Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - Aloun Bounmixay - 4


Lửa BunKhăm (2001), Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án chứng minh rằng, nền văn hóa thẩm mỹ là một bộ phần tinh tế và nhạy cảm của văn hóa tinh thần; nó phản ánh sâu sắc đời sống thẩm mỹ gắn liền với các giá trị đặc thù độc đáo của các dân tộc; do đó văn hóa thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng và tinh tế của văn hóa dân tộc. Nền văn hóa dân tộc được hợp thành bởi sự thống nhất của VHCT, văn hóa đạo đức, văn hóa khoa học, văn hóa giáo dục và văn hóa thẩm mỹ, v.v... tất cả đều hướng tới cái chân, cái thiện và cái mỹ. Công trình đã luận giải, trong quá trình xây dựng nền văn hóa mới ở Lào, vấn đề xây dựng nền văn hóa thẩm mỹ tiên tiến giàu bản sắc dân tộc là một trong những nhiệm vụ cấp bách, góp phần giữ gìn, phát huy truyền thống thẩm mỹ tốt đẹp của các bộ tộc Lào, xây dựng môi trường thẩm mỹ lành mạnh cho sự phát triển thịnh vượng và phồn vinh của đất nước Lào.

Ở CHDCND Lào, việc nghiên cứu về văn hóa thẩm mỹ và nền văn hóa thẩm mỹ chưa được chú ý, việc xây dựng và phát triển nền văn hóa thẩm mỹ ở nước CHDCND Lào trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế lại càng là vấn đề mới mẻ. Vì vậy, đây là một công trình mới cấp bách, có ý nghĩa lý luận thực tiễn đối với việc xây dựng nền văn hóa mới ở CHDCND Lào hiện nay. Công trình đã làm sáng t ỏ khái niệm nền văn hóa thẩm mỹ và quy luật vận động, phát triển của nó; khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng nền văn hóa thẩm mỹ ở nước Lào trong thời gian từ năm 1986 đến nay; đề xuất phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa thẩm mỹ ở nước CHDCND Lào trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế.

Đây là công trình bước đầu khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất phương hướng xây dựng và phát triển nền văn hóa thẩm mỹ ở nước Lào. Tuy nhiên kết quả đạt được có thể dùng làm tài liệu cho các nhà lãnh đạo và quản lý văn hóa, cho các công trình nghiên cứu giảng dạy và học tập ở các Học viện chính trị cũng như các trường Đại học khoa học xã hội - nhân văn. Đồng thời,


đây cũng là một công trình tham gia góp phần bảo vệ bản sắc văn hóa nói chung, văn hóa thẩm mỹ nói riêng ở nước CHDCND Lào hiện nay.

Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở CHDCND Lào hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học của Son Tha Nu ThămMaVông (2004), Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Trong thời đại ngày nay, văn hóa được thừa nhận vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển nói chung, của phát triển kinh tế nói riêng; hơn nữa, văn hóa còn được xem là hệ thống điều tiết quá trình đó. Thực tiễn đời sống hiện thực của CHDCND Lào trong 30 năm đổi mới cho thấy vai trò của văn hóa đang được khẳng định như nhân tố bên trong của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đảng NDCM Lào đã nhận định, phát triển tách khỏi cội nguồn văn hóa dân tộc thì nhất định sẽ lâm vào nguy cơ tha hóa; đi vào kinh tế nhiều thành phần, hiện đại hoá đất nước mà xa rời những giá trị văn hóa truyền thống sẽ làm mất bản sắc dân tộc, gây bất bình trong nhân dân, tạo mảnh đất cho sự xâm nhập của văn hóa độc hại, ngoại lai. Trên cơ sở làm rõ vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế và thực trạng phát huy vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế nhiều thành phần ở CHDCND Lào, luận án đã làm rõ vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế; phân tích thực trạng phát huy vai trò của văn hóa đối với sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở CHDCND Lào từ năm 1986 đổi mới đến nay; đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của văn hóa đối với sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần ở CHDCND Lào.

Kết quả nghiên cứu của công trình làm rõ thêm vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế trong sự vận dụng cụ thể vào điều kiện của CHDCND Lào, từ đó góp phần khắc phục cả xu hướng tách rời văn hóa với kinh tế lẫn xu hướng xem văn hóa chỉ là sản phẩm thụ động của kinh tế; công trình cũng có đóng góp về lý luận và thực tiễn cho các cơ quan hoạch định chính sách kinh tế


và văn hóa, cũng như công tác giảng dạy trong các trưởng lý luận và trong hệ thống các trường đại học ở CHDCND Lào.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Văn hóa chính trị của đội ngũ ®¶ng viªn tỉnh Xa Văn Na Khệt Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay, Luận văn thạc sĩ chính trị học của Băng Lít KhămLiêngChănThiLạt (2004), và Văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạo tỉnh Khăm Muộn Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ chính trị học của Bun Thắng NiTiPhông (2009), Học viện Chính trị

- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Theo đó sự nghiệp đổi mới mà Đảng NDCM Lào đề ra năm 1986 là một cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện và triệt đề nhất. Nó diễn ra không chỉ trong lĩnh vực chính trị, kinh tế mà cả trong lĩnh vực văn hóa và xã hội, nhằm biến đổi cả đời sống vật chất lẫn tinh thần của xã hội. Thực hiện đường lối đổi mới đó trong gần 30 năm qua, CHDCND Lào đã đạt được những thành tích to lớn trong nhiều lĩnh vực: Kinh tế tăng trưởng nhanh, văn hóa - xã hội phát triển, an ninh chính trị ổn định và đã đúc k ết được nhiều bài học quý báu, để vận dụng nhằm nâng cao và hoàn thiện hơn nữa đường lối đổi mới của Đảng. Bên cạnh thành công cũng đã bộc lộ những hạn chế: sự không ngang tầm năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ đảng viên so với thực tiễn đổi mới đặt ra, nổi bật là sự yếu kém về tư duy lý luận. Trong nghệ thuật lãnh đạo, quản lý các quá trình chính trị, văn hóa - xã hội, mỗi giai đoạn cách mạng đòi hỏi ở đội ngũ cán bộ những phẩm chất và năng lực tương xứng với giai đoạn đó. Để tương xứng với sự nghiệp đổi mới, trước hết phải có đội ngũ cán bộ đảng viên đủ phẩm chất, đạo đức cách mạng, năng lực lãnh đạo, trực tiếp nhất là trình độ VHCT của họ phải đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn cách mạng hiện nay.

Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - Aloun Bounmixay - 4

Thực tế ở hai tỉnh Xa Văn Na Khệt và tỉnh Khăm Muộn hiện nay, những tri thức và kỹ năng lãnh đạo, quản lý của một số cán bộ ở cấp tỉnh đến huyện còn yếu, có tình trạng thiếu gương mẫu trong lối sống, phẩm chất đạo đức của


một phần cán bộ, giảm sút tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho. Do vậy, việc nghiên cứu, nhận thức về VHCT của đội ngũ cán bộ lãnh đạo của các công trình trên đã góp phần trực tiếp tới sự ổn định và phát triển của tỉnh Xa Văn Na Khết và tỉnh Khăm Muộn, góp phần đảm bảo cho sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN tới thắng lợi với những mục tiêu mà Đảng và Nhà nước Lào đặt ra. Trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về văn hóa, về chính trị và VHCT, các tác giả phân tích thực trạng VHCT của đội ngũ cán bộ và đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao VHCT của đội ngũ cán bộ đảng viên ở tỉnh Xa Văn Na Khệt và tỉnh Khăm Muộn, CHDCND Lào hiện nay.

Kết quả nghiên cứu của các công trình nêu trên đã góp phần xác lập được những tiêu chí khoa học trong cấu trúc VHCT của người cán bộ lãnh đạo, đề xuất những phương hướng, giải pháp chủ yếu để nâng cao VHCT của chủ thể chính trị này, đồng thời cung cấp cơ sở cho việc nghiên cứu và học tập trong các chuyên ngành khoa học như: Chính trị học, Văn hóa học, Nhà nước pháp luật ở CHDCND Lào.

Văn hóa chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ chính trị học của Khăm Mặn ChănThạLăngSỷ (2002), Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Theo đó, VHCT là một khái niệm gần đây được giới khoa học chính trị quốc tế và Việt Nam rất quan tâm. Trong quá trình nghiên cứu về tình hình chính trị qua các giai đoạn, các thời kỳ lịch sử khác nhau của các quốc gia, các dân tộc, các nhà khoa học đã chú ý nhiều đến mối quan hệ giữa truyền thống văn hóa và hoạt động chính trị. Tuy mới chỉ là bước đầu, nhưng nhiều nhà nghiên cứu đã đ ề cập đến rất nhiều nội dung căn bản của VHCT. Xu thế chung của các nhà khoa học gần đây cũng rất quan tâm nhấn mạnh vai trò và tác động của VHCT đối với sự phát triển của các quốc gia, các dân tộc,


trước hết là tác động đến hoạt động chính trị của hệ thống chính trị. Ở CHDCND Lào, vấn đề nhận thức về VHCT còn rất mới, cho đến nay chỉ có một số công trình bước đầu nghiên cứu về vấn đề này. Việc tiếp thu và học tập VHCT của các nước khác, đặc biệt là của Việt Nam, một nước có nhiều điểm tương đồng và có mỗi quan hệ hữu nghị đặc biệt với CHDCND Lào là một vấn đề bức thiết hiện nay.

Nhiều công trình về VHCT ở Lào hiện nay khẳng định rằng, VHCT ở CHDCND Lào mang tính chất XHCN. Đó là những công trình nghiên cứu VHCT Lào từ khi Đảng NDCM Lào ra đời và tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng trong thực tiễn đất nước Lào. Những công trình này chứng minh rằng, ngay từ khi thành lập, Đảng NDCM Lào đã lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động chính trị của mình. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, VHCT ở nước CHDCND Lào đang đứng trước thời cơ và thách thức mới do sự tác động của các nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong. Vì vậy, việc nhận thức toàn diện và sâu sắc về sự tác động của các nhân tố này là cơ sở để đánh giá và đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của VHCT ở Lào trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay.

Một số công trình nghiên cứu, đánh giá về vai trò của VHCT trong đối sống nhân dân. Các tác giả cho rằng quá trình, đổi mới, mở cửa, giao lưu hợp tác quốc tế đã tạo cho nhân dân Lào tiếp cận với văn hóa, văn minh của nhân loại, góp phần nâng cao hiểu biết, nâng cao sự nhạy cảm trong giao tiếp, ứng xử và đánh giá các mối quan hệ và các sự kiện trong cuộc sống. Nhưng đồng thời lại xuất hiện những tiêu cực là coi nhẹ công tác nhà nước, chú trọng vào công việc liên doanh - liên kết quốc tế, coi nhẹ phẩm chất đạo đức cách mạng. Tinh thần trung với nước, hiếu với dân có chiều hướng suy giảm. Cho nên trong giai đoạn đổi mới hiện nay, VHCT có vai trò hết sức quan trọng


trong giáo dục và đào tạo đội ngũ cán bộ để lãnh đạo và tổ chức thành công sự nghiệp đổi mới ở nước CHDCND Lào. Việc Nâng cao trình độ VHCT và giáo dục VHCT cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân sẽ góp phần trực tiếp tới sự ổn định và phát triển của CHDCND Lào, góp phần đảm bảo cho sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN tới thắng lợi với những mục tiêu mà Đảng NDCM Lào đã đ ặt ra.

Nghiên cứu về VHCT ở CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay là một công trình nghiên cứu rất nhiều các lĩnh vực khác nhau trong đời sống VHCT. Đó là vấn đề lý luận cơ bản về VHCT, phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển VHCT trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Lào, chủ yếu biểu hiện tập trung ở các phương diện cơ bản là ý thức chính trị, thiết chế, thể chế chính trị, sự tham gia hoạt động chính trị của đội ngũ nhân sự và vai trò của nhân dân. Cụ thể là hệ thống hoá và làm sáng rõ khái niệm VHCT, những biểu hiện và tác động của nó đối với sự nghiệp đổi mới đất nước ở nước CHDCND Lào; Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng VHCT ở nước CHDCND Lào từ năm 1986 đến năm 2002; Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát triển VHCT ở nước CHDCND Lào trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.

Luận án này góp phần nhận thức sâu sắc và toàn diện hơn về VHCT và phương hướng giải pháp xây dựng VHCT ở Lào trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. Qua đó góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, góp phần củng cố hoàn thiện bộ máy nhà nước và phát huy vai trò VHCT để xây dựng chế độ chính trị xã hội vững mạnh ở CHDCND Lào. Kết quả nghiên cứu của công trình đã cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho các cơ quan lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước, làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và nghiên cứu chính trị học và VHCT trong các trường chính trị và trường đại học ở Lào hiện nay.


Nhiều tài liệu nghiên cứu khác đề cập đến VHCT được công bố trong các tác phẩm: Tính dân tộc của văn hóa Lào của Bua Ban Vo La Khun (xuất bản năm 1998); Sự hình thành của các dân tộc Lào, tập I (2006), tập II (2009) của Bun Mi Thạp Si Mương; Tài liệu văn hóa và phát triển (2008), Bộ Văn hóa - Thông tin Lào; Ko Ola Bun về vấn đề tư tưởng chính trị và văn hóa (2008), Bộ Văn hóa - Thông tin Lào; Tổng kết chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào từ năm 1945 - 1975 (2004), Ban Tuyên huấn Trung ương Lào; Lịch sử Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2010), Viện Khoa học Xã hội quốc gia Lào. Các công trình nêu trên đã phân tích và khẳng định về giá trị VHCT truyền thống Lào và nêu lên ý nghĩa của nó đối với công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước Lào hiện nay.

Có thể nói, những vấn đề về VHCT, từ bản chất đến đặc điểm, cấu trúc, chức năng, nhiệm vụ, vai trò của nó trong đời sống chính trị ở trên thế giới đã được nghiên cứu từ khá lâu. Ở CHDCND Lào, tình hình nghiên cứu VHCT nói chung, VHCT truyền thống của Lào nói riêng chưa nhiều, thiếu hệ thống, chưa căn bản, chưa đáp ứng được đòi hỏi xây dựng và phát triển nền VHCT Lào nói riêng, góp phần vào việc xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc Lào nói chung, đặc biệt là phục vụ cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ Lào hiện nay. Đối với, lĩnh vực nghiên cứu về VHCT truyền thống, việc đi sâu nghiên cứu để rút ra các giá trị VHCT truyền thống của các dân tộc trên thế giới cũng như ở Việt Nam chưa được quan tâm nhiều. Đặc biệt, ở CHDCND Lào, việc nghiên cứu VHCT có thể nói là chưa có mấy công trình; còn nghiên cứu về giá trị VHCT truyền thống Lào, cho đến nay chưa có công trình khoa học cũng như các luận án, luận văn nào.

Những thành tựu nghiên cứu nêu trên về VHCT với nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau trên thế giới, ở Việt nam và kể cả ở Lào là nguồn tài liệu quý báu cho nghiên cứu sinh kế thừa thực hiện luận án của mình.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1


Nghiên cứu vấn đề những giá trị VHCT truyền thống Lào và ý nghĩa nó đối với công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào hiện nay, trong Chương 1 của luận án, đã phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu các công trình khoa học liên quan đến đề tài của các nhà nghiên cứu của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam và Lào. Các công trình khoa học nêu trong luận án, đã được các nhà khoa học công bố thông qua các tác phẩm, sách tham khảo, chuyên luận, công trình khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các ấn phẩm trên tạp chí, các bài viết đã đề cập, tiếp cận, nghiên cứu phân tích từ nhiều góc độ khác nhau như: vấn đề lịch sử, chính trị học, triết học, văn hóa học, văn hóa nghệ thuật, văn hóa thẩm mỹ và các công trình khác về VHCT đi sâu vào hệ thống chính trị, quyền lực chính trị, VHCT của cán bộ lãnh đạo và đảng viên ở Việt Nam và Lào hiện nay.

Cho dù các vấn đề nêu trên thực tế một số đã được đặt ra từ rất sớm ở cả phương Đông và phương Tây, nhưng ngành khoa học chính trị hiện đại, với tính cách là một ngành khoa học độc lập, và cùng với nó là môn nghiên cứu VHCT chỉ ra đời ở phương Tây từ sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ II. Ở Việt Nam, nhất là ở CHDCND Lào, ngành khoa học chính trị học còn đang trong quá trình hình thành và phát triển. Trong điều kiện đó, việc nghiên cứu, kế thừa các thành tựu của giới nghiên cứu khoa học chính trị ở phương Tây của CHDCND Lào, là việc làm có ý nghĩa quan trọng.

Những quan niệm, khái niệm và lý thuyết về VHCT, các phương pháp và cách tiếp cận về VHCT, giá trị của VHCT được các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam giới thiệu, kể cả các công trình nghiên cứu về VHCT và giá trị VHCT ở CHDCND Lào thời gian qua là nguồn tư liệu quý giá để tác giả kế thừa, phát triển, phục vụ cho việc hoàn thành luận án tiến sĩ của mình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022