Các Vấn Đề Kinh Tế-Xã Hội Cụ Thể Thường Nảy Sinh Trong Quá Trình Cph Dnnn

bạch, xã hội không thiết lập được cơ chế bảo vệ lợi ích của mình, tiến trình CPH sẽ bị dẫn dắt bởi những động cơ sai lạc và trở nên không hiệu quả.

Như vậy, có thể thấy cổ phần hóa các DNNN là một quá trình không dễ dàng, đặc biệt ở các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam. Với các nước vốn có nền tảng kinh tế thị trường, việc cổ phần hóa DNNN đơn giản là một sự cân bằng lại tương quan giữa khu vực công với khu vực tư, khi mà vì những lý do lịch sử khác nhau, khu vực công trước đó đã được mở rộng quá mức. Ngay cả trong trường hợp như vậy, việc cổ phần hóa vẫn luôn gặp phải sự phản kháng hay chống đối của một bộ phận xã hội vốn được hưởng lợi từ việc tồn tại và hoạt động của khu vực DNNN trước đây. Đối với các nền kinh tế chuyển đổi, vấn đề trở nên phức tạp hơn do quy mô của khu vực công do lịch sử để lại là quá lớn, do các quan hệ thị trường và thể chế tương ứng với nó còn chưa phát triển, do đó lực lượng doanh nhân lẫn khu vực tư nhân còn nhỏ bé hay yếu kém. Ở những nước này luôn tồn tại những khó khăn, ngăn trở quá trình cổ phần hóa, làm cho nó không dễ dàng đi đến thành công, đặc biệt khi đằng sau chúng ẩn chứa ngầm những quan tâm, lợi ích khác nhau.

Tóm lại, sự xung đột lợi ích, những sự bất mãn, chống đối từ những người bị thua thiệt về lợi ích, cũng như những “méo mó” trong phân phối lợi ích hay các hành vi trục lợi cá nhân tạo ra các thách thức, khó khăn cho quá trình CPH. Chúng hoặc sẽ làm chậm tiến trình này, hoặc sẽ dẫn dắt nó đi chệch ra khỏi mục tiêu đã định. Đó chính là nguồn gốc sâu sa của các vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình CPHDNNN.

2.2.2. Các vấn đề kinh tế-xã hội cụ thể thường nảy sinh trong quá trình CPH DNNN

Tùy theo hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của từng nước, quá trình CPH DNNN có thể nảy sinh các vấn đề kinh tế - xã hội khác nhau. Những vấn đề cụ thể có tính chất phổ biến thường phát sinh là:

Thứ nhất, Tâm lý chần chừ, bất mãn, ngăn trở tiến trình CPH:

Ít nhất có những nhóm người sau có động cơ chống đối hay gây khó dễ cho tiến trình cổ phần hóa:

+ Thứ nhất là những người giữ các vị trí trọng yếu trong bộ máy quản lý của DNNN thuộc diện cổ phần hóa. Đây là những người quá trình cổ phần hóa sẽ đe dọa địa vị và lợi ích mà họ đang được thụ hưởng một cách tức thời và họ thường không “mặn mà” với những sự thay đổi, do đó có xu hướng phản đối hay ngấm ngầm làm chậm trễ tiến trình cổ phần hóa.

+ Những người lao động đang làm việc ở các DNNN thuộc diện cổ phần hóa. Nói chung, làm việc ở các DNNN, công việc của họ được coi là khá ổn định. Họ cùng thường được hưởng mức lương nói chung là cao hơn khu vực khác và được hưởng các chế độ phúc lợi khác nhau do nhà nước bảo đảm. Khi cổ phần hóa, công việc tương lai của họ sẽ trở nên bấp bênh hơn. Họ có thể bị sa thải; vị trí công việc của họ có thể bị sắp xếp lại do yêu cầu hợp lý hóa sản xuất, kinh doanh, tiết kiệm chi phí để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tương lai. Nói chung, những người lao động không thấy triển vọng công việc và thu nhập tốt hơn sau cổ phần hóa thường có động cơ ngăn cản tiến trình này.

+ Những người nằm trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước bên trên doanh nghiệp cũng có thể bị thua thiệt vì quá trình cổ phần hóa. Với tư cách là cơ quan chủ quản hay cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, những người này có nhiều quyền hành chi phối các DNNN mà họ phụ trách, từ việc bổ nhiệm, phê duyệt nhân sự cấp cao của doanh nghiệp đến việc hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực khan hiếm như đất đai, tín dụng, hay phê duyệt các khoản trợ vốn…Cũng từ khả năng đó, họ có nhận được những khoản lợi ích không dễ xác định từ những quan hệ “có đi, có lại” giữa họ và doanh nghiệp. Về nguyên tắc thì mối quan hệ tiêu cực giữa cơ quan quản lý nhà nước với một doanh nghiệp ở khu vực tư nhân vẫn có thể xảy ra. Song do tính chất sở hữu công, tiêu cực ở khu vực DNNN có quy mô lớn hơn và dễ dàng thực hiện hơn. Sự gắn bó lợi ích như vậy sẽ khiến cho việc chống đối cổ phần

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

hóa có thể mở rộng sang cả một bộ phần nào đó trong bộ máy quản lý nhà nước các cấp. Đây có lẽ là một lý do khiến tiến trình cổ phần hóa thường chậm trễ , dù nó đã được khởi động ở cấp cao nhất.

+ Ngay cả những người ở khu vực tư nhân vẫn có thể có được những đặc lợi từ khu vực công, từ các DNNN nhờ những quan hệ kinh tế đặc quyền mà họ đã thiết lập được. Họ là những người cung cấp sản phẩm đầu vào hay dịch vụ hỗ trợ cho DNNN. Họ cũng có thể là những người tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho DNNN. Với việc khai thác những “lỗ hổng” cơ chế gắn liền với sở hữu công, họ có thể thu được những khoản lợi nhờ nâng giá các đầu vào hay được hưởng các khoản “hoa hồng” cao khi trở thành đại lý tiêu thụ đầu ra cho DNNN. Sau cổ phần hóa, những nguyên tắc thị trường sẽ được áp dụng và tuân thủ, những lợi lộc của những người như vậy sẽ bị xem xét. Vì thế, một cách tự nhiên, họ là một nhóm xã hội có thể được liên kết để chống lại những sự thay đổi.

Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở Thanh Hoá - 7

+ Một bộ phận không nhỏ dân cư có thể được hưởng lợi trực tiếp từ sự tồn tại của các DNNN nhờ họ được mua những sản phẩm mà DNNN cung cấp với giá rẻ, thấp hơn giá thị trường, bất chấp điều này cũng có thể là một nguyên nhân khiến DNNN hay đối diện với nguy cơ thua lỗ, nếu nó không được hưởng khoản bù lỗ tương xứng từ ngân sách nhà nước. Vì thế, việc cổ phần hóa những DNNN như vậy thường gây ra sự lo lắng cho cả những người vốn quen được mua các sản phẩm có trợ giá (các nhu yếu phẩm, năng lượng, vận chuyển đường sắt…) của khu vực công.

Như vậy, rò ràng quá trình cổ phần hóa DNNN chứa đựng trong nó những mâu thuẫn lợi ích rò ràng. Trong khi xét về dài hạn, cổ phần hóa sẽ góp phần làm lành mạnh hóa môi trường kinh doanh, tạo ra những động lực mới để gia tăng hiệu quả của cả khu vực DNNN lẫn cả nền kinh tế, do đó sẽ cải thiện phúc lợi chung cho cả xã hội. Tuy nhiên, ít nhất là trong ngắn hạn, nó cũng đem lại sự thua thiệt và bất an cho những nhóm xã hội khác nhau. Điều

đó sẽ tạo ra sự phản đối, chống đối, ngấm ngầm hay công khai, dưới nhiều hình thức khác nhau. Nó làm cho các chương trình cổ phần hóa thường diễn ra khó khăn, chậm trễ, bị biến dạng và không đạt được những kết quả như mong đợi.

Thứ hai, việc lựa chọn các DNNN cần CPH và các động cơ chi phối.

Mục tiêu quan trọng nhất của quá trình cổ phần hóa các DNNN là nâng cao hiệu quả chung của cả nền kinh tế. Nó được thực hiện thông qua việc chuyển đổi hình thức sở hữu khiến cho các tài sản xã hội trước đây sử dụng không hiệu quả trong các DNNN có khả năng được sử dụng hiệu quả hơn khi chúng được kiểm soát bởi những người chủ hữu hình và đích thực hơn. Tuy nhiên, không phải mọi DNNN đều cần hay có thể cổ phần hóa. Vì thế, lựa chọn DNNN nào là doanh nghiệp cần đưa vào diện CPH, doanh nghiệp nào cần được giữ lại lâu dài trong khu vực công là một việc làm cần thiết. Đáng tiếc đây lại là vấn đề mà người ta không dễ dàng có câu trả lời rành mạch. Về nguyên tắc, khu vực công có trách nhiệm cung cấp các hàng hóa, dịch vụ công cộng mà thị trường hoặc không cung cấp được (quốc phòng, xây dựng đê điều…) hoặc cung cấp không hiệu quả. Những hàng hóa, dịch vụ như vậy thường được cung cấp miễn phí thông qua các tổ chức công cộng, chứ không phải thông qua các DNNN theo nghĩa hẹp mà chúng ta đã xác định. Quan niệm DNNN phải nắm những vị trí then chốt, những „đài chỉ huy‟ chiến lược của nền kinh tế cũng đã từng bị xem xét lại ở nhiều nước đang phát triển, và trên thực tế tình hình tài chính công cũng như “sức khỏe” chung của nền kinh tế ở nhiều nơi trở nên lành mạnh hơn khi các DNNN trong lĩnh vực khai khoáng hay những ngành công nghiệp nặng then chốt được cổ phần hóa. Hơn nữa, ranh giới giữa một ngành/lĩnh vực được xem là “then chốt” hay “không then chốt” cũng không rò ràng. Ví dụ các ngành kinh doanh như ngân hàng, xăng dầu, viễn thông…là “then chốt” hay “không then chốt”? Trừ ngân hàng TW, ở nhiều nước các lĩnh vực này vẫn thường do khu vực tư nhân nắm giữ.

Vì thế, theo quan điểm hiệu quả chung, nhà nước chỉ nên nắm giữ các DN cung cấp các hàng hóa có tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa xã hội lớn, có liên quan đến việc tiêu dùng của đông đảo dân chúng, đồng thời lại là nơi cần lượng vốn đầu tư lớn mà khu vực tư nhân khó hoặc không muốn đảm nhận. Danh mục các lĩnh vực như vậy không nhiều và có thể thay đổi, tùy theo sự lớn mạnh của khu vực tư nhân và cả nền kinh tế.

Ngay cả khi đã thống nhất được các tiêu chí nhằm xác định các DNNN cần CPH hay không cần CPH thì các khó khăn chưa hẳn đã hoàn toàn mất đi. Vấn đề là ở chỗ: Xét từ phía lợi ích nhà nước, những DNNN mà nhà nước không cần nắm giữ, không muốn chi phối thường là các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài. Chúng thường là đối tượng mà các nhà hoạch định chính sách công muốn cổ phần hóa càng nhanh càng tốt, nhất là trong bối cảnh gánh nặng tài chính để duy trì hoạt động của các doanh nghiệp như vậy ngày càng gia tăng. Tuy vậy, đứng trên góc độ lợi ích của các nhà đầu tư tư nhân, các DN này lại là đối tượng không hấp dẫn nên rất khó CPH. Ngược lại, các DNNN trong những ngành đặc biệt, kinh doanh thuận lợi, có lãi cao (như kinh doanh rượu, bia, thuốc lá chẳng hạn…), thì dù không được xác định là “ngành then chốt”, nhà nước về thực chất không cần nắm giữ, dễ dàng CPH, và cần được CPH để gia tăng hơn nữa hiệu quả hoạt động của chúng thì người ta lại không có nhiều động cơ chuyển giao chúng cho chủ sở hữu khác. Rò ràng ở đây có sự khác biệt và xung đột giữa lợi ích xã hội tổng thể của cả nền kinh tế với lợi ích tài chính cục bộ của bộ máy nhà nước (tồn tại dưới dạng nguồn thu cho ngân sách nhà nước) cũng như những người làm việc trong các DNNN này.

Thứ ba, vấn đề thất thoát tài sản xã hội và định giá doanh nghiệp

Để cổ phần hóa một DNNN, người ta buộc phải định giá doanh nghiệp này, trên cơ sở xác định giá đất, giá trị các tài sản hữu hình, vô hình của DN (trong đó bao gồm cả giá trị thương hiệu, uy tín, lợi thế riêng của DN…) cũng như đối chiếu chúng với kết quả kinh doanh hiện tại và triển vọng tương

lai của doanh nghiệp. Định giá doanh nghiệp chính xác là cần thiết và có ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình cổ phần hóa. Khi doanh nghiệp được định giá quá cao, nó khó thu hút được các nhà đầu tư tư nhân tiềm năng bỏ tiền vào mua cổ phiếu của doanh nghiệp. Quá trình cổ phần hóa sẽ không thực hiện được hay bị biến tướng, khi nó chỉ có thể cổ phần hóa một phần tài sản nhỏ của DN và chỉ thu hút được các nhà đầu tư muốn „góp vốn” không hẳn vì động cơ kinh doanh (các DNNN khác, các nhà đầu tư có “dư dả” tiền bạc, cần hợp pháp hóa đồng tiền của mình). Ngược lại, khi doanh nghiệp bị định giá quá thấp, tài sản của nhà nước hay của xã hội sẽ bị thất thoát và rơi vào tay những người có thể thâu tóm được một số lượng lớn cổ phiếu của doanh nghiệp. Một số người nhờ vậy có thể giàu lên rất nhanh mà không cần nhiều đến tài năng kinh doanh nhờ trục lợi được từ việc định giá thấp này. Điều này đã từng xảy ra trên một diện rộng trong quá trình cổ phần hóa các DNNN ở Nga. Hệ quả là nhiều ngành công nghiệp quan trọng của Nga bị khống chế bởi các “đại gia” tư nhân, nhiều lĩnh vực trước đây thuộc độc quyền của nhà nước trở thành độc quyền tư nhân. Tính hiệu quả có thể mong đợi từ quá trình cổ phần hóa do vậy bị suy giảm, trong khi phân hóa xã hội lại trở nên sâu sắc hơn.

Định giá chính xác doanh nghiệp là một công việc khó khăn, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, khi các thể chế thị trường chưa phát triển đầy đủ; thị trường chứng khoán, thị trường vốn, thị trường đất đai còn đang ở giai đoạn khởi đầu, kém hoàn thiện, do vậy, giá cả các tài sản vốn, đất đai…được hình thành một cách “méo mó”, chưa phản ánh chính xác tính khan hiếm theo kiểu thị trường, dựa trên sự tương tác cung – cầu công khai, minh bạch. Ở những nước này, đội ngũ các chuyên gia thẩm định giá có trình độ cũng còn thiếu hụt, các chuẩn mực kế toán, kiểm toán dựa trên thông lệ quốc tế còn chưa được áp dụng rộng rãi. Trong bối cảnh đó, động cơ trục lợi của những người có liên quan có thể thúc đẩy việc xác định giá trị của các tài sản doanh nghiệp – một công việc vốn không dễ dàng – một cách sai lạc.

Đối với nhiều DNNN, đặc biệt là ở các nền kinh tế chuyển đổi, kém phát triển, đất đai (gắn liền với những vị trí kinh doanh cụ thể), có thể là một tài sản có giá trị tương đối lớn so với các tài sản khác. Tuy vậy, trong bối cảnh chuyển đổi, thị trường đất đai mới ra đời, chưa phát triển, đôi khi giá trị tài sản này lại bị bỏ qua, hoặc bị định giá thấp. Đây là một kẽ hở lớn có thể làm thất thoát một lượng tài sản có giá trị của xã hội khi cổ phần hóa được tiến hành.

Việc xác định giá trị của các tài sản vô hình (chẳng hạn như thương hiệu, lợi thế kinh doanh…) của DNNN được cổ phần hóa lại càng khó khăn, đặc biệt trong điều kiện các thị trường dịch vụ, trong đó có dịch vụ thẩm định giá chưa phát triển, xã hội thiếu những công cụ khách quan theo kiểu thị trường để xác định giá trị của các hàng hóa vô hình cũng như người dân có thói quen đánh giá thấp lợi ích của những hàng hóa, dịch vụ loại này và không sẵn sàng trả tiền cho chúng (Trong các nước XHCN cũ trước đây, do tình trạng “thiếu hụt” hàng hóa và do chúng được sản xuất, phân phối chủ yếu theo kế hoạch của nhà nước, nên vấn đề thương hiệu, quảng cáo thường bị xem nhẹ, không được coi là có giá trị)

Tóm lại, ở các nước đang phát triển, do những khó khăn bắt nguồn từ những hạn chế trong trình độ phát triển của thị trường và các yếu kém thể chế khác, luôn tiềm ẩn nguy cơ hình thành các nhóm lợi ích có thể lợi dụng và có động cơ làm méo mó quá trình đánh giá, xác định giá trị doanh nghiệp.

Thứ tư, những khó khăn trong việc xử lý hậu quả do các DNNN trước cổ phần hóa để lại.

Quá trình cổ phần hóa DNNN cũng luôn luôn vấp phải những khó khăn do phải xử lý những vấn đề mà hoạt động của doanh nghiệp trong thời kỳ trước để lại. Có thể kể ra một số vấn đề như: xử lý các khoản nợ tồn đọng, sắp xếp lại đội ngũ lao động, thay đổi bộ máy lãnh đạo, quản lý cũng như phương thức quản lý và đi kèm với nó là thay đổi toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hóa.Việc xử lý những vấn đề như vậy luôn luôn gây khó khăn

hay thiệt hại lợi ích cho một nhóm người nào đó: những doanh nghiệp hay cá nhân đóng vai trò con nợ, những người lao động có thể bị mất việc làm hay phải rời khỏi vị trí công việc có thu nhập cao, những người lãnh đạo doanh nghiệp có khả năng bị thay thế…Họ có động cơ để chống đối hay bất hợp tác với những người muốn đẩy nhanh quá trình CPH nếu những mất mát lợi ích của họ, ngay cả khi chúng bắt nguồn từ những đặc quyền cũ, không được bù đắp thỏa đáng.

Trong kinh doanh, một doanh nghiệp luôn có những khoản nợ phải đòi cũng như những khoản nợ phải trả. Về nguyên tắc, trên sổ sách kế toán, khi bù trừ lẫn nhau, khoản nợ ròng (có thể dương, hoặc âm hoặc bằng 0) của doanh nghiệp trước thời điểm cổ phần hóa sẽ được phản ánh trong giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, tính chất của các khoản nợ là rất khác nhau. Doanh nghiệp có thể đối diện với các khoản nợ tồn đọng lâu năm, khó đòi, trong đó con nợ có thể là một doanh nghiệp khác đang gặp khó khăn, thậm chí đang trong giai đoạn phá sản hay đã giải thể. Việc thu hồi các khoản nợ như vậy luôn gặp khó khăn và thường phải đối diện với các thủ tục pháp lý rắc rối. Trong khi đó, với tư cách là con nợ, doanh nghiệp cổ phần hóa trong tương lai cũng có nghĩa vụ phải thanh toán các khoản nợ gắn liền với các hoạt động trong thời kỳ trước của nó. Tính phức tạp trong việc xử lý các khoản nợ chồng chéo nhau như vậy không chỉ gây trở ngại cho việc xây dựng các phương án cổ phần hóa, định giá doanh nghiệp, bán cổ phần mà có thể ảnh hưởng đến cả tiến trình hoạt động về sau của doanh nghiệp sau cổ phần hóa.

Sau cổ phần hóa, việc sắp xếp lại đội ngũ lao động là không tránh khỏi. Do nhiều nguyên nhân (tính chất phi thị trường của nền kinh tế, việc không coi trọng tính hiệu quả hoặc sự thiếu vắng cạnh tranh…), trong các DNNN cần CPH, lực lượng lao động thường không tinh gọn, số lượng thường cao hơn nhu cầu ở mức hiệu quả, cơ cấu lao động nhiều khi không phù hợp, một bộ phận lao động không đáp ứng được được yêu cầu khi phải làm việc trong

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 18/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí