So Sánh Tỷ Lệ Tăng Thu Nhập Của Người Lao Động Và Tăng Lợi Nhuận Của 3 Ctcp.

-. Chú trọng khâu phổ biến cho lãnh đạo và người lao động các doanh nghiệp nắm vững, hiểu rò các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về sắp xếp, chuyển đổi nhằm hạn chế và khắc phục tâm lý chần chừ, chống đối CPH..

- Cổ phần hóa DNNN phải đảm bảo quyền làm chủ thực sự của các cổ đông, trong đó có đông đảo người lao động để tạo động lực mạnh bên trong doanh nghiệp. Ngoài ra, cũng cần mạnh dạn bán cổ phần ra ngoài để thu hút vốn, chất xám của toàn xã hội nhất là các nhà đầu tư chiến lược để tạo thêm động lực phát triển doanh nghiệp.

- Phải khuyến khích và thúc đẩy quá trình lành mạnh hóa tình hình tài chính trước cổ phần hóa, làm rò và có cơ chế thúc đẩy việc xử lý các khoản nợ; bên cạnh đó phương án SXKD sau cổ phần cũng phải có tính khả thi cao, bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp và tập thể người lao động cũng phải nhất trí, quyết tâm đổi mới và phát triển doanh nghiệp.

- Phải linh hoạt điều chỉnh hình thức sắp xếp trong quá trình thực hiện, quá trình cổ phần hóa, nếu doanh nghiệp có sự biến động lớn về tài chính... không cổ phần hóa được thì chuyển ngay sang các hình thức khác (giao, bán, giải thể, phá sản...)

- Sắp xếp, chuyển đổi DNNN nói chung và thông qua quá trình CPH nói riêng được xác định là quá trình khó khăn, không thể thực hiện một cách nóng vội. Do đó, quá trình này vừa phải bảo đảm tiến độ, vừa phải đảm bảo sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp sau sắp xếp, tránh khuynh hướng chạy theo tiến độ mà không đảm bảo chất lượng của tiến trình CPH.

- Đối với các doanh sau cổ phần còn vốn Nhà nước, việc lựa chọn người trực tiếp quản lý phần vốn Nhà nước cần cân nhắc kỹ, tránh tình trạng độc quyền (chọn 1 người) và phải kiểm tra theo dòi sát, thường xuyên, nếu không đảm bảo yêu cầu cần phải thay thế ngay.

- Chú trọng nâng trình độ và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ Cấp ủy, đây là yếu tố quyết định đến việc nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng ở doanh nghiệp. Xây dựng tốt mối quan hệ giữa cấp ủy với chủ doanh nghiệp. Giải quyết tốt mối quan hệ này là khâu then chốt để đảm bảo cho công tác xây dựng Đảng trong doanh nghiệp.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp có năng lực chuyên môn và tầm nhìn chiến lược, hiểu biết kinh tế thị trường, có tư duy đổi mới, có tâm sáng, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong thực thi công vụ để giúp doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh và tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Định kỳ một năm hai lần, Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp hoặc Lãnh đạo tỉnh tổ chức gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để nghe phản ánh những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ làm cơ sở điều chỉnh hoặc xây dựng cơ chế chính sách liên quan đến doanh nghiệp cho phù hợp.

2.4.1.3 Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định

Đến hết năm 2010, Nam Định đã cổ phần hóa được 50 DNNN. Số lượng các DNNN được CPH chưa nhiều, quy mô vốn bình quân của doanh nghiệp còn nhỏ, thời gian hoạt động chưa lâu. Tuy vậy, hiệu quả hoạt động của các DN sau CPH bước đầu được cải thiện, thể hiện ở các mặt sau:

Một là, sở hữu nhà nước bước đầu được cấu trúc lại theo yêu cầu phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Qua việc bán cổ phiếu, Nhà nước thu hồi được một lượng vốn quan trọng vào ngân sách nhà nước để đầu tư trở lại các doanh nghiệp và giải quyết một số chính sách cho người lao động.

Hai là, Sự thay đổi trong cấu trúc sở hữu đã tạo ra động lực mới cho sự thay đổi trong bộ máy quản lý và phương thức quản trị DN, đồng thời tạo ra cơ chế kiểm soát có hiệu quả của người lao động đối với doanh nghiệp. Nhờ đó nhiều doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất, tăng năng suất lao

động. Cụ thể: các CTCP trên địa bàn tỉnh Nam Định bình quân giảm được chi phí khoảng 20%. Ở một số công ty cổ phần như: CTCP dây lưới thép Nam Định; CTCP vận tải ô tô Nam Định, CTCP xây dựng hạ tầng Thành Công; CTCP dệt may Sơn Nam..., giá thành sản phẩm đã giảm được 50% so với trước khi CPH,

Ba là, hình thành cơ chế phân phối mới theo hướng phát huy các nguồn lực trong điều kiện nền KTTT và hội nhập quốc tế: Người lao động trong doanh nghiệp có quyền được mua cổ phiếu và trở thành cổ đông nên quan hệ của họ với doanh nghiệp thể hiện ở 2 tư cách: Người làm thuê cho doanh nghiệp và người làm chủ doanh nghiệp. Do vậy ngoài tiền lương họ còn nhận được thu nhập dưới hình thức lợi tức cổ phần. Điều này khiến họ quan tâm hơn đến sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp. Qua các doanh nghiệp hình thành từ CPH DNNN cho thấy: ở CTCP xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Định; CTCP xây dựng Nam Định; CTCP dược Nam Hà; CTCP đóng tàu sông Đào Nam Hà; CTCP dây lưới thép Nam Định; CTCP Bạch Đằng,... mức thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động tăng từ

800.000 lên 2.500.000đ/người /tháng (tăng 3,1 lần). Ở các doanh nghiệp còn lại, mức tăng bình quân là 1.5 lần.

Tuy nhiên quá trình CPH DNNN ở Nam Định cũng đã nảy sinh một số vẫn đề kinh tế - xã hôi sau:

*Sự chuyển đổi cấu trúc sở hữu ở một số doanh nghiệp không tạo ra sự thay đổi rò rệt về bộ máy quản lý và phương thức quản trị doanh nghiệp, người lao động khó trở thành người chú thực sự của các doanh nghiệp sau CPH

Những doanh nghiệp hình thành từ CPH DNNN mà nhà nước là cổ đông lớn ( vốn của nhà nước 30% hoặc 51%) vẫn còn nặng về hoạt động theo cơ chế xin - cho nên việc điều hành hoạt động của doanh nghiệp hết sức khó khăn và ách tắc. Bộ máy quản lý từ chủ tịch hội đồng quản trị, ban giám đốc

đến các phòng, ban phân xưởng sản xuất về cơ bản được chuyển từ DNNN sang, chưa tiếp cận được với phương thức quản lý mới, nên chỉ đạo điều hành sản xuất, kinh doanh ở các doanh nghiệp này còn nhiều lúng túng. Cá biệt có Giám đốc điều hành, chủ tịch Hội đồng quản trị không tôn trọng cả điều lệ công ty đã gây ra sự mất đoàn kết trong nội bộ.

Ngoài ra, cán bộ quản lý điều hành ở các doanh nghiệp có trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, thụ động khả năng thích ứng và tiếp cận phương hướng hiện đại với công nghệ còn ở mức thấp, hoạt động quản lý điều hành chủ yếu theo kinh nghiệm, ngại va chạm và chậm đổi mới.

Thực tế ở các doanh nghiệp hình thành từ CPH DNNN trên địa bàn tỉnh Nam Định thì tỷ trọng cổ phần bán cho người lao động trong doanh nghiệp chiếm khoảng 70% vốn điều lệ, phần bán cho cổ đông ngoài doanh nghiệp chỉ đạt xấp xỉ 10%. Cùng với cổ phần hóa cơ bản khép kín, ở nhiều công ty cổ phần, Nhà nước vẫn còn nắm một tỷ lệ lớn vốn cổ phần ( thường từ 60% đến 80%). Thực tiễn này cho thấy sự bất cập của Tỉnh trong việc đối diên với vấn đề chuyển đổi cấu trúc sở hữu trong tiến trình CPH.

Tại một số CTCP, người lao động đồng thời là cổ đông, một phần do nhận thức chưa đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình hay sự hiểu biết pháp luật về CTCP còn hạn chế, một phần do quá nghèo nên buộc phải chuyển nhượng cổ phần cuả mình cho người khác, do đó mất quyền làm chủ công ty.

Hậu quả là ở một số doanh nghiệp sau CPH, kết quả sản xuất kinh doanh giảm sút so với trước khi CPH. Đây thường là các DN hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực khó khăn, công nghệ sản xuất lạc hậu, sản phẩm thiếu sức cạnh tranh, trình độ tổ chức lãnh đạo yếu kém. Số doanh nghiệp này chiếm tới 5% - 7% so với số doanh nghiệp đã được thực hiện CPH DNNN, trong đó có: CTCP vật liệu xây lắp Nam Định, CTCP Dệt may Mỹ nghệ xuất khẩu, CTCP Chế biến hải sản Nam Định...

* Nhiều vướng mắc xảy ra đối với người lao động trong các DNNN khi CPH, đặc biệt là ở các DN sau CPH làm ăn thua lỗ.

Một trong những khó khăn nhất của vấn đề chuyển đổi DNNN là xử lý các vấn đề xã hội gắn với đội ngũ cán bộ, công nhân đã gắn bó nhiều năm với doanh nghiệp. Về mặt quyền lợi, những cán bộ, công nhân các DNNN đang hưởng chế độ lương và bảo hiểm có nhiều ưu việt hơn so với các loại hình khác, đặc biệt trong trường hợp doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Trong khi đó, việc đóng góp bảo hiểm xã hội cho người lao động ở các doanh nghiệp hình thành từ CPH DNNN còn nhiều bất cập do các cơ quan quản lý nhà nước thiếu văn bản hướng dẫn phù hợp.

Nhiều cán bộ, công nhân đã cao tuổi sẽ không đáp ứng yêu cầu kinh doanh khi DNNN được chuyển đổi thành CTCP. Trong bối cảnh trên, khi vấn đề giải quyết lao động dôi dư ở một số CTCP chưa được quan tâm đúng mức thì rò ràng quá trình CPH DNNN gây ra những bức xúc xã hội không nhỏ.

Bên cạnh một số doanh nghiệp hình thành từ CPH DNNN kinh doanh có hiệu quả, có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, thu hút thêm lao động, có không ít doanh nghiệp kinh doanh sa sút, dẫn tới thừa lao động. Trong trường hợp này, do thiếu sự hỗ trợ cần thiết từ phía nhà nước, các doanh nghiệp này không có đủ điều kiện vật chất để giải quyết những vấn đề mang tính xã hội ( trợ cấp, tìm việc mới...) liên quan đến những người bị mất việc. Tính ưu việt của CPH DNNN không được phát huy, tiến trình CPH tiếp theo sẽ gặp nhiều trở ngại.

* Thu nhập của người lao động tăng chậm:

Nhìn chung, mặc dù ở nhiều doanh nghiệp hình thành từ CPH DNNN kết quả kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận…) ít nhiều được cải thiện, thu nhập bình quân người lao động cũng như mức đóng góp cho NSNN gia tăng, song tốc độ tăng của hai chỉ tiêu sau cùng còn thấp, chưa tương xứng với phát triển công ty. Điều đó được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.2: So sánh tỷ lệ tăng thu nhập của người lao động và tăng lợi nhuận của 3 CTCP.

STT

TÊN CTCP

Thời gian

hoạt động của CTCP

Tỷ lệ tăng

về nộp NSNN

Tỷ lệ tăng lợi nhuận

Tỷ lệ tăng

thu nhập của NLĐ

1

CTCP Dây lưới

thép NĐ

11 năm

16%

534%

23%

2

CTCPDệt may

Sơn Nam

6 năm

20%

488%

17%

3

CTCP

NADIMEX

6 năm

4%

153%

10%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở Thanh Hoá - 10

Nguồn: báo cáo của UBND tỉnh Nam Định năm 2009

Bảng 2.2 cho thấy, ở CTCP Dây lưới thép nam Định, sau 11 năm hoạt động tỷ lệ tăng lợi nhuận đạt 534% trong khi đó mức tăng thu nhập của người lao động chỉ đạt 23% và các nộp ngân sách nhà nước chỉ tăng 16%. Ở CTCP dệt may Sơn Nam sau 6 năm hoạt động tỷ lệ tăng lợi nhuận là 488%, tỷ lệ tăng thu nhập của người lao động là 17%,...Như vậy lợi ích thu được từ thành quả kinh doanh của các công ty này chủ yếu rơi vào những người sở hữu công ty, trong đó có một số người lao động với tư cách là cổ đông, còn đời sống của số đông người lao động tuy được cải thiện, song không đáng kể.

* Quan hệ của các cổ đông và CTCP cũng chưa được ràng buộc rò ràng, minh bạch, quyền và nghĩa vụ của cổ đông với tư cách là chủ của công ty chưa đựợc thực hiện đầy đủ,

Qua khảo sát cho thấy: ở nhiều công ty chưa có các cuộc hội thảo theo chuyên đề, các hội nghị và các diễn đàn thực sự để người lao động với tư cách là cổ đông bày tỏ quan điểm và đưa ra tiếng nói dân chủ thực sự của mình trước các vấn đề của doanh nghiệp, nên đã gây ra ức chế, mất đoàn kết trong nội bộ một số ít công ty. Bên cạnh đó hoạt động của các tổ chức chính trị, xã

hội ở các doanh nghiệp hình thành từ CPH DNNN còn nhiều hạn chế, lúng túng, chưa phát huy vai trò khả năng của mình. Ngoài ra nhiều doanh nghiệp do chạy theo lợi nhuận mà bỏ qua hoặc coi nhẹ vấn đề bảo vệ môi trường.

2.4.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Thanh Hóa

Từ kinh nghiệm CPH và giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội đặt ra cho quá trình CPH tại một số địa phương, có thể rút ra một số bài học mà tỉnh Thanh Hóa có thể tham khảo, áp dụng như sau:

Thứ nhất, muốn CPH DNNN thành công, các vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh được hạn chế và tháo gỡ hiệu quả, chương trình, kế hoạch CPH phải được hoạch định bài bản như là bộ phận của chương trình cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp nhà nước nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Phải trên cơ sở định vị lại vai trò của khu vực kinh tế nhà nước để mở rộng diện DNNN phải cổ phần hoá. Các DN CPH phải được hỗ trợ một cách nhất quán và phù hợp. Đồng thời, CPH DNNN phải được thực hiện từng bước, đối tượng cổ phần hóa phải là doanh nghiệp hoạt động có tiềm năng để tránh việc xóa nợ hợp pháp cho những DNNN làm ăn thua lỗ kéo dài, nợ xấu nhiều.

Thứ hai, phải coi trọng công tác tuyên truyền nhằm tác động vào nhận thức của các đối tượng có liên quan đến quá trình CPH, và hạn chế các bất đồng, chống đối CPH dưới các hình thức khác nhau trên cơ sở sự đồng thuận về lợi ích dài hạn chung. Bên cạnh đó, phải có sự ràng buộc trách nhiệm đối với lãnh đạo các doanh nghiệp thuộc diện CPH trong việc chấp hành đề án và kế hoạch CPH đã được Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, chủ động tập trung xử lý dứt điểm những vấn đề tồn đọng trong quá trình CPH để triển khai thực hiện tốt các bước công việc của CPH. Thực tế cho thấy ở hầu hết các DNNN, người lao động không thể tự khởi xướng cũng như không thể phản đối hoặc cản trở việc CPH, nếu như giám đốc và cơ quan chủ quản đã khởi xướng và phát động. Vì vậy, có thể thấy rằng CPH có hiệu quả cao hay thấp, tiến độ nhanh hay chậm phụ thuộc chủ yếu

vào vai trò của chính lãnh đạo các doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản.

Thứ ba, cần có sự phối hợp giữa các ngành, các cấp và phân công trách nhiệm cụ thể, rò ràng trong việc tổ chức triển khai kế hoạch CPH DNNN. Lãnh đạo tỉnh cần thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các doanh nghiệp thực hiện CPH theo phương án và kế hoạch đã được phê duyệt; kịp thời phát hiện và cùng với doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình CPH DNNN để đề xuất, kiến nghị với cơ các quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Thứ tư, phải tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm những vấn đề tồn đọng về tài chính doanh nghiệp trước khi chuyển đổi, nhất là các khoản công nợ tồn đọng, kéo dài. Đây là yếu tố rất quan trọng trong quy trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước. Trên thực tế những doanh nghiệp chấp hành tốt công tác quản lý vốn và tài sản, chủ động xử lý tốt các khoản công nợ tồn đọng, làm lành mạnh hóa tình trạng tài chính doanh nghiệp trước khi CPH sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khâu xác định giá trị doanh nghiệp, rút ngắn được thời gian trong quá trình CPH và thường tạo được hiệu quả SXKD cao sau CPH.

Mặt khác, phải hoàn thiện thể chế tạo hành lang pháp lý công bằng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, giảm bớt các thủ tục hành chính, kết hợp với các biện pháp giải quyết vấn đề xã hội. Kết hợp chặt chẽ giữa cổ phần hóa và công ty hóa nhằm khắc phục tình trạng cổ phần hóa trên hình thức.

Thứ năm, phải mạnh dạn bán hết phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc diện Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối cũng như tránh tình trạng CPH theo kiểu khép kín, nội bộ hóa nhằm tạo ra sự thay đổi thực sự, đúng hướng trong cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, những doanh nghiệp cổ phần hóa không còn vốn Nhà nước tham gia thì hiệu quả SXKD thường cao hơn đối với những doanh nghiệp còn vốn Nhà nước. Mặt khác, nếu còn vốn nhà nước tham gia tại doanh nghiệp thì phải cử người đại diện quản lý phần vốn Nhà nước, đồng thời phải quy định rò hơn quyền hạn và trách nhiệm của

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 18/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí