Những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam - 5

- Truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia, thủy điện đa mục tiêu và điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế gắn với quốc phòng, an ninh.

- Quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đô thị, điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia, đô thị.

- Quản lý, khai thác các cảng hàng không, sân bay có vai trò, vị trí quan trọng đối với quốc phòng, an ninh; dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.

- Bảo đảm hàng hải.


- Cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.


- Xổ số kiến thiết.


- Xuất bản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.


- In, đúc tiền.

Những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam - 5


- Đo đạc bản đồ phục vụ quốc phòng, an ninh.


- Quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi, thủ nông liên tỉnh, liên huyện, kè đá lấn biển.

- Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.


- Tín dụng chính sách phục vụ phát triển kinh tế- xã hội.


- Những doanh nghiệp thành viên có vai trò chủ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển, nắm giữ các bí quyết kinh doanh, công nghệ mà tập đoàn, tổng công ty nhà nước cần thiết nắm giữ 100% vốn đề thực hiện các nhiệm vụ ngành nghề kinh doanh chính được giao.

Những lĩnh vực hoạt động trên nhà nước phải nắm giữ 100% vốn trong các doanh nghiệp vì đó là những lĩnh vực quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến trật tự xã hội, quốc phòng an ninh. Nhưng quy định này một phần đã tạo nên tình trạng độc quyền của doanh nghiệp nhà nước, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thị trường hiện nay. Trong thời gian tới, liệu số lượng ngành, lĩnh vực đòi hỏi nhà nước nắm giữ 100% vốn có nên tiếp tục thu hẹp lại để phát huy vai trò của các thành phần kinh tế khác?

Ngoài các doanh nghiệp hoạt động trong 16 lĩnh vực trên, các doanh nghiệp nhà nước còn lại đều thuộc diện tiến hành cổ phần hóa. Quyết định 37/2014/QĐ-TTg

cũng phân loại rò những doanh nghiệp thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ từ 75% tổng số cổ phần trở lên, từ 65% đến dưới 75% tổng số cổ phần, trên 50% đến dưới 65% tổng số cổ phần. Đây là căn cứ để xác định vai trò chi phối của nhà nước trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa, là cơ sở để các doanh nghiệp nhà nước xác định phương thức cổ phần hóa phù hợp.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đặt mục tiêu hoàn thành vào năm 2010. Tuy nhiên, mục tiêu đó không thể hoàn thành và cổ phần hóa phải tiếp tục vào giai đoạn tiếp theo. Từ năm 2011, tiến trình cổ phần hóa tập trung vào các tập đoàn lớn, các tổng công ty vẫn đang tồn tại dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Giai đoạn này nhằm hoàn thiện quá trình cổ phần hóa, giải quyết những vẫn đề chưa kịp giải quyết trong giai đoạn trước đó. Vì vậy, đối tượng cổ phần hóa được xác định rất cụ thể. Quyết định 929/QĐ-TTg cũng đã nhấn mạnh lại đối tượng tiến hành cổ phần hóa nói riêng và đối tượng tái cơ cấu nói chung trong giai đoạn 2011- 2015 là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước.

Các doanh nghiệp thuộc đối tượng cổ phần hóa quy đinh trong khoản 1 điều 1 nghị định 59/2011/NĐ-CP đều có thể tiến hành cổ phần hóa. Thuộc đối tượng cổ phần hóa là điều kiện cần để doanh nghiệp cổ phần hóa. Tuy nhiên để tiến hành cổ phần hóa, doanh nghiệp phải đảm bảo điều kiện nhất định. Đây là điều kiện đủ để doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hóa. Doanh nghiệp nhà nước phải đảm bảo không thuộc diện nhà nước cần nằm giữ 100% vốn điều lệ. Đây là điều kiện cơ bản nhất đã được nhấn mạnh ở mục tiêu cũng như nguyên tắc tiến hành cổ phần hóa. Đồng thời, Doanh nghiệp phải còn vốn nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị doanh nghiệp. Nếu không đáp ứng được điều kiện này, doanh nghiệp nhà nước buộc phải cơ cấu theo phương thức khác như cho hợp nhất, sáp nhập, thậm chí tiến hành cho doanh nghiệp phá sản.

2.3. Các hình thức cổ phần hóa

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước có thể tiến hành theo nhiều hình thức:


Thứ nhất, Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Hình thức này áp dụng cho các doanh nghiệp mà nhà nước giữ một tỷ lệ cổ phần nhất định trong doanh nghiệp thường là cổ phần chi phối và doanh nghiệp đang có hoạt động hiệu quả, có nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất

nhằm thu hút vốn ngoài xã hội đầu tư, phát triển, tăng vốn hoạt động cho doanh nghiệp.

Thứ hai, Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phần để tăng vốn điều lệ. Hình thức này được áp dụng cho những doanh nghiệp vừa cần huy động thêm vốn vừa cơ cấu lại quyền sở hữu về vốn và phương thức quản lý doanh nghiệp. Tỷ lệ nắm giữ cổ phần bị thay đổi, nhà nước có thể nắm giữ cổ phần chi phối hoặc không.

Thứ ba, Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ để chuyển thành công ty cổ phần, nhà nước không còn nắm giữ cổ phần tại công ty.

Các phương thức này được quy định tại điều 4 nghị định 59/2011/NĐ-CP. Về bản chất các phương thức cổ phần hóa này được quy định ổn định trong các nghị định về cổ phần hóa ở các giai đoạn khác nhau. Mục đích tăng vốn được nhấn mạnh trong cả 3 phương thức cổ phần hóa. Đây là mục tiêu quan trọng đi đôi với mục tiêu cơ cấu lại nguồn vốn trong doanh nghiệp cổ phần hóa. Mục tiêu này đã được nhấn mạnh hơn so với các giai đoạn trước.

Mỗi hình thức cổ phần hóa đều có những ưu, nhược điểm riêng. Nhưng sự đa dạng trong hình thức sẽ tạo thêm cho doanh nghiệp nhiều sự lựa chọn phù hợp với ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp nhà nước đang tồn tại, mục đích chủ sở hữu để tiến hành cổ phần hóa. Nó cũng quyết định đến vai trò của nhà nước trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Nhà nước có thể nắm giữ cổ phần thậm chí cổ phần chi phối hoặc không còn cổ phần trong doanh nghiệp.

2.4. Đối tượng mua cổ phần

Bán cổ phần lần đầu là một bước quan trọng khi tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Việc bán cổ phần lần đầu được thực hiện theo các phương thức khác nhau như: đấu giá công khai, bảo lãnh phát hành hay thỏa thuận trực tiếp [10, 83].

Đối tượng mua cổ phần là một nội dung quan trọng cần được xác định khi tiến hành cổ phần hóa. Điều 6 nghị định 59/2011/NĐ-CP đã quy định chi tiết vấn đề này. Các đối tượng có quyền mua cổ phần phải đáp ứng những điều kiện nhất định.

Đối tượng đầu tiên là các nhà đầu tư trong nước. Đó có thể là cá nhân người Việt Nam hoặc các tổ chức được thành lập và hoạt động theo luật pháp Việt Nam. Trường hợp này loại trừ khả năng tổ chức, cá nhân là nhà đầu tư chiến lược được quy đinh thành một đối tượng riêng. Nhà đầu tư trong nước được quyền mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa với số lượng không hạn chế. Đối với trường hợp doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa tiến hành niêm yết ngay tại sở giao dịch chứng khoán thì trong số lượng cổ phần bán ra công chúng phải quy định số cổ phần tối đa và tối thiểu đặt mua để đảm bảo điều kiện niêm yết cho doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Thành viên ban chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trung gian, các nhân viên thực hiện tư vấn, định giá, kiểm toán đấu giá bán cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa không được mua cổ phần để đảm bảo sự công bằng, minh bạch trong thông tin cổ phần hóa, tránh tình trạng lợi dụng thông tin nội bộ để đầu cơ. Các công ty con, công ty liên kết trong cùng tập đoàn, tổng công ty và tổ hợp công ty mẹ- công ty con của doanh nghiệp cổ phần hóa cũng thuộc đối tượng không được mua cổ phần để hạn chế tình trạng cổ phần hóa mang tính nội bộ, sở hữu chéo trong các tập đoàn, tổng công ty.

Người lao động là một trong các đối tượng thuộc nhóm 1 được mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa. Đã có nhiều quy định về việc ưu đãi cho người lao động mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa. Nghị định 64/2002/NĐ-CP quy định: người lao động được mua tối đa 10 cổ phiếu cho mỗi năm làm việc với giá giảm 30% so với mệnh giá (mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu) và phải nắm giữ trong 3 năm. Như vậy, sau 3 năm, người lao động có thể bán cổ phiếu của mình, tức là bán đi quyền làm chủ, để trở lại thân phận làm thuê. Rò ràng, chủ trương bán cổ phiếu cho người lao động sau 3 năm nắm giữ không đạt được mục đích đảm bảo lợi ích lâu dài cho người lao động. Nghị định 187/2007/NĐ-CP quy định: người lao động được mua 100 cổ phiếu cho mỗi năm làm việc với giá ưu đãi giảm 40% so với giá đấu thầu thành công bình quân bán cho nhà đầu tư khác. Lấy giá đấu thầu thành công làm chuẩn là chưa bảo vệ lợi ích vủa người lao động vì nếu họ mua vào lúc giá thị trường chứng khoán lên cao thì giảm 40% so với giá đấu thầu thành công bình quân, họ vẫn phải trả với giá cao hơn mệnh giá cổ phiếu. Một điểm bất cập của nghị định này là không quy định người lao động phải giữ cổ phiếu trong 3 năm, có nghĩa là cho phép họ bán

ngay cổ phiếu của mình. Quy định như vậy liệu là không thuận lợi cho người lao động, khi người lao động dễ để mất cơ hội làm chủ của mình khi cổ phiếu được giá? Điều 48 nghị định 59/2011/NĐ- CP đề ra chính sách ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa có tiến bộ hơn nhiều so với trước: “Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước với giá bán bằng 60% giá đấu thành công thấp nhất (Trường hợp đấu giá công khai trước) hoặc bằng 60% giá bán thành công thấp nhất cho các nhà đầu tư chiến lược (Đối với trường hợp bán cho nhà đầu tư chiến lược trước). Người lao động cam kết làm việc lâu dài cho doanh nghiệp trong thời hạn ít nhất 3 năm (kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu) sẽ được mua thêm cổ phần ưu đãi theo quy định: Mua thêm theo mức 200 cổ phần/1 năm cam kết làm việc tiếp trong doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 2.000 cổ phần cho một người lao động. Riêng người lao động là các chuyên gia giỏi, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao làm việc tại doanh nghiệp được mua thêm theo mức 500 cổ phần/1 năm cam kết làm việc tiếp trong doanh nghiệp nhưng tối đa không quá

5.000 cổ phần cho một người lao động [10, 83]. Các quy định ưu đã cho người lao động vẫn tập trung tính theo số năm làm việc tại doanh nghiệp nhà nước. Điều này là không phù hợp với trình độ, chuyên môn, năng lực của người lao động.

Nghị định 116/2015/NĐ- CP đã bổ sung chính sách ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa. Theo đó, những doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đã tiến hành các thủ tục cần thiết theo phương án cổ phần hóa đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa thực hiện được IPO trong thời gian 90 ngày kể từ ngày có quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa thì doanh nghiệp được bán trước cổ phần cho người lao động, tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp với giá bán cổ phiếu bằng 60% giá khởi điểm trong phương án cổ phần hóa đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Người lao động còn được hưởng các ưu đãi khác đối với giá mua cổ phần ưu đãi, được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác. Điều 48 của nghị định cũng có hướng giải quyết cụ thể đối với các cổ phần mà người lao động mua của doanh nghiệp khi doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu dẫn đến chấm dứt hợp đồng lao động, thôi việc, mất việc, trường hợp người lao động

chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn. Chênh lệch giữa giá bán cho người lao động, cho tổ chức công đoàn (nếu có) so với mệnh giá cổ phần được trừ vào giá trị phần vốn nhà nước khi quyết toán tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần. Những quy định mới về ưu đãi dành cho người lao động đã tạo điều kiện cho người lao động được thực sự thực hiện quyền làm chủ của mình trong doanh nghiệp, góp phần phát huy vai trò, hiệu quả trong lao động sản xuất.

Đối tượng thứ 2 được mua cổ phần là nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa phải mở tài khoản tiền gửi tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật Việt Nam về ngoại hối. Các quy định cho người nước ngoài mua cổ phần đã có thay đổi tích cực. Các nghị định trước đó luôn có những hạn chế về tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, thậm chí, trong giai đoạn đầu cổ phần hóa, nhà đầu tư nước ngoài không được mua cổ phần, họ bị loại ra khỏi doanh sách đối tượng được nắm giữ cổ phần. Những quy định đó đã hạn chế sự đầu tư của thành phần đầu tư nước ngoài trong khi đây là một nguồn lực lớn có quy mô về vốn, tài chính và tiềm lực lớn hơn rất nhiều so với nguồn lực trong nước. Sự mở rộng đối tượng mua cổ phần tại thời điểm hiện nay đã làm tăng tính hiệu quả của cổ phần hóa, tạo động lực phát triển cổ phần hóa.

Đối tượng thứ 3 được mua cổ phần là nhà đầu tư chiến lược. Nhà đầu tư chiến lược là nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có năng lực tài chính và có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền trong việc gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phần hóa về chuyển giao công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp, cung ứng nguyên vật liệu, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược phải được xây dựng thành phương án xác định tiêu chí của nhà đầu tư chiến lược, phương thức bán và số lượng cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược để cơ quan có thẩm quyền quyết định. Nhà đầu tư chiến lược tại mỗi doanh nghiệp cổ phần hóa tối đa là 3. Tùy thuộc vào từng phương thức bán cổ phần mà giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược sẽ bị thay đổi. Nhà đầu tư chiến lược không được chuyển nhượng số cổ phần mua trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ ngày công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp đặc biệt phải

chuyển nhượng số cổ phần này trước thời hạn trên thì phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận. Đây là một quy định cần thiết đảm bảo sự ổn định trong cơ cấu vốn, cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hóa.

Nghị định 116/2015/NĐ-CP đã có quy định mới về cơ cấu vốn cổ phần lần đầu. Cụ thể, Nghị định mới chỉ quy định chung về cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư khác, thay cho quy định cụ thể cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư khác không thấp hơn 25% vốn điều lệ (trừ trường hợp quy định), số cổ phần bán cho các nhà đầu tư khác không thấp hơn 50% số cổ phần nêu trên. Đây là một quy định tích cực, không còn sự hạn chế trong tỷ lệ nắm giữ cổ phần, doanh nghiệp hoàn toàn tự do trong quá trình huy động vốn. Các nguồn lực vốn được tự do phát huy vai trò của mình.

2.5. Xử lý tài chính khi cổ phần hóa

Đây là bước thực hiện trước khi xác định giá trị doanh nghiệp. Khi có quyết định cổ phần hóa, doanh nghiệp tiến hành kiểm kê, phân loại tài sản, các nguồn vốn và quỹ mà doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng. Doanh nghiệp tiến hành lập báo cáo tài chính, phối hợp với cơ quan quản lý thuế và các cơ quan có thẩm quyền liên quan để kiểm tra, quyết toán, xử lý các vấn đề tài chính tồn tại.

Nội dung này đã được quy đinh chi tiết tại chương 2 trong nghị định 59/2011/NĐ-CP về xử lý tài chính khi cổ phần hóa. Các tài sản được phân loại cụ thể để xác định tài sản đó có được tính vào giá trị doanh nghiệp hay không để có các hướng xử lý riêng cho từng loại. Cụ thể:

Tài sản cho thuê, mượn, nhận góp vốn liên doanh, liên kết, tài sản không phải của doanh nghiệp thì không tính vào giá trị doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tiến hành kế thừa hoặc thanh lý các hợp đồng liên quan đến các tài sản đó. Đối với tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ thành lý, doanh nghiệp tiến hành thanh lý, nhượng bán. Những tài sản này không được tính vào giá trị doanh nghiệp và phải tiến hành chuyển giao cho các cơ quan theo quy định. Tuy nhiên, cũng có những tài sản không được loại trừ khỏi giá trị doanh nghiệp như nhà cửa, vật kiến trúc, ….

Các khoản nợ phải thu: Doanh nghiệp tiến hành đối chiếu, xác nhận các khoản nợ phải thu, tiến hành thu hồi các khoản nợ đến hạn. Đối với các khoản nợ khó đòi,

tiến hành xử lý theo quy định. Những khoản nợ không có đủ hồ sơ pháp lý chứng minh khách nợ còn nợ hoặc không có khả năng thu hồi theo quy định thì không được loại trừ ra ngoài giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp phải làm rò nguyên nhân để xử lý theo nguyên tắc sau: Xác định trách nhiệm xử lý bồi thường của tập thể, cá nhân có liên quan đến khoản nợ phải thu không xác định được khách nợ, phần tổn thất còn lại được xử lý theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng. Hoàn thiện hồ sơ, tiếp tục theo dòi để xử lý thu hồi đối với những khoản nợ không chứng minh được là không có khả năng thu hồi.

Các khoản nợ phải trả: Theo điều 16, nghị định 59/2011/NĐ-CP, Doanh nghiệp cũng tiến hành đối chiếu, xác nhận các khoản nợ phải trả, phải thanh toán các khoản nợ đến hạn. Các khoản nợ phải được xử lý theo thỏa thuận hoặc chuyển thành vốn góp cổ phần. Riêng đối với nợ thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước, doanh nghiệp phải thanh toán trước khi cổ phần hóa hoặc doanh nghiệp sau cổ phần hóa phải kể thừa.

Các khoản dự phòng, lỗ, lãi được xử lý theo điều 17 nghị định 59/2011/NĐ- CP. Nghị định 116/2015/NĐ-CP đã có những điều chỉnh trong nội dung này. Các khoản dự phòng được dùng để bù đắp các tổn thất, số còn lại tính vào giá trị phần vốn nhà nước. Quỹ dự phòng rủi ro ngân hàng, bảo hiểm được để lại doanh nghiệp và tính vào giá trị phần vốn nhà nước. Quỹ dự phòng tài chính để bù lỗ, bù đắp thổn thất, số còn lại tính vào giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Các khoản lãi để bù lỗ, bù đắp tổn thất, số còn lại được phân phối theo quy định.

Vốn đầu tư dài hạn vào các doanh nghiệp như vốn góp liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hay các hình thức đầu tư dài hạn khác. Các khoản đầu tư dài hạn của doanh nghiệp tại doanh nghiệp khác, doanh nghiệp có thể kế thừa, chuyển giao cho doanh nghiệp khác hoặc bán phần vốn góp đó trước khi xác định giá trị doanh nghiệp.

Quỹ phúc lợi, Quỹ khen thưởng. Số dư trong các quỹ này sau khi bù đắp các khoản chi vượt quá chế độ cho người lao động thì được chia cho người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022