Những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam - 8

hành, năng lực quản lý, khả năng cạnh tranh, tính công khai, minh bạch, khó tìm được cổ đông chiến lược, cách lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, vai trò cổ đông nhà nước bị quá lạm dụng,...

Các vấn đề đặc thù khi cổ phần hóa tập đoàn kinh tế và tổng công ty là:


- Tập đoàn kinh tế, tổng công ty là những doanh nghiệp có quy mô lớn, có tài sản lớn, nhiều vốn nhà nước, nắm giữ các ngành, lĩnh vực kinh doanh quan trọng, nhạy cảm, liên quan đến vị trí, vai trò của kinh tế nhà nước, an ninh, quốc phòng, công ích. Tập đoàn kinh tế và tổng công ty có cấu trúc đa dạng, nhiều tầng nấc, gồm nhiều doanh nghiệp thành viên, lợi ích không đồng nhất, thậm chí đối lập nhau. Tập đoàn kinh tế và tổng công ty đều được coi là nòng cốt, xương sống của doanh nghiệp nhà nước và kinh tế nhà nước.

- Cổ phần hóa tập đoàn kinh tế, tổng công ty có thể tiến hành theo 2 hình thức. Một là cổ phần hóa toàn bộ tập đoàn kinh tế, tổng công ty. Hai là chỉ cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên để chuyển sang mô hình công ty mẹ- công ty con. Hiện nay, hình thức thứ 2 được áp dụng phổ biến để cổ phần hóa tổng công ty. Trước hết, cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên, sau đó mới cổ phần hóa công ty mẹ. Hình thức này chỉ thay đổi ở bên dưới, các công ty con, cháu, công ty liên kết, chưa tiến hành đối với doanh nghiệp phía trên là công ty mẹ. Vì vậy, nhiều tập đoàn kinh tế, tổng công ty không có chuyển biến mạnh mẽ, sức ỳ vẫn lớn. Hình thức cổ phần hóa này chỉ phù hợp với giai đoạn trước năm 2011 khi tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước chưa được tập trung. Giai đoạn hiện nay, hình thức cổ phần hóa thứ nhất được áp dụng nhiều hơn với cả tổng công ty và tập đoàn kinh tế như Tập đoàn Tài chính Bảo hiểm Bảo Việt và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.

- Nhà nước can thiệp quá sâu vào quyền của công ty mẹ khi cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên sẽ làm khó cho công ty mẹ thực hiện các kế hoạch chiến lược, sử dụng quyền của mình tại các công ty con, công ty liên kết.

Theo số liệu thống kê trong giai đoạn 2011- 2013, cả nước đã sắp xếp được 180 doanh nghiệp. Trong đó có 99 doanh nghiệp được cổ phần hóa trong đó năm 2011 được 12 doanh nghiệp, năm 2012 được 13 doanh nghiệp, riêng năm 2013 cổ phần hóa 74 doanh nghiệp. Đây hầu hết là các doanh nghiệp có quy mô lớn, phạm vi

hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành, tài chính phức tạp. Quá trình cổ phần hóa giai đoạn này diễn ra chậm. Trong 2 năm 2014- 2015 theo đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện cổ phần hóa 432 doanh nghiệp trong đó đã có 348 doanh nghiệp thành lập ban chỉ đạo cổ phần hóa, 274 doanh nghiệp đang xác định giá trị doanh nghiệp, đã công bố 123 doanh nghiệp. Năm 2014, 143 doanh nghiệp đã hoàn thành cổ phần hóa. Số doanh nghiệp cần hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2015 là 289 doanh nghiệp. Việc phải tiến hành cổ phần hóa 289 doanh nghiệp nhà nước trong năm 2015 đã làm nảy sinh nhiều thách thức: vừa phải hoàn thành tiến độ và kế hoạch cổ phần hóa, vừa phải đảm bảo chất lượng cổ phần hóa, trong đó nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cổ phần hóa là tạo ra động lực mới nhờ đổi mới quản trị doanh nghiệp và sự đột phá do có sự tham gia của nhân tố nhà đầu tư chiến lược. Quý I/2015 đã hoàn thành cổ phần hóa 27 doanh nghiệp.

Vốn của doanh nghiệp nhà nước tiếp tục được bảo toàn, năng lực tài chính được đảm bảo. Vốn chủ sở hữu của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước năm 2013 là 959.796 tỷ đồng, tăng 4,1% so với năm 2012. Giá trị tổng tài sản của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước năm 2013 đạt 218.95 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2012. Tỷ trọng đóng góp vào GDP của khối doanh nghiệp nhà nước đạt mức 32,4% năm 2013. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tương đối ổn định, doanh thu năm 2013 đạt 1.471.018 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng trên 1,2 triệu lao động. Nhìn chung, tổng lợi nhuận của toàn khối doanh nghiệp nhà nước có xu hướng tăng lên mặc dù số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm xuống, cơ cấu tài sản và vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên, quy mô nợ của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẫn rất cao, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước diễn ra chậm chạp, các vấn đề đối với quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2000- 2010 vẫn chưa được giải quyết trong giai đoạn này.

Năm 2014- 2015 gắn với tiến trình cổ phần hóa tiềm năng của 3 công ty lớn là công ty Dịch vụ Viễn thông di động Việt Nam (MobiFone), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) và Tập đoàn Công nghiệp Than- khoáng sản Việt Nam (Vinacomin).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Với giá trị sở hữu khoảng 3,4 tỷ USD, MobiFone hiện nắm giữ 21% thị phần thị trường điện thoại di động của Việt Nam. MobiFone và Vinaphone là 2 công ty

con chiếm 19% thị phần của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). MobiFone cổ phần hóa cuối năm 2015. Sau cổ phần hóa, nhà nước chỉ còn nắm giữ 20% cổ phần. Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) hiện là công ty hàng hải quốc doanh của Việt Nam. Vinalines đã gặp nhiều khó khăn tài chính sau sự kiện tham nhũng và khoản nợ lên tới 4 tỷ USD do tình trạng quản lý tài chính yếu kém. Để trả nợ, Vinalines đã bán cổ phần tại nhiều đơn vị của mình, bao gồm cảng biển. Vinacomin đã hoàn thành thoái vốn trong lĩnh vực tài chính, cụ thể là thoái vốn tại công ty bảo hiểm SHB, ngân hàng SHB, công ty Bảo hiểm Hàng không, công ty chứng khoán SHB và công ty tài chính Vinacomin. Các đơn vị tiến hành cổ phần hóa là Tổng công ty Khoáng sản- Vinacomin, Tổng công ty điện lực- than khoáng sản, Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc- Vinacomin, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cơ khí Đóng tàu- Vinacomin và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường- Vinacomin.

Những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam - 8

Các bộ, ngành, địa phương đã có những báo cáo cụ thể về kết quả đạt được trong quá trình cổ phần hóa giai đoạn này. Cụ thể

Bộ xây dựng


Tháng 10/2012, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1428/QĐ- TTg về việc kết thúc thí điểm Tập đoàn Sông Đà, Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị, theo đó đã chuyển 7 Tổng công ty là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và 2 Tổng công ty cổ phần về trực thuộc Bộ Xây dựng. Do việc ổn định lại công tác tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh của các Tổng công ty nên tiến độ cổ phần hóa còn chậm so với kế hoạch cổ phần hóa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tính đến hết năm 2012, Bộ Xây dựng chỉ hoàn thành cổ phần hóa 1 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam.

Tính đến đầu năm 2013, Bộ Xây dựng còn 14 Công ty mẹ - Tổng công ty và 17 công ty con trực thuộc các Tổng công ty phải cổ phần hóa. Trong năm 2013, Bộ Xây dựng đã thực hiện cổ phần hóa được 12 doanh nghiệp gồm: 5 Công ty mẹ- Tổng công ty (Viglacera, Viwaseen, Xây dựng Hà Nội, Xây dựng Bạch Đằng và Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng) và 7 Công ty con (3 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Xây dựng và Phát triển Hạ tầng, 2 doanh nghiệp thuộc tổng công ty Đầu tư Phát triên Nhà và Đô thị và 2 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty VNCC).

Trong 9 tháng đầu năm 2014, Bộ Xây dựng đã rà soát, đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, đồng loạt triển khai tại 19 doanh nghiệp gồm 9 công ty mẹ- Tổng công ty và 10 công ty con cổ phần hóa cùng công ty mẹ. Bộ xây dựng đã thành lập ban chỉ đạo và phê duyệt kế hoạch cổ phần hóa của 9/9 tổng công ty, hoàn thành phê duyệt giá trị doanh nghiệp và đang thẩm định phương án cổ phần hóa của 1 tổng công ty và 2 công ty con, đang xác định giá trị doanh nghiệp tại 5 tổng công ty và tiến hành xử lý tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp tại 4 tổng công ty.

Nhìn chung giai đoạn 2011-2015, “số lượng doanh nghiệp của Bộ Xây dựng phải thực hiện cổ phần hóa không nhiều nhưng đều có qui mô lớn với giá trị doanh nghiệp từ 1.000 tỷ đồng đến gần 20.000 tỷ đồng, trong đó có 14 Công ty mẹ - Tổng công ty. Dự kiến đến cuối năm 2015, về cơ bản Bộ Xây dựng sẽ hoàn thành công tác cổ phần hóa và không còn doanh nghiệp nhà nước” [3, 83].

Đến năm 2015, Bộ Xây dựng sẽ hoàn thành công tác cổ phần hóa toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc. Đề thực hiện được mục tiêu trên, Bộ xây dựng đã đề ra các giải pháp như:

- Tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức của cán bộ lãnh đạo, người lao động trong doanh nghiệp trong công tác cổ phần hóa thông qua các hình thức chỉ đạo bằng văn bản, tổ chức hội thảo, cuộc họp phổ biến,..., quy định việc thực hiện kế hoạch cổ phần hóa là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của lãnh đạo doanh nghiệp

- Thực hiện cổ phần hoá các công ty con đồng thời với các công ty mẹ để rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí và lựa chọn được phương án cổ phần hóa phù hợp hơn.

- Phê duyệt kế hoạch, tiến độ cổ phần hóa cụ thể, bao gồm mốc thời gian cho từng bước công việc, thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, đánh giá mức độ hoàn thành tiến độ cổ phần hóa theo kế hoạch đề ra.

- Chỉ đạo các doanh nghiệp chủ động chuẩn bị hồ sơ, tài liệu pháp lý để cổ phần hóa, áp dụng các biện pháp xử lý linh hoạt, hiện hữu, dứt điểm đối với các doanh nghiệp đang gặp khó khăn lớn về tài chính, lao động.

- Thường xuyên chỉ đạo, phối hợp với doanh nghiệp cổ phần hóa giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình cổ phần hóa, nhất là đối với doanh nghiệp có nhiều tài sản là đất đai, nhà cửa, máy móc, thiết bị, ... khi xác định giá trị doanh nghiệp.

- Chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan như bộ Tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư, Ủy ban nhân dân các tỉnh,... để giải quyết các vấn đề vướng mắc khi cổ phần hóa như việc xác định giá trị doanh nghiệp, phương án sử dụng đất, phương án cổ phần hóa.

- Tăng cường quan tâm, hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát đối với các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp sau cổ phần hóa.

- Chỉ đạo các đơn vị chủ động rà soát và lập kế hoạch, lộ trình bán tiếp phần vốn nhà nước tại các công ty cổ phần xét thấy không cần thiết nắm giữ.

Bộ xây dựng đã đưa ra các kiến nghị để giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện: Sửa đổi một số quy định tại nghị định số 59/2011/NĐ-CP theo hướng doanh nghiệp cổ phần hóa được giữ lại quỹ dự phòng giảm giá các khoản nợ phải thu khi xác định giá trị doanh nghiệp, có phương pháp xác định giá đối với các khoản đầu tư vào doanh nghiệp chưa niêm yết, doanh nghiệp bị sàn giao dịch hủy niêm yết phù hợp với thị trường, sử dụng lợi nhuận bình quân của 10 năm trước khi cổ phần hóa để tính lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp, không định giá lại các khoản đầu tư tài chính khi thực hiện bàn giao vốn nhà nước sang công ty cổ phần.

Bộ xây dựng đã đưa ra các kiến nghị để giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện: Sửa đổi một số quy định tại nghị định số 59/2011/NĐ-CP theo hướng doanh nghiệp cổ phần hóa được giữ lại quỹ dự phòng giảm giá các khoản nợ phải thu khi xác định giá trị doanh nghiệp, có phương pháp xác định giá đối với các khoản đầu tư vào doanh nghiệp chưa niêm yết, doanh nghiệp bị sàn giao dịch hủy niêm yết phù hợp với thị trường, sử dụng lợi nhuận bình quân của 10 năm trước khi cổ phần hóa để tính lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp, không định giá lại các khoản đầu tư tài chính khi thực hiện bàn giao vốn nhà nước sang công ty cổ phần.

Bộ xây dựng đã đưa ra các kiến nghị để giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện: Sửa đổi một số quy định tại nghị định số 59/2011/NĐ-CP theo hướng doanh nghiệp cổ phần hóa được giữ lại quỹ dự phòng giảm giá các khoản nợ phải thu khi xác định giá trị doanh nghiệp, có phương pháp xác định giá đối với các khoản đầu tư vào doanh nghiệp chưa niêm yết, doanh nghiệp bị sàn giao dịch hủy niêm yết phù hợp với thị trường, sử dụng lợi nhuận bình quân của 10 năm trước khi cổ phần hóa để tính lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp, không định giá lại các khoản đầu tư tài chính khi thực hiện bàn giao vốn nhà nước sang công ty cổ phần.

Bộ công thương


Trong năm 2015, Bộ Công Thương thực hiện cổ phần hóa 7 doanh nghiệp trong đó có 3 Tổng công ty: Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam; Công ty Giấy Việt Nam; Công ty Máy và Thiết bị công nghiệp và 4 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điện máy và Đầu tư; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây lắp và Vật liệu xây dựng V; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thực phẩm và Đầu tư công nghệ Fococev, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại BMC. Đối với 3 Công ty, sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa, Bộ Công Thương chỉ đạo thực hiện bán cổ phần lần đầu trong Quý I năm 2016. Còn đối với 4 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chỉ duy nhất Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại BMC, Bộ đang chỉ đạo Công ty xác định giá trị doanh nghiệp và hoàn thành cổ phần hóa trong Quý 1 năm 2016. Còn 3 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã triển khai bán cổ phần lần đầu và hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2015 hoặc tháng 1 năm 2016. Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) là tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tiên thực hiện cổ phần hóa cũng đã hoàn thành thoái vốn ở 7 đơn vị với tổng số tiền 204,1 tỷ đồng. Hiện nay, Vinatex đang chỉ đạo thoái vốn tiếp tại một số lĩnh vực như chứng khoán, ngân hàng, tài chính để lành mạnh hóa và minh bạch tài sản khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.

Như vậy, trong giai đoạn 2011 – 2015, Bộ Công Thương hoàn thành công tác sắp xếp, cổ phần hóa 15 doanh nghiệp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trong

đó có 5 doanh nghiệp có nhà đầu tư chiến lược là các Tập đoàn và các Tổng công ty. Các nhà đầu tư chiến lược này thì phần lớn là nhà đầu tư trong nước, chưa thu hút được các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tham gia mua cổ phần của các doanh nghiệp thuộc Bộ. Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết: “đến năm 2015, đã có 287 trên tổng số 299 doanh nghiệp Nhà nước của ngành Công Thương được cổ phần hóa xong. Riêng trong giai đoạn 2011-2015, Bộ hoàn thành công tác xắp xếp, cổ phần hóa 15 doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ” [2, 83].

Tuy nhiên, trong thời gian qua, mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã có những chỉ đạo quyết liệt trong công tác tái cơ cấu, sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước, lãnh đạo các Tập đoàn, Tổng công ty đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nhưng nhìn chung, công tác cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chưa đạt kết quả cao. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán vẫn còn ảm đạm, một số doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về tài chính, công nợ, đất đai, tài sản. Bộ trưởng khẳng định: “Tái cơ cấu không chỉ là nhiệm vụ trọng tâm mà còn là sự sống còn của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu, rộng của Việt Nam” [2, 83].

Giai đoạn 2016 – 2020, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, đáng chú ý nhất là sẽ tập trung cổ phần hóa, thoái vốn của các tập đoàn, Tổng công ty “đầu tàu” trong nền kinh tế gồm Dầu khí, Điện lực, Than Khoáng sản, Hóa chất, Thuốc lá….

Giai đoạn 2014- 2015, quá trình cổ phần hóa được đề cập với tinh thần quyết liệt với nhiều giải pháp đồng bộ, đột phá từ nhận thức đến cơ chế, chính sách, đối tượng, lộ trình, trách nhiệm và tổ chức thực hiện.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chuyển thành công ty cổ phần tất cả doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa. Những doanh nghiệp có điều kiện thì thực hiện phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) theo quy định hiện hành. Những doanh nghiệp chưa có điều kiện IPO ngay thì chuyển thành công ty cổ phần với các cổ đông là Nhà nước.

Để hỗ trợ quá trình cổ phần hóa, nhiều chính sách tài chính mới được triển khai, như: xóa nợ cho 4 nhóm đối tượng doanh nghiệp nhà nước; cho phép thoái vốn dưới mệnh giá hoặc dưới giá trị sổ sách và cố gắng bảo toàn vốn ở mức cao nhất, không thoái bằng mọi giá, phân loại lĩnh vực đang đầu tư có lãi, lĩnh vực đang lỗ để có từng biện pháp thích hợp, lĩnh vực càng để càng mất thì bán nhanh; Nới “room” cho nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại doanh nghiệp và hạ mức trần cổ phần do nhà nước nắm giữ trong doanh nghiệp cổ phần hóa; phân định rò nhiệm vụ công ích, nhiệm vụ chính trị và kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước; nghiên cứu đề xuất mức lương hợp lý cũng như kiểm soát chặt chẽ tuyển chọn lao động trong doanh nghiệp nhà nước. Hoàn thiện cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước và đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp.

Trường hợp không thực hiện được tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì Hội đồng thành viên các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty các doanh nghiệp Nhà nước và Ban lãnh đạo doanh nghiệp phải làm rò nguyên nhân khách quan, chủ quan, xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan xử lý chậm quá trình cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định. Đồng thời, Bộ trưởng các bộ quản lý ngành, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc chậm hoàn thành kế hoạch đã được phê duyệt theo quy định.

Năm 2014, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 6/3/2014 về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước (Gọi tắt là nghị quyết số 15). Nghị quyết quy định:

- Kiên quyết truy xét trách nhiệm đối với các lãnh đạo bộ, ngành, địa phương, đơn vị, thực hiện không đúng tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp

- Cho phép các doanh nghiệp nhà nước được thoái vốn với giá thấp hơn mệnh giá hoặc bán cổ phần dưới giá trị sổ sách.

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí