Thực Trạng Quá Trình Cổ Phần Hoá Các Doanh Nghiệp Nhà Nước Ở Việt Nam‌‌

Mọi người đều biết, mục tiêu CPH DNNN là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm nghiên cứu và xác định rõ. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996) đã khẳng định: “triển khai tích cực và vững chắc việc CPH DNNN để huy động thêm vốn, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghịêp làm ăn có hiệu quả, làm cho tài sản Nhà nước ngày càng tăng lên, không phải để tư nhân hóa.”

Và trải qua hơn 20 năm thực hiện CPH DNNN, với nhiều thăng trầm về nhận thức, cách làm, chúng ta đón nhận Nghị định số 109/2007/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ra ngày 26/6/2007 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành Công ty Cổ phần. Điều 1 Nghị định 109/2007/NĐ-CP quy định rõ mục tiêu của quá trình CPH doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước tại Việt Nam như sau:

a. Chuyển đổi những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

b. Đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp.

c. Thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường; khắc phục tình trạng CPH khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; gắn với phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán.

Trên thực tế, Nghị định 109/2007/NĐ-CP chứa đựng nhiều đổi mới về cơ chế chính sách, đối tượng CPH, cơ cấu sở hữu vốn, tổ chức thực hiện, đối tác chiến lược,.... Nghị định đã khắc phục được nhiều hạn chế trong Nghị định 187/2004/NĐ-CP và mở ra nhiều hướng thực hiện CPH triệt để hơn, rộng rãi hơn và do đó, thực sự là bước đột phá trong quy định về cơ cấu sở hữu Cổ phần trong DNNN.

Như vậy, mục tiêu CPH là một yếu tố động, liên tục được bổ sung sửa đổi cho phù hợp với từng thời kỳ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng có những ý kiến chưa đúng, chưa đầy đủ về mục tiêu CPH, những ý kiến này có thể thiên về một trong các mục tiêu. Theo Chính phủ, các mục tiêu của chương trình CPH luôn cùng tồn tại, chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó, hỗ trợ cho nhau trong một thể thống nhất. Quan điểm thống nhất của Chính phủ về cơ bản là giữ các nội dung trên và phải đẩy mạnh để thể hiện rõ hơn mục tiêu: thực hiện phương thức đổi mới quản lý, tạo động lực mới thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thông qua việc tổ chức, sắp xếp lại DNNN; thu hút vốn của quần chúng vào doanh nghiệp, thực hiện chuyển một phần sở hữu của Nhà Nước về tài sản, vốn cho các thành phần kinh tế khác.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM‌‌

I. Những chủ trương, chính sách của Chính phủ về Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước trong những năm qua

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Mặc dù quan niệm và phương thức tiến hành CPH DNNN ở mỗi nước có những khác biệt nhất định song đều nhằm mục đích chung là tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và văn hoá không ngừng tăng lên của xã hội. Tại Việt Nam, Đại hội VI năm 1986 của Đảng đã tạo ra những tiền đề trọng yếu cho đổi mơi toàn bộ nền kinh tế, trong đó có vấn đề Nhà nước ta khẳng định đa dạng hoá hình thức sở hữu với cơ cấu kinh tê nhiều thành phần là nhân tố quyết định sự thành công của tiến trình CPH DNNN sau này. CPH một số DNNN được coi là một trong những giải pháp cơ bản để cải cách khu vực kinh tế Nhà nước, làm cho nó thích ứng với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường hiện đại.

1. Giai đoạn thí điểm từ 1990 đến 1996

Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 6

Nghị quyết kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá VIII nhấn mạnh: "Đổi mới cơ bản tổ chức và cơ chế quản lý DNNN. Thực hiện các hình thức CPH thích hợp tính chất và lĩnh vực sản xuất để thu hút thêm các nguồn vốn, tạo thêm động lực, ngăn chặn tiêu cực, thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả,...". Để thực hiện chủ trương của Đảng và Quốc hội, ngày 10/5/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 143/HĐBT "về tổng kết thực hiện Quyết định 217/HĐBT ngày 14/11/1987, các Nghị định 50/HĐBT ngày 22/3/1988 và 98/HĐBT ngày 02/6/1988 và làm thử việc tiếp tục đổi mới quản lý xí nghiệp quốc doanh". Trong Quyết định này có đề ra thí điểm chuyển xí nghiệp quốc doanh thành Công ty Cổ phần đối với một số ít các xí nghiệp có đủ điều kiện và tiêu chuẩn. Quyết định cũng nêu rõ hơn mục đích và cách làm

của CPH, song chưa có hướng dẫn của các Bộ, ngành chức năng nên chỉ có số ít DNNN triển khai thực hiện và mỗi nơi làm một kiểu, dẫn đến tình trạng rời rạc, không hiệu quả.

Chỉ đến khi có Chỉ thị số 202/CT ngày 08/6/1992 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) "về tiếp tục thí điểm chuyển một số DNNN thành Công ty Cổ phần" thì chủ trương này mới thực sự được tiến hành có tổ chức và có hệ thống. Chỉ thị này đã nêu những doanh nghiệp được chọn CPH là những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ hoạt động kinh doanh có lãi và tự nguyện xin CPH. Sự ra đời của Chỉ thị này nhằm mở rộng diện thí điểm và tiếp tục rút kinh nghiệm, đặc biệt là hành lang pháp lý để Công ty Cổ phần hoạt động.

Cùng ngày 08/6/1992, Chỉ thị số 203/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) được ban hành. Chỉ thị đã chọn 7 DNNN do Chính phủ chỉ đạo thí điểm và giao nhiệm vụ cho mỗi bộ, uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chọn từ 1-2 doanh nghiệp thí điểm chuyển thành Công ty Cổ phần.

Mặc dù vậy vẫn còn phải có sự đôn đốc tiếp của Thủ tướng Chính phủ bằng Chỉ thị số 84/TTg ngày 04/3/1993 "về việc xúc tiến thực hiện thí điểm CPH DNNN và các giải pháp đa dạng hoá hình thức sở hữu đối với các DNNN". Chỉ thị đã chỉ ra rằng: CPH chưa kết hợp chặt chẽ với sắp xếp doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp gặp khó khăn; trong khi sắp xếp, thiên về giải thể hơn là hình thức đa dạng hoá sở hữu. Sau đó là Thông tư số 36/TC- CN ngày 07/5/1993 của Bộ Tài chính và Thông tư số 09/LĐTBXH-TT ngày 22/7/1992 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội "hướng dẫn về lao động và chính sách đối với người lao động trong thí điểm chuyển một số DNNN thành Công ty Cổ phần theo Quyết định 202/CT ngày 08/6/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng" thì cuối cùng CPH mới đi vào sự nghiệp cải cách khu vực kinh tế Nhà nước.

Sau 4 năm đầu thực hiện CPH, cả nước tiến hành CPH được 5 DNNN và đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm. Từ đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/CP ngày 07/5/1996 "về chuyển một số DNNN thành Công ty Cổ phần". Đây là văn bản pháp lý đầu tiên quy định một cách tương đối đồng bộ về các chính sách đối với DNNN CPH [20].

2. Giai đoạn mở rộng từ 6/1996 đến 6/1998

Ngày 26/3/1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 25/CP "về sửa đổi một số điều của Nghị định số 28/CP ngày 07/5/1996 về chuyển một số DNNN thành Công ty Cổ phần".

Ngày 04/4/1997, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra Thông báo số 63/TB-TW về "Ý kiến của Bộ Chính trị về tiếp tục triển khai tích cực và vững chắc CPH DNNN" một lần nữa khẳng định lại: "CPH là một bộ phận doanh nghiệp, là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước". Trên cơ sở đánh giá kết quả bước đầu và vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện CPH DNNN, Thông báo đã đề ra các công việc yêu cầu tổ chức Đảng và chính quyền các cấp cần thực hiện nhằm đẩy mạnh tiến trình CPH DNNN theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII.

Quán triệt ý kiến của Bộ Chính trị trong Thông báo số 63/TB-TW, ngày 29/6/1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 44/1998/NĐ-CP "về chuyển DNNN thành Công ty Cổ phần" với những sửa đổi, bổ sung và phát triển nhiều quy định mới nhằm tập trung chỉ đạo CPH DNNN, tiếp tục rút kinh nghiệm chuẩn bị những điều kiện để đẩy mạnh quá trình CPH. Cụ thể, giao và tạo quyền chủ động cho các bộ, ngành, địa phương và các Tổng công ty 90, 91 trong việc lựa chọn, tổ chức thực hiện quy trình và kế hoạch CPH; phương pháp định giá doanh nghiệp được xây dựng có tính khả thi cao; việc mua Cổ phần của người lao động trong doanh nghiệp được ưu đãi hơn, cho phép việc chuyển nhượng, thừa kế Cổ phiếu,.... Tuy vậy, thời gian này cả nước cũng chỉ tiến hành CPH được 590 doanh nghiệp. Đây là một Nghị định thông thoáng,

tạo ra sức hấp dẫn mới đối với doanh nghiệp CPH và người lao động trong doanh nghiệp CPH với thủ tục rõ ràng, có phân công trách nhiệm cụ thể, tạo điều kiện pháp lý cho các Bộ, ngành, các địa phương và các doanh nghiệp dễ dàng triển khai thực hiện Nghị định số 44/1998/NĐ-CP của Chính phủ [20].

3. Giai đoạn chủ động từ 7/1998 đến 7/2002

Giai đoạn này tiến hành mở rộng, vừa làm, vừa bổ sung, sửa đổi nhằm tiến tới việc hoàn thiện hành lang pháp lý. Ngày 18/7/1998, Bộ Tài chính ra Thông tư số 104/1998/TT-BTC "hướng dẫn những vấn đề về tài chính khi chuyển DNNN thành Công ty Cổ phần (theo Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998)".

Ngày 21/8/1998, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ra Thông tư số 11/1998/TT-LĐTBXH "hướng dẫn về chính sách đối với người lao động khi chuyển DNNN thành Công ty Cổ phần theo Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ.

Ngày 29/8/1998, Văn phòng Chính phủ ra Công văn số 3395/VPCP- ĐMDN về việc hướng dẫn quy trình và phương án mẫu CPH.

Ngày 28/9/1998, ngân hàng Nhà nước ra Thông tư số 07/1998/TT- NHNN1 về "Hướng dẫn thực hiện một số nội dung liên quan đến ngân hàng khi chuyển DNNN thành Công ty Cổ phần (theo Nghị định 44/1998 ngày 29/6/1998)".

Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp DNNN, Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX nhấn mạnh: "... đẩy mạnh CPH những DNNN không cần giữ 100% vốn, xem đó là khâu quan trọng để tạo chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả DNNN". Tiếp đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 về chuyển DNNN thành Công ty Cổ phần đã mở ra một giai đoạn mới trong tiến trình thực hiện CPH: đẩy nhanh CPH DNNN gắn với sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả sản xuất-kinh doanh của DNNN, nêu rõ phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, đẩy mạnh

phân cấp, phân quyền quyết định giá trị doanh nghiệp cho các bộ, các tỉnh, thành phố. Chính phủ tập trung chỉ đạo các bộ, các tỉnh, thành phố và các Tổng công ty rà soát, xây dựng phương án sắp xếp, đổi mới DNNN bằng nhiều hình thức khác nhau như: bán, khoán, cho thuê. Tuy nhiên, một số quy định của Nghị định số 64 trong quá trình thực hiện dần dần bộc lộ những hạn chế. Chẳng hạn như: CPH vẫn chủ yếu là khép kín trong nội bộ doanh nghiệp. Việc xác định giá trị doanh nghiệp theo Nghị định số 64 thiếu khách quan, không sát với giá thị trường, gây tiêu cực trong định giá [6].

4. Giai đoạn đẩy mạnh từ 8/2002 trở đi

Đây là thời kỳ Đảng và Nhà nước khẳng định quyết tâm trong việc đẩy nhanh, đẩy mạnh, vững chắc tiến trình CPH DNNN, gắn với sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh của DNNN. Đảng ta đã khẳng định nhất quán trong đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần, tổ chức lại nhằm nâng cao hiệu quả của DNNN đáp ứng yêu cầu hội nhập nền kinh tế. Chính từ quan điểm đúng đắn đó, DNNN đã được tiếp thêm năng lực cạnh tranh, quy mô vốn ngày càng được mở rộng, từ chỗ trung bình 24 tỷ đồng/doanh nghiệp nay đã tăng lên 71 tỷ đồng/doanh nghiệp, vai trò định hướng chủ đạo của DNNN ngày càng rõ nét, nhất là các Tổng công ty "90" và "91". Từ chỗ, chúng ta chỉ là những nhà thầu phụ, nay nhiều đơn vị là những nhà thầu chính, tổng thầu trong các công trình trọng điểm quốc gia. Các Tổng công ty đã và đang từng bước kiện toàn đổi mới nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhiều lĩnh vực Nhà nước không cần nắm vốn 100% đang tiến hành CPH. Nhiều doanh nghiệp sau khi tiến hành CPH đã đi vào hoạt động hiệu quả, đảm bảo được những yêu cầu do Nhà nước đề ra. Trong số hơn 2.800 doanh nghiệp CPH giai đoạn này, có nhiều doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn, như: các Tổng công ty "90", các ngân hàng,... [20].

Ngày 09/9/2002, Bộ Tài chính ra Thông tư số 76/2002/TT-BTC "Hướng dẫn những vấn đề tài chính khi chuyển DNNN thành Công ty Cổ phần".

Ngày 12/9/2002, Bộ Tài chính ra Thông tư số 79/2002/TT-BTC "Hướng dẫn xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển DNNN thành Công ty Cổ phần" và Thông tư số 80/2002/TT-BTC "Hướng dẫn bảo lãnh phát hành và đấu giá bán Cổ phần ra bên ngoài của các DNNN thực hiện CPH".

Ngày 31/7/2003, Bộ Tài chính ra Thông tư số 73/2003/TT-BTC "Hướng dẫn thực hiện Quy chế góp vốn, mua Cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam".

Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX và Nghị quyết Trung ương 9 khóa IX đã khẳng định tính nhất quán của Đảng ta trong chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần; kiên quyết đẩy nhanh việc sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả DNNN. Trong đó, Nghị quyết Trung ương 9 khóa IX đã đề ra một số chủ trương giải pháp mới tập trung cụ thể vào 5 điểm lớn sau đây:

- Mở rộng diện và quy mô các DNNN cần CPH kể cả một số Tổng công ty và doanh nghiệp lớn trong ngành: điện lực, luyện kim, cơ khí, hoá chất, phân bón, xi măng, xây dựng, vận tải đường bộ, đường sông, hàng không, hàng hải, viễn thông, ngân hàng bảo hiểm.

- Định giá giá trị doanh nghiệp, trong đó có giá trị quyền sử dụng đất, về nguyên tắc do thị trường quyết định.

- Việc mua bán Cổ phiếu phải công khai trên thị trường, khắc phục việc CPH khép kín nội bộ.

- Khẩn trương xoá bỏ đặc quyền và độc quyền kinh doanh của các DNNN. Phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã được cam kết, nhất là gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

- Đổi mới chức năng quản lý Nhà nước đối với DNNN, nghiên cứu đầu tư, thành lập Công ty của Nhà nước và cơ quan quản lý Nhà nước để thực hiện thống nhất và có hiệu quả chức năng Nhà nước là đại diện chủ sở hữu phần vốn đầu tư của mình vào doanh nghiệp thuộc mọi ngành, mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân.

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí