Chính Sách Đối Với Doanh Nghiệp Sau Cổ Phần Hóa

được khấu trừ giá trị lợi thế vị trí địa lý vào tiền thuê đất phải nộp của doanh nghiệp cổ phần hóa. Đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa theo Nghị định 109/2007/ NĐ- CP mà chưa tính giá trị lợi thế vị trí địa lý thì được áp dụng Nghị định số 59/2011/NĐ- CP không phải tính bổ sung giá trị lợi thế vị trí địa lý và điều chỉnh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu.


Theo điều 34, nghị định 59/2011/NĐ-CP, giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp xác định dựa vào khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai và việc đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác.

Phương pháp này thường áp dụng với các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, thương mại, tư vấn, thiết kế xây dựng,..., có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình quân 5 năm liền kề trước cổ phần hóa cao hơn lãi suất trả trước của trái phiếu chính phủ kỳ hạn từ 10 năm trở lên tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Căn cứ xác định giá trị doanh nghiêp là: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 5 năm liền kề trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, phương án hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 đến 5 năm sau khi cổ phần hóa, lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm ở thời điểm gần nhất.

2.7. Bán cổ phần lần đầu

Sau khi hoàn tất xác định giá trị doanh nghiệp và có kết quả công bố giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp tiến hành bán cổ phần lần đầu. Cơ quan có thẩm quyền quyết định quy mô, cơ cấu vốn điều lệ của doanh nghiệp sau cổ phần hóa.

Trường hợp giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp lớn hơn mức vốn điều lệ cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp mà doanh nghiệp không thuộc diện Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối thì cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa xác định điều chỉnh vốn điều lệ theo nhu cầu thực tế.

Trường hợp phát hành thêm cổ phiếu, vốn điều lệ được xác định bằng giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và giá trị cổ phần phát hành thêm tính theo mệnh giá cổ phiếu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Trên cơ sở vốn điều lệ đã được xác định, cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định cơ cấu vốn cổ phần lần đầu. Cụ thể về cổ phần nhà nước nắm giữ, cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư khác, cổ phần bán ưu đãi cho tổ chức công đoàn, cho người lao động. Các doanh nghiệp quy mô lớn có vốn nhà nước trên 500 tỷ đồng hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực, ngành nghề đặc thù (Bảo hiểm, ngân hàng, bưu chính viễn thông, hàng không, khai thác than, dầu khí, khai thác mỏ quý hiếm khác) và các công ty mẹ thuộc các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước thì tỷ lệ cổ phần đấu giá bán cho các nhà đầu tư do Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền xem xét, quyết định cụ thể.

Bán cổ phần lần đầu được thực hiện với nhiều phương thức như:

Những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam - 7


- Phương thức đấu giá công khai khi không có sự phân biệt nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài;

- Phương thức bảo lãnh phát hành với sự cam kết đảm bảo của tổ chức có chức năng bảo lãnh về việc thực hiện phân phối hết số lượng cổ phần bán ra ngoài. Nếu không bán hết, tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm mua hết số cổ phần còn lại theo giá bảo lãnh đã cam kết.

- Phương thức thỏa thuận trực tiếp theo kết quả thương thảo giữa ban chỉ đại cổ phần hóa hoặc tổ chức được ban chỉ đạo cổ phần hóa ủy quyền với từng nhà đầu tư. Giá bán ở đây là giá bán thương thảo trực tiếp không thấp hơn giá khởi điểm hoặc giá đầu thầu thành công thấp nhất.

Đối với số lượng cổ phần không bán hết, ban chỉ đại cổ phần hóa tiến hành tiếp tục chào bán công khai hoặc điều chỉnh cơ cấu vốn điều lệ của doanh nghiệp theo quy định tại điều 59/2011/NĐ-CP.

Việc bán cổ phần phải hoàn thành trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa. Số tiền thu được từ cổ phần hóa được sử dụng để thanh toán chi phí cổ phần hóa, chi phí giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư, số còn lại để lại cho công ty cổ phần theo tỷ lệ tương ứng theo điều 42, nghị định 59/2011/NĐ-CP.

Kể từ ngày hoàn thành bán cổ phần, doanh nghiệp tiến hành đại hội đồng cổ đông, thông qua điều lệ công ty, đăng ký doanh nghiệp lần đầu. Đối với doanh nghiệp

nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần, cơ quan được phân công thực hiện quyền sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp cử người làm đại diện phần vốn tại doanh nghiệp.

2.8. Chính sách đối với doanh nghiệp sau cổ phần hóa

Theo điều 47, nghị định 59/2011/NĐ-CP, Doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa được hưởng các ưu đãi nhất định như:

- Được miễn lệ phí trước bạ đối với việc chuyển những tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp cổ phần hóa thành sở hữu của công ty cổ phần.

- Được miễn lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi chuyển từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần

- Được ưu tiên kế thừa các quyền và lợi ích hợp pháp về sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Được duy trì và phát triển quỹ phúc lợi dưới dạng hiện vật như các công trình văn hóa, câu lạc bộ, bệnh xá, nhà điều dưỡng, nhà trẻ để đảm bảo phúc lợi cho người lao động trong công ty cổ phần.

Chương 3

THỰC TRẠNG THI HÀNH VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. Thành tựu đạt được và những hạn chế trong thi hành pháp luật cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam qua các giai đoạn

Năm 1986, Việt Nam bước vào giai đoạn đổi mới. Trước năm 1990, doanh nghiệp bước đầu được chủ động trong tổ chức sản xuất, kinh doanh, thoát dần khỏi chế độ tập trung bao cấp với các quyết định số 217/1988/QĐ-HĐBT ngày 14/11/1987, Quyết định số 50/1988/QĐ-HĐBT ngày 22/3/1988 và sau đó là Quyết định 195/HĐBT ngày 2/12/1988 bổ sung quyết định số 217/HĐBT. Tuy nhiên, trên thực tế, quyền tự chủ của doanh nghiệp quốc doanh vẫn bị hạn chế, cơ chế bao cấp xin cho vẫn chi phối các hoạt động của doanh nghiệp quốc doanh. Đến cuối năm 1989, cả nước có khoảng trên 12.000 doanh nghiệp quốc doanh với quy mô chủ yếu là vừa, nhỏ, vốn ít, công nghệ lạc hậu, hiệu quả hoạt động thấp.

3.1.1. Giai đoạn 1990- 2001

Chính sách cổ phần hóa chính thức bắt đầu tư năm 1990. Giai đoạn này, nước ta đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước theo hai hướng: Một là giao khoán, bán, cho thuê, cho phá sản; hai là cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh làm ăn không hiệu quả, doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn và xây dựng, củng cố các doanh nghiệp nhà nước làm ăn hiệu quả, tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Quyết định số 143/1990/HĐBT ngày 10/3/1990 về việc thí điểm cổ phần hóa một vài doanh nghiệp quốc quanh, Quyết định số 315/HĐBT ngày 1/9/1990, Nghị định số 388/HĐBT ngày 10/11/1991 về quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp quốc doanh, Quyết định số 90/1994/QĐ-TTg ngày 7/3/1994 và Quyết định số 91/1994/QĐ-TTg ngày 7/3/1994-TTg về việc thí điểm thành lập các tập đoàn kinh doanh, Nghị định số 28/1996/NĐ-CP này 7/5/1996 và Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần đã thể hiện quyết tâm đẩy mạnh đánh giá, tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.

Ngày 10/5/1990, Hội đồng bộ trưởng ban hành Quyết định số 143/HĐBT lựa chọn một số doanh nghiệp nhỏ và vừa để thử nghiệm chuyển đổi thành mô hình công ty cổ phần. Quyết đinhh 143/HĐBT xác định rò doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa

là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp lớn và quan trọng thì chưa áp dụng cổ phần hóa. Quyết định hướng dẫn trình tự, cách thức tiến hành cổ phần hóa, hướng dẫn cơ cấu tổ chức, cách thức hoạt động của bộ máy công ty cổ phần. Có thể nói quyết định 143/HĐBT đã xác định được mục tiêu, đối tượng, hình thức, trình tự tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Những doanh nghiệp được chọn cổ phần hóa là những doanh nghiệp kinh doanh có lãi, tự nguyện đăng ký chuyển sang công ty cổ phần theo Quyết định 202/CT ngày 8/6/1992 và Chỉ thị số 84 ngày 4/8/1993. Kết quả trong 2 năm 1990- 1991, có 2 doanh nghiệp được cổ phần hóa. Đến đầu năm 1996 có 5 doanh nghiệp gồm 3 doanh nghiệp trung ương và 2 doanh nghiệp địa phương cổ phần hóa. Đó là:

1. Công ty Đại lý liên hiệp vận chuyển thuộc Công ty phát triển hàng hải thuộc Bộ Giao thông, cổ phần hóa xong vào tháng 7/1993

2. Công ty cơ điện lạnh thuộc Sở Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, cổ phần hóa xong vào tháng 10/1993

3. Nhà máy giày Hiệp An thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ- 10/1994


4. Xí nghiệp thức ăn chăn nuôi thuộc Bộ Công nghiệp- 7/1995

5. Xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu Long An thuộc tỉnh Long An- 7/1995 Đánh giá chung về giai đoạn này cho thấy: “Các văn pháp luật được ban hành

nhìn chung chưa hoàn chỉnh: trình tự, thủ tục tiến hành cổ phần hóa quy định chưa cụ thể, pháp luật không dự liệu hết tình hình có thể xảy ra, bị ràng buộc bởi cơ chế xin cho. Khi tiến hành, doanh nghiệp gặp nhiều lúng túng, mất nhiều thời gian xin ý kiến chỉ đạo, hiệu quả không cao, người lao động chưa được tạo điều kiện mua cổ phần, hướng dẫn hoạt động doanh nghiệp sau cổ phần hóa không rò ràng. Chính sách cổ phần hóa không được phổ biến rộng rãi nên việc hiểu rò mục tiêu, lợi ích của cổ phần hóa bị hạn chế nên hiệu quả cổ phần hóa không cao” [17, 84].

Năm 1996, Chính phủ quyết định tiến hành thử cổ phần hóa ở quy mô rộng với Nghị định 28/CP ngày 7/5/1996. Nghị định 28/CP chỉ rò: Tất cả doanh nghiệp nhà nước nằm trong diện nhà nước không cần tiếp tục nắm giữ 100% vốn đầu tư đều được phép cổ phần hóa để chuyển thành công ty cổ phần. Doanh nghiệp nhà nước được chọn cổ phần hóa phải là doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, có phương án kinh

doanh có hiệu quả. Với Nghị định 28/CP lần đầu tiên có quy định một cách có hệ thống từ mục đích, yêu cầu, đối tượng đến phương thức tiến hành, chế độ ưu đãi đối với doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa. Tốc độ cổ phần hóa diễn ra nhanh hơn. Trong 2 năm 1996- 1997, có 25 doanh nghiệp nhà nước được chuyển thành công ty cổ phần. Diện doanh nghiệp cổ phần hóa đã mở rộng ra 3 bộ và 9 tỉnh, quy mô doanh nghiệp cổ phần hóa lớn hơn.

Số lượng doanh nghiêp nhà nước đã giảm mạnh, từ 12.000 đơn vị năm 1990 xuống còn 7.000 đơn vị năm 1995. Trong giai đoạn này đã có 548 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa. Tuy nhiên, tỷ trọng GDP của doanh nghiệp nhà nước đã tăng từ 32,5% năm 1990 lên 42,2% năm 1995 thể hiện sự lấn át của doanh nghiệp nhà nước đối với các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế. Tiến độ cổ phần hóa chậm, do trước khi có luật doanh nghiệp, cổ phần hóa diễn ra còn dè dặt, lạ lẫm. Cổ phần hóa giai đoạn này cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Đối tượng doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hóa chỉ là doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng vốn khá nhỏ trong tổng vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp. Đối tượng được mua cổ phần cũng bị giới hạn là tổ chức, cá nhân trong nước mà không mở rộng ra nhà đầu tư nước ngoài. Thủ tục tiến hành cổ phần hóa còn rườm rà, mất nhiều thời gian. Việc xác định giá trị doanh nghiệp cứng nhắc với sự tham gia bắt buộc của cơ quan kiểm toán gây tốn kém. Ưu đãi dành cho người lao động còn hạn chế.

Để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, ngày 29/06/1998, Chính phủ ban hành nghị định số 44/1998/NĐ-CP về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Nghị định này đã khắc phục những tồn tại của các giai đoạn trước, thay đổi cơ bản chính sách cổ phần hóa. Giai đoạn 1998- 2001 tăng tốc với 548 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa.

3.1.2. Giai đoạn 2002- 2010

Đây là giai đoạn Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, tổ chức lại và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Trong giai đoạn này, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định như Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002, Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004, nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước 100% vốn chủ sở hữu thành công ty cổ phần đã mở ra giai

đoạn mới của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước so với giai đoạn trước chỉ làm thí điểm. Nghị quyết trung ương 3 khóa IX năm 2001 coi việc đẩy mạnh cổ phần hóa những doanh nghiệp không cần nắm giữ 100% vốn nhà nước là khâu quan trọng để tạo bước chuyển cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Giai đoạn này đã cổ phần hóa 3.944 doanh nghiệp nhà nước, tăng gấp 6 lần so với giai đoạn 1990- 2000. Tỷ trọng khu vực kinh tế nhà nước trong GDP đã giảm mạnh. Năm 2010, kinh tế nhà nước chỉ còn chiếm 33,74% GDP.

Giai đoạn 2001- 2007 cổ phần hóa được 3.273 doanh nghiệp, năm 2002, số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa giảm nhẹ là 164 doanh nghiệp. Đặc biệt giai đoạn 2003- 2006 cổ phần hóa được 2.649 doanh nghiệp (trong đó năm 2003 là 621 doanh

nghiệp, năm 2004 là 856 doanh nghiệp, năm 2005 là 813 doanh nghiệp và năm 2006 là 359 doanh nghiệp) được coi là thời kỳ bùng nổ cổ phần hóa với mức bình quân 1 năm rất cao phản ánh xu hướng kinh tế thị trường tương đối rò nét sau khi có luật doanh nghiệp năm 2000 và chuẩn bị cho mở cửa, hội nhập sâu rộng khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Kết quả đạt được là nhờ vào các động lực cổ phần hóa từ chủ trương của Nghị quyết đại hội Đảng VIII, IX, Nghị quyết hội nghị trung ương 3 khóa IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước ban hành cuối năm 2001. Đặc biệt, các cơ chế chính sách trong các nghị định ban hành giai đoạn này thiên về khuyến khích, động viên doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa như xác định giá trị doanh nghiệp, xác định giá trị đất đai, vị trí địa lý, uy tín, thương hiệu,... gắn với giá trị doanh nghiệp được đơn giản hóa, dựa chủ yếu vào giá trị sổ sách, chưa gắn với thị trường đã tạo động lực mạnh thúc đẩy mạnh mẽ cổ phần hóa ở những năm đầu giai đoạn này.

Nhìn chung, nhiều doanh nghiệp đã kinh doanh có hiệu quả sau khi cổ phần hóa trên cả 3 phương diện tài chính, mức độ thỏa mãn của khách hàng và mức độ thỏa mãn của người lao động. Tuy nhiên, thực tế cổ phần hóa vẫn còn nhiều vẫn đề hạn chế. Đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp hậu cổ phần hóa hầu như rất ít thay đổi so với thời điểm trước cổ phần hóa và do đó, không giúp tăng đáng kể chất lượng của các quyết định tài chính, sản xuất kinh doanh và nhân sự. Xuất hiện tình trạng lựa chọn ngược: các nhà đầu tư của khu vực tư nhân chỉ quan tâm đến các doanh nghiệp

hoặc bộ phận doanh nghiệp có tiềm năng phát triển hậu cổ phần hóa hoặc được định giá quá thấp so với giá tị thực.

Từ năm 2008, tiến độ cổ phần hóa bị chậm lại. Từ năm 2008 đến năm 2011 chỉ có 117 doanh nghiệp được cổ phần hóa, chỉ tương đương với số doanh nghiệp được cổ phần hóa trong năm 2007. Đến năm 2011, tổng số có 3.976 doanh nghiệp nhà nước và bộ phận doanh nghiệp nhà nước đã hoàn thành cổ phần hóa, chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, trong đó, doanh nghiệp địa phương chiếm 58%, doanh nghiệp thuộc các bộ, ngành chiếm 30%, các tập đoàn, tổng công ty chiếm 12%. Số doanh nghiệp 100% vốn nhà nước còn lại đến năm 2011 là 1.309 doanh nghiệp, trong đó, doanh nghiệp của địa phương chiếm 54%, doanh nghiệp thuộc các bộ, ngành chiếm 27%, các tập đoàn, tổng công ty chiếm 19%.

3.1.3. Giai đoạn 2011 đến nay

Giai đoạn 2011 đến nay thực hiện cổ phần hóa nhằm thúc đẩy tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Giai đoạn này, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 26 nghị định, 11 quyết định, chỉ thị có liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Đây là giai đoạn triển khai thực hiện một trong ba nội dung quan trọng của nghị quyết trung ương ba khóa XI là tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.

Với quyết tâm đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế với 3 trụ cột là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã thông qua Quyết định 929/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015 với 3 mục tiêu: tái cơ cấu về tổ chức, tái cơ cấu về tài chính, tái cơ cấu về quản trị.

Quá trình cổ phần hóa giai đoạn này tập trung vào các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty. Vì vậy quá trình cổ phần hóa đối diện với nhiều vấn đề cả những vấn đề chung của doanh nghiệp cổ phần hóa và cả những vấn đề riêng của loại hình doanh nghiệp có quy mô lớn.

Các vấn đề chung về cổ phần hóa tiếp tục phải giải quyết như: tình trạng doanh nghiệp sau cổ phần hóa vẫn chưa thoát ra khỏi phương thức hoạt động của doanh nghiệp nhà nước cũ, chưa đột phá mạnh về tư duy, hành động trong quản trị, điều

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí