Những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

-----------------------


Nguyễn Thị Ngàn


NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH LUẬT KINH DOANH

Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2012-L


NGƯỜI HƯỚNG DẪN: THS. NGUYỄN ĐĂNG DUY


HÀ NỘI, 2016

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam - 1

LỜI CAM ĐOAN


Em xin cam đoan khóa luận là công trình nghiên cứu của riêng em. Các kết quả nêu trong khóa luận chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong khóa luận đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.

Vậy, em viết lời cam đoan này đề nghị Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét để em có thể bảo vệ khóa luận tốt nghiệp.

Em xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN


Nguyễn Thị Ngàn

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 7

Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 10

1.1. Khái quát về Doanh nghiệp nhà nước 10

1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước 10

1.1.2. Vị trí, vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường 13

1.2. Khái quát về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 16

1.2.1. Khái niệm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 16

1.2.2. Sự cần thiết phải cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 20

Chương 2. NỘI DUNG PHÁP LUẬT CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 28

2.1. Mục tiêu, yêu cầu của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 29

2.2. Đối tượng, điều kiện cổ phần hóa 32

2.3. Các hình thức cổ phần hóa 35

2.4. Đối tượng mua cổ phần 36

2.5. Xử lý tài chính khi cổ phần hóa 40

2.6. Xác định giá trị doanh nghiệp 42

2.7. Bán cổ phần lần đầu 50

2.8. Chính sách đối với doanh nghiệp sau cổ phần hóa 52

Chương 3. THỰC TRẠNG THI HÀNH VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 53

3.1. Thành tựu đạt được và những hạn chế trong thi hành pháp luật cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam qua các giai đoạn 53

3.1.1. Giai đoạn 1990- 2001 53

3.1.2. Giai đoạn 2002- 2010 55

3.1.3. Giai đoạn 2011 đến nay 57

3.1.4. Đánh giá toàn bộ quá trình cổ phần hóa đến nay 67

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 75

3.2.1. Chủ trương, chính sách của nhà nước về cổ phần hóa giai đoạn 2016 2020 75

3.2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam 78

KẾT LUẬN 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


CP: HĐBT: IPO:

NĐ: ODA: QĐ: TPP: TT: TTg:

WTO:

Chính phủ

Hội đồng Bộ trưởng

Phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu Nghị định

Hỗ trợ phát triển chính thức Quyết định

Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương Thông tư

Thủ tướng

Tổ chức Thương mại Thế giới

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và nhà nước ta trong suốt 30 năm qua. Doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận kinh tế quan trọng trong nền kinh tế, được nhà nước giao phó nhiều nhiệm vụ đồng thời được nhà nước tạo điều kiện, cơ hội về vốn, nguồn lực để phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế, doanh nghiệp nhà nước không tận dụng được những lợi thế của mình, ngược lại còn bộc lộ nhiều hạn chế, tính không hiệu quả so với các thành phần kinh tế khác. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là yêu cầu tất yếu để khắc phục những thiếu sót của bộ phận doanh nghiệp nhà nước, khi nền kinh tế nước ta chuyển từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình này nhằm đa dạng hóa hình thức sở hữu, đổi mới phương thức quản lý đồng thời nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước mở ra triển vọng xây dựng thị trường vốn lành mạnh, phong phú, tạo điều kiện cơ cấu lại nền kinh tế. Cổ phần hóa không nhằm xóa bỏ bộ phận doanh nghiệp nhà nước, ngược lại, tăng cường vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước, nâng cao chất lượng doanh nghiệp nhà nước nói riêng và chất lượng nền kinh tế nói chung.

Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã có những bước đi mạnh mẽ từ những năm đầu thí điểm 1990 cho đến tận hôm nay, khi cổ phần hóa hóa đang dần bước vào giai đoạn cuối hoàn thành. Hàng loạt văn bản pháp lý đã được ban hành để hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện cổ phần hóa ở tất cả các cấp, ngành, địa phương.Tư tưởng, chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về cổ phần hóa được quán triệt sâu sắc trong tất cả các văn bản, các nghị quyết Đại hội Đảng IX, X, XI, XII.

Nhận thấy được tầm quan trọng của quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cùng những thành tựu, hạn chế mà nước ta đạt được trong quá trình cổ phần hóa suốt 30 năm qua, em đã chọn đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình là: “Những vấn đề pháp lý về cổ phầGHGGn hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam”. Việc nghiên cứu những vấn đề pháp lý và thực tiễn thi hành pháp luật cổ phần hóa

doanh nghiệp nhà nước hiện nay có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết, để từ đó rút ra những kinh nghiệm, đưa ra những kiến nghị nhằm thúc đẩy, hoàn thiện tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, hướng tới mục tiêu hoàn thành quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới.

2. Mục đích nghiên cứu đề tài


Mục đích nghiên cứu của khóa luận là làm sáng tỏ những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam, thấy được những thành tựu đạt được cũng như những khó khăn, hạn chế mà các doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hóa gặp phải. Từ đó, rút ra những kinh nghiệm, đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật và thi hành. Khóa luận đi sâu nghiên cứu và khẳng định sự đúng đắn của các chủ trương, chính sách cổ phần hóa của Đảng và nhà nước.

Việc nghiên cứu và phân tích những vấn đề khái quát cơ bản về doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được khóa luận thực hiện dưới góc độ pháp luật, thông qua phân tích các quy định pháp luật hiện hành về cổ phần hóa, cũng như thực trạng tiến hành cổ phần hóa ở các doanh nghiệp. Từ đó khóa luận chỉ ra những điểm bất cập trong các quy phạm pháp luật và đề xuất các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Khóa luận nghiên cứu những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam trong 30 năm qua.

Khóa luận nghiên cứu và phân tích những khái quát cơ bản về doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; phân tích các quy định pháp luật hiện hành về cổ phần hóa, phân tích thực trạng tiến hành cổ phần hóa và đề xuất các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện.

4. Phương pháp nghiên cứu


Trong quá trình nghiên cứu đề tài, em tiến hành khai thác thông tin từ các sách, báo, tạp chí, và luận văn nhằm tìm kiếm số liệu của các bộ, ngành, doanh nghiệp, số liệu của Tổng cục thống kê. Tham khảo các công trình nghiên cứu về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của các tác giả trong nước. Đối chiếu, so sánh, thống kê, hệ thống, đưa ra những tổng hợp, phân tích về vấn đề nghiên cứu.

5. Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát chung về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.


Chương 2: Nội dung pháp luật cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam hiện nay.

Chương 3: Thực trạng thi hành và giải pháp hoàn thiện pháp luật cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam hiện nay.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022