Bảng Cơ Cấu Nguồn Vốn Của Công Ty Tnhh Tm & Xnk Quốc Khánh


Thực hiện công việc như định hướng ra kế hoạch kinh doanh của Công ty. Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh của Công ty.

(2) Phòng Kế toán, quản lý, Kiểm tra, hướng dẫn và thực hiện chế độ kế toán. Thống kê; quản lý thu chi tài chính, tài sản Điều lệ quy chế tài chính của Công ty. Đáp ứng nhu cầu về tài chính cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo kế hoạch; Bảo toàn và phát triển vốn của Công ty.

Vị trí Kế toán trưởng / Phụ trách kế toán. Tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát chế độ kế toán chung và nghiệp vụ của các nhân viên trực thuộc; kiểm tra, giám sá, bảo đảm tiến độ thực hiện công việc; lên kế hoạch thu chi tài chính, báo cáo dòng tiền, chịu trách nhiệm về báo cáo thuế và báo cáo tài chính.

Vị trí Kế toán tổng hợp. Thu thập, xử lý thông tin tài liệu, chứng từ kế toán, thực hiện thu chi nội bộ, viết hóa đơn; theo dõi và quản lý công nợ; giao dịch với Ngân hàng; làm lương; làm báo cáo tài chính; báo cáo thuế theo quý, năm.

Vị trí thủ kho. Thực hiện thủ tục xuất nhập hàng đảm bảo mọi hàng hóa ra - vào kho đều có giấy tờ hợp lệ thực hiện việc nhập và xuất hàng cho cá nhân liên quan xác nhận các chứng từ giao hàng, yêu cầu xuất hàng, lưu và chuyển cho bộ phận mua hàng hoặc kế toán theo quy định. Theo dõi hàng hóa xuất nhập tồn ghi phiếu nhập phiếu xuất kho. Trực tiếp nhập phiếu xuất vào phần mềm luôn nắm bắt số lượng xuất nhập tồn hàng ngày và đối chiếu với định mức tồn kho tối thiểu. Theo dõi hàng tồn kho tối thiểu đảm bảo tất cả các loại hàng hóa phải có định mức tồn kho tối thiểu. Trong trường hợp có biến động bất thường về số lượng hàng hóa xuất

- nhập. Thủ kho phải đề xuất Giám Đốc thay đổi định mức tồn kho tối thiểu cho phù hợp. Liên tục hằng ngày theo dõi số lượng tồn kho tối thiểu. Thực hiện thủ tục đặt hàng của kho lập các phiếu yêu cầu mua hàng hoặc đơn hàng nhập khẩu theo kế hoạch định kỳ được cấp trên giao phó. Theo dõi, giám sát và đôn đốc quá trình nhập, mua hàng tùy theo mô hình Công ty, có thể trực tiếp làm thủ tục mua hàng và theo dõi nhập hàng. Sắp xếp hàng hóa trong kho lập sơ đồ kho và cập nhật sơ đồ


kho khi có phát sinh hàng hóa giám sát hoặc trực tiếp tham gia quá trình đưa hàng hóa vào kho. Hàng hóa phải được đưa vào đúng khu vực theo sơ đồ kho đảm bảo hàng hóa không xảy ra rơi vỡ, thủng, xước sát trên bao bì trong quá trình đưa vào kho đảm bảo tiêu chuẩn hàng hóa trong kho sắp xếp hàng hóa trong kho đúng theo quy định và hướng dẫn của Công ty. Với loại hàng mau hư thì phải quản lý theo nguyên tắc nhập trước xuất trước FIFO (First In First Out). Tuân thủ quy định về phòng cháy chữa cháy (PCCC) và an toàn trong kho Tuyệt đối đảm bảo quy tắc PCCC trong kho. Định kỳ hàng tháng kiểm tra lại các kệ hàng tránh kệ bị gãy đổ, hư hỏng.

(3) Phòng Xuất nhập khẩu. Lập và triển khai các kế hoạch nhận hàng, xuất hàng đáp ứng yêu cầu sản xuất và yêu cầu của khách hàng. Thực hiện và giám sát việc mở tờ khai để nhận hàng xuất hàng đúng thời hạn. Lập và triển khai các báo cáo hải quan theo yêu cầu của luật hải quan. Đề xuất với cấp trên trực tiếp về mỗi ý tưởng sáng tạo nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng công việc của bộ phận.

Nhân viên xuất nhập khẩu. Thực hiện, đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng và nhà cung cấp. Hoàn tất các thủ tục, chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa. Quản lý, theo dõi đơn hàng.

Forwarder. Thông quan Công ty sẽ thay thế chủ hàng hoàn tất các hồ sơ thông quan và nộp thuế xuất khẩu. Từ đó đưa ra các giải pháp hữu ích cho khách hàng. Những vấn đề liên quan đến chứng từ: hỗ trợ chủ hàng mọi thủ tục liên tục liên quan đến chứng từ như vận đơn, giấy phép xuất nhập khẩu, giấy chứng nhận xuất xứ. Quản lý hàng tồn kho, phân phối trong hoạt động phân phối. Tư vấn cho những khách hàng mới tham gia vào lĩnh vực ngoại thương.

(4) Phòng tổ chức hành chính. Phòng Tổ chức - Hành chính là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp Giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, quy hoạch, hành chính, văn thư, lưu trữ, y tế, quân sự và bảo vệ chính trị nội bộ. Tham gia góp ý xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực công tác thuộc chức năng tham mưu của phòng.


Chủ trì tổ chức thực hiện quy hoạch cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của Cảng vụ hàng hải hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của Cục Hàng hải Việt Nam.

(5) Phòng kế hoạch. Phòng kế hoạch có nhiệm vụ phân tích, tổng hợp và lập bản dự thảo kế hoạch hoạt động sao cho phù hợp với định hướng và chủ trương của Công ty, tổ chức theo từng thời kỳ. Trình bày bản dự thảo kế hoạch hoạt động với Ban lãnh đạo. Kế tiếp tiến hành lập kế hoạch chính thức, trình duyệt kế hoạch với quản lý cấp trên.

(6) Phòng Marketing. Phòng marketing là cầu nối giữa bên trong và bên ngoài, giữa sản phẩm và khách hàng, giữa thuộc tính của sản phẩm và nhu cầu khách hàng. Chức năng của phòng marketing: Nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tìm hiểu sự thật ngầm hiểu của khách hàng. Lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu. Khảo sát hành vi ứng sử của khách hàng tiềm năng. Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu, Phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị trường mong muốn (thực hiện trước khi sản xuất sản phẩm, xây dựng nhà hàng), quản trị sản phẩm (chu kỳ sống sản phẩm): Ra đời, phát triển, bão hòa, suy thoái, và đôi khi là hồi sinh. Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược marketing như 4P: sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị; 4 C: Nhu cầu, mong muốn, tiện lợi và thông tin, Đây là kỹ năng tổng hợp của toàn bộ quá trình trên nhằm kết hợp 4P và 4C.

2.1.3. Lĩnh vực hoạt động


Theo quyển đăng ký kinh doanh, Công ty đăng ký hoạt động các lĩnh vực:


- Trồng cây ăn quả;

- Trồng cây gia vị, cây dược liệu;

- Trồng cây lâu năm khác;

- Nhân và chăm sóc cây giống hàng năm;

- Nhân và chăm sóc cây giống lâu năm;

- Trồng trọt, chăn nuôi hỗn hợp;


- Hoạt động dịch vụ trồng trọt;

- Hoạt động dịch vụ chăn nuôi;

- Xử lý hạt giống để nhân giống;

- nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống;

- Thực phẩm;

- Vải, hàng may sẵn, giày dép;

- Đồ dùng khác cho gia đình;

- Máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp;

- Máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác;

- Vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng;

- Vải, len, sợi, chỉ khâu và hàng dệt khác trong các cửa hàng chuyên doanh;

- Đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàng;

- Thảm, đệm, chăn, màn, rèm, vật liệu phủ tường và sàn trong các cửa hàng chuyên doanh;

- Đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh;

- Trò chơi, đồ chơi trong các cửa hàng chuyên doanh;

- Hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh;

- Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh;

- Bán lẻ hàng dệt, may sẵn, giày dép lưu động hoặc tại chợ;

- Bán lẻ hàng hóa khác lưu động hoặc tại chợ;

- Bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâu;

- Kho bãi và lưu giữ hàng hóa;

- Bốc xếp hàng hóa;

- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ;

- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải;

- Dịch vụ lưu trú ngắn ngày;


- Cơ sở lưu trú khác;

- Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động;

- Dịch vụ ăn uống khác;

- Hoạt động của trụ sở văn phòng;

- Gạo, lúa mỳ;

- Cà phê;

- Hoạt động tư vấn quản lý;

- Hoạt động thương mại điện tử;

- Cho thuê xe có động cơ;

- Cho thuê thiết bị thể thao, vui chơi giải trí.

- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê (đầu tư kinh doanh hạ tầng đô thị);

- Tư vấn môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất;

- Kho bãi và lưu trữ hàng hóa;

- Chuyển tải, chuyển khẩu, tạm nhập – tái xuất;

- Hoạt động giáo dục và đào tạo;

- Dịch vụ hỗ trợ giáo dục.


2.1.4. Tình hình kinh doanh


2.1.4.1. Về vốn của Công ty

Quyết định về cơ cấu nguồn vốn là vấn đề tài chính hết sức quan trọng của Công ty TNHH TM & XNK Quốc Khánh bởi lẽ: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH TM & XNK Quốc Khánh là một trong các yếu tố quyết định đến chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) của Công ty TNHH TM & XNK Quốc Khánh. Cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng đến tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay thu nhập trên một cổ phần (EPS) và rủi ro tài chính của một doanh nghiệp hay Công ty cổ phần.

Về cơ cấu nguồn vốn của Công ty, Bảng 2.1 dưới đây cho thấy cơ cấu nguồn vốn trong 3 năm, từ năm 2018 đến năm 2020 của Công ty TNHH TM & XNK Quốc Khánh (xem Bảng 2.1).


Bảng 2.1. Bảng cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH TM & XNK Quốc Khánh


ĐVT:VNĐ



Năm


2018


2019


2020

Vốn chủ sở hữu

49.589.258.456

50.952.562.541

58.568.952.546

Nợ phải trả

38.568.978.562

42.625.789.256

49.568.525.145

Tổng nguồn vốn

88.158.237.018

93.578.351.797

108.137.477.691

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Những vấn đề pháp lý về đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu tại Công ty TNHH TM & XNK Quốc Khánh - 6

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh danh năm 2018 – 2020. Phòng kế toán Công ty TNHH TM & XNK Quốc Khánh)

Từ Bảng 2.1 có thể nhận xét rằng: Do có tình hình kinh doanh khá tốt nên Công ty đã quyết định đầu tư thêm vào nguồn vốn của Công ty với nguồn vốn chủ sở hữu năm 2019 là 50.952.562.541 đồng tăng so với năm 2018 là 49.589.258.456 đồng, năm 2020 vốn chủ sở hữu là 58.568.952.546 đồng tăng lên so với năm 2019 là 50.952.562.541 đồng. như vậy vốn chủ sở hữu tăng dần qua các năm.

Ngoài ra Công ty cũng đã tạo dựng được uy tín và tên tuổi trên thị trường vì vậy việc vay vốn tại các ngân hàng cũng trở nên dễ dàng hơn. Kèm theo đó các ưu đãi từ chính sách vay của ngân hàng khá tốt vì vậy nguồn vốn từ nợ phải trả của Công ty năm 2018 là 38.568.978.562 đồng thì đến năm 2019 tăng lên 42.625.789.256 đồng. Đến năm 2020 tăng lên 49.568.525.145 đồng. Việc tăng được nguồn vốn nợ phải trả giúp cho Công ty có thêm vốn sử dụng trong hoạt động kinh doanh của Công ty, đặc biệt là giúp cho Công ty thêm vốn để mua hàng hóa dự. Đồng thời nó cũng giúp cho bộ phận tài chính kế toán có thêm vốn để thanh toán các đơn hàng lớn từ các nhà cung cấp.


2.1.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh


Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH TM & XNK Quốc Khánh trong giai đoạn từ 2018 - 2020

ĐVT: VNĐ


Năm


Chỉ tiêu


2018


2019


2020

Doanh thu

113.701.245.896

115.663.951.845

117.638.915.247

Chi phí chung

112.765.485.995

114.479.173.356

116.240.257.897

Thuế TNDN

187.151.980

236.955.698

279.731.470

Lợi nhuận trước thuế

935.759.901

1.184.778.489

1.398.657.350

Lợi nhuận sau thuế

748.607.921

947.822.791

1.118.925.880

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh danh năm 2018 – 2020. Phòng kế toán Công ty TNHH TM & XNK Quốc Khánh)


Từ Bảng 2.2 ở trên, có thể thấy rõ về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ 2018 – 2020. Cụ thể là:

Với việc mở rộng kinh doanh và có thêm nhiều dự án lớn doanh thu của Công ty năm 2018 là 113.701.245.896 thì đến năm 2019 tăng lên là 115.663.951.845 đồng so với năm 2018 và năm 2020 tăng lên tới 117.638.915.247 đồng. Năm 2020 có mức tăng doanh thu như vậy cho thấy việc kinh doanh của Công ty đang khá phát triển, và việc mở rộng kinh doanh của Công ty được xem là thành công.

Từ kết quả kinh doanh năm 2018, 2019 và 2020, có thể thấy Công ty đang có những bước phát triển khá mạnh mẽ, tuy nhiên chi phí cũng tăng lên thậm chí còn có tỷ lệ tăng cao hơn 2 chỉ tiêu trên vì vậy nó cũng đặt ra đòi là các hỏi nhà quản trị của Công ty phải làm thế nào để hạ chi phí xuống mức thấp nhất có thể.


Theo bảng 2.2 ở trên, có thể thấy doanh thu của Công ty tăng do đó lợi nhuận cũng tăng theo.

2.2.Thực trạng nhập khẩu tại Công ty TNHH TM & XNK Quốc Khánh


2.2.1. Về mặt hàng nhập khẩu


Thị trường nhập khẩu là nguồn cung ứng hàng hoá chủ yếu và quan trọng của Công ty, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị nguồn hàng của Công ty. Ta có thể chia thị trường nhập khẩu của Công ty thành 3 khu vực sau: Khu vực thị trường Châu Á, Khu vực thị trường Châu Âu và khu vực thị trường Châu Mỹ. Trong 3 khu vực thị trường trên, khu vực thị trường châu Á là thị trường nhập khẩu quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất. Khu vực thị trường Châu Á bao gồm các nước sau: Nhật Bản, Singapore, Malaysia. Các mặt hàng mà các nước này nhập khẩu từ Công ty bao gồm: Thịt bò, thịt lợn, Vải, hàng may sẵn, giày dép, Máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác.

2.2.2. Về quy trình nhập khẩu

Tuỳ vào từng loại hàng hoá, hàng hoá thông thường hay đặc biệt, doanh nghiệp sẽ cần làm các thủ tục hải quan khác nhau. Tuy nhiên, một quy trình cơ bản sẽ bao gồm các bước sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/02/2023