Sự Cần Thiết Phải Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước

thuộc sở hữu nhà nước ngày càng tăng lên, tạo sự bình đẳng giữa khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế ngoài nhà nước.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam có những đặc điểm:


Thứ nhất, Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là biện pháp chuyển doanh nghiệp từ sở hữu nhà nước sang sở hữu nhiều thành phần- đa sở hữu. Doanh nghiệp được cổ phần hóa sẽ không chỉ có một chủ sở hữu độc quyền quyết định mọi vấn đề về đầu tư, kinh doanh mà sẽ có các chủ sở hữu- các cổ đông đã đóng góp vốn, mua cổ phần tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Hai là, Cổ phần hóa là quá trình chuyển đổi hình thức hoạt động từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang công ty cổ phần. Đây là hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là nhà nước sang công ty cổ phần. Doanh nghiệp sau khi cổ phần phải hoạt động tuân thủ các quy định của luật doanh nghiệp.

Ba là, Quá trình cổ phần hóa được tiến hành thông qua hình thức nhà nước bán một phần hay toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. Khi tiến hành cổ phần hóa, doanh nghiệp nhà nước tiến hành phát hành và chào bán cổ phần. Doanh nghiệp nhà nước sẽ lựa chọn các hình thức phát hành cổ phần khác nhau căn cứ vào nhu cầu nắm giữ cổ phần chi phối trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Nếu muốn nắm giữ cổ phần chi phối, doanh nghiệp nhà nước lựa chọn hình thức bán một phần vốn nhà nước hiện có hay phát hành thêm cổ phần để huy động vốn. Nếu không có nhu cầu nắm giữ cổ phần chi phối, doanh nghiệp nhà nước có thể bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có để các nhà đầu tư tự quyết định phần trăm nắm giữ cổ phần của mình có tính đến những giới hạn mà quy định pháp luật đặt ra.


cạnh:

Bản chất của cổ phần hóa:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Bản chất của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được xem xét trên 3 khía


Những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam - 3

Về bản chất pháp lý: Quá trình cổ phần hóa là thay đổi chủ sở hữu, biến doanh

nghiệp một chủ là nhà nước thành doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu khác nhau bằng cách bán một phần hay toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp cho những người khác. Những người này trở thành chủ sở hữu của doanh nghiệp theo tỷ lệ tài

sản mà họ sở hữu trong doanh nghiệp cổ phần hóa. Các chủ sở hữu có quyền và nghĩa vụ pháp lý, được hưởng lợi tức và các quyền tham gia hoạt động quản lý doanh nghiệp tương đương với phần vốn góp đã mua.

Về bản chất chính trị: Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không phải quá trình tư nhân hóa toàn bộ nền kinh tế mà là quá trình tư nhân hóa một phần. Nhà nước vẫn giữ phần vốn góp nhất định thậm chí là chi phối trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Theo luật doanh nghiệp 2005, sau khi cổ phần hóa, nhà nước vẫn nắm giữ trên 50% tổng vốn góp thì doanh nghiệp vẫn là doanh nghiệp nhà nước và nhà nước vẫn nắm giữ vai trò chi phối, quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, với luật doanh nghiệp mới 2014, các doanh nghiệp sau cổ phần hóa hoàn toàn là công ty cổ phần, không còn là doanh nghiệp nhà nước, mọi hoạt động điều hành, quản lý, ra quyết định đều phải tuân theo các quy định của luật doanh nghiệp về công ty cổ phần. Tuy nhiên, hình thái sở hữu nhà nước vẫn tồn tại. Nó chỉ không còn nắm giữ vai trò chi phối, vị trí quyết định trong doanh nghiệp mà thôi. Cổ phần hóa không xóa bỏ sở hữu nhà nhà nước mà chỉ giảm mức độ sở hữu nhà nước.

Về bản chất thương mại: Cổ phần hóa là việc mua bán cổ phiếu. Người bán là doanh nghiệp mong muốn thu thêm tiền để tăng vốn chủ sở hữu. Họ buộc phải chia nhỏ quyền lực của mình và san sẻ nó cho các chủ sở hữu khác. Người mua cổ phần hướng đến việc hưởng lợi tức từ cổ phần mình đầu tư vào. Khi nắm giữ tỷ lệ cổ phần nhất định, người mua cổ phần được gia tăng quyền lợi của mình khi tham gia vào hoạt động quản lý, biểu quyết các vấn đề của doanh nghiệp.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam có những điểm khác với tính quy luật chung của các nước, bởi:

- Các doanh nghiệp mà Việt Nam thực hiện cổ phần hóa được hình thành trong quá trình thực hiện công hữu hóa, tập thể hóa nền kinh tế trước đây. Điều này khác với các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa ở các nước phát triển khi doanh nghiệp nhà nước là kết quả của quá trình phát triển lực lượng sản xuất đã vượt quá tầm của sở hữu tư nhân, đòi hỏi phải mở rộng quan hệ sở hữu.

- Các doanh nghiệp mà nước ta tiến hành cổ phần hóa vốn tồn tại lâu năm trong cơ chế bao cấp và kế hoạch của nhà nước và mới làm quen với cơ chế thị trường,

khác với các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa ở các nước là đã tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, cạnh tranh.

- Các doanh nghiệp mà nước ta tiến hành cổ phần hóa chủ yếu được tổ chức và hoạt động theo yêu vầu và kế hoạch của nhà nước, khác với các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa ở các nước là tổ chức và hoạt động vì lợi nhuận tối đa của bản thân và tuân theo quy luật thị trường.

- Lý do chính của chủ trương cổ phần hóa ở nước ta là các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản, khác với lý do thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp ở các nước phát triển là chuyển từ giai đoạn tập trung tư bản sang giai đoạn tập trung vốn xã hội trong và ngoài doanh nghiệp để nâng cao chất lượng và quy mô sản xuất trong cạnh tranh.

Như vậy, chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở nước ta là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giải quyết những tồn tại về tình trạng sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước – vấn đề đang gây trở ngại cho tiến trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nước ta có những đặc thù, khác biệt nhất định về đối tượng cổ phần hóa, chính sách, quy trình cổ phần hóa, vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp, xử lý các khoản nợ tồn đọng,... sẽ được đề cập ở phần nội dung sau.

1.2.2. Sự cần thiết phải cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước


Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một yêu cầu tất yếu khi nước ta bước vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tính tất yếu này xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà quan trọng nhất là từ những hạn chế trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và lợi ích mà cổ phần hóa đem lại.

Những hạn chế của doanh nghiệp nhà nước hiện nay


Doanh nghiệp nhà nước được thành lập ngay sau khi miền Bắc được giải phóng. Hoạt động của doanh nghiệp nhà nước đã góp phần tích cự vào sự nghiệp giải phóng miền Nam. Tuy nhiên, sau khi đất nước thống nhất, cơ chế bao cấp, nền kinh tế tự cung tự cấp đã triệt tiêu động lực sản xuất kinh doanh. Mục đích của việc thành lập doanh nghiệp nhà nước nhằm tạo ra tích lũy cho ngân sách nhà nước, tạo việc

làm cho người lao động nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp nhà nước không đáp ứng được mục tiêu này.

Sự yếu kém trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

- Do ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hóa tập trung kéo dài. Cơ chế kinh tế này coi kinh tế quốc doanh dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, xem nhẹ quy luật kinh tế thị trường nên hạch toán doanh nghiệp mang tính hình thức, đội ngũ cán bộ quản lý quan liêu, nóng vội, chủ quan, duy ý chí. Hoạt động của doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả, không đáp ứng được yêu cầu cảu thị trường và thực tế, thái độ lao động của doanh nghiệp nhà nước mang tính ỷ lại, năng suất lao động thấp.

- Do sự yếu kém của đội ngũ công nhân, cán bộ quản lý và trình độ công nghệ. Công nghệ lạc hậu dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao nên không thể cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp không có tích lũy nội bộ.

- Trình độ quản lý vĩ mô nền kinh tế và doanh nghiệp còn nhiều yếu kém. Hệ thống chính sách pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn, hiệu lực thấp gây khó khăn cho doanh nghiệp. Pháp luật còn nhiều kẽ hở gây nên tình trạng kém hiệu quả trong quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán, thanh tra. Nhà nước không nắm được thực trạng hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhà nước không xác định rò quyền lợi, trách nhiệm của người lao động, người lao động không có trách nhiệm, không quan tâm đến quản lý sử dụng tài sản doanh nghiệp, tham nhũng, tiêu cực phổ biến trong doanh nghiệp.

Mặc dù được sắp xếp, đổi mới nhưng đến nay, đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn dàn trải, nhiều tập đoàn, tổng công ty đầu tư ra ngoài ngành vào bất động sản, ngân hàng, tài chính, thị trường chứng khoán, đầu tư chéo vào các lĩnh vực khác hàng chục tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2013 theo chỉ đạo của Chính phủ các doanh nghiệp nhà nước đã thoái vốn ngoài được 4.180 tỷ đồng nhưng mới đạt được 19% trong tổng vốn đã đầu tư ngoài ngành là 22.000 tỷ đồng. Vì vậy, việc thoái vốn trong những năm tới của các doanh nghiệp nhà nước cần sự cố gắng rất lớn mới có thể hoàn thành mục tiêu đề ra. Khi thị trường bất động sản bị đóng băng, thị trường chứng khoán giảm sút mạnh, tình hình trong nước và quốc tế gặp khó khăn đã khiến

cho tình trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước giảm sút, nợ đọng, nợ xấu tăng lên đột biến. Tính đến cuối năm 2012, nợ phải trả của các doanh nghiệp nhà nước tăng nhanh với hơn 1,3 triệu tỷ đồng (chiếm 56% tổng nguồn vốn), lớn hơn 1,46 lần vốn chủ sở hữu và chiếm 70% nợ xấu của các ngân hàng thương mại, nợ phải thu của các doanh nghiệp nhà nước cũng tăng lên: 275.975 tỷ đồng trong đó, nợ khó đòi là 13.490 tỷ đồng.

Doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ một nguồn lực rất lớn của nền kinh tế (chiếm 33,5% vốn sản xuất kinh doanh, 50% vốn đầu tư từ nhà nhà nước, 60% vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại, 70% vốn ODA,...) nhưng hơn 50% doanh nghiệp nhà nước vẫn thuộc loại vừa và nhỏ, trình độ công nghệ, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp nhà nước còn thấp. Tỷ suất lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn 2005-2011 chỉ đạt 5,8%, trong khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong cùng giai đoạn đạt 9,5%, gấp 1,6 lần so với doanh nghiệp nhà nước.

Tình trạng độc quyền trong kinh doanh đã khiến cho hoạt động của nhiều doanh nghiệp nhà nước đạt hiệu quả thấp, thiếu động lực cạnh tranh, giá cả lên xuống không phù hợp với cơ chế thị trường gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Mô hình quản lý các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế, lúng túng, chưa rò ràng trong việc phân công, phân cấp và tổ chức thực hiện giữa chức năng sản xuất kinh doanh và hoạt động công ích phi lợi nhuận. Năng lực quản trị doanh nghiệp chưa được nâng cao và chậm được đổi mới. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý tài sản nhà nước tại doanh nghiệp còn nhiều bất cập, chồng chéo; việc thanh tra, kiểm tra và cơ chế dân chủ, công khai, minh bạch trong quản trị đối với doanh nghiệp nhà nước bị buông lỏng, tình trạng tham nhũng, lãng phí chậm được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời đã gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng của nhà nước điển hình là các vụ tham nhũng tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines), Công ty cho thuê tài chính II,...

Với những hạn chế đó của doanh nghiệp nhà nước, việc tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước nói chung và việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nói riêng là

một nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở nước ta hiện nay.

Vai trò của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước


Lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy vai trò to lớn của quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Kết quả cổ phần hóa của các nước trên thế giới đã tiến hành cổ phần hóa đã khẳng định chắc chắn điều đó.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước xử lý quan hệ sản xuất để phát triển lực lượng sản xuất, tạo mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Cổ phần hóa cải tạo lực lượng sản xuất phù hợp với quan hệ sản xuất mới phát triển, giải quyết mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất đem lại sự đổi mới tư duy, hiệu quả sử dụng phương tiện sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng hoạt động.

Cổ phần hóa góp phần tích cực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nguồn vốn thu được từ cổ phần hóa góp phần vào đổi mới công nghệ, đào tạo, nâng cao chất lượng lao động thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy và tận dụng những ưu điểm của lực lượng sản xuất, cải thiện quan hệ sản xuất. Cổ phần hóa là đòn bẩy để các doanh nghiệp tích cực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường để tìm kiếm lợi nhuận.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước góp phần làm thay đổi tư duy xã hội chủ nghĩa theo chế độ bao cấp lỗi thời lạc hậu, thay vào đó là tư duy năng động, nhạy bén trước tình hình biến đổi của kinh tế thế giới. Chế độ kinh tế một chủ sở hữu là nhà nước thực hiện chính sách bao cấp đã lỗi thời, bộc lộ những hạn chế trong kìm hãm sự phát triển của kinh tế xã hội. Thay đổi nền kinh tế quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với đa dạng loại hình kinh tế, đa dạng sở hữu thúc đẩy quá trình tìm kiếm lợi nhuận trước những thách thức khó khăn của nền kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang công nghiệp dịch vụ, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước.

Cổ phần hóa góp phần làm chuyển dịch các thành phần kinh tế. Trước cổ phần hóa, doanh nghiệp hoàn toàn thuộc thành phần kinh tế nhà nước, nhà nước nắm giữ vốn và quyết định mọi hoạt động sống còn của doanh nghiệp. Sau cổ phần hóa, với

sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế từ việc nắm giữ cổ phần trong doanh nghiệp, tỷ lệ sở hữu cổ phần sẽ quyết định doanh nghiệp đó thuộc thành phần kinh tế nào. Nếu sở hữu của tập thể người lao động chi phối thì doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tập thể. Nếu sở hữu nhà nước chi phối thì doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước. Trường hợp sở hữu tư bản tư nhân chi phối thì doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Như vậy, cổ phần hóa đã làm thành phần kinh tế nhà nước giảm đi về mặt quy mô, thay vào đó là sự gia tăng quy mô của các thành phần kinh tế khác, góp phần vào sự chuyển dịch thành phần kinh tế.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước làm đa dạng hóa sở hữu vốn nhà nước, xác định được rò phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và vốn của các nhà đầu tư khác, từ đó gắn được quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà đầu tư với hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời vốn, tài sản nhà nước trong các doanh nghiệp cổ phần hóa được đánh giá lại theo quy định, làm minh bạch được tài chính doanh nghiệp, làm rò được công nợ, xử lý được nhiều tồn đọng về vốn, tài sản, đất đai để từ đó có phương án sử dụng hợp lý hơn.

Cổ phần hóa nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, tăng cường huy động vốn đầu tư từ xã hội, cải tiến khoa học kỹ thuật công nghệ, xóa bỏ tư tưởng nhà nước bao cấp của công nhân viên, tạo ý thức làm việc tốt hơn cho công nhân viên trong công ty, xóa bỏ cơ chế quản lý cứng nhắc, yếu kém và khắc phục tình trạng lãi giả, lỗ thật còn đang tồn tại trong doanh nghiệp nhà nước. Cổ phần hóa là cơ hội để doanh nghiệp tự chủ kinh doanh, bố trí lại cơ cấu tổ chức trong công ty, tinh giảm biên chế và có cơ hội để phát triển kinh doanh, tìm kiếm khách hàng mới và nâng cao năng suất lao động. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước sẽ giải quyết được mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, góp phần xã hội hóa lực lượng sản xuất, thu hút thêm nguồn lực sản xuất. Khi cổ phần hóa, người lao động sẽ gắn bó, có trách nhiệm với công việc hơn, họ trở thành người chủ thực sự của doanh nghiệp và được hưởng thù lao và lợi nhuận dựa trên chính sức lực mà mình bỏ ra. Phương thức quản lý được thay đổi sẽ tạo nên sự năng động, tự chủ hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Cổ phần hóa là một yếu tố thúc đẩy sự hành thành và phát triển thị trường chứng khoán, tạo nên một lĩnh vực hoạt động kinh tế năng động, đưa nền kinh tế Việt

Nam hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Các đợt chào bán cổ phần sẽ góp phần làm thông tin công ty được công khai tạo sự cạnh tranh, phát triển hướng tới mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Cổ phần hóa là giải pháp quan trọng nhằm huy động các nguồn lực trong và ngoài nước. Việc huy động các nguồn lực đặc biệt là nguồn vốn của các cá nhân, tổ chức giúp doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, tạo cơ sở để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Ưu điểm của công ty cổ phần


Ngay từ tên gọi ”cổ phần hóa”, quá trình này đã gắn với kết quả chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Vậy tại sao hình thức công ty cổ phần lại được lựa chọn làm mục tiêu chuyển đổi mà không phải một hình thức công ty khác như công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, ...? Phân tích những ưu điểm của công ty cổ phần ta sẽ trả lời được câu hỏi trên.

Công ty cổ phần được định nghĩa theo luật doanh nghiệp 2014 như sau:


Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:


- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;


- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật doanh nghiệp.

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn [29,

85].

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí