Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Các Vấn Đề Kinh Tế- Xã Hội Nảy Sinh Trong Quá Trình Cph Dnnn

một môi trường năng động hơn, giàu tính cạnh tranh hơn theo kiểu thị trường. Hậu quả là sau CPH, doanh nghiệp buộc phải sa thải một số lượng lao động “dôi dư”, đồng thời tuyển dụng lao động mới có kỹ năng hay trình độ phù hợp hơn. Nếu như việc tuyển dụng mới là vấn đề mà doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ giải quyết thì việc sa thải số lao động “thừa” lại gây cho doanh nghiệp nhiều tốn kém về thời gian và tiền bạc do hệ thống trợ cấp và bảo hiểm xã hội ở các nước đang phát triển chưa hoàn thiện cũng như việc phân chia trách nhiệm, nghĩa vụ giữa doanh nghiệp và nhà nước trong lĩnh vực này thường không rò ràng. Những rắc rối về thủ tục và nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp có thể phải gánh chịu đối với số lao động không còn được tiếp tục sử dụng là một rào cản không nhỏ đối với sắp xếp lại đội ngũ lao động ở doanh nghiệp sau cổ phần hóa.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hóa là mục tiêu quan trọng của mọi quá trình cổ phần hóa. Để làm được việc này, doanh nghiệp phải thay đổi bộ máy lãnh đạo, quản lý, phải thiết lập cơ chế, cung cách quản lý mới thay cho cơ chế, cung cách quản lý vốn đã tồn tại lâu dài trong doanh nghiệp nhà nước trước đây. Chỉ làm được như vậy, những đổi mới khác (phương hướng kinh doanh, công nghệ…) hướng đến tính năng động và hiệu quả mới có thể thực hiện được. Tuy nhiên, ở những doanh nghiệp vốn có lịch sử tồn tại lâu dài, việc thay đổi cung cách làm việc, hoạt động thường không dễ dàng vì những hậu quả do doanh nghiệp cũ để lại thường là nặng nề. Điều này càng trở nên khó khăn khi cổ phần hóa không tạo ra sự thay đổi thực sự có ý nghĩa trong cấu trúc sở hữu, cho phép hình thành một nhóm nhỏ chủ sở hữu xác định có khả năng chi phối tài sản doanh nghiệp, có lợi ích thiết thân trong việc khai thác, sử dụng chúng. Trong trường hợp sau cổ phần hóa mà những người lãnh đạo và đội ngũ lao động của doanh nghiệp lại trở thành những cổ đông chính của doanh nghiệp, những cổ đông mới bên ngoài không “thâm nhập” được vào doanh nghiệp thì những

thay đổi có ý nghĩa trong phương thức điều hành, quản lý doanh nghiệp rất khó xảy ra.. Đây là điều đã xảy ra khá phổ biến ở Nga trong những năm 90 ở thế kỷ trước, khi mà quá trình cổ phần hóa diễn ra một cách khép kín, trong nội bộ doanh nghiệp.

Thứ năm, vấn đề chuyển đổi cấu trúc sở hữu và xác định tỷ lệ vốn cổ phần mà nhà nước cần nắm giữ trong DNCPH.

Vì những lý do khác nhau, nhà nước vẫn có động cơ tham gia hay chi phối hoạt động của một số DNNN sau CPH. Sau cổ phần hóa, ở một số doanh nghiệp, nhà nước vẫn tiếp tục là cổ đông nắm một lượng cổ phiếu nhất định của doanh nghiệp. Khi nhà nước vẫn là cổ đông chính, người đại diện cho phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp vẫn là người có tiếng nói quyết định ở doanh nghiệp, do đó những “khuyết tật” của sở hữu công vẫn không được khắc phục. Tương tự như trường hợp đã nói ở trên, trong trường hợp này, những thay đổi có ý nghĩa trong phương thức quản trị doanh nghiệp cũng khó xảy ra, doanh nghiệp CPH vẫn khó tạo ra các động lực cần thiết để trở nên hiệu quả hơn. Chính vì lý do này mà ở Việt Nam, tại nhiều DNNN hậu cổ phần hóa vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể nào về cách quản trị doanh nghiệp. Hội đồng quản trị của các DNNN đã cổ phần hóa mà Nhà nước nắm quyền chi phối chủ yếu vẫn bao gồm các công chức có quyền, lợi ích gắn với bộ máy điều hành hoặc kiêm nhiệm các vị trí điều hành doanh nghiệp. Theo số liệu điều tra, sau khi CPH vẫn có đến 81,5% giám đốc doanh nghiệp được giữ nguyên chức vụ; 78% chức danh Phó Giám đốc và kế toán trưởng không có sự thay đổi. Cụ thể, trên 80% doanh nghiệp mà Nhà nước có cổ phần chi phối có thành viên HĐQT đồng thời kiêm nhiệm chức năng điều hành doanh nghiệp [63]. Chính vì vậy nên việc điều hành doanh nghiệp không đảm bảo được tính độc lập, khách quan và điều kiện để bảo đảm lợi ích của các bên có liên quan, đặc biệt là quyền lợi của các cổ đông tư nhân thiểu số. Đây chính là

điều các tổ chức quỹ đầu tư ngần ngại góp vốn vì họ sẽ khó có được ý kiến quyết định dù có tham gia HĐQT.

Một vấn đề quản trị nữa thường xảy ra ở các DN hậu cổ phần hóa mà nhà nước là cổ đông chi phối là sự thiếu hụt nhân sự phù hợp, có khả năng điều hành doanh nghiệp theo cơ chế thị trường. Vì nhà nước là chủ sở hữu chi phối doanh nghiệp nên về nguyên tắc, hầu hết vị trí trong HĐQT, ban giám đốc là do nhà nước bổ nhiệm. Trong trường hợp này, họ thường hành động như một viên chức nhà nước hơn là một nhà kinh doanh. Thậm chí trong nhiều trường hợp, những người lãnh đạo doanh nghiệp được bổ nhiệm có thể xuất thân là công chức, viên chức nhà nước, thiếu kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp hoặc chưa có những trải nghiệm cần thiết trên thương trường. Những điều đó sẽ ngăn trở sự đổi mới trong cung cách lãnh đạo và điều hành doanh nghiệp..

Trong trường hợp nhà nước chỉ là một cổ đông nhỏ, việc điều hành doanh nghiệp khi đó chủ yếu thuộc về các nhà đầu tư tư nhân. Khi doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, lợi ích của nhà nước được bảo đảm thông qua phần cổ tức được chia cũng như sự gia tăng trong giá trị cổ phiếu. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp này, việc thực hiện quyền sở hữu của nhà nước và bảo vệ lợi ích của nhà nước hay xã hội vẫn có thể là vấn đề phải lưu tâm. Vấn đề là ở chỗ: khi những người đại diện cho phần vốn nhà nước không coi số vốn đó là tài sản của chính mình (trên thực tế, trong quan hệ với khối tài sản trên, lợi ích cá nhân của người đại diện khác biệt và không tự động tương thích với lợi ích của xã hội hay nhà nước) họ có thể thỏa thuận, nhượng bộ với các cổ đông tư nhân khác trong việc ra quyết định, bất chấp điều này có thể làm thiệt hại cho lợi ích của xã hội hay nhà nước (ví dụ: những thua lỗ „cố tình” tạm thời trong một khoảng thời gian nào đó có thể làm thất thoát vốn nhà nước tại doanh nghiệp). Rò ràng, khi nhà nước can dự vào hoạt động của doanh nghiệp như một cổ đông, những khúc mắc nảy sinh do việc thực hiện “sở hữu công” là những vấn đề không dễ giải quyết.

Thứ sáu, vấn đề phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp và khó khăn trong việc thiết lập môi trường kinh doanh lành mạnh

Sau cổ phần hóa, doanh nghiệp về nguyên tắc có điều kiện hoạt động hiệu quả nếu nó tồn tại trong môi trường kinh doanh thuận lợi, có tính cạnh tranh cao, được đối xử bình đẳng. Những khó khăn, rủi ro mà từng doanh nghiệp có thể vấp phải là những khó khăn chung mà các doanh nghiệp trong một nền kinh tế thị trường phải đối diện, và đó là vấn đề mà chính doanh nghiệp phải giải quyết. Tuy nhiên, thành công chung của quá trình cổ phần hóa có thể bị đe dọa nếu môi trường kinh doanh lành mạnh theo các nguyên tắc thị trường chưa được thiết lập. Chẳng hạn, khi các doanh nghiệp không được đối xử bình đẳng, các doanh nghiệp nhà nước vẫn được ưu đãi và có lợi thế trong việc tiếp cận thị trường, tiếp cận các nguồn lực khan hiếm như đất đai, tín dụng…thì cũng như các doanh nghiệp tư nhân khác, doanh nghiệp cổ phần hóa sẽ rơi vào thế bất lợi, thua thiệt. Điều này khiến cho tâm lý e ngại và chống đối cổ phần hóa các DNNN càng có cơ hội bộc lộ. Mặt khác, do quen được ưu đãi, các DNNN không thuộc diện phải CPH cũng không dễ dàng từ bỏ vị thế có tính chất đặc quyền của mình. Điều này gây khó khăn cho việc thúc đẩy tiến trình CPH.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Mặt khác, như kinh nghiệm CPH DNNN trong những năm 1990 ở Nga đã chỉ ra, những thay đổi tích cực về quản trị doanh nghiệp và công nghệ chỉ diễn ra mạnh mẽ nếu các rào cản ngăn trở cạnh tranh trên thị trường được tháo gỡ. Không chỉ cấu trúc sở hữu thiên về cổ đông nhà nước, mà cả vị thế độc quyền lẫn các mối quan hệ thân hữu giữa doanh nghiệp với bộ máy quyền lực nhà nước cũng là các yếu tố kìm hãm các sự thay đổi. Dù là doanh nghiệp tư nhân, khi có vị thế độc quyền, có khả năng khống chế được thị trường, doanh nghiệp vẫn có thể thu được lợi nhuận độc quyền cao mà không cần đổi mới. Nguồn lực và sáng kiến của doanh nghiệp sẽ được sử dụng tập trung vào việc bảo vệ vị thế độc quyền, đặc lợi của mình hơn là vào việc cải thiện, gia

tăng năng lực cạnh tranh. Nói cách khác, nếu cổ phần hóa DNNN không đi liền với các hoạt động tái cấu trúc khác, trong đó có việc xác định lại vị trí của khu vực công, của các DNNN lẫn việc phá vỡ các thế độc quyền mà trước đây DNNN được thụ hưởng thì hiệu quả mà người ta mong chờ từ tiến trình cổ phần hóa không xảy ra. Đây là một công việc không dễ dàng vì nó đụng chạm đến lợi ích của các DN độc quyền này hay thân hữu này, dù cho lợi ích của chúng có xung đột ra sao với lợi ích xã hội chung.

Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở Thanh Hoá - 8

2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến các vấn đề kinh tế- xã hội nảy sinh trong quá trình CPH DNNN

Như đã trình bày, cội nguồn sâu xa dẫn đến sự xuất hiện các vấn đề kinh tế - xã hội có khả năng tác động tiêu cực đến quá trình CPH DNNN bắt nguồn từ sự khác biệt và xung đột lợi ích gữa các bên có liên quan đến tiến trình này. Tuy vậy, mức độ bộc lộ cũng như hiệu quả xử lý chúng lại tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tác động vào các yếu tố này trong nhiều trường hợp lại gắn liền với vai trò của nhà nước trong toàn bộ tiến trình CPH nói chung cũng như trong việc xử lý các vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh nói riêng.

2.3.1. Môi trường cạnh tranh và khung pháp lý điều tiết hoạt động chung của các doanh nghiệp.

Môi trường kinh doanh nói chung không chỉ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ, chất lượng và hiệu quả của tiến trình cổ phần hóa DNNN. Môi trường kinh doanh trong đó doanh nghiệp hoạt động bao gồm nhiều yếu tố. Nhiều yếu tố có liên quan đến hoạt động của nhà nước: môi trường kinh tế vĩ mô (tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức độ làm phát, thất nghiệp…); hệ thống pháp luật và sự thực thi của bộ máy nhà nước tạo ra khuôn khổ pháp lý chung cho sự hoạt động của các doanh nghiệp; các cấu trúc thị trường và sự điều tiết của nhà nước…Các yếu tố này ít nhiều đều có thể làm thuận lợi hay gây trở ngai cho tiến trình cổ phần hóa. Ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến một vài khía cạnh trực tiếp.

Như ở trên đã đề cập, để các doanh nghiệp sau cổ phần hóa có động lực đổi mới toàn diện cung cách sản xuất, kinh doanh, khắc phục được những hạn chế hay khiếm khuyết mà các doanh nghiệp nhà nước hay mắc phải, chúng phải được đặt trong môi trường cạnh tranh lành mạnh. Điều này đòi hỏi nhà nước phải đối xử bình đẳng thật sự với tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt đối xử giữa chúng theo các nguyên tắc phi thị trường, ví dụ, theo hình thức sở hữu hay các thành phần kinh tế. Tính bình đẳng này đòi hỏi nhà nước phải tạo ra môi trường pháp lý cho phép các doanh nghiệp đều có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận thị trường, tiếp cận đến các nguồn lực khan hiếm của xã hội, vì thế khả năng tiếp cận này chỉ phụ thuộc vào năng lực của doanh nghiệp chứ không phụ thuộc vào tính chất sở hữu của nó. Nhà nước vẫn có thể trợ cấp cho doanh nghiệp này song lại đánh thuế cao đối với doanh nghiệp kia, song điều đó được tiến hành trên cơ sở sữa chữa các thất bại thị trường (ví dụ, các doanh nghiệp sản xuất các hàng hóa gây ngoại ứng tích cực được nhận trợ cấp sẽ có động lực gia tăng sản lượng, hướng đến mức hiệu quả mà xã hội mong đợi; ngược lại, các doanh nghiệp gây ra nhiều ô nhiễm có thể bị “phạt” thông qua việc phải gánh chịu một mức thuế cao hơn) chứ không phải đó là doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp phi nhà nước.

Ngược lại với nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng trên, ở nhiều nước đang phát triển, sự phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp thường hay diễn ra, trong đó lợi thế thường thuộc về các DNNN. Điều này chẳng những làm giảm động lực hiệu quả đối với các DNNN, mà còn gây bất lợi, thua thiệt một cách không đáng có đối với các DNTN. Kết quả là, với việc cổ phần hóa, vô hình chung doanh nghiệp bị mất đi các khoản ưu đãi mà một DNNN trước đây vẫn được hưởng. Sự phân biệt đối xử như vậy tạo ra sự khuyến khích duy trì doanh nghiệp dưới hình thức DNNN, chống đối cổ phần hóa, cản trở các DN sau cổ phần hóa nhanh chóng tạo ra những kết quả kinh tế tích cực.

Môi trường cạnh tranh còn liên quan đến khả năng thiết lập các rào cản đi vào thị trường của các doanh nghiệp hiện hành đối với các doanh nghiệp mới. Các rào cản này có thể bắt nguồn từ những lý do khách quan (lợi thế kinh tế quy mô của các ngành khác nhau), cũng có thể bắt nguồn từ những lý do “nhân tạo” do nhà nước tạo ra. Chúng khiến cho các doanh nghiệp có quyền lực thị trường, mà đỉnh điểm của nó là vị thế độc quyền trên thị trường. Độc quyền làm giảm hiệu quả chung của cả nền kinh tế, dù đó là độc quyền nhà nước hay độc quyền tư nhân. Vì thế, nếu quá trình cổ phần hóa chỉ đơn giản thay đổi hình thức sở hữu của doanh nghiệp từ chỗ là DNNN thành DN phi nhà nước, trong khi vị thế độc quyền của doanh nghiệp không bị đụng chạm thì cổ phần hóa về căn bản vẫn không tạo ra sự chuyển biến về phương diện hiệu quả chung. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước, phá vỡ thế độc quyền của các doanh nghiệp này ở những nơi có thể cũng như tạo lập và hoàn thiện môi trường kinh doanh chung theo hướng tăng cường tính cạnh tranh trong việc ngăn chặn hay giảm thiểu những khó khăn phát sinh trong tiến trình cổ phần hóa.

2.3.2. Khuôn khổ pháp lý và tính minh bạch của tiến trình cổ phần hóa các DNNN

Nhiều khó khăn phát sinh trong quá trình cổ phần hóa gắn liền với kế hoạch, chương trình cổ phần hóa các DNNN được xây dựng thiếu cân nhắc, thiếu thận trọng, không được yểm trợ bởi những quy định pháp lý chặt chẽ, và không có lộ trình hợp lý, rò ràng. Các vấn đề phức tạp, ngăn trở tiến trình cổ phần hóa diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả cũng thường xuất hiện khi tính minh bạch trong các khâu của cổ phần hóa không được bảo đảm.

Mức độ thành công của quá trình cổ phần hóa DNNN và xử lý các vấn đề phát sinh tùy thuộc nhiều vào:

- Quan niệm mà nhà nước theo đuổi về vị trí của khu vực DNNN nói riêng cũng như cách tiếp cận của nhà nước về sự cân bằng cần thiết giữa khu

vực công và khu vực tư trong một nền kinh tế thị trường. Quan điểm đó thường chi phối các tiêu chí được thiết kế và sử dụng để lựa chọn các doanh nghiệp nhà nước cần được giữ lại hay cần được cổ phần hóa, nhà nước cần nắm giữ vốn (chi phối hoặc không chi phối) hay không cần nắm giữ vốn trong các DN cổ phần hóa . Các tiêu chí này có được xác lập rò ràng, và được công bố công khai, minh bạch hay không có ảnh hưởng không nhỏ đến các vấn đề phát sinh.

- Sự lựa chọn phương thức cổ phần hóa cụ thể bao gồm việc xác định quy mô và tính chất (khép kín, mang tính chất nội bộ hay hoàn toàn mở rộng, công khai) của việc cổ phần hóa cũng như các quy định khung về tỷ lệ cổ phần hóa theo từng loại hình doanh nghiệp trong đó có tỷ lệ mà nhà nước cần giữ lại, tỷ lệ dành cho người lao động trong doanh nghiệp, tỷ lệ dành cho các đối tác chiến lược, cho các nhà đầu tư nước ngoài và tỷ lệ bán ra trên thị trường cho các nhà đầu tư khác. Khi các tỷ lệ này được quy định không có cơ sở rò ràng, đặc biệt trong trường hợp tỷ lệ cổ phần được bán ra trên thị trường không đủ lớn, quá trình cổ phần hóa thường bị lạm dụng và các vấn đề phức tạp dễ phát sinh, hoặc khó xử lý.

- Quy định của nhà nước về việc cung cấp thông tin về tính hình tài chính, cơ cấu sở hữu (một DNNN về thực chất thuộc sở hữu của nhà nước song vẫn có thể có cơ cấu sở hữu chồng chéo do sự tham dự của các doanh nghiệp, công ty khác nhau vào việc nắm giữ vốn), hiện trạng cơ cấu quản lý của doanh nghiệp dự kiến cổ phần hóa cho các nhà đầu tư. Các thông tin này càng đầy đủ, công khai, minh bạch, có thể kiểm chứng, quá trình cổ phần hóa càng diễn ra thuận lợi và hiệu quả.

- Các quy định khung chi phối việc lựa chọn phương pháp định giá tài sản, xác định giá trị doanh nghiệp được cổ phần hóa (quy trình, phương pháp đánh giá, thẩm định giá trị doanh nghiệp), phương thức phát hành cổ phiếu (chào bán nội bộ hay phát hành rộng rãi ra thị trường…), các đối tượng bị

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/07/2022