Những Tác Động Của Eu Mở Rộng Tới Hoạt Động Nhập Khẩu Của Việt Nam

đã ký kết. Còn đối với các thành viên mới EU sẽ áp dụng hạn ngạch bằng mức hạn ngạch trung bình 8 tháng 3 năm 2000-2002 mà nước này xuất khẩu vào các nước thành viên mới. Tuy nhiên, do Việt Nam chưa là thành viên của WTO, hạn ngạch xuất khẩu vào các nước thành viên mới sẽ phải thông qua đàm phán. Ngoài ra xu hướng tăng cường buôn bán nội vụ khu vực thị trường thống EU và chiến lược đầu tư sản xuất sang các nước Đông Âu để nhập trở lại sản phẩm cũng là một khó khăn cho Việt Nam trong khả năng tăng xuất khẩu sang thị trường này.

Vào ngày 3/12/2005 vừa qua, thoả thuận ký tắt bãi bỏ hạn ngạch dệt may Việt Nam xuất khẩu vào EU 25 kể từ ngày 1/1/2005 đã được ký kết. Thoả thuận này là bước đột phá thể hiện bước tiến trong quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - EU. Vì thế mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu vào EU theo đúng năng lực cạnh tranh của mình.

2.3. Hàng nông sản

Hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang EU là cà phê, cao su, cà phê và chè, gia vị và một số rau quả. Do đã và đang được tập trung thành các khu vực sản xuất và chế biến lớn mang tính công nghiệp nên các mặt hàng cao su, cà phê và che xuất khẩu sang EU khá ổn định với tốc độ tăng trưởng cao. Riêng mặt hàng cà phê, do giá cả trên thị trường thế giới từ năm1996giảm liên tục nên kim ngạch xuất khẩu sang EU chưa nhiều vì mức thuế nhập vào thị trương này rất cao (10%) và nhập khẩu vào chủ yếu để tái xuất sang nước thứ 3. Rau quả là mặt hàng mới thâm nhập vào thị trường EU vài năm gần đây nhưng kim ngạch tăng tương đối nhanh. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Các thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam trong khối EU là Hà Lan, Thụy Điển, Pháp, Anh, Bỉ.

Hiện nay còn nhiều mặt hàng nông sản và thực phẩm Việt Nam chưa đáp ứng được các yêu cầu mang tính kỹ thuật cao nên chưa thể xuất

64

khẩu được vào EU. Chẳng hạn đối với động vật và thực vật từ động vật theo quy định của eu thì nước xuất khẩu phải có kế hoạch và thiết bị đầy đủ để giám sát dư lượng độc tố bôm hàng ngày nhưng Việt Nam chưa đáp ứng được(ví dụ trường hợp thịt động vật và mật ong).

2.4. Hàng thuỷ sản

Đây là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam sang eu với nhịp độ tăng rất nhanh trong những năm gần đây (89%/năm): năm 1996đạt 26,9 triệu USD, năm 1997 đạt 63 triệu USD và năm 1998tăng lên 91,5 triệu USD, năm 2001 đạt 11,7 triệu USD. Hiện nay, hàng thuỷ sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang EU là tôm tươi, tôm đông lạnh, cá đông lạnh và cua(10).

Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU chiếm 5-7% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành thuỷ sản Việt Nam, tương đương với 0,5-0,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước(16).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Thị trường EU hàng năm có nhu cầu rất lớn về hàng thuỷ sản(EU nhập khẩu khoảng 60% nhu cầu tiêu dùng của cả khối) nhưng lại có yêu cầu rất cao về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh thực phẩm. Tuy kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào EU tăng nhanh trong những năm qua, nhưng hiện nay hàng thuỷ sản của Việt Nam chiếm tỷ trọng rất nhỏ trên thị trường này, chỉ khoảng 0,3-0,4% giátrị nhập khẩu của toàn cộng đồng. Trong thực tế kinh doanh xuất khẩu, hàng thuỷ sản của Việt Nam dựa vào EU còn có chất lượng chưa được ổn định. Nhìn chung các xí nghiệp chế biến thuỷ sản của Việt Nam rất khó tiếp cận với thị trường này. Trước đây hàng thuỷ sản Việt Nam xuất sang nước thành viên nào thì chỉ tuân thủ quy định về vệ sinh thực phẩm của riêng nước đó và không được tự do luân chuyển giữa các thành viên eu nhưng tình đã khác đi kể từ 11-1999: Trong khuôn khhỏ thị trường EU thống nhất và theo tinh thần của hiệp định hợp tác, các cơ quan chức năngcủa hai bên sẽ

phối hợp kiểm tra các điều kiện sản xuất để công nhận các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản của Việt Nam đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh. Tính đến cuối tháng 6-2000 đã có 40 doanh nghiệp được công nhận trong đó có 4 doanh nghiệp xuất khẩu chuyển thế. Danh sách các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh thuỷ sản xuất khẩu vào EU này sẽ được bổ sung thường xuyên. Những doanh nghiệp nằm trong danh sách này chỉ phải tuân theo quy định chung của khối EU về vệ sinh an toàn thực phẩm.

EU mở rộng – tác động và các giải pháp đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam - 9

Và được cơ quan thẩm quyền tại Việt Nam cấp chứng nhận an toàn thực phẩm là được đưa sản phẩm vào EU và được lưu thông tự do giữa các nước thành viên. Việc công nhận này không những đảm bảo cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu ổn định hàng thuỷ sản vào EU mà còn nâng cao y tín về chất lượng hàng thuỷ sản Việt Nam trên các thị trường khác.Hiện nay việt Nam đã có gần 70 nhà máy chế biến thuỷ sản áp dụng tiêu chuẩn HACCP, đủ điều kiện để mở lối vào thị trường đầy tiềm năng về thuỷ sản này.

Các thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam trong khối EU phải kể đến là Bỉ(29,9%), Italia(17,2%), Hà Lan(15,9%), Đức(15,4%), Anh(9,9%), Pháp(5,15%), Thuỵ Điển(0,8%), Tây Ban Nha(4,0%), Đan Mạch(0,8%), Hy Lạp(0,6%), Bồ Đào Nha(0,2%), áo(0,1%).

Thuỷ sản Việt Nam chưa hề xuất hiện chính thức trên thị trường CEEC. Nhưng khi bắt đầu được công nhận từ năm2000, tôm đông lạnh bị phát hiện dư lượng kháng sinh cao, do máy móc thiết bị của các nhà máy chế biến thuỷ sản lạc hậu, công nghệ chế biến đơn giản, lao động thủ công nhiều và các yêu cầu vệ sinh thực phẩm cũng chưa được đảm bảo. Vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu nuôi trồng đến bàn ăn là yêu cầu "Sách trắng" của EU đưa ra đối với thực phẩm chế biến nhập khẩu vào EU. Ngoài ra, yêu cầu dư lượng kháng sinh<0,3% ppb là

hàng rào phi quan thuế EU dựng nên thay cho hàng rào phi quan thuế dần dần được bãi bỏ.

2.5. Sản phẩm gỗ gia dụng

EU là thị trường tiêu thụ đồ gỗ lớn nhất thế giới trong khi các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ Việt Nam có trình độ đang được nâng cao có thể đáp ứng được các nhu cầu khắt khe của thị trường này. Chính vì thế sản phẩm gỗ gia dụng được đánh giá là mặt hàng đang có tiềm năng phát triển. Những năm qua mặt hàng này đã thâm nhập khá tốt vào thị trường EU với kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình hàng năm là trên dưới 100 triêu USD, chiếm 20,3% kim ngạch xuất khẩu hàng này cả nước và Việt Nam đã trở thành nước có ngành nghề chế biến gỗ cạnh tranh trong khu vực bởi lao động rẻ và người lao động khéo léo.

Thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam trong khối EU là Pháp (29,1%), Anh(24,8%), Italia(12,6%), Hà Lan(9%), Bỉ(7,2%),

Đức(6,8%), Đan Mạch(3,5%), Tây Ban Nha(2,8%), Thuỵ Điển(2,3%), Phần Lan(0,6%), Ailen(0,6A%), áo(0,4%), Huy Lạp(0,1%)và Bồ Đào Nha(0,1%). Riêng thị trường Lucxambua mặt hàng này chưa xâm nhập được. Trước mắt, để mở rộng và giữ vững thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam phải chú trọng cải tiến sản xuất, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, đồng thời cần lưu ý tới các tiêu chuẩn về môi trường.

2.6. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Kim ngạch xuất khẩu hàng chủ lực thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang EU nhiều năm qua đã đạt trên 100 triệu USD chiếm tỷ trọng khoảng 50% kim ngạch xuất khẩu hàng năm về thủ công mỹ nghệ cả nước. Người tiêu dùng CEEC vốn rất quen với hàng thủ công mỹ nghệ của ta do trước đây ta chủ yếu xuất khẩu sang khu vực này. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ gồm các sản phẩm như đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gốm sứ và

các sản phẩm mây, tre đan mà Việt Nam có khả năng sản xuất khá lớn và có ưu thế phát triển do nguồn nguyên vật liệu chủ yếu ở trong nước lại rất dồi dào, nhu cầu nhập khẩu nguyên phụ liệu không đáng kể, tận dụng được lao động nhàn dỗi, yêu cầu trình độ không cao lắm. Hơn nữa, vốn đầu tư sản xuất kinh doanh không lớn, một số khâu trong sản xuất có thể xử dụng thiết bị máy móc giản đơn thay cho lao động thủ công để tăng năng xuất.

Từ lâu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã được xuất khẩu đến nhiều nơi trên thế giới, với thị trường EU, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nay tăng khá nhanh: 21,28%/năm. Tuy nhiên, do mới chỉ chiếm tỷ trọng 2,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU (theo số liệu của EU) nên mặt hàng này còn nhiều cơ hội mở rộng thị trường. Để tận dụng cơ hội này, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam phải khắc phục được sự đơn điệu, chất lượng kém, không đồng đều và phải đáp ứng được yêu cầu rất cao về tính độc đáo trong kiểu dáng và mẫu mã.

Nhìn chung, EU đã và sẽ luôn là thị trường quan trọng đối với ngoại thương Việt Nam. Thực tế cho thấy Việt Nam và EU đã trở thành những bạn hàng không thể thiếu được của nhau, cũng bổ sung cho nhau, hợp tác hai bên cùng có lợi. Sự hợp tác này bao gồm các lĩnh vực từ thương mại đến đầu tư, tài chính tín dụng, khoa học công nghệ, văn hoá nghệ thuật. Quan hệ thương mại giữa EU và Việt Nam đã không ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Và trong bối cảnh mở rộng của EU, Chính Phủ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp cần có những chiến lược, những nâng cao năng lực cạnh tranh. Thực tế cho thấy Việt Nam và EU đã trở thành những bạn hàng không thể thiếu được của nhau, cũng bổ sung cho nhau, hợp tác hai bên cùng có lợi. Sự hợp tác này bao gồm các lĩnh vực thương mại đén đầu tư, tài chính tín dụng, khoa học

68

công nghệ, văn hoá nghệ thuật. Quan hệ thương mại giữa EU và Việt Nam đã không ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Và trong bối cảnh mở rộng của EU, chính phủ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp cần có những chiến lược, những bước đi cụ thể như đa dạng hoá danh mục hàng xuất khẩu không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia và doanh nghiệp để có thể tận dụng tốt các cơ hội và hạn chế các thách thức đối với Việt Nam trong quan hệ với liên minh châu âu EU25. Từ đó mà Việt Nam có thể tiếp tục tăng cường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam và các mặt hàng tiềm năng khác đồng thời nhập khẩu công nghệ nguồn của EU. Do đó, sự nỗ lực và các bước đi, giải pháp kịp thời của chính phủ cũng như các doanh nghiệp sễ quyết định sự thành công của hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU.


III. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA EU MỞ RỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM

EU mở rộng sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư của EU thế giới nói chung và với Việt Nam nói riêng trong trung hạn. Việc mở rộng này sẽ tạo ra những thuận lợi mới, những tiền đề phát triển mới đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới trong quan hệ kinh tế thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với khu vực thị trường EU mở rộng này. Tuy nhiên việc mở rộng EU sẽ không gây xáo trộn mạnh. Về lâu dài việc mở rộng đầu tư sẽ tạo nhiều thuận lợi và thách thức cho Việt Nam trong quá trình tăng cường mở rộng và quan hệ kinh tế thương mại với khu vực. Giao lưu thương mại giữa Việt Nam với Đông Âu lâu nay bằng nhiều hình thức khác nhau phù hợp điều kiện của cả hai phía, chủ yếu bằng hình thức tiểu thương gia đình của cộng đồng Việt kiều. Khi là thành viên chính thức của EU, những nước này buộc

69

phải thực hiện theo cơ chế và chính sách thương mại của EU, vì vậy những hình thức buôn bán tiểu thương sẽ không thể tồn tại, mà phải thực hiện theo luật pháp và thông lệ của EU nói riêng và thông lệ quốc tế nói chung. Thêm nữa, khi gia nhập EU, toàn bộ những cam kết thương mại song phương giữa Việt Nam với các thành viên mới bị hủy bỏ, thay vào đó là cơ chế quan hệ chung với EU hiện nay. Vì vậy những doanh nghiệp Việt Nam chỉ quen quan hệ với khu vực Đông Âu chưa hiểu biết luật lệ, tập quán và kinh nghiệm thương trường EU có thể gặp khó khăn.

Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ các nước EU15 là ôtô, phụ tùng và linh kiện ôtô, xe máy nguyên chiếc, phân bón, thiết bị điện, hoá chất, dụng cụ y tế, nguyên liệu cho công việc và một số mặt hàng cao cấp khác.

Nhìn chung tình hình nhập khẩu các mặt hàng từ EU15 không ổn định những cơ cấu đã có chuyển biến tích cực theo hướng tăng cường nhập khẩu tư liệu sản xuất và giảm nhập khẩu hàng tiêu dùng. Tuy nhiên tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu, linh kiện xe máy vẫn tăng, dẫn đến tỷ lệ nội địa hoá trong cơ cấu hàng xuất khẩu thấp, làm cho nhiều hàng hoá của Việt Nam không đủ điều kiện để hưởng những quy chế ưu đãi GSP của các EU15. Nếu cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu thay đổi máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và chế biến chiếm tỷ trọng cao tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ EU thì trong một vài năm tới Việt Nam sẽ tạo ra được các sản phẩm tinh chế có giá trị xuất khẩu cao. Do đó để nâng cao hiệu quả trong quan hệ với EU15 của Việt Nam, chúng ta đa dạng cơ cấu nhập khẩu và tranh thủ nhập khẩu những công nghệ nguồn từ EU15. Với những thị trường như Bồ Đào Nha,Tây Ban Nha, Đan Mạch, Phần Lan, nhập khẩu của Việt Nam còn ở mức khiêm tốn một phần vì quan hệ buôn bán giữa Việt Nam và các nước này chưa được mở rộng một phần vì các nước này có trình độ phát triển chưa cao nên Việt Nam chưa nhập khẩu nhiều hàng vật tư - kỹ thuật của họ. Sau khi EU mở rộng đây là những thị trường có tiềm năng phát triển mạnh.

Lượng hàng nhập khẩu của Việt Nam từ 10 nước thành viên EU mới chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nhập khẩu các mặt hàng mà Việt Nam có nhu cầu (hoá học, phân bón, vật liệu xây dựng, nguyên phụ liệu cho hàng dệt may, giày dép). Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ các nước trong mấy năm vừa qua trung bình chỉ bằng 0,26% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, và bằng 0,03% kim ngạch xuất khẩu của 10 nước đó. Lượng hàng nhập khẩu của Việt Nam từ 10 nước thành viên EU mới chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nhập khẩu các mặt hàng mà Việt Nam có nhu cầu (hoá chất, phân bón, vật liệu xây dựng, nguyên phụ liệu cho hàng dệt may, giày dép). Hơn nữa so với các nước công nghiệp phát triển, hàng hoá của của 10 nước này chất lượng chưa cao, trong khi giá lại chưa có tính cạnh tranh.

Khi EU mở rộng, với yêu cầu cao hơn về chất lượng hàng hoá, với sự trợ giúp của các thành viên cũ phát triển, chất lượng hàng hoá 10 nước EU mới sẽ được nâng cao lên rõ rệt. Số chủng loại mặt hàng và số lượng trong mỗi chủng loại Việt Nam nhập khẩu từ 10 nước này sẽ tăng lên.

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí