Đặc Điểm Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Và Dnnn Của Thanh Hóa Ảnh Hưởng Đến Quá Trình Cph Dnnn .

người đại diện phần vốn Nhà nước tại các DN CPH. Hiện nay do người đại diện quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thường kiêm nhiệm nên việc quản lý còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Thứ sáu, phải coi trọng công tác tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp, vì đây là nhân tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả sắp xếp, đổi mới DNNN. Qua thực tế những doanh nghiệp có người quản lý giỏi thì tiếp tục đổi mới, phát triển và mang lại hiệu quả sau khi chuyển đổi. Vì vậy, phải thường xuyên chăm lo đến việc xây dựng đội ngũ viên chức lãnh đạo doanh nghiệp, phải lựa chọn được những người thực sự có đủ năng lực và phẩm chất, đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước sau CPH. Cần mạnh dạn thực hiện chế độ thi tuyển các chức danh lãnh đạo công ty và thuê giám đốc.

Thứ bảy, khi có những vấn đề kinh tế- xã hội nảy sinh phải làm rò nguyên nhân, thống nhất quan điểm chi đạo để giải quyết tận gốc các vấn đề, tạo được sự hài hòa về lợi ích của doanh nghiệp, nhà nước và người lao động.

Kết luận Chương 2

Trong nền kinh tế thị trường, các DNNN vẫn đóng giữ một vai trò quan trọng nhất định trong toàn bộ cơ cấu tổng thể của nền kinh tế. Tuy nhiên, ở những nước mà khu vực DNNN quá lớn, nhiều DNNN thường hoạt động không hiệu quả thì cần được chuyển đổi hình thức sở hữu và tổ chức sản xuất kinh doanh, trong đó CPH là giải pháp hữu hiệu được nhiều nước lựa chọn.

CPH một bộ phận các DNNN này chính là phương thức để tạo ra sự cân bằng hơn giữa khu vực công và khu vực tư, nhằm tăng cường hiệu quả của cả nền kinh tế vốn dĩ về cơ bản được vận hành theo các nguyên tắc thị trường. Sự cần thiết của quá trình cổ phần hóa bắt nguồn từ chính những hạn chế, yếu kém của các DNNN khi chúng phải chuyển phương thức hoạt động từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường. Cổ phần hóa các DNNN là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động của chính khu vực các DNNN cũng như của cả nền kinh tế.

Song cổ phần hóa các DNNN là một quá trình phức tạp, trong đó thường nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội cần giải quyết nhằm biến nó thành một quá trình không thể đảo ngược. Ở đây luôn tiềm ẩn những mối xung đột lợi ích giữa các nhóm xã hội khác nhau. Có những lực lượng xã hội được hưởng lợi từ việc duy trì hình thức và vị thế của các DNNN, và họ ngấm ngầm hay công khai, sẵn sàng tìm cách ngăn trở tiến trình cổ phần hóa. Có những nhận thức khác nhau về vị trí của khu vực DNNN trong nền kinh tế thị trường, khiến cho việc lựa chọn các DNNN phải cổ phần hóa hay tỷ lệ vốn nhà nước phải nắm giữ sau cổ phần hóa không bao giờ là dễ dàng. Việc định giá doanh nghiệp cũng như giải quyết các di sản do DNNN để lại trước khi cổ phần hóa trở nên khó khăn hơn nếu không có các thiết chế thị trường và pháp luật có liên quan yểm trợ, nhất là những hoạt động này thường đụng chạm và có liên quan đến lợi ích khác nhau của các chủ thể có liên quan.

Việc xử lý các vấn đề phức tạp nảy sinh từ tiến trình cổ phần hóa DNNN phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó nhà nước luôn đóng giữ một vai trò quan trọng, chi phối. Việc xây dựng một kế hoạch và lộ trình cổ phần hóa phù hợp, khoa học gắn liền với việc hoàn thiện môi trường pháp lý và chính sách, phát triển các thể chế thị trường , tăng cường năng lực của bộ máy nhà nước.. là tiền đề quan trọng để các vấn đề nảy sinh được giải quyết, qua đó quá trình cổ phần hóa được thúc đẩy thành công.

Chương 3

TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ - XẪ HỘI ĐẶT RA TỪ QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA CÁC DOANH

NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở TỈNH THANH HÓA


3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và DNNN của Thanh Hóa ảnh hưởng đến quá trình CPH DNNN .

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội.

Thanh Hóa là tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, có diện tích tự nhiên là 11.134,73km2, chiếm 3,36% diện tích toàn quốc, đứng thứ 5 trong 63 tỉnh thành phố. Thanh Hóa nằm ở 19018 - 20000 vĩ độ bắc, 104022 - 106004 kinh độ đông, phía Bắc giáp 3 tỉnh Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình với đường ranh giới dài 175km, phía Nam và Tây Nam giáp với tỉnh Nghệ An, với đường ranh giới hơn 160km; phía Tây Nam giáp với tỉnh Hủa Phăn của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, với đường biên giới dài 192km; phía Đông giáp với Vịnh Bắc Bộ, với đường bờ biển dài 102km. Địa hình của tỉnh Thanh Hóa nghiêng dốc và kéo dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam; đồi núi chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh.

Thanh Hóa nằm ở cửa ngò giao lưu giữa Bắc Bộ và Trung Bộ và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đồng thời nằm trên các tuyến giao lưu quan trọng của hệ thống đường quốc tế và quốc gia như: Tuyến đường sắt thống nhất, quốc lộ 1A, quốc lộ 10; đường 15A và đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng Trung du miền núi của tỉnh; có đường 215 nối Thanh Hóa với tỉnh Hủa Phăn của Lào. Tỉnh có các cửa khẩu như Na Mèo, TénTần, trong đó cửa khẩu Na Mèo được quy hoạch xây dựng thành khu kinh tế cửa khẩu thời kỳ 2008-2015 (Quyết định số 52/2005/QĐ-CO ngày 25 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ). Đây là lợi thế lớn để phát triển kinh tế cửa khẩu, mở rộng hợp tác và giao lưu thương mại quốc tế với các tỉnh Bắc Lào, Đông Bắc Thái Lan và các vùng lân cận thông qua hệ thống các tuyến đường xuyên Á trong khu vực.

Tài nguyên thiên nhiên của Thanh Hóa: Rừng và nghề rừng vốn là thế mạnh của tỉnh. Toàn tỉnh có 710.000 ha rừng và đất rừng chiếm 63% tổng diện tích tự nhiên. Thanh Hóa cũng có nguồn khoáng sản khá đa dạng với 42 loại khác nhau, nhiều loại có trữ lượng lớn so với cả nước như: đá vôi xi măng, đá ốp lát, sét làm xi măng, gạch ngói, crôm, secpentin, đôlômit...

Thanh Hóa là tỉnh đất rộng, người đông, với dân số năm 2011 là 3.406.805 người và có 7 dân tộc anh em sinh sống, là một tỉnh chưa thực sự phát triển, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp; công nghiệp chưa phát triển, dịch vụ và giao lưu hàng hóa chậm phát triển. Phần lớn dân cư sống ở vùng nông thôn.

Trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2005-2010, Thanh Hóa đã từng bước phát triển kinh tế một cách toàn diện trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, thực hiện xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động. Cơ cấu kinh tế của tỉnh được chuyển dịch theo hướng tích cực, ngày càng phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh và nhu cầu của thị trường. Trong tổng sản lượng, tỷ trọng của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm dần (từ 38,5% năm 2001 xuống còn 23,7% năm 2011), tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng dần (chẳng hạn, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 27,9% năm 2001 lên thành 41,9% năm 2011; dịch vụ tăng từ 33,6% năm 2001 lên 34,4% năm 2011

Bảng 3.1. Tỷ trọng cơ cấu kinh tế của tỉnh Thanh Hóa

Đơn vị tính: %


Năm

Chỉ tiêu

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Nông, lâm thủy sản

38,5

36,8

35,4

33,6

32,3

30,4

28,6

29,9

27,0

24,1

25,6

Công nghiệp - xây dựng

27,9

29,8

31,6

33,3

34,6

35,1

36,6

36,0

38,5

41,5

40,4

Dịch vụ - thương mại

33,6

33,4

33,0

33,1

33,1

34,5

34,8

34,1

34,5

34,4

34,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở Thanh Hoá - 11

Nguồn: Niên giám thống kê Thanh Hóa năm 2012.

Trong sản xuất nông nghiệp, người dân đã biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với điều kiện của mỗi vùng, thay đổi mùa vụ để tránh thiên tai và thiệt hại mùa màng. Cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường, người dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng lợi thế của từng vùng, từng loại giống cây trồng, vật nuôi để phát triển sản xuất hàng hóa.

Trong công nghiệp và xây dựng đã có bước tăng trưởng khá, công nghiệp chế biến tăng đáng kể. Cùng với việc khai thác tốt hơn tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, điều đó đã tạo ra thêm nhiều việc làm, thu hút thêm nhiều lao động vào các hoạt động kinh tế trong Tỉnh.

Lĩnh vực thương mại du lịch và dịch vụ đã được mở rộng và đạt tốc độ tăng trưởng khá; đáng chú ý trong ngành du lịch có lợi thế thiên nhiên ban tặng là bãi biển Sầm Sơn, một trong những bãi tắm lý tưởng trong nước, thu hút lượng du khách đến nghỉ mát, tắm biển năm sau cao hơn năm trước, đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng GDP của tỉnh. Khu du lịch suối cá Cẩm Lương (Cẩm Thủy), khu di tích Lam Kinh được đầu tư xây dựng và tôn tạo; di tích thành nhà Hồ được công nhận di sản văn hóa thế giới... đang mở ra triển vọng của ngành du lịch Thanh Hóa.

Kết cấu hạ tầng ngày càng được cải thiện; hệ thống giao thông được xây dựng và nâng cấp, hàng loạt công trình xây dựng được hoàn thành, đã làm thay đổi bộ mặt các đô thị và vùng nông thôn trong tỉnh.

Kinh tế luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước. Tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2012 đạt 11,3% cao hơn giai đoạn 2001-2005.

Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Thanh Hóa 2006-2012 (%)


2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

10,2

10,5

11,3

10,8

13,7

12,3

11,8

Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa năm 2012.

Thu nhập bình quân đầu người được tăng lên, đời sống nhân dân được cải thiện, năm 2002 thu nhập bình quân đầu người đạt 224.000 đồng/người/tháng, đến năm 2011 đạt 867 nghìn đồng/người/tháng, năm 2012 đạt 1350 nghìn đồng/người/tháng.

Bảng 3.3. Thu nhập bình quân đầu người/tháng giai đoạn 2002-2012

Đơn vị tính: nghìn đồng


Năm

2002

2004

2006

2008

2010

2012

Trung bình

224,0

311,1

395,0

604,7

867,0

1350

Thành trị

240,0

625,3

788,4

1.215,4

1.461,0

1.571,0

Nông thôn

204,2

277,2

351,3

535,8

792,0

1219

Nguồn: Niên giám thống kê Thanh Hóa 2012

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, các lĩnh vực khoa học - công nghệ, văn hóa, giáo dục, y tế và các hoạt động xã hội có chuyển biến tích cực, an sinh xã hội được chăm lo, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 34,71% năm 2005 xuống 12,85% năm 2011.

Trong thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tập trung phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững; tạo sự chuyển biến căn bản về chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, phấn đấu đến 2020 trở thành tỉnh công nghiệp có cơ cấu kinh tế hợp lý, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được phát triển đồng bộ, hiện đại; đồng thời là một trong những trung tâm kinh tế, giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục thể thao, khoa học - kỹ thuật của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước.

3.1.2. Đặc điểm DNNN của Thanh Hóa trước cổ phần hóa

Cũng như các DNNN ở nước ta trước đây, DNNN ở Thanh Hóa được ra đời trong bối cảnh nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp, nên số lượng DNNN phát triển quá nhanh. Tính đến 31/12/1984 toàn tỉnh có 454 DNNN. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các DNNN ở Thanh Hóa trước khi cổ phần hóa là rất thấp. Nhiều doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà

nước rất thấp, thậm chí thua lỗ, sức cạnh tranh kém. Nguyên nhân chính của việc thua lỗ là do sử dụng nguyên vật liệu cao hơn định mức, lãng phí trong quá trình sản xuất, sản phẩm hư hỏng nhiều, chi phí tiền lương tăng, nhu cầu vốn cho mở rộng sản xuất tăng, dẫn đến chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm.

Sau 10 năm tổ chức sắp xếp lại DNNN theo Quyết định 315, Nghị định 388, Chỉ thị 500 của Thủ tướng Chính phủ, đến 31/12/1994 toàn Tỉnh còn 136 DNNN (trong đó Tỉnh quản lý 128, Huyện quản lý 8).

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN thấp dẫn đến nhiều doanh nghiệp thua lỗ và nợ khó đòi.

Bảng 3.4: Số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ và nợ khó đòi

(tính đến 1/1/1995) Đơn vị tính: Triệu đồng


TT

Tên doanh nghiệp

Tiền thua lỗ

Nợ khó đòi

Mất vốn

1

Công ty thuốc lá

7.700



2

Thuỷ sản

5.900

3.000


3

Công ty điện

800



4

Công ty phân lân

3.700



5

Công ty thuỷ lợi 1

3.400

14.000


6

Công ty thuỷ nông sông Chu



1.700

7

Công ty Điện lực



817

8

Công ty Điện máy



243

9

Xí nghiệp đông lạnh xuất khẩu



311

10

Công ty nông sản thực phẩm



783

Nguồn: Báo cáo tình hình, tài chính doanh nghiệp - Cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp Thanh Hoá năm 1995

Đến tháng 10/2001 trước khi có NQ TW3 khoá IX của Đảng về tiếp sắp xếp đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước, toàn Tỉnh còn 101 DNNN do Tỉnh quản lý. Trong năm 2001 có 52 doanh nghiệp

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 18/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí