuỷ sản Việt Nam


Để phát triển ngành thuỷ sản một cách bền vững và có hiệu quả cao chúng ta cần phải nhận thức rõ những thách thức đang đặt ra, đó là:

Quá dư thừa lao động ở các vùng ven biển, nguồn nhân lực được đào tạo còn ít, thiếu thốn, cơ sở hạ tầng, vật chất yếu, chưa đồng bộ với trình độ công nghệ lạc hậu trong khai thác, nuôi trồng, chế biến dẫn đến năng suất và hiệu quả kinh tế thấp.

Những đòi hỏi rất cao và ngày càng chặt chẽ về yêu cầu vệ sinh và chất lượng sản phẩm thuỷ sản của các nước nhập khẩu.

Sự hội nhập quốc tế với sự rỡ bỏ hàng rào thuế quan, sự gia tăng dần vị thế của thuỷ sản Việt Nam trên thị trường quốc tế sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt, với nhiều phương thức khác nhau trên thị trường thế giới và ngay cả trên thị trường Việt Nam.

Thực tế cho thấy ngành thủy sản 6 tháng đầu năm 2011 là giai đoạn mà ngành đã gặp rất nhiều khó khăn cả trong nuôi trồng và khai thác. Dịch bệnh trên tôm, nghêu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long giá cả nguyên liệu đầu vào, giá xăng dầu tăng đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Tuy nhiên, do ngành thủy sản hướng đến xuất khẩu nên 6 chúng ta đã đấu tranh thắng lợi để tháo gỡ được những khó khăn của thị trường nhập khẩu như: Tiếp theo việc đấu tranh kịp thời và có hiệu quả với Quỹ Quốc Tế Bảo Vệ Thiên Nhiên (WWF:World Wide Fund for Nature) tại 6 nước châu Âu buộc họ phải chấp nhận rút cá Tra ra khỏi danh sách đỏ là vụ Đài Truyền hình Đức và một số phương tiện thông tin ở một số nước châu Âu bôi nhọ hình ảnh cá Tra Việt Nam đó là năm 2010 cá Tra Việt Nam bị WWF đưa vào vào "danh sách đỏ" nhằm khuyến cáo người tiêu dùng không nên sử dụng tại ở 6 nước EU gồm: Đức, Áo, Thụy Sỹ, Bỉ, Na Uy và

Đan Mạch. và gần đây là ta đã thắng lợi trong vụ kiện Mỹ về tôm ở WTO... (Theo thông tin A.T.C 8/2011)

1.7.4 Triển vọng của ngành thủy sản


Hiện nay, ngành chế biến thủy sản xuất khẩu Việt Nam được đánh giá là đang trong giai đoạn tăng trưởng, lý do là ngành thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong những năm vừa qua. Nhu cầu thị trường nước ngoài đối với các sản phẩm thủy sản tiếp tục tăng, nhất là các thị trường lớn như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc...

Bên cạnh việc được ưu đãi về thuế suất, xuất khẩu thủy sản sẽ tăng mạnh hơn nếu việc đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi hiện đại, xây dựng thương hiệu, chất lượng.

Nhiều nước hiện nay đã công nhận và đánh giá cao về chất lượng của thủy sản Việt Nam. Chính vì thế mà trong những năm qua, ngành thủy sản luôn có tốc độ phát triển nhanh, góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Có rất nhiều yếu tố tạo nên sự thành công của ngành thủy sản như hiện nay. Trước tiên, phải nói đến là sự năng động, sáng tạo, ý chí vươn lên của nông, ngư dân và doanh nghiệp. Trong điều kiện khó khăn như vừa qua, ngư dân vẫn quyết tâm bám biển để khai thác. Trong nuôi trồng, mặc dù dịch bệnh xảy ra nghiêm trọng trong một thời gian dài và trên diện rộng, nhưng người nuôi đã "gồng" mình để vượt khó. Nhờ vậy mà sản lượng nuôi trồng không hề giảm. Đặc biệt phải nói đến là sự chủ động phối hợp tốt giữa cơ quan quản lý nhà nước, Hội Nghề Cá Việt Nam và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, giải quyết tốt vấn đề khó khăn trong chuỗi sản phẩm, nhằm tăng cường quản lý chất lượng. Riêng đối với cá tra, đó là tư tưởng chỉ đạo của chúng ta ngay từ đầu năm là kiên quyết không chạy đua theo số lượng, và nhờ chúng ta đã bước đầu điều tiết được giá xuất khẩu theo hướng tăng lên so cùng kỳ năm trước.

Theo dự thảo kế hoạch 5 năm, các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế ngành thủy sản đến năm 2015 là: sản lượng thủy sản tăng với tốc độ bình quân 2,66%/năm; giá trị sản xuất thủy sản tăng trung bình 8-10%/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 6,5

tỷ USD với tổng sản lượng thủy sản khai thác đạt 5,7 triệu tấn; số lao động nghề cá năm 2015 đạt 4,8 triệu người.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cho biết, bản kế hoạch 5 năm phát triển ngành thủy sản (2011-2015) được xây dựng dựa trên chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2020. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành đến năm 2020 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt. Theo đó, kế hoạch phát triển thủy sản 5 năm 2011-2015 sẽ phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững, trở thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập vững chắc trong nền kinh tế thế giới; đồng thời góp phần nâng cao thu nhập và điều kiện sống của cộng đồng ngư dân (Theo: cổng thông tin thủy sản 8/2011)

1.7.5 Cơ hội ngành thủy sản năm 2011


Mặc dù, phải đối mặt với nhiều khó khăn "sóng gió" song ngành thủy sản vẫn vượt lên về đích vượt kế hoạch với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 4,9 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2009. Kỳ vọng vào năm 2011, theo kế hoạch ngành thủy sản phấn đấu mức tăng trưởng chung là 7% so với năm 2010. Tổng sản lượng thủy sản năm 2011 phấn đấu đạt khoảng 5,3 triệu tấn, trong đó khai thác là 2,3 triệu tấn và nuôi trồng là 3 triệu tấn. Chỉ tiêu xuất khẩu thủy sản đến năm 2015 là 6,5 - 6,7 tỷ USD và đến năm 2020 là 8 tỷ USD đã được Thủ tướng phê duyệt trong Chiến lược Phát triển thủy sản đến năm 2020,

Theo Hiệp Hội Chế Biến và Xuất Khẩu Thủy (Vasep), thủy sản là nhóm có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu trong toàn ngành nông nghiệp. Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đang có sự tăng trưởng khá ở hầu hết các thị trường lớn như: Mỹ tăng 27%, Nhật Bản tăng 17%, Hàn Quốc tăng 17,8%. Đối với mặt hàng tôm, thị trường Nhật Bản vẫn là thị trường lớn, chủ lực nhập khẩu tôm Việt Nam. Giá tôm xuất khẩu cũng liên tục tăng, bình quân đạt 8.530 USD/tấn; cao gấp 1,7 lần so với cùng kỳ năm trước. Mặt hàng tôm đã vượt lên chiếm 40,7% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt giá trị 2 tỷ USD.

Tuy đạt được những thành quả vượt mong đợi nhưng xuất khẩu thủy sản năm 2010 cũng gặp phải không ít "sóng gió". Năm 2010, các nước nhập khẩu thủy sản Việt Nam tiếp tục có các rào cản thương mại như vụ kiện chống phá giá tôm, tên

gọi catfish đối với cá tra ở Mỹ, vấn đề dư lượng Trifluralin trong tôm nuôi và mới đây là cá tra bị Quỹ Quốc Tế Bảo Vệ Thiên Nhiên (WWF) ở một số nước châu Âu đưa vào “danh sách đỏ” trong cẩm nang hướng dẫn người tiêu dùng. Những rào cản liên tiếp bị các thị trường nhập đưa ra nhằm đánh vào những sản phẩm xuất khẩu chủ lực từ nuôi trồng của Việt Nam là tôm và cá tra.

Bên cạnh đó, tình hình quản lý trong nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng còn nhiều bấp cập. Tuy năm 2010, diện tích tôm nước lợ bị thiệt hại do môi trường và dịch bệnh giảm, từ 15% (2009) xuống còn 4% (60.000 ha) diện tích nuôi của cả nước. Nhưng tình trạng con giống chất lượng thấp, nhập lậu không qua kiểm tra chất lượng cũng như việc người dân thả nuôi không tuân thủ đúng quy định mùa vụ, quy trình kỹ thuật nuôi vẫn còn khá phổ biến.

Chính vì thế mà mục tiêu trong những năm tới để đạt được các mục tiêu tổng thể trên, ngành thủy sản sẽ tập trung vào các giải pháp như: tăng trưởng thủy sản nhanh, hiệu quả và bền vững góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng ngành; giảm tàu thuyền khai thác hải sản vùng biển ven bờ, tăng số lượng tàu thuyền khai thác vùng khơi gắn với bảo về quốc phòng an ninh biển đảo.

Bên cạnh đó, ngành sẽ phát triển nhanh nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, có hiệu quả, sức cạnh tranh cao và phát triển bền vững; trở thành ngành sản xuất chủ lực cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng trong nước; nâng cao chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản để tăng năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế của ngành thủy sản; bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản gắn liền với xây dựng các khu bảo tồn biển và bảo tồn nội địa, góp phần cải thiện chất lượng môi trường và đa dạng sinh học; phát triển hệ thống cơ khí và cơ sở hạ tầng dịch vụ phục vụ sản xuất thủy sản cần giảm khai thác tàu thuyền ven bờ, chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp ngư dân. ( Theo nguồn Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh tháng 4/2011)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/05/2022