Tình Hình, Kết Quả Thực Hiện Cph Dnnn Ở Thanh Hóa.

kinh doanh có lãi là 15,568 triệu đồng, 21 doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ 9.649 triệu đồng, lỗ luỹ kế của các DNNN đến cuối 2001 là 119.862 triệu đồng, nợ khó đòi khoảng 40 tỷ đồng

3.2.Tình hình, kết quả thực hiện CPH DNNN ở Thanh Hóa.

3.2.1. Các giai đoạn triển khai thực hiện cổ phần hóa các DNNN

Quá trình CPH DNNN ở Thanh Hóa được thực hiện từ năm 1998 đến nay:

- Giai đoạn thí điểm từ năm 1998 đến 2000: Trên cơ sở sắp xếp phân loại DNNN theo chỉ thị số 20/1998/CT-TTG ngày 24/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ vào tình hình thực tế các DNNN của tỉnh, giai đoạn 1998 - 2000 UBND tỉnh Thanh Hoá đã quyết định chọn 25 DNNN để CPH. Hầu hết các doanh nghiệp được chọn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang làm ăn có lãi hoặc trước mắt đang gặp khó khăn nhưng triển vọng tốt. Kết quả 18 DNNN đã được CPH.

- Giai đoạn đẩy mạnh cổ phần hoá từ năm 2001 đến nay: Trên cơ sở sơ kết công tác CPH giai đoạn 1998 - 2000 và quán triệt NQTW lần thứ 3 (khoá IX), thực hiện các Nghị định 64, Nghị định 103 và Quyết định số 292/QĐ- TTg, ngày 18/3/2003 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới DNNN tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2003 - 2005 và giai đoạn 2005 - 2009, công văn số 1959/ TTg - ĐMDN, ngày 27 tháng 10 năm 2011 về phương án sắp xếp, đổi mới DNNN thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2015, tính đến tháng 31/12/2014 toàn Tỉnh đã CPH được 98 doanh nghiệp, trong đó có 24 doanh nghiệp cổ phần bộ phận; giao, bán khoán, cho thuê 06 doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất 24 doanh nghiệp, giải thể, phá sản 02 doanh nghiệp.

3.2.2. Một số kết quả và nhận xét chung.

- Về tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước cơ bản hoàn thành theo lộ trình của Chính phủ giao.

- Về cơ cấu các DNNN được cổ phần hóa,

+ Ngành công nghiệp 34 doanh nghiệp = 34,6% tổng các doanh nghiệp đã CPH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

+ Ngành xây dựng 18 doanh nghiệp = 18,3% tổng các doanh nghiệp đã CPH

+ Ngành giao thông 12 doanh nghiệp = 12,2% tổng các doanh nghiệp đã CPH

Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở Thanh Hoá - 12

+ Ngành thương mại 07 doanh nghiệp = 7,1% tổng các doanh nghiệp đã CPH

+ Ngành thủy sản 08 doanh nghiệp = 8,1% tổng các doanh nghiệp đã CPH

+ Ngành nông nghiệp 11 doanh nghiệp = 11,2% tổng các doanh nghiệp đã CPH

+ Các ngành khác 08 doanh nghiệp = 8,1% tổng các doanh nghiệp đã CPH

- Về những thay đổi trong hoạt động của các DN sau cổ phần hoá:

+ Cấu trúc sở hữu và bộ máy quản lý

Qua khảo sát và nghiên cứu ở 80 doanh nghiệp đã cổ phần hóa (CPH) từ năm 2001 đến 31/12/2014 cho thấy: tổ chức bộ máy của các DN được sắp xếp gọn nhẹ hơn, nhờ đó giảm được 50% lao động gián tiếp so với trước khi CPH. Nhiều doanh nghiệp đã giảm từ 40 đến 50% lao động trực tiếp như: CTCP Quản lý đường bộ 2 Thanh Hóa (50,8)%, CTCP Quản lý và xây dựng đường bộ 1 Thanh Hóa (45,8%), CTCP Quản lý thủy nội địa và xây dựng Thanh Hóa (40%). Các công ty đã chú trong hơn trong việc đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng nhà xưởng, đổi mới công nghệ, điển hình như: CTCP Xây lắp Điện lực Thanh Hóa 12 năm qua đầu tư thêm 250 tỷ đồng; CTCP Thưong mại Thiệu Yên 14 năm qua đã đầu tư 150 tỷ đồng; CTCP Vật tư y tế trong 13 đầu tư 120 tỷ đồng; CTCP Dạ Lan 14 năm đầu tư 130 tỷ đồng; CTCP Dược vật tư y tế 12 năm đầu tư 100 tỷ đồng...

+ Phản ứng chiến lược của doanh nghiệp sau cổ phần hóa: Đa số các CTCP đều đã xác định lại được lĩnh vực kinh doanh chính yếu, các thị trường và chiến lược kinh doanh; đổi mới công nghệ; những thay đổi trong cơ chế quản lý (hệ thống kế hoạch, kế toán, quản trị thông tin, quản trị tài chính, quản trị nhân lực…) đã có nhiều đổi mới theo hướng tích cực.

- Kết quả và hiệu quả hoạt động của các DN sau cổ phần hóa

Bức tranh chung của các DNNN đã CPH của Thanh Hóa là tương đối tích cực. Thực tế ở 80 doanh nghiệp đã cổ phần hóa (CPH) từ năm 2001 đến 31/12/2014 cho thấy: Sau CPH các Doanh nghiệp đều đã chủ động xây dựng được các phương án sản xuất kinh doanh khá phù hợp với yêu cầu mở rộng thị trường theo hướng đa ngành, đa nghề; tổ chức bộ máy được sắp xếp gọn nhẹ hơn, nhiều doanh nghiệp sau CPH đã quan tâm đổi mới công nghệ, đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị hiện đại, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng được sức cạnh tranh trên thị trường, điển hình như: CTCP Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa, CTCP Xây lắp Điện lực Thanh Hóa, CTCP Xây dựng số 3, CTCP HUT4, CTCP Đường Lam sơn, CTCP xi măng Bỉm sơn, CTCP thương mại Thiệu Yên, CTCP môi trường đô thị và dịch vụ Sầm sơn, CTCP xây dựng giao thông Yên Định, CTCP xây dựng giao thông Thạch Thành...Vì vậy tất cả các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của các DNCPH đều tăng so với trước CPH.

Tổng hợp hoạt động SXKD ở 80 doanh nghiệp (đã CPH trên 01 năm trở lên) trong năm 2013 cho thấy: so với trước khi CPH, Vốn điều lệ của các DN này tăng thêm hơn 143 tỷ đồng; doanh thu đạt trên 3.482. 292 triệu đồng tăng thêm 1.866.541 triệu đồng; lợi nhuận đạt 78.054 triệu đồng, tăng 70.657 triệu đồng; nộp ngân sách Nhà nước đạt trên 85.312 triệu đồng, tăng 40.244 triệu đồng; tổng số lao động tăng 11%; cổ tức bình quân đạt khoảng 13%/năm, thu nhập của người lao động bình quân đạt 1,81 triệu đồng/người/ tháng, tăng 0,85 triệu đồng/ người/ tháng. Nhiều CTCP có thu nhập bình quân của người lao đông cao như: CTCP Đường Lam sơn (7,2 tr đồng/ tháng), CTCP Xi măng Bỉm Sơn (7,5 tr đồng / tháng), CTCP tư vấn thiết kế xây dựng (5 tr đồng/tháng), CTCP Tư vấn Thủy lợi (5 tr đồng/ tháng).

Tuy vậy, kết quả SXKD của các DN sau CPH là không đồng đều. Một số DN thực sự cải thiện được hiệu quả kinh doanh và làm ăn có lãi trong khi

một số khác vẫn ở trong tình trạng khó khăn, bị thua lỗ hoặc chỉ có mức lợi nhuận thấp. Vấn đề này sẽ được phân tích chi tiết hơn ở mục 3.3.

3.3. Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Thanh Hóa

Mặc dù tiến trình cổ phần hóa DNNN ở Thanh Hóa đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là từ khi Nghị định 187/2004/NĐ-CP được triển khai thay thế Nghị định 64/CP với những đổi mới quan trọng về cơ chế nhằm tháo gỡ những vướng mắc của doanh nghiệp trong tiến trình đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa, song vẫn có nhiều vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh là:

3.3.1. Tâm lý chần chừ, e ngại, ngăn trở tiến trình CPH

Như phân tích ở chương 2, cũng như mọi quá trình chuyển đổi khác, quá trình CPH DNNN tất yếu làm phát sinh những xung đột lợi ích và đó chính là nguyên nhân sâu sa của các vấn đề kinh tế - xã hội đi liền với tiến trình này.

Cũng như các địa phương khác trên phạm vi cả nước, ở Thanh Hóa, tiến trình cổ phần hóa một bộ phận DNNN tất yếu dẫn đến sự thay đổi cách vận hành và quản lý DN và theo đó là quyền lợi của một số người đang trực tiếp hoặc gián tiếp quản lý, điều hành doanh nghiệp sẽ bị đụng chạm. Do vậy, đã và sẽ có một số cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp chưa hoàn toàn đồng tình, thậm chí còn có hành vi, việc làm gây cản trở quá trình cổ phần hóa DNNN.

Tâm lý chần chừ, e ngại, cản trở quá trình CPH thật ra là hiện tượng tự nhiên, nảy sinh do quyền lợi, cương vị công tác, vị trí làm việc… của một số người bị quá trình CPH đe dọa. Tuy nhiên, trước chủ trương có tính chất pháp quy của nhà nước, hiện tượng này thường không biểu hiện một cách công khai mà thường bộc lộ một cách gián tiếp thông qua các hành động ngấm ngầm, gây cản trở hoặc tạo ra sự trì hoãn đối với tiến độ CPH. Hệ quả là: thời gian xây dựng các phương án CPH bị kéo dài, chất lượng các phương án CPH được chuẩn bị một cách hạn chế, có một khoảng cách rò rệt giữa thời

điểm phương án CPH được phê duyệt và thời điểm DNNN được chuyển chính thức thành CTCP. Điển hình cho tâm lý chần chừ dẫn đến việc kéo dài thời gian thực hiện CPH, làm thất thoát, hư hỏng tài sản của xã hội do không được sử dụng kịp thời là trường hợp CTCP Crôm mít Cổ Định. Ở công ty này, phải qua thời gian tiến hành CPH kéo dài gần 8 năm, từ tháng 12 năm 2006 đến tháng 11 năm 2014, thì phân xưởng luyện quặng mới được hoạt động trở lại còn các phân xưởng khác máy móc vẫn đang chờ công nhân. Ở một số công ty khác như CTCP mía đường Thanh Hóa, CTCP giao thông Nông Cống, Tổng CTCP xây dựng Thanh Hóa, mặc dù là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, song từ thời điểm phương án CPH được phê duyệt đến thời điểm chuyển thành CTCP cũng kéo dài từ 17 tháng đến 21 tháng [110, biểu số 4].

3.3.2. Vấn đề xác định giá trị các doanh nghiệp Nhà nước để cổ phần hoá

Việc xác định giá trị doanh nghiệp (đặc biệt là vấn đề xác định giá trị quyền sử dụng đất và thương hiệu của các doanh nghiệp Nhà nước) để CPH ở một số doanh nghiệp còn mang nặng tính chủ quan, chưa sát giá thị trường, do một số tài sản quan trọng của DN như đất đai, thương hiệu, lợi thế kinh doanh không được định giá đúng hay bị bỏ qua. Hậu quả là giá trị của nhiều doanh nghiệp được CPH nói chung bị đánh giá thấp; vốn, tài sản của nhà nước hay xã hội vì thế bị thất thoát và rơi vào các cổ đông mới của DNCPH. Nghiêm trọng hơn, trong nhiều trường hợp, sự thất thoát này không đem lại lợi ích cho số đông người lao động trong DN mà tập trung vào những cổ đông lớn, có khả năng thu gom các cổ phiếu mà người lao động bán lại. Đây là trường hợp đã xảy ra ở một số DNCPH như: CTCP Du lịch Thanh Hóa, CTCP Thương mại Dịch vụ Hoằng Hóa, CTCP Thương mại Thiệu Yên…

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng trên là các hướng dẫn của nhà nước về việc xác định giá trị quyền sử dụng đất áp dụng cho các DNNN cần CPH còn thiếu nhất quán. Liên quan đến vấn đề này, có tới 3 Nghị định của

Chính phủ điều chỉnh. Chẳng hạn, Nghị định 181 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của luật đất đai quy định: giá trị quyền sử dụng đất được tính vào giá trị doanh nghiệp khi CPH. Tuy vậy, Nghị định 187 của Chính phủ ban hành ngay sau đó lại loại trừ giá trị quyền sử dụng đất ra khỏi giá trị doanh nghiệp khi CPH. Đến Nghị định 17/2006/NĐ-CP, ngày 27/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn về thi hành Luật đất đai và Nghị định 187/2004/NĐ-CP về chuyển DNNN thành lập CTCP cũng chỉ sửa đổi điểm b khoản 1, điều 19 của Nghị định 187 theo đó quy định: Nếu trường hợp doanh nghiệp CPH lựa chọn hình thức giao đất thì phải tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp CPH, còn các trường hợp khác vẫn còn bỏ ngỏ. Đây là một khe hỡ dễ làm thất thoát tài sản của Nhà nước và gây nên những hiệu ứng không tốt cho việc CPH DNNN. Trên thực tế, việc thiếu nhất quán trong việc tính giá trị đất đai trong xác định giá trị doanh nghiệp, đã dẫn đến tình trạng: một số DN được định giá cao, trong khi ở một số DN khác, giá trị DN lại được xác định quá thấp. Một số doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế trung bình nhưng khi tính giá trị của đất đai, lợi thế vị trí địa lý của đất lại bị đánh giá quá cao làm cho giá trị doanh nghiệp tăng cao. Điều này tạo ra áp lực đẩy giá cổ phiếu của DN lên cao, việc bán cổ phần của DN cho các nhà đầu tư trở nên khó khăn. Trong một số trường hợp, nhà nước có thể buộc phải nắm giữ phần vốn chi phối ngay cả khi điều này được xác định là không cần thiết. Hậu quả là, sau CPH, phương thức quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp không thay đổi rò rệt. SXKD của DN vẫn kém hiệu quả. Tình trạng này thường xảy ra ở các doanh nghiệp thuộc ngành nông nghiệp. Ngược lại, khi giá trị đất đai, đặc biệt là giá trị lợi thế vị trí của đất đai không được phản ánh đầy đủ vào giá trị doanh nghiệp, một bộ phận tài sản xã hội sẽ bị thất thoát và chuyển vào tay các nhà đầu tư.

Cùng với giá trị quyền sử dụng đất, trong CPH DNNN, việc tính toán, định giá lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp - một tài sản rất lớn của nhiều DNNN gồm: vị trí địa lí, thương hiệu, các mối quan hệ bạn hàng, thị phần trên thị trường, trình độ tay nghề của người lao động…dường như cũng còn nhiều sơ hở, vì tại Nghị định 187/2004/NĐ-CP chỉ nêu: “Giá trị thực tế của doanh nghiệp cổ phẩn hóa là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa có tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà người mua, người bán cổ phần đều chấp nhận được. Lợi thế kinh doanh gồm: vị trí địa lí, giá trị thương hiệu, tiềm năng phát triển”.

Trên thực tế, dựa vào Nghị định này, căn cứ duy nhất để tính lợi thế của doanh nghiệp là tỉ suất lợi nhuận sau thuế bình quân 3 năm liền kề trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để CPH. Với phương pháp này những doanh nghiệp không có lợi nhuận thì cũng sẽ đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không có lợi thế kinh doanh. Đây cũng là điểm bất cập trong việc xác định giá trị doanh nghiệp, vì thực tế có những doanh nghiệp tỷ suất lợi nhuận 3 năm liền kề trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để CPH bằng không thậm chí âm nhưng vẫn có tiềm năng hay lợi thế kinh doanh rất lớn.

Do chưa có sự thống nhất trong cách tính giá trị đất và lợi thế kinh doanh của các DNNN khi CPH nên tại Thanh Hóa nhiều DNNN khi CPH thực sự đã không tính hết giá trị của DNNN. Chẳng hạn, CTCP Quản lý Thủy nội địa và xây dựng Thanh Hóa khi CPH đang quản lý 11445m2 đất ở số 320, phố Trần Hưng Đạo, Thành phố Thanh Hóa nhưng giá trị cả đất và lợi thế kinh doanh chỉ được tính là 330 triệu đồng; CTCP Thương mại miền núi Thanh Hóa có tổng số đất sử dụng khi CPH là 93.683m2 trong đó có 89.536m2 nằm chủ yếu ở các Thị trấn các huyện miền núi nhưng tổng giá trị doanh nghiệp (bao gồm cả 14 cụm thương mại với 67 cửa hàng bán lẻ, 2 tổ hợp nhà hàng, 8 nhà nghỉ, 3 kho vật tư kỹ thuật tại Thanh Hóa và 2900 m2 hệ thống kho ở các chi nhánh, hệ thống kho xăng dầu nằm rải rác cả ở trung tâm TP lẫn ở 11 huyện; đội xe tải với 25 đầu xe

có tải trọng từ 25 tấn trở lên) được xác định chỉ là 65.000 triệu đồng; CTCP Du lịch Thanh Hóa có trụ sở chính số 25A, phố Quang Trung Thành phố thanh Hóa, với diện tích đất khi CPH là 14.070m2 nhưng giá trị đất chỉ được xác định là 32,8 triệu đồng và giá trị lợi thế kinh doanh được tính là 12,06 triệu đồng; CTCP giống cây trồng Thanh Hóa với diện tích đất 2200 m2, chiều rộng bám QL1 là 50m nằm giữa Thành phố Thanh Hóa nhưng khi CPH định giá chỉ 5 tỷ đồng,...

Mặt khác, một số tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc của các doanh nghiệp có thời gian đưa vào sử dụng đã lâu, giá trị theo sổ sách rất thấp song theo quy định không được loại khỏi giá trị doanh nghiệp. Việc thực hiện đánh giá lại của các cơ quan thẩm quyền đôi khi làm tăng giá trị doanh nghiệp dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp sau khi tái cơ cấu.

3.3.3. Việc đánh giá và xử lý nợ của các DN cổ phần hóa

Việc quy định kế thừa trách nhiệm về tài chính giữa DNNN trước đây với CTCP sau này trong Nghị định 109/2007/NĐ-CP chưa thực rò ràng và có phần chưa thực phù hợp với thực tế, nhất là các khoản nợ khó đòi. Khoản nợ này, ở nhiều DNNN đã tồn đọng nhiều năm, qua nhiều đời lãnh đạo rất khó có khả năng thu hồi nhưng theo quy định con nợ vẫn còn tồn tại nên vẫn phải thu hồi. Việc đối chiếu xác định công nợ phải thu, phải trả thường kéo dài; một số đối tượng không có khả năng thu hồi hoặc không chịu ký xác nhận công nợ. Trong khi đó việc đưa ra khởi kiện tại tòa án kinh tế lại vấp phải nhiều thủ tục phức tạp. Thực tế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ CPH các DNNN. Mặt khác doanh nghiệp sau CPH gặp rất nhiều khó khăn trong đòi nợ, trả lãi, nên thực sự các khoản nợ này đang là một gánh nặng cho nhiều DNNN sau CPH. Chẳng hạn ở CTCP In Báo Thanh Hóa khi CPH, số nợ phải trả được xác định là 51.687.911.403 đồng so với tổng giá trị tài sản là 63.886.446.372 đồng. Ở CTCP Thương mại miền núi khi CPH, số nợ phải trả là 85.363. 450.849 đồng so với lượng vốn chủ sở hữu là 53.059.759.733 đồng. Ở CTCP Quản lý Đường bộ 2 Thanh Hóa khi CPH, số nợ phải trả là 8.485.928.417 đồng trong khi tổng vốn kinh doanh là 6.892.045.599 đồng. Ở CTCP Sông Mã

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 18/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí