Mục Tiêu, Yêu Cầu Của Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước

Thông qua khái niệm trên, ta thấy mô hình công ty cổ phần có rất nhiều ưu điểm như:

Đầu tiên, công ty cổ phần là một chủ thể pháp lý độc lập, có tư cách pháp nhân. Điều đó cho phép công ty cổ phần có các quyền và nghĩa vụ nhất định. Công ty cổ phần có tư cách chủ thể riêng, tồn tại độc lập. Bằng tài sản của mình, công ty cổ phần tự mình tham gia vào các hoạt động với nhiều mục đích khác nhau mà mục đích lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu. Trong quá trình hoạt động, công ty tự chịu trách nhiệm về các giao dịch, các khoản nợ bằng tài sản của mình. Người tiến hành giao dịch chỉ là người đại diện cho quyền và nghĩa vụ của công ty. Bản chất, công ty phải chịu trách nhiệm với các giao dịch ấy. Tài sản của công ty được hình thành từ nguồn vốn góp của các cổ đông. Các cổ đông góp vốn thành lập công ty, vốn góp ấy là tài sản riêng của công ty, các cổ đông chỉ được hưởng các lợi ích nhất định từ phần vốn mình đóng góp theo quy định của pháp luật.

Ưu điểm thứ hai của công ty cổ phần là chế độ trách nhiệm hữu hạn của các cổ đông. Các cổ đông góp vốn hình thành công ty cổ phần. Phần vốn góp ấy là giới hạn rủi ro tài chính của các cổ đông trên tổng vốn của công ty. Trách nhiệm của cổ đông được hạn chế trong phạm vi số vốn mà họ đóng góp. Vì không có quyền với tài sản của công ty nên các cổ đông không phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty. Khi có một nghĩa vụ tài chính phát sinh, công ty phải tự mình thực hiện nghĩa vụ ấy bằng tài sản của mình. Bên có quyền đối với nghĩa vụ ấy chỉ có quyền yêu cầu công ty thực hiện nghĩa vụ mà không được yêu cầu các cổ đông của công ty thực hiện bởi các cổ đông không phải chủ thể liên quan đến nghĩa vụ ấy. Các cổ đông sẽ không bao giờ mất nhiều hơn số vốn ban đầu họ bỏ ra. Đó là điểm khác biệt lớn của công ty cổ phần nói riêng và các công ty đối vốn nói chung so với các công ty đối nhân là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh. Tính chất trách nhiệm hữu hạn đã thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào công ty cổ phần.

Ưu điểm thứ ba của công ty cổ phần là cấu trúc vốn linh hoạt. Mọi hoạt động, quyết định của công ty cổ phần đều dựa trên cơ cấu vốn của các cổ đông. Quyền lực trong công ty cổ phần sẽ thuộc về người nắm giữ tỷ lệ cổ phần cao trong công ty. Quy mô vốn sẽ quyết định tiềm lực của của công ty. Nó liên quan mật thiết đến khả năng huy động vốn nợ phục vụ sản xuất kinh doanh bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu đã có.

Cổ phần của công ty được chuyển nhượng linh hoạt, tự do như mua bán, tặng cho, thừa kế. Công ty cổ phần cho phép các cổ đông tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho các cổ đông khác hay cho người khác không phải cổ đông công ty trừ một số hạn chế nhất định trong 3 năm đầu thành lập công ty hay với cổ phần ưu đãi. Các cổ đông tiến hành chuyển nhượng trực tiếp hay thông qua sàn giao dịch chứng khoán đối với các công ty có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán. Phương thức này là phổ biến với công ty có quy mô vốn lớn. Việc mua bán cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán diễn ra hàng ngày, hàng giờ, vì thế nó làm tỷ lệ sở hữu cổ phần trong công ty cũng thay đổi liên tục. Việc chuyển nhượng cổ phần ít làm ảnh hưởng đến cơ cấu quản lý, tổ chức của công ty ngoại trừ các giao dịch lớn tạo nên tính ổn định trong hoạt động của công ty. Bên cạnh đó, công ty cổ phần được phép tự do huy động các nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Công ty được phát hành các loại cổ phiếu, trái phiếu để thu hút vốn đầu tư, mở rộng quy mô vốn, … Khác với công ty trách nhiệm hữu hạn bị giới hạn trong việc phát hành cổ phiếu.

Ưu điểm cuối cùng là tính chuyên môn cao trong cơ cấu tổ chức hoạt động. Bộ máy hoạt động của công ty cổ phần được phân cấp rò ràng với chức năng chuyên môn cao. Đại hội đồng cổ đông có quyền lực cao nhất- nơi tập trung mọi quyết định của tất cả các cổ đông. Hội đồng quản trị thay mặt cổ đông giám sát hoạt động của công ty. Ban giám đốc tiến hành các hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận cho công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị. Ngoài ra, ban kiểm soát kiểm soát tính pháp lý trong mọi hoạt động của công ty, độc lập với hội đồng quản trị, chỉ chịu trách nhiệm trước cổ đông. Sự phân cấp rò ràng giúp công ty cổ phần hoạt động hiệu quả, hài hòa.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là yêu cầu tất yếu, là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và nhà nước ta. Quá trình này sẽ đem lại nhiều cải thiện cho nền kinh tế cả nước, khắc phục những khó khăn, hạn chế của nền kinh tế tập trung bao cấp trước kia. Lợi ích của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã được chứng minh không chỉ trên lý thuyết mà ngay trong thực tế triển khai tại các nước trên thế giới và ngay tại Việt Nam.

Chương 2

NỘI DUNG PHÁP LUẬT CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã tiến hành được 30 năm. Trong thời gian đó, hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật đã ra đời để quy định, hướng dẫn việc tiến hành cổ phần hóa. Văn bản có giá trị pháp lý cao nhất là các nghị định do chính phủ ban hành. Từ năm 1990- thời điểm cổ phần hóa chính thức được tiến hành đến nay, chính phủ đã ban hành 10 nghị định quy định trực tiếp về cổ phần hóa và hàng loạt các thông tư, văn bản hướng dẫn liên quan. Mỗi nghị định được ban hành đều gắn với một giai đoạn cổ phần hóa nhất định, phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội lúc bấy giờ. Nhìn chung, nghị định sau đều có xu hướng khắc phục những hạn chế, thiếu sót của nghị định trước đó nhằm hướng đến việc hoàn thiện các quy định về cổ phần hóa, góp phần thúc đẩy quá trình cổ phần hóa đạt hiệu quả hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Thời điểm hiện nay, Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần (gọi tắt là Nghị định 59/2011/NĐ-CP), Nghị định 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần (gọi tắt là Nghị định 189/2013/NĐ-CP) và Nghị định 116/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần (gọi tắt là Nghị định 116/2015/NĐ-CP) là 3 văn bản pháp lý cao nhất quy định vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam. Ba văn bản này đã đề cập đến những nội dung quan trọng nhất về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Giai đạn 2011- 2015, Chính phủ, thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định, quyết định quan trọng phục vụ cho công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước như: tiêu chí danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước, quy định về tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty nhà nước, giám sát, kiểm tra, thanh tra, đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu, quy chế công bố thông tin cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, ... Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ra quyết đinh số 51/2014/QĐ-TTg về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp và hướng dẫn thực hiện. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành nghị

định về điều lệ tổ chức và hoạt động của 13/14 tập đoàn, tổng công ty nhà nước (Dầu khí, Dệt may, Hóa chất, Điện lực, Công nghiệp than khoáng sản, Công nghiệp cao su, Đường sắt, Hàng không, Hàng hải, Lương thực miền bắc, Lương thực miền nam, Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, Viễn thông quân đội). Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt đề án tái cơ cấu 20/20 tập đoàn, tổng công ty nhà nước thuộc thẩm quyền.

Những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam - 4

Nghị định số 59/2011/NĐ-CP tiếp tục hoàn thiện cơ chế cổ phần hóa gắn với thị trường, ngăn ngừa thất thoát tài sản nhà nước, nâng cao tính công khai, minh bạch, tăng cường sự giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước đối với công tác cổ phần hóa. Để triển khai Nghị định 59/2011/NĐ-CP, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 202/2011/TT-BTC hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hóa và Thông tư số 196/2011/TT-BTC hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần. Nghị định 59/2011/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, khắc phục những vướng mắc chủ yếu của Nghị định số 109/2007/NĐ-CP trước đây. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện có những vướng mắc xuất phát từ quy định của Nghị định 59/2013/ NĐ-CP về xác định giá trị doanh nghiệp và xử lý công nợ khiến cho số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa còn ít, tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn chậm trễ. Do đó, cần có giải pháp khắc phục kịp thời để nâng cao hiệu quả công tác cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. Vì vậy, nghị định 189/2011/NĐ-CP và nghị định 116/2015/NĐ-CP đã được Chính phủ thông qua để hoàn thiện các quy định về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Các nội dung chính về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã được đề cập trong 3 nghị định trên sẽ được phân tích cụ thể trong chương 2 của khóa luận này.

2.1. Mục tiêu, yêu cầu của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Điều 1 nghị định 59/2011/NĐ-CP đã khẳng định mục tiêu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hiện nay là:

- Chuyển đổi những doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu. Tất cả các doanh nghiệp nhà nước không thuộc diện nhà nước phải nắm giữ 100% vốn đều có thể tiến hành cổ phần hóa.

Quá trình cổ phần hóa sẽ chuyển đổi doanh nghiệp từ một chủ sang đa chủ sở hữu mà hình thức phổ biến nhất là loại hình công ty cổ phần. Vấn đề quan trọng là xác định doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn nhà nước là những doanh nghiệp nào?

- Huy động vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Bên ạnh nhiệm vụ cơ cấu lại nguồn vốn trong doanh nghiệp thì nhiệm vụ huy động mở rộng nguồn lực vốn của doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng. Huy động nguồn vốn nhàn rỗi của mọi cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước sẽ nâng cao tiềm lực tài chính của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế.

Mục tiêu này được Đảng và nhà nước nhấn mạnh thống nhất từ nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần (gọi tắt là nghị định 187/2004/NĐ-CP) đến nay.

Hai mục tiêu lớn của cổ phần hóa là chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước từ một chủ thành đa chủ và huy động vốn. Ngoài ra còn có những mục tiêu liên quan được đề cập ở các văn bản pháp lý trước đó như nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của nhà nước, doanh nghiệp; phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của các cổ đông, tăng cường sự giám sát của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp, phát triển thị trường chứng khoán ..... Những mục tiêu đó mang tính bản chất tất yếu dù không được đề cập trong nghị định 59/2011/NĐ-CP.

Cùng với nghị định 59/2011/NĐ-CP, ngày 17/07/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định 929/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011- 2015” (Gọi tắt là quyết định 929/QĐ-TTg). Cổ phần hóa là một phương thức phổ biến trong tiến trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, Quyết định 929/QĐ-TTg cũng là một văn bản pháp lý quan trọng trong tiến trình cổ phần hóa giai đoạn 2011- 2015. Văn bản này khẳng định:

Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước nhằm:

- Doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu hợp lý, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội và quốc phòng, an ninh, làm nòng cốt để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước định hướng, điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô.

- Nâng cao sức cạnh tranh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đối với doanh nghiệp kinh doanh, hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, cung ứng các sản phẩm dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội, quốc phòng, an ninh đối với doanh nghiệp hoạt động công ích.

Cổ phần hóa là một nhiệm vụ quan trọng được nhấn mạnh tại quyết định 929/QĐ-TTg. Đó là đẩy mạnh cổ phần hóa, đa dạng hóa sở hữu các doanh nghiệp nhà nước mà nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn sở hữu. Đối với những tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, thực hiện cơ cấu lại danh mục đầu tư và ngành nghề kinh doanh, tập trung vào những ngành nghề kinh doanh chính. Đẩy nhanh thực hiện theo nguyên tắc thị trường việc thoái vốn nhà nước đã đầu tư vào các ngành không phải kinh doanh chính.

Tiến hành cổ phần hóa phải đảm bảo những yêu cầu nhất định, đó là: nhà nước, doanh nghiệp nhà nước phải bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp; thực hiện cổ phần hóa công khai, minh bạch, theo nguyên tắc thị trường, khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín nội bộ doanh nghiệp, gắn với phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán.

Doanh nghiệp cổ phần hóa phải thực hiện công khai, minh bạch các thông tin về doanh nghiệp, về phương án cổ phần hóa, tình hình quản lý và sử dụng đất đai, lao động. Doanh nghiệp cổ phần hóa có tình hình tài chính đáp ứng đủ điều kiện niêm yết phải xây dựng phương án, lộ trình niêm yết theo quy định của luật chứng khoán. Thông tin phải được công bố công khai đến các nhà đầu tư.

Điều 10 nghị định 59/2011/NĐ-CP quy định nguyên tắc kế thừa quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Doanh nghiệp cổ phần hóa phải sắp xếp,

sử dụng tối đa số lao động tại thời điểm quyết định cổ phần hóa và giải quyết chế độ cho người lao động nghỉ việc, thôi việc. Công ty cổ phần có nghĩa vụ kế thừa mọi trách nhiệm đối với người lao động từ doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển sang, có quyền tuyển chọn, bố trí sử dụng lao động và phối hợp với cơ quan liên quan giải quyết chế độ cho người lao động. Doanh nghiệp cổ phần hóa phối hợp với cơ quan có liên quan kiểm tra, xử lý những vấn đề tài chính để xác định giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần. Công ty cổ phần được sử dụng toàn bộ tài sản, nguồn vốn đã nhận bàn giao để tổ chức sản xuất kinh doanh, kế thừa mọi quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của doanh nghiệp cổ phần hóa đã bàn giao. Trường hợp sau khi bàn giao sang công ty cổ phần mới phát sinh khoản truy thu, xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp trong thời gian là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thì phải làm rò trách nhiệm cá nhân, tập thể để thực hiện việc bồi thường, nộp phạt, xử lý kỷ luật. Đây là vướng mắc rất lớn, khó giải quyết trên thực tế tiến hành.

Những mục tiêu, yêu cầu của cổ phần hóa được đề cập rò ràng đã giúp quá trình cổ phần hóa được nhận thức thống nhất, đảm bảo cổ phần hóa hiệu quả, tránh tình trạng lạm dụng, đi lệch với đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước, góp phần vào sự thành công của tiến trình cổ phần hóa từ giai đoạn đầu đến nay.

2.2. Đối tượng, điều kiện cổ phần hóa

Việc xác định đối tượng cổ phần hóa là một yêu cầu bắt buộc khi tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Điều 2 nghị định 59/2011/NĐ-CP chỉ ra 3 đối tượng thuộc diện cổ phần hóa.

Một là, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công nhà nước (kể cả ngân hàng thương mại nhà nước). Giai đoạn từ năm 2011, cổ phần hóa tập trung vào các tổng công ty, tập đoàn kinh tế- những đối tượng phức tạp đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước. Các công ty con, công ty thành viên của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty đã tiến hành cổ phần hóa giai đoạn trước đó chính là tiền đề, cơ sở để tiến hành cổ phần hóa công ty mẹ tiến tới hoàn thành cổ phần hóa toàn diện.

Hai là, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là doanh nghiệp thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính

Phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là một số lượng lớn các doanh nghiệp nhà nước đang tồn tại hiện nay. Mỗi bộ, ngành, địa phương đều nắm giữ trong tay số lượng lớn doanh nghiệp. Với cơ chế quản lý hành chính, việc đảm bảo hoạt động hiệu quả cho các doanh nghiệp này là khó có thể thực hiện. Cổ phần hóa các doanh nghiệp nêu trên sẽ giải phóng một lượng lớn nguồn lực cho nhà nước, góp phần gia tăng ngân sách nhà nước, đồng thời tạo tính tự chủ cho doanh nghiệp, đem lại hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp.

Ba là, Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chưa chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Số lượng doanh nghiệp tồn tại dưới hình thức này còn lại rất ít nhưng cũng không thể loại trừ nó ra khỏi đối tượng cổ phần hóa vì bản thân doanh nghiệp đang nắm giữ số lượng lớn vốn và tài sản của nhà nước.

Đối tượng cổ phần hóa giai đoạn 2011 đến nay có sự thay đổi đáng kể so với các nghị định trước. Đối tượng cổ phần hóa đã được thu hẹp lại. Điều đó hoàn toàn phù hợp với thực tế khi mà năm 2010 là năm hoàn thành cơ bản cổ phần hóa theo mục tiêu đề ra. Từ năm 2011 đến nay, cổ phần hóa là giai đoạn giải quyết các vấn đề chưa kịp tiến hành trong giai đoạn trước mà tập trung là việc chưa cổ phần hóa các tập đoàn kinh tế, tổng công ty và các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khác. Đây đều là những doanh nghiệp nhà nước quan trọng có quy mô vốn lớn, đòi hỏi quá trình cổ phần hóa thận trọng. Các giai đoạn trước năm 2011 là quá trình cổ phần hóa mở rộng và cơ bản nằm trong tiến trình cổ phần hóa được đặt ra vì vậy, đối tượng cổ phần hóa có diện rộng với số lượng và hình thức đa dạng.

Việc xác định doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn là vấn đề hết sức quan trọng. Vấn đề đó đã được xác định trong quyết định mới nhất, Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg ngày 18/06/2014 về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước (Gọi tắt là quyết định 37/2014/QĐ-TTg). Theo đó, nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đối với những doanh nghiệp hoạt động trong 16 lĩnh vực quan trọng sau:

- Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, an ninh.


- Sản xuất, cung ứng vật liệu nổ công nghiệp.


- Sản xuất, cung ứng hóa chất độc.

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí